Ued journal of Social Sciences, Humanities & Education – issn 1859 4603



tải về 0.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu14.03.2023
Kích0.88 Mb.
#54364
1   2   3   4   5   6   7   8   9
201-Article Text-332-2-10-20201013

 
 
83 
Nếu như thông qua góc nhìn trên, phân tích mối 
liên hệ giữa hai tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” của 
hai nước Việt - Trung, ta thấy từ tình tiết câu chuyện, sự 
cấu thành nhân vật đến ngôn ngữ miêu tả không thể phủ 
nhận tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” thời Minh - 
Thanh là bản gốc được Nguyễn Du dịch thuật và sáng 
tạo thành bản thơ Nôm lấy tên là “Truyện Kiều”. Ngoài 
ra Nguyễn Du cũng đã kết hợp khá nhiều những câu thơ 
và điển cố của văn học Trung Hoa, từ đó dịch lại đồng 
thời kết hợp sáng tạo nhân tố mới thành “Truyện Kiều”. 
Mặt khác, thi hào Nguyễn Du đã có ý làm nổi bật sự khác 
biệt giữa thơ Nôm lục bát với ngôn ngữ và văn hóa của 
thể loại tiểu thuyết thời Minh Thanh của Trung Quốc, từ 
đề tài văn học, tục ngữ, so sánh, khắc họa nhân vật đến 
vẻ đẹp âm điệu,… đều đã được ông xử lí thành công. 
Các yếu tố này chứng minh sự khác biệt đó. Chính vì 
thế, học giả Việt Nam rất tôn sùng “Truyện Kiều”, coi 
đó như một tác phẩm có màu sắc ngôn ngữ dân tộc đặc 
sắc nhất trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam. Cách 
hành văn tinh tế của “Truyện Kiều” không thể dùng ngôn 
ngữ biểu đạt hết được. Nếu có một tác phẩm nào khác 
muốn sánh ngang với “Truyện Kiều” thì quả là như đang 
mơ. Có thể nói tác phẩm thơ tiếng Việt bản La tinh này 
đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn ngữ
[8, tr.30]. 
Nói như vậy để thấy rằng phủ nhận một cách đơn giản 
thành tựu văn học của bản dịch mới “Truyện Kiều” là 
điều không tưởng. Thực ra các tác phẩm văn học trên 
thế giới khi truyền bá ra ngoài thì hiện tượng tồn tại 
khác biệt là không tránh khỏi. Nhiều khi những tác 
phẩm dịch thuật lại mang đến sức sống mới cho nguyên 
bản. Do lịch sử và văn hóa lâu đời giữa hai nước Việt - 
Trung, lịch sử văn học Việt Nam không chỉ có tác phẩm 
văn học “Truyện Kiều” là thông qua việc cấu trúc lại rồi 
dịch sáng tạo từ các tiểu thuyết thời Minh -Thanh. Ví dụ 
như: từ “Hoa tiên kí” đến “Hoa tiên truyện”; từ “Tùy 
Đường diễn nghĩa” đến “Quân trung đối ca”, từ “Nữ tú 
tài di hoa tiếp mộc” đến “Nữ tú tài truyện”; từ “Thôi 
Tuấn thần xảo hội Phù Dung bình” đến “Phù Dung tân 
truyện”; từ “Trung hiếu tiết nghĩa nhị độ mai” đến “Nhị 
độ mai truyện”; từ “Tây du kí” đến “Tây du truyện”; từ 
Quan Âm xuất thân năm du kí truyện” đến “Phật Bà 
Quan Âm truyện”; từ “Long đồ bảo quyển” đến 
Phương Hoa truyện”...
[9, tr.83]. Từ góc nhìn của chủ 
nghĩa giải cấu trúc luận cho chúng ta một phương pháp 
hợp lí, khách quan nhìn nhận về sự lưu truyền, kết cấu và 
hình thức sáng tạo của tiểu thuyết thời Minh Thanh tại Việt 
Nam. Lấy sự ra đời và ảnh hưởng của “Truyện Kiều” làm 
ví dụ, việc thừa nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của tiểu thuyết 
“Kim Vân Kiều Truyện” thời Minh - Thanh đối với văn 
học Việt Nam, không phải là đang phủ nhận giá trị văn học 
và địa vị của bản dịch mới, “Truyện Kiều”. Ngược lại, 
chính vì Nguyễn Du không ngừng tái cấu trúc và sáng tạo 
đối với tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” mà tác phẩm 
này mới được độc giả quan tâm biết đến. Đây chính là 
công lao và đóng góp của người dịch. 
Nói tóm lại, các nhà văn thời trung đại Việt Nam 
không chỉ am hiểu sâu sắc tiếng Hán, mà còn tường tận 
lịch sử và văn hóa Trung Hoa cho nên rất đam mê các 
tác phẩm văn hóa cổ điển Trung Hoa cũng như những 
tiểu thuyết thời Minh Thanh tràn đầy thế tục hóa và đáp 
ứng nhu cầu đọc sách của tầng lớp dân chúng. Bất luận 
là chịu ảnh hưởng phong cách sáng tác tiểu thuyết lịch 
sử thời Minh - Thanh mà biên soạn ra tiểu thuyết lịch sử 
diễn nghĩa như “Hoàng Việt xuân thu”, “Việt Nam khai 
quốc chí truyện”, “Hoàng Lê nhất thống chí ”,… hay là 
giải cấu trúc tiểu thuyết tài tử giai nhân ra thơ Nôm lục 
bát “Truyện Kiều”, “Hoa tiên truyện ” và “ Nhị độ mai 
truyện ”,... Văn nhân Việt Nam đã thành công trong việc 
học hỏi, giải/tái cấu trúc và xử lí sáng tạo, làm cho 
nhiều tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam lưu truyền 
rộng rãi, đồng thời với vị trí và sự lưu truyền của nó đã 
gián tiếp nói lên sự ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của 
tiểu thuyết thời Minh - Thanh ở Việt Nam. Điều này 
làm nổi bật lên hiện tượng mang tính giao thoa, sự giao 
lưu văn học hai nước Việt - Trung thời kì đó.

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương