Ubnd tỉnh yên bái sở thông tin và truyềN thôNG



tải về 38.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích38.83 Kb.
#7432

UBND TỈNH YÊN BÁI

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Số : /BC- STTTT



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc






Yên Bái, ngày tháng 6 năm 2010



BÁO CÁO

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình hành động

Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010
Thực hiện Công văn số 667/UBND – VX ngày 20/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động Quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 và đề xuất giai đoạn 2011 - 2020, Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo công tác tuyên truyền thực hiện CTHĐQG vì trẻ em từ khi thành lập Sở (tháng 4 năm 2008) đến nay như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền với những nội dung, hình thức cụ thể, thiết thực. Sở đã chỉ đạo Ban biên tập Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái, Ban biên tập website Sở Thông tin và Truyền thông dành nhiều diện tích tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Trung ương và địa phương.

Bên cạnh việc triển khai tuyên truyền công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương; phòng Văn hóa – Thông tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và một số bản tin có liên quan; các đơn vị phát hành tăng cường tuyên truyền về công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, Sở thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác thông tin tuyên truyền về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em” trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trên địa bàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền thực hiện CTHĐG vì trẻ em đối với các cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai phổ biến các văn bản hướng dẫn của cấp trên về Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị 1408/CT –TTg ngày 01/9/2009 của Chính phủ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; Quyết định số 84/2009/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Kế hoạch số 108/KH – UBND về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; Kế hoạch số 111 về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trong các hội nghị của của sở, các cuộc họp của chi bộ và các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên. Từ đó, nhận thức của cán bộ công chức trong cơ quan đã được chuyển biến rõ rệt. Kết quả, từ năm 2008 đến nay, 100% trẻ em của các gia đình cán bộ công chức trong cơ quan được quan tâm chăm sóc về sức khỏe – dinh dưỡng và tinh thần, không xảy ra hành vi bị ngược đãi, bóc lột sức lao động, bạo lực. Đặc biệt, nhân dịp Tết Trung thu và Tết Thiếu nhi 1/6 cơ quan đã tổ chức hoạt động văn nghệ và tặng quà khuyến khích các cháu có thành tích cao trong học tập. Ngoài ra, các cán bộ, công chức của Sở đã tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quốc gia và địa phương về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nơi cư trú.

Cùng với ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí, các bản tin, trang thông tin điện tử, Phòng Văn hóa – Thông tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn thực hiện các nội dung tuyên truyền về: “Thực hiện Kế hoạch công tác bảo vệ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh”; “Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em”; “Phòng chống bạo lực gia đình”; “Tháng hành động vì trẻ em năm 2010”, Sở Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn các cơ sở phát hành thực hiện tốt các quy định của Luật Xuất bản, các quy định của Nhà nước về kinh doanh xuất bản phẩm, đặc biệt là sách dành cho thiếu nhi. Trong quá trình hoạt động, Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên kiểm tra, loại bỏ ngay các xuất bản phẩm có nội dung tác động tiêu cực tới tâm sinh lý, đạo đức lối sống của trẻ em; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phổ biến các quy định của Nhà nước về cung cấp dịch vụ internet cho các đại lý. Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với cơ quan công an thực hiện thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động Internet, thông tin trên Internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2. Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái.

Ban biên tập Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Yên Bái và Ban biên tập website Sở Thông tin và Truyền thông đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, nội dung chính của Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị 1408/CT –TTg ngày 01/9/2009 của Chính phủ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quốc gia về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; các văn bản chỉ đạo của địa phương về thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em năm 2010”.

Trong thời gian qua, Website Sở Thông tin và Truyền thông đã đăng tải trên 50 tác phẩm và từ tháng 8/2009 đến nay, Cổng giao tiếp điện tử tỉnh đã đăng tải hơn 60 văn bản và tác phẩm tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của tỉnh và Trung ương.

3. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh:

Từ năm 2008 đến nay, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền sâu rộng các chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; các văn bản chỉ đạo của địa phương về thực hiện “Tháng hành động vì trẻ em năm 2010”; “phòng, chống bạo lực gia đình”. Từ năm 2008 đến nay, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã dành 2.144 giờ truyền hình và 1.072 giờ phát thanh dành cho trẻ em trong các chương trình thời sự tổng hợp; ca nhạc; dạy tiếng Anh và chương trình thiếu nhi, chương trình “Kết nối tương lai”. Đặc biệt trong dịp Tết thiếu nhi 1/6 và Trung thu, kỳ nghỉ hè, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa trẻ bình thường và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đăng tải nhiều tác phẩm phản ánh hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh của trẻ em; biểu dương, giới thiệu gương điển hình tiên tiến trong việc chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, mồ côi, đồng thời cũng có nhiều tác phẩm, phóng sự phê phán những vụ việc vi phạm Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh đã thông tin kịp thời, chính xác về kết quả ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em của tỉnh và các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng công trình phúc lợi, thực hiện chương trình hỗ trợ trẻ em của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.



4. Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em tại địa phương; phối hợp chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tiếp, phát thanh đầy đủ các chương trình của đài cấp trên, đồng thời giới thiệu, biểu dương gương điển hình tiên tiến trong việc chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, mồ côi ở địa phương. Phối hợp tổ chức các hoạt động ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực xây dựng công trình phúc lợi tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển bình đẳng.



5. Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố.

Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố đã phổ biến, tuyên truyền nội dung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Quyết định số 84/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; các văn bản chỉ đạo của địa phương về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và “Tháng hành động vì trẻ em” trên địa bàn; khai thác, sáng tạo các tác phẩm báo chí về chủ đề bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; biểu dương, giới thiệu gương điển hình tiên tiến trong việc chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; cảnh báo về những hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhận biết, tham gia phòng chống, ngăn chặn một cáh có hiệu quả. Ngoài ra, các Đài cấp huyện đã tiếp, phát sóng kịp thời, đầy đủ các chương trình tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và các hoạt động vì trẻ em của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.



6. Các bản tin, Trang thông tin điện tử trên internet.

Các bản tin, trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực tham gia tuyên truyền triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em của tỉnh và các ngành, địa phương. Trong “Tháng hành động vì trẻ em năm 2010”, các phương tiện này đã đăng tải trên bản tin, đưa lên mạng internet gần 120 tin, bài liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.



7. Các đơn vị phát hành.

Trong thời gian qua, Trung tâm phát hành sách đã thực hiện tốt các quy định của Luật Xuất bản, các quy định của Nhà nước về kinh doanh xuất bản phẩm, đặc biệt là sách dành cho thiếu nhi. Từ năm 2008 đến nay, Trung tâm đã nhập và phát hành 211.552 bản sách các loại phục vụ cho thiếu nhi, trong đó 78.052 bản là sách thực hiện nhiệm vụ phát hành sách tài trợ của Cục Xuất bản phục vụ vùng sâu vùng xa tại các huyện vùng cao. Ngoài nhiệm vụ cung ứng các loại sách cho thị trường đảm bảo hệ số kinh doanh, đơn vị cũng đã tiến hành tặng sách cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Triển khai nhiệm vụ được giao, Thư viện tỉnh đã tập trung tuyên truyền giới thiệu sách, báo, tạp chí đáp ứng nhu cập nhật thông tin, nhu cầu học tập, giải trí, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân nói chung và nhu cầu văn hóa đọc cho thiếu nhi nói riêng góp phần quan trọng vào việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng cũng như các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em và phục vụ tốt nhu cầu của trẻ em trong tỉnh, Thư viện tỉnh đã nhập và phát hành 42.085 bản sách thiếu nhi các loại; cấp 1.932 thẻ bạn đọc cho thiếu nhi; phục vụ 38.401 lượt bạn đọc thiếu nhi; phục vụ 5 loại báo cho thiếu nhi (Báo sinh viên; Hoa học trò; Mực tím; Tri thức tuổi hồng; Thiếu niên). Từ tháng 12/2008 đến nay, Thư viện tỉnh đã triển khai hoạt động phục vụ của xe thư viện lưu động với tổng số 1.888 bản sách/lượt trong đó có 485 bản sách thiếu nhi tại 54 điểm với 113.135 lượt sách báo luân chuyển trên các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (khoảng 16 điểm lưu động phục vụ các Trường tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh). Ngoài việc phục vụ bạn đọc tại phòng đọc, hàng tháng Thư viện tỉnh còn tổ chức chiếu phim cho thiếu nhi tại phòng đọc và hàng năm còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dành cho đối tượng là thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh như: “Em yêu Yên Bái quê em”; “Kể chuyện qua sách báo” với nhiều chủ đề khác nhau “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái”….

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em đã được triển khai kịp thời, đồng bộ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng có tác động tích cực đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền đã góp phần huy động sức mạnh của nhân dân tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và đẩy lùi hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động của trẻ em tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển bình đăng ổn định văn hóa - xã hội tại địa phương.

Để công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình hành động Quốc gia Vì trẻ em tiếp tục phát huy hiệu quả, trong giai đoạn 2011 – 2020, ngoài việc thông tin tuyên truyền phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quốc gia về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các cơ quan báo chí địa phương cần tiếp tục mở mới và nâng cao chất lượng các chuyên mục dành cho thiếu nhi; tăng thời lượng và số lượng tin, bài về chủ đề “Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em”, trong đó, đặc biệt chú trọng tuyên truyền trong dịp Tết thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu và kỳ nghỉ hè. Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các ngành, đoàn thể chủ động tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em và vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ nguồn lực xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương. Đài Truyền thanh – Truyền hình và hệ thống Đài truyền thanh cơ sở các huyện, thị xã, thành phố cần mở chuyên mục ổn định hàng tháng về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em phát trong chương trình phát thanh địa phương. Các đơn vị phát hành cần tăng số lượng cung ứng xuất bản phẩm dành cho thiếu nhi và đổi mới hình thức phục vụ, thu hút và phục vụ tốt hơn nhu cầu đọc của thiếu nhi trong tỉnh.

Nơi nhận:

- Sở Lao động –Thương binh và Xã hội;

- Lãnh đạo Sở;

- Lưu VT, BCXB.



K.T GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
Nguyễn Minh Tuấn








tải về 38.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương