Ubnd tỉnh thừa thiên huế



tải về 38.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích38.76 Kb.
#17082

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 270


Số: /BC-BCĐ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Thừa Thiên Huế, ngày tháng 12 năm 2013


BÁO CÁO

Kết quả thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao nguồn nhân lực trong công tác

phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước” năm 2013

Thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước giai đoạn 2013-2016”, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thực hiện năm 2013 như sau:



I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo Đề án 270

Tổng kết 4 năm thực hiện Đề án 2008-2012, để tiếp tục triển khai giai đoạn 2013-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 990/QĐ-UBND và Quyết định số 991/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2013 củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Đề án 270.



2. Ban hành văn bản triển khai thực hiện

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình số 35/CTr-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2013 của thực hiện Đề án giai đoạn 2012-2016, Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2013 thực hiện Đề án năm 2013.

Cấp huyện, một số đơn vị ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn (huyện Phong Điền), kế hoạch năm 2013 (huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc); một số đơn vị đưa nội dung này vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chung của địa phương.

Đối với các cơ quan thành viên, căn cứ Kế hoạch số 20/KH-UBND, triển khai một số công việc được phân công (Sở Thông tin và Truyền thông, trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh) hoặc nêu rõ việc thực hiện trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan (Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh).



3. Công tác kiểm tra tình hình thực hiện Đề án

Công tác kiểm tra việc thực hiện Đề án được thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh được tiến hành vào tháng 12/2013. Kiểm tra trực tiếp tại 02 đơn vị cấp tỉnh là Sở Giao thông Vận tải và Sở Giáo dục và Đào tạo; 02 đơn vị cấp huyện là Phú Vang và Phong Điền; 02 đơn vị cấp xã là xã Phú An (huyện Phú Vang), xã Phong An (huyện Phong Điền).



4. Kinh phí

Ở cấp tỉnh, kinh phí thực hiện bố trí riêng cho Đề án 270 năm 2013 là 120 triệu đồng. Ở cấp huyện, hầu như chưa bố trí kinh phí riêng cho Đề án mà sử dụng từ nguồn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chung của địa phương.

Nhiều nội dung công việc lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án liên quan để thực hiện.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Củng cố, đánh giá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, đến nay đã có 14 Sở bố trí công chức có trình độ đại học luật chuyên trách về công tác pháp chế, thuộc bộ phận văn phòng hoặc thanh tra. Nhờ đó, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đồng bộ và khá đầy đủ, dần đi vào nề nếp.

- Sở Tư pháp đã tổ chức 01 Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Báo cáo viên pháp luật. Có 100 đại biểu là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, đại diện các ngành tham dự, thảo luận về thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác này. Nội dung đánh giá chất lượng báo cáo viên pháp luật căn cứ theo Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp và chủ trương xã hội hóa trong quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó nêu lên những kết quả, bất cập để có hướng đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này.

- Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Tư pháp đang tổ chức biên soạn, biên dịch và phát hành tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số. Đến nay, công việc vẫn đang còn trong giai đoạn triển khai, dự kiến hoàn thành vào quý I/2014.

- Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ viết tin bài tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, trang thông tin điện tử) cho cán bộ phụ trách thuộc các cơ quan, ban, ngành và địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh và một số địa phương (thành phố Huế, huyện Quảng Điền, Phong Điền,…) triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở đến lãnh đạo và cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời hướng dẫn về việc thành lập Tổ hòa giải ở cơ sở.



2. Bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị, chuyên môn pháp lý, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật

- Cử 01 công chức phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Sở Tư pháp tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức.

- Sở Tư pháp phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức 9 đợt tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho Báo cáo viên pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ Tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên các xã, phường, thị trấn.

Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác pháp chế thuộc các Sở, ngành, doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó bao gồm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Trường Chính trị Nguyễn Chí thanh phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho 02 lớp với 150 học viên là cán bộ hội cựu chiến binh tỉnh.

- Tỉnh đoàn phối hợp với các ngành lồng ghép tổ chức nói chuyện chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ thanh niên.



3. Xây dựng và cung cấp tài liệu hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan biên soạn, phát hành 01 tập sách nghiệp vụ với 2.500 quyển cấp phát cho cán bộ làm công tác này thuộc các Sở, ngành, địa phương. Tài liệu được đánh giá có chất lượng tốt, thiết thực đối với người được cấp phát.

Tăng cường hỗ trợ các tài liệu tuyên truyền pháp luật do Hội đồng phát hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, như: Pháp luật với Công dân, Bạn và những điều cần biết về pháp luật,…

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả

Mục tiêu thực hiện năm 2013 là tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Nhìn chung, các hoạt động đã bám sát mục tiêu này. Trong đó, đội ngũ nhân lực được kiện toàn, tăng cường đã góp phần rất lớn vào hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các Sở đã bố trí cán bộ chuyên trách về pháp chế có trình độ cử nhân luật; 100/152 đơn vị cấp xã bố trí 2 công chức tư pháp - hộ tịch, 01 phường có 03 công chức tư pháp - hộ tịch; hầu hết cán bộ làm tư pháp - hộ tịch đều có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có 214/254 cán bộ có trình độ trung cấp luật trở lên (đạt tỷ lệ 84,3%). Chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật được nâng cao với các kỹ năng tuyên truyền pháp luật (xây dựng đề cương, tài liệu, tuyên truyền miệng…) ngày càng đáp ứng yêu cầu. Nhờ đó, các nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hầu như đều được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và trong hệ thống các ngành. Điển hình, những năm gần đây, tỷ lệ các cơ quan ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, địa phương rất cao, đạt 100% đối với cấp huyện và 90% các Sở, ngành; công tác tuyên truyền pháp luật qua các Trang thông tin điện tử tăng cường về chất lượng và số lượng; chất lượng các hội nghị tuyên truyền miệng được chú trọng, thu hút đại biểu (hội nghị nói chuyện chuyên đề về phòng chống tham nhũng, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, bồi dưỡng pháp luật về kinh doanh,…).



2. Khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

a) Khó khăn, hạn chế

- Chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cơ quan, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chất lượng xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của một số cơ quan, địa phương chưa bảo đảm tính sát thực, khả thi, cụ thể.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa thường xuyên, tính chủ động của một số đơn vị chưa cao, mọi nhiệm vụ chủ yếu do cơ quan chủ trì đề xuất và tổ chức thực hiện.

- Một số Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật còn mang tính hình thức, chưa hoạt động trên thực tế.

b) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Kinh phí và cơ sở vật chất để thực hiện Đề án hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung còn khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do ngân sách của tỉnh khó tập trung đầu tư trong một thời gian ngắn.

- Một số chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật (về số lượng) khó thực hiện do hạn chế về chỉ tiêu biên chế.

- Một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan chậm sửa đổi, bổ sung.



Nguyên nhân chủ quan:

- Sự quan tâm của lãnh đạo một số cơ quan, địa phương đối với việc thực hiện Đề án chưa cao, chưa bảo đảm điều kiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chưa có cơ chế để phát huy vai trò và tính chủ động của báo cáo viên pháp luật. Các hoạt động của Báo cáo viên pháp luật chịu sự quản lý của cơ quan nên hầu như ít thực hiện nhiệm vụ báo cáo pháp luật nếu không phải là lãnh đạo cơ quan.

- Đội ngũ cán bộ pháp chế các Sở và công chức Tư pháp – hộ tịch mới được bổ sung nên còn thiếu kinh nghiệm.



V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành văn bản thay thế Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05 tháng 11 năm 2010 về báo cáo viên pháp luật;

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án năm 2014.

2. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư thêm kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cấp huyện, cấp xã. Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện đối với các cơ quan, địa phương.

3. Đề nghị các cơ quan, địa phương tăng cường tính chủ động của báo cáo viên pháp luật và bảo đảm các điều kiện hoạt động cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

VI. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2014

1. Sớm triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện ngay từ đầu năm với các nội dung bảo đảm tính khả thi, cụ thể.

2. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Đề án năm 2014.

3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm, tài liệu,…

4. Củng cố mạng lưới báo cáo viên pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành; Tổ hòa giải ở cơ sở theo quy định Luật Hòa giải ở cơ sở và văn bản hướng dẫn thi hành.

5. Kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Đề án 270 năm 2013, kính báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh./.

Nơi nhận:

- Bộ Tư pháp;

- Vụ PBGDPL – Bộ Tư pháp;

- UBND tỉnh;

- Thành viên Ban chỉ đạo Đề án 270;

- Giám đốc Sở;

- Văn phòng Sở;

- Lưu VT, PB.




TM. BAN CHỈ ĐẠO

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP

Phan Văn Quả




Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2013
TinTuc -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
TinTuc -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
TinTuc -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> UỶ ban nhân dân thị XÃ HƯƠng trà Số: 1192 /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Ngày 21/1/2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Nghị quyết số 563/nq-ubtvqh13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Webiste Bộ tn&mt xin trân trọng đăng toàn văn Nghị quyết này
2013 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Danh sách các tổ chức hành nghề CÔNG chứng tại tỉnh thừa thiên huế
2013 -> Tổng cục lâm nghiệp
2013 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 38.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương