Ubnd tỉnh quảng ninh



tải về 162.08 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích162.08 Kb.
#20015

UBND TỈNH QUẢNG NINH

straight connector 3SỞ NỘI VỤ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

straight connector 2Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 391/HD-SNV

Quảng Ninh, ngày 23 tháng 3 năm 2016




HƯỚNG DẪN

Mội số nội dung trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021

straight connector 1

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 (sau đây gọi tắt là Luật Bầu cử);

Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 29/01/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia quy định các mẫu văn bản trong công tác bầu cử; hướng dẫn về hồ sơ ứng cử và thời hạn nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-UBBC ngày 04/02/2016 của Ủy ban bầu cử tỉnh về triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Sở Nội vụ hướng dẫn cụ thể một số nội dung phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tỉnh Quảng Ninh như sau:

A. VIỆC LẬP VÀ NIÊM YẾT DANH SÁCH CỬ TRI



I. Lập danh sách cử tri

1. Nguyên tắc lập danh sách cử tri

a, Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 mục I của Hướng dẫn này.

b, Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

c, Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố nơi tạm trú hoặc đóng quân. Trường hợp cử tri đã có thời gian đăng ký tạm trú từ đủ 12 tháng trở lên được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn (sau đây ghi tắt là tỉnh, huyện, xã) như cử tri là người đăng ký thường trú tại địa phương.

d, Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú xuất trình Hộ chiếu để được ghi tên vào danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã; nếu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú thì được ghi tên vào danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện.

e, Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nơi đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiệm bắt buộc.

2. Cách tính tuổi thực hiện quyền bầu cử

- Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. Tuổi để thực hiện quyền bầu cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử được công bố. Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, Giấy căn cước công dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử.

- Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ, nếu không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ xác định.

(Đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, những công dân sinh từ ngày 22 tháng 5 năm 1998 trở về trước đều có quyền bầu cử).

3. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

a, Những trường hợp không được ghi tên: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

b, Những trường hợp xóa và bổ sung tên:

- Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện.

- Cử tri được quy định tại điểm e khoản 1 mục I Hướng dẫn này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện.

- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

- Người thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 mục I Hướng dẫn này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại khoản 1 mục 1 Hướng dẫn này.

4. Thẩm quyền và cách lập danh sách cử tri

a, Thẩm quyền

- Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu.

- Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị lập theo đơn vị vũ trang nhân dân để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đóng quân. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Khi cấp giấy chứng nhận, chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi cư trú”.

b, Cách lập danh sách cử tri

- Danh sách cử tri phải được lập chính xác, đầy đủ, rõ ràng, không viết tắt hoặc tẩy xóa và theo mẫu số 30/BCĐBQH&BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG. Đối với khu vực bỏ phiếu có số lượng cử tri lớn để thuận tiện cho việc quản lý, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp cử tri, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể lập danh sách cử tri theo từng tổ nhân dân (đối với phường, thị trấn), xóm (đối với xã) sau đó tổng hợp chung thành danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu theo quy định.

- Cách ghi cột, mục của danh sách cử tri

+ Số thứ tự: Được đánh cho từng khu vực bỏ phiếu theo thứ tự từ cử tri số 01 đến cử tri cuối cùng trong danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu.

+ Họ và tên (cột 1): Phải ghi theo đúng họ và tên trong Giấy khai sinh, nếu có tên thường gọi thì ghi tên thường gọi vào trong ngoặc đơn ( ) bên cạnh tên khai sinh. Ghi lần lượt lần lượt từng hộ, từng xóm của thôn, từng đường phố, tổ dân của khu phố thuộc khu vực bỏ phiếu. Nếu khu vực bỏ phiếu có nhiều thôn, bản, khu phố thì lập danh sách hết thôn, bản, khu phố này mới đến thôn, bản, khu phố khác theo từng tập danh sách để dễ kiểm tra nhưng số thứ tự phải liền kề. Trong từng hộ thì ghi tên chủ hộ trước sau đó đến các thành viên trong hộ.

+ Ngày, tháng, năm sinh (cột 2): Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của cử tri, đặc biệt đối với cử tri lần đầu thực hiện quyền bầu cử, những người sinh từ ngày 01/01/1998 đến 22/5/1998 bắt buộc phải ghi đầy đủ cả ngày, tháng, năm sinh để thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.

+ Nam, nữ (cột 3, cột 4): Nếu cử tri là nam thì tích (x) vào cột 3, nếu cử tri là nữ thì tích (x) vào cột 4.

+ Dân tộc (cột 5): Ghi rõ theo dân tộc của cử tri: Kinh, Tày, Nùng, Thái…

+ Nghề nghiệp (cột 6): Ghi rõ nghề nghiệp hiện đang làm: cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bộ đội, công nhân, nông dân, nội trợ, cán bộ hưu trí…

+ Nơi ở hiện nay: Ghi rõ số nhà, tổ dân, ngõ xóm, xã, phường, thị trấn thường trú hoặc tạm trú (nếu tạm trú thì ghi chú vào cột 12 thời gian bắt đầu đăng ký tạm trú tại địa phương, trước 01/2015 thì chỉ cần ghi năm, từ năm 2015 trở lại đây thì ghi rõ tháng và năm để xác định quyền bầu cử HĐND từng cấp)

+ Cấp bầu cử (từ cột 8 đến cột 11): Nếu cử tri bầu cử cả 4 cấp thì tích (x) vào cả 4 cột (cột 8,9,10,11), nếu cử tri không tham gia bầu cử đại biểu ở cấp nào thì viết chữ (0) vào cột bầu cử đại biểu HĐND tương ứng.

+ Ghi chú (cột 12): Có thể dùng để ghi “Bỏ phiếu ở nơi khác” đối với trường hợp cử tri được UBND cấp xã hoặc Chỉ huy đơn vị đã cấp Giấy chứng nhận “Bỏ phiếu ở nơi khác” hoặc để đánh dấu những cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật, người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng để thuận tiện theo dõi và có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến những cử tri này.

+ Cuối danh sách cử tri phải ghi tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu, số cử tri tham gia bầu cử ở mỗi cấp và ghi rõ nơi lập danh sách, ngày, tháng, năm lập danh sách, Chủ tịch UBND cấp xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên. Danh sách cử tri trong lực lượng vũ trang do Chỉ huy đơn vị lập theo khu vực bỏ phiếu và ký tên, đóng dấu theo quy định.

Các trang của danh sách cử tri phải được đóng dấu treo (dấu mực đỏ) của UBND cấp xã hoặc của Ban Chỉ huy đơn vị lực lượng vũ trang vào phía trên góc trái của mỗi trang danh sách (trừ trang cuối đã được ký tên, đóng dấu) để đảm bảo tính pháp lý của danh sách cử tri.



II. Niêm yết danh sách cử tri

1. Thời gian: Chậm nhất là ngày 12/4/2016 (40 ngày trước ngày bầu cử) danh sách cử tri phải được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, bố trí niêm yết ở những vị trí trang trọng,thuận tiện cho người dân quan sát, kiểm tra đồng thời thông báo rộng rãi trên hệ thống loa phát thanh để nhân dân biết, kiểm tra.

2. Bổ sung , sửa đổi danh sách cử tri khi đã niêm yết

- Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện sai sót thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chỉ huy đơn vị; trong thời hạn 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chỉ huy đơn vị phải giải quyết khiếu nại và thông báo kết quả cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết hoặc không được giải quyết đúng thời hạn, người khiếu nại có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện cùng đơn vị hành chính với cơ quan lập danh sách cử tri.

- Từ khi niêm yết danh sách cử tri đến ngày bầu cử, nếu cử tri không thể bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận đi bỏ phiếu nơi khác để được bổ sung tên vào danh sách cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Ủy ban nhân dân cấp xã khi cấp giấy chứng nhận phải ghi ngay cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác” vào cột 12 danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu bên cạnh tên cử tri, tuyệt đối không gạch tên cử tri và không điều chỉnh số thứ tự trong danh sách cử tri đã lập và không tính cử tri đó vào tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu.

- Sau khi niêm yết danh sách cử tri, nếu có trường hợp đủ điều kiện để bổ sung vào danh sách thì Ủy ban nhân dân cấp xã phân loại cử tri thường trú hoặc cử tri tạm trú thuộc khu vực bỏ phiếu nào thì lập danh sách bổ sung vào khu vực bỏ phiếu đó. Số thứ tự của cử tri bổ sung được đánh tiếp theo số liền kề với số thứ tự cuối cùng trong danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu đã được lập.

B. PHIẾU BẦU, HÒM PHIẾU VÀ CÁCH KIỂM ĐẾM PHIẾU

I. Phiếu bầu

1. Về kích thước: Các loại phiếu bầu đều có cùng kích thước 21cm x 14,8cm.

- Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo mẫu số 14/BCĐBQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo mẫu số 15/BCĐBQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện theo mẫu số 16/BCĐBQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo mẫu số 17/BCĐBQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG.

2. Về mầu phiếu

- Phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội mầu hồng.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh mầu xanh.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện mầu vàng.

- Phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã mầu trắng.

3. Thể thức phiếu bầu:

- Dòng Đơn vị bầu cử số…: chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ thường; cỡ chữ 13.

- Dòng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM: chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ in hoa; cỡ chữ 12.

- Dòng địa danh hành chính: Thị xã Đông Triều, chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ thường; cỡ chữ 13; dưới dòng chữ có gạch chân 3/5 tại giữa dòng

- Dòng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc: chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Rom; dạng chữ thường; cỡ chữ 13, dưới dòng chữ có gạch chân hết dòng chữ.

- Dòng PHIẾU BẦU CỬ…: chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ in hoa; cỡ chữ 16; dưới dòng chữ có gạch chân 3/5 tại giữa dòng.

- Dòng Được bầu… đại biểu: chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ thường; cỡ chữ 16; ghi rõ số lượng đại biểu được bầu do cấp có thẩm quyền ấn định cho đơn vị bầu cử đó.

- Dòng họ và tên: Ông: NGUYỄN VĂN A, họ tên mỗi người ứng cử ghi ở một dòng riêng, đằng trước họ tên có từ “Ông” hoặc “Bà” và dấu hai chấm tương ứng với từng người ứng cử; chữ đứng; Font chữ: Times New Roman; cỡ chữ 16 - dòng chữ NGUYỄN VĂN A là chữ đứng, in đậm; Font chữ: Times New Roman; dạng chữ in hoa; cỡ chữ 18; được xếp theo vần A, B, C…

(Có mẫu phiếu bầu cử HĐND cấp huyện, cấp xã kèm theo)

4. Đơn vị in phiếu bầu

- Ủy ban bầu cử tỉnh in phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Ủy ban bầu cử các huyện, thị xã, thành phố in phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

- Ủy ban bầu cử các xã, phường, thị trấn in phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

II. Hòm phiếu và số lượng hòm phiếu

1. Về hòm phiếu: được đóng mới bằng các chất liệu sẵn có tại địa phương hoặc sử dụng hòm phiếu bầu cử hiện có nhưng phải đảm bảo chắc chắn, trang trí sạch đẹp, nghiêm túc (nên sử dụng chất liệu nhôm, kính; trong đó khung bằng nhôm màu vàng, kính màu trắng).

2. Kích thước hòm phiếu:

cube 67

straight connector 60straight connector 65
40 cm

35 cm
straight connector 64 straight connector 63

straight connector 58
60 cm

Đối với những khu vực bỏ phiếu có số lượng cử tri ít có thể sử dụng hòm phiếu có kích thước nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo các quy định về số lượng và trang trí hòm phiếu

3. Trang trí hòm phiếu: phía trước mặt chính của hòm phiếu có dán Quốc huy (đường kính 25 cm) do Ủy ban bầu cử tỉnh in và chuyển cho các địa phương.

Phía dưới Quốc huy có dòng chữ do các địa phương in ấn và trang trí:



HÒM PHIẾU

BẦU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI




HÒM PHIẾU

BẦU ĐẠI BIỂU HĐND…..

- Dòng chữ “HÒM PHIẾU” màu đỏ, Font: VN TIMEH, cỡ chữ 120.

- Dòng chữ “BẦU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI” màu hồng (cùng màu với phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội), Font: VN TIMEH, cỡ chữ 100.

- Dòng chữ “BẦU ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH” màu xanh (cùng màu với phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh), Font: VN TIMEH, cỡ chữ 100.

- Dòng chữ “BẦU ĐẠI BIỂU HĐND HUYỆN” màu vàng (cùng màu với phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện), Font: VN TIMEH, cỡ chữ 100.

- Dòng chữ “BẦU ĐẠI BIỂU HĐND XÔ màu trắng (cùng màu với phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã), Font: VN TIMEH, cỡ chữ 100.

- Phía sau hoặc mặt bên trái hòm phiếu thiết kế cửa để lấy phiếu bầu, khi kiểm tra hòm phiếu xong phải niêm phong bằng băng niêm phong có đóng dấu của Tổ bầu cử.

4. Số lượng hòm phiếu: Mỗi khu vực bỏ phiếu sử dụng 4 hòm phiếu chính (có cùng kích thước), mỗi hòm phiếu dùng để bỏ phiếu bầu cử mỗi cấp khác nhau (đại biểu Quốc hội; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã). Ngoài ra, mỗi khu vực bỏ phiếu bố trí thêm một hòm phiếu phụ để sử dụng trong trường hợp cử tri không thể đến phòng bỏ phiếu theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

III. Kiểm đếm phiếu bầu

1. Cách kiểm phiếu thứ nhất: Thực hiện theo quy định tại Điều 12, Thông tư 02/2016/TT-BNV, theo đó việc kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử chỉ thực hiện đối với những phiếu hợp lệ. Các phiếu bầu hợp lệ phải được xếp thành các loại, gồm: Loại phiếu bầu 1 đại biểu; loại phiếu bầu 2 đại biểu; loại phiếu bầu 3 đại biểu...

Tổ bầu cử kiểm phiếu theo từng loại phiếu bầu để làm căn cứ xác định số phiếu bầu cho từng người ứng cử. Để việc kiểm phiếu được chính xác, Tổ bầu cử phân công ít nhất 3 người kiểm phiếu, gồm: 1 người đọc, 1 người ghi, 1 người kiểm tra việc đọc và ghi.

2. Ngoài ra, các Tổ bầu cử có thể áp dụng các cách kiểm phiếu sau:

a, Kiểm phiếu trực tiếp bằng phương pháp kiểm xuôi và kiểm ngược.

- Kiểm xuôi: Ghi số phiếu được bầu cho từng ứng cử viên (tên ứng cử viên trong phiếu bầu không bị gạch). Áp dụng đối với các khu vực bỏ phiếu có số dư người ứng cử lớn hơn số đại biểu được bầu.

- Kiểm ngược: Ghi số phiếu không bầu (tên ứng cử viên trong phiếu bầu bị gạch), sau đó lấy tổng số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu bị gạch để tính số phiếu bầu cho từng ứng cử viên. Áp dụng đối với các khu vực bỏ phiếu có số dư người ứng cử nhỏ hơn số đại biểu được bầu.

- Trước khi kiểm phiếu, phải đếm và sắp xếp phiếu bầu theo nhóm: Phiếu gạch 1 người, Phiếu gạch 2 người, Phiếu gạch 3 người… Sau đó xếp các nhóm phiếu thành từng xấp (10 phiếu/xấp nhỏ; 100 phiếu/xấp lớn) để dễ kiểm phiếu và tiện tra cứu khi có sai sót trong kiểm phiếu.

- Nguyên tắc kiểm phiếu và ghi phiếu :

+rectangle 15straight connector 14 1 người đọc, một người theo dõi đọc và 2 người ghi độc lập vào 2 bảng kiểm phiếu ô vuông

+ Cách ghi vào bảng kiểm phiếu ô vuông phải ghi đồng dạng, ghi lần lượt theo hàng, ghi hết hàng trên mới đến hàng dưới, theo thứ tự cho từng ứng cử viên ghi trên phiếu bầu.

+ Kiểm phiếu theo từng xấp 10, 100 phiếu, đối chiếu kết quả số phiếu cho từng ứng cử viên ở 2 bảng kiểm phiếu ô vuông của 2 người ghi, nếu không khớp cần kiểm tra lại số phiếu vừa đọc.

- Khi kiểm phiếu xong, thì tiến hành thử kết quả theo công thức: Tổng số phiếu của các ứng cử viên sau khi kiểm phiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu theo lý thuyết (số phiếu hợp lệ nhân với số đại biểu được bầu) thì kết quả kiểm phiếu đúng.

Ví dụ: Đơn vị bầu cử số 1 được bầu 3 đại biểu, có 5 người ứng cử. Cử tri trong danh sách 2.000; kết quả kiểm phiếu, số phiếu hợp lệ là 1.900 (đạt tỷ lệ 95%). Kết quả kiểm phiếu như sau (kiểm ngược):



Họ và tên

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu gạch

Số phiếu bầu

Tổng số phiếu bầu đủ

A

1900

300

1900 -  300 = 1600




B

1900

550

1900 -  550 = 1350




C

1900

700

1900 -  700 = 1200




D

1900

1050

1900 - 1050 =  850




E

1900

1200

1900 - 1200 =  700













5700

1900 x 3 =  5700

 Kết luận: Kết quả kiểm phiếu đúng vì tổng số phiếu bầu cho những người ứng cử (5.700 phiếu) bằng tổng số phiếu bầu đủ (5700 phiếu).

Ví dụ: Đơn vị bầu cử số 2 được bầu 2 đại biểu, có 4 người ứng cử. Cử tri trong danh sách 3.000; kết quả kiểm phiếu, số phiếu hợp lệ là 2.900 (đạt tỷ lệ 96,66%).

Kết quả kiểm phiếu như sau (kiểm ngược):


Họ và tên

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu gạch

Số phiếu bầu

Tổng số phiếu bầu đủ

A

2900

2050

2900 -  2050 =   850




B

2900

1000

2900 -  1000 = 1900




C

2900

1350

2900 -  1350 = 1550




D

2900

1600

2900 - 1600 =  1300













5600

2900 x 2 = 5800

Kết luận: Kết quả kiểm phiếu đúng vì 5600 nhỏ hơn 5800

b, Kiểm phiếu gián tiếp là xác định số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử trên cơ sở lấy số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu không bầu (gạch tên) của người đó. Trình tự của cách kiểm phiếu này như sau:



(1) Phân loại và chia phiếu bầu theo các nhóm và kiểm đếm số lượng phiếu của từng nhóm:

- Phiếu gạch tên 1 người (phiếu gạch 1);

- Phiếu gạch tên 2 người (phiếu gạch 2);

- Phiếu gạch tên 3 người (phiếu gạch 3);  

- Phiếu gạch tên 4 người (phiếu gạch 4);

Căn cứ vào số đại biểu được bầu để xác định nhóm phiếu bầu đủ và nhóm phiếu bầu thiếu. Nhóm phiếu bầu đủ là nhóm phiếu có số người bị gạch tên bằng số người ứng cử dôi so với số đại biểu được bầu. Các nhóm phiếu còn lại là nhóm phiếu bầu thiếu.

Ví dụ: Đơn vị có 5 người ứng cử, được bầu 3 đại biểu thì nhóm phiếu bầu đủ là nhóm phiếu gạch 2. Các nhóm phiếu gạch 3, gạch 4 là nhóm phiếu bầu thiếu.

(2) Kiểm phiếu bằng cách khoanh ô đối với nhóm phiếu bầu đủ

(2.1).Thực hiện việc khoanh ô hoặc chuẩn bị thùng giấy và ghi các ký hiệu trên ô (thùng giấy) theo số thứ tự của những ứng cử viên bị gạch tên trên phiếu bầu (Phiếu gạch người thứ 1 và người thứ 2 ghi ký hiệu 1+2, Phiếu gạch người thứ 2 và người thứ 3 ghi ký hiệu 2+3,...)

(2.2).Lựa các phiếu có số thứ tự người ứng cử bị gạch tên đặt vào ô có ký hiệu ghi trên ô (hoặc thùng giấy) tương ứng. 

Ví dụ: Đơn vị có 4 người ứng cử, được bầu 2 đại biểu:

- Khoanh 6 ô hoặc chuẩn bị 6 thùng giấy và ghi ký hiệu trên ô (thùng giấy theo thứ tự như sau: 1+2, 1+3, 1+4; 2+3, 2+4; 3+4.

- Lựa chọn các phiếu bầu có thứ tự người ứng cử bị gạch tên đặt vào ô tương ứng như sau:

+ Phiếu gạch người thứ 1 và 2 đặt vào ô (thùng giấy) có ký hiệu 1+2

+ Phiếu gạch người thứ 1 và 3 đặt vào ô (thùng giấy) có ký hiệu 1+3

...

+ Phiếu gạch người thứ 3 và 4 đặt vào ô (thùng giấy) có ký hiệu 3+4



* Đối với các khu vực bỏ phiếu có số người ứng cử dôi 3 so với số đại biểu được bầu (8 bầu 5; 7 bầu 4; 6 bầu 3…).

Ví dụ: Đơn vị có 8 người ứng cử, được bầu 5 đại biểu:

- Khoanh 56 ô hoặc chuẩn bị 56 thùng giấy và ghi ký hiệu trên ô (thùng giấy) theo thứ tự như sau: 1+2+3, 1+2+4, 1+2+5,... 1+3+4, 1+3+5,..., 2+3+4, 2+3+5,... 3+4+5, 3+4+6,... 6+7+8.

- Lựa chọn các phiếu bầu có thứ tự người ứng cử bị gạch tên đặt vào ô tương ứng như sau:

+ Phiếu gạch người thứ 1, 2 và 3 đặt vào ô có ký hiệu 1+2+3

+ Phiếu gạch người thứ 1, 2 và 4 đặt vào ô có ký hiệu 1+2+4

+ Phiếu gạch người thứ 1, 2 và 5 đặt vào ô có ký hiệu 1+2+5

...


+ Phiếu gạch người thứ 6, 7 và 8 đặt vào ô có ký hiệu 6+7+8

(2.3). Trước khi đếm số phiếu bầu có trong từng ô (thùng giấy) để xác định số phiếu gạch tên (không bầu) của mỗi người ứng cử cần cử 02 người kiểm tra chính xác việc lựa phiếu đặt vào các ô (thùng giấy).

- Đối với đơn vị dôi 02 người ứng cử:

+ Số phiếu gạch người thứ nhất là tổng số phiếu của các ô: 1+2, 1+3, ...

+ Số phiếu gạch người thứ hai là tổng số phiếu của các ô: 1+22+3, ...

+ Số phiếu gạch người thứ ba, tư, năm... được tính tương tự như trên.



- Đối với đơn vị dôi 03 người ứng cử:

+ Số phiếu gạch người thứ nhất là tổng số phiếu của các ô: 1+2+3, 1+2+4, 1+2+5,... 1+3+4, 1+3+5,... 1+7+8.

+ Số phiếu gạch người thứ hai là tổng số phiếu của các ô: 1+2+3, 1+2+4, 1+2+5,... 2+3+4, 2+3+5,... 2+4+5,... 2+7+8.

+ Số phiếu gạch người thứ ba, tư, năm... được tính tương tự như trên.



(3) Kiểm phiếu bằng cách trực tiếp đối với các nhóm phiếu bầu thiếu: thực hiện theo phương pháp kiểm ngược để xác định số phiếu bị gạch tên của từng người ứng cử.

(4) Xác định số phiếu bị gạch tên (không bầu) của từng người ứng cử

Số phiếu bị gạch của từng người ứng cử được xác định dựa trên kết quả kiểm phiếu của nhóm phiếu bầu đủ và các nhóm phiếu bầu thiếu được kiểm theo 2 cách thức nêu trên.



(5) Xác định số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử

Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử = Số phiếu hợp lệ - Số phiếu bị gạch tên của người đó.



(6) Kiểm tra kết quả kiểm phiếu

Tổng số phiếu bầu cho những người ứng cử ở khu vực bỏ phiếu theo kết quả phân loại phiếu(1) =  tổng số phiếu bầu của những người ứng cử ở khu vực bỏ phiếu từ kết quả kiểm phiếu(2 )tổng số phiếu bầu của những người ứng cử nếu được bầu đủ ở khu vực bỏ phiếu(3).

(1) = Tổng số phiếu bầu của từng nhóm x số đại biểu mà nhóm phiếu đó bầu

(2) = Tổng số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử (đã xác định tại bước 5);

(3) = Tổng số phiếu hợp lệ x số đại biểu được bầu.

Ví dụ: Một khu vực bỏ phiếu có 7 người ứng cử là A, B, C, D, E, G, H. Số đại biểu được bầu là 4. Tổng số phiếu hợp lệ là 1.900. Do đơn vị được bầu 4 đại biểu nên chỉ có 4 loại phiếu hợp lệ là: Gạch 3 người, gạch 4 người, gạch 5 người và gạch 6 người.



- Theo kết quả phân nhóm phiếu, tổng số phiếu bầu cho những người ứng cử là:

Nhóm phiếu

Số phiếu

Số đại biểu được bầu của nhóm phiếu

Số phiếu đã bầu cho những người ứng cử

A

(1)

(2)

(3) = (1) x (2)

Phiếu gạch 3

1300

4

5200

Phiếu gạch 4

300

3

900

Phiếu gạch 5

200

2

400

Phiếu gạch 6

100

1

100

Tổng

1900




6600 (1)

- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử theo kết quả kiểm phiếu:

Họ và tên người ứng cử

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu bị gạch tên

Số phiếu đã bầu




(1)

(2)

(3) = (1) - (2)

A

1900

750

1150

B

1900

1600

300

C

1900

1300

600

D

1900

800

1100

E

1900

650

1250

G

1900

1200

700

H

1900

400

1500

Tổng







6600 (2)

 - Theo quy định, đơn vị bầu cử được bầu 4 đại biểu nên tổng số phiếu của những người ứng cử là nếu bầu đủ:   1.900 x 4 = 7.600 phiếu (3)

So sánh (1), (2) và (3) cho thấy: (1) = (2) ≤ (3)

Kết luận: Tổ bầu cử đã kiểm phiếu đúng.

C. CÁC BIỂU MẪU, BIÊN BẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẦU CỬ



Ngoài các biểu mẫu và biên bản được quy định tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG, Sở Nội vụ xây dựng một số biểu mẫu trung gian để các tổ chức phụ trách bầu cử sử dụng trong quá trình tổng hợp, báo cáo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

1. Tổ bầu cử

a, Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các loại biên bản sau đây:

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội tại khu vực bỏ phiếu theo mẫu số 20/BCĐBQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu mẫu số 25/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu mẫu số 25/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại khu vực bỏ phiếu mẫu số 25/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

b, Mỗi biên bản kiểm phiếu được lập 03 bản có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và chữ ký của hai cử tri chứng kiến toàn bộ quá trình kiểm phiếu gửi đến: Ban bầu cử và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban nhân dân cấp xã chậm nhất 03 ngày sau ngày bầu cử.

Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử trực tiếp mang toàn bộ biên bản, phiếu bầu, con dấu Tổ bầu cử và các tài liệu liên quan về Ủy ban bầu cử cấp xã để chuyển giao cho các tổ chức bầu cử cấp trên tổng hợp và lưu trữ theo quy định.

2. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã

a, Tiếp nhận, kiểm tra biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp xã của các Tổ bầu cử trong phạm vi đơn vị bầu cử.

b, Tổng hợp kết quả vào biểu mẫu X.1-HĐNDX-SNV.

c, Lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp xã ở đơn vị bầu cử theo mẫu số 26/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG và lập thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban bầu cử.

Sau khi tổng hợp gửi về: Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất là 05 ngày sau ngày bầu cử.

3. Ủy ban bầu cử cấp xã:

a, Tiếp nhận, kiểm tra Biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, huyện (thị xã, thành phố) từ các Tổ bầu cử;

b, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội vào biểu mẫu X.2-QH-SNV; Kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh vào biểu mẫu X.3-HĐNDT-SNV; Kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện vào biểu mẫu X.4-HĐNDH-SNV;

c, Tiếp nhận, kiểm tra Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và biểu mẫu X.1-HĐNDX-SNV của Ban bầu cử HĐND cấp xã ;

d, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp xã vào biểu mẫu X.5.1-HĐNDX-SNV và X.5.2-HĐNDX-SNV.

e, Lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã theo mẫu số 27/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG thành 06 bản, có chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử;

f, Lập danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND xã theo mẫu số 28/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

g, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp:

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã;

(theo mẫu số 29/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG)

Sau khi tổng hợp, Ủy ban bầu cử cấp xã gửi:

- Biểu X.4-HDNDH-SNV về Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện;

- Biểu X.2-QH-SNV; X.3-HĐNDT-SNV; X.5.1-HĐNDX-SNV và X.5.2-HĐNDX-SNV; Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã theo mẫu số 29/BCĐBHĐND về Ủy ban bầu cử cấp huyện.

- Biên bản tổng kết của cấp xã theo mẫu số 27/BCĐBHĐND gửi về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ủy ban nhân cấp huyện.

- Công bố danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp xã theo mẫu số 28/BCĐBHĐND chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử.

4. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện

a, Tiếp nhận biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện của các Tổ bầu cử trong đơn vị bầu cử và biểu mẫu X.4-HĐNDH-SNV theo Tổ bầu cử do Ủy ban bầu cử cấp xã chuyển tới;

b, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện vào biểu mẫu H.1-HĐNDH-SNV theo đơn vị hành chính cấp xã (đối với đơn vị bầu cử gồm một xã hoặc nhiều xã).

c, Lập biên bản xác định kết quả bầu cử theo mẫu số 26/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban bầu cử.

Sau khi tổng hợp, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện gửi:

- Biểu H.1-HĐNDH-SNV về Ủy ban bầu cử cấp huyện;

- Biên bản theo mẫu số 26/BCĐBHĐND gửi về Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện chậm nhất là 05 ngày sau ngày bầu cử.

5. Ủy ban bầu cử cấp huyện

a, Tiếp nhận biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội; đại biểu HĐND tỉnh của Tổ bầu cử; biểu mẫu X.2-QH-SNV; X.3-HDNDT-SNV theo Tổ bầu cử và biểu mẫu số 29/BCĐBHĐND do Ủy ban bầu cử cấp xã chuyển tới.

b, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội theo mẫu số H.2-QH-SNV theo đơn vị cấp xã;

c, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh theo biểu mẫu H.3-HĐNDT-SNV theo đơn vị cấp xã;

d) Tiếp nhận biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và biểu mẫu H.1-HĐNDH-SNV do các Ban bầu cử HĐND cấp huyện chuyển đến;

e, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện vào biểu mẫu H.4.1-HĐNDH-SNV và H.4.2-HĐNDH-SNV;

f, Lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện theo mẫu số 27/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG thành 06 bản, có chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử;

g, Lập danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND huyện theo mẫu số 28/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG;

h, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp:

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện;

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã;

(theo mẫu số 29/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG)

Sau khi tổng hợp, Ủy ban bầu cử cấp huyện gửi:

- Biểu H.2-QH-SNV về Ban bầu cử đại biểu Quốc hội;

- Biểu H.3-HĐNDT-SNV về Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh;

- Biểu H.4.1-HĐNDH-SNV và biểu H.4.2-HĐNDH-SNV; Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã theo mẫu số 29/BCĐBHĐND về Ủy ban bầu cử tỉnh;

- Biên bản tổng kết của cấp huyện theo mẫu số 27/BCĐBHĐND gửi đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Công bố danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện theo mẫu số 28/BCĐBHĐND chậm nhất 10 ngày sau ngày bầu cử.

6. Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh

a, Tiếp nhận biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND tỉnh của các Tổ bầu cử trong đơn vị bầu cử và biểu H.3-HĐNDT-SNV theo Tổ bầu cử do Ủy ban bầu cử cấp huyện chuyển tới;

b, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh vào biểu mẫu T.1-HĐNDT-SNV theo đơn vị hành chính cấp huyện (đối với đơn vị bầu cử gồm một huyện hoặc nhiều huyện)

c, Lập biên bản xác định kết quả bầu cử theo mẫu số 26/BCĐBHĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử.

Sau khi tổng hợp, Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh gửi:

- Biểu H.3-HĐNDT-SNV về Ủy ban bầu cử tỉnh;

- Biên bản xác định kết quả bầu cử theo mẫu số 26/BCĐBHĐND gửi về Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chậm nhất 05 ngày sau ngày bầu cử.

7. Ban bầu cử đại biểu Quốc hội

a, Tiếp nhận biên bản kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử và biểu H.2-QH-SNV do Ủy ban bầu cử cấp huyện chuyển tới;

b, Tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội theo biểu mẫu T.2-QH-SNV theo đơn vị hành chính cấp huyện;

c, Lập biên bản xác định kết quả bầu cử theo mẫu số 21/BCĐQH ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG thành 03 bản, có chữ ký của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử.

Sau khi tổng hợp, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội gửi:

- Biểu T.2-QH-SNV về Ủy ban bầu cử tỉnh;

- Biên bản xác định kết quả bầu cử theo mẫu số 26/BCĐBHĐND gửi về Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử tỉnh, Ủy ban mặt trân Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chậm nhất 05 ngày sau ngày bầu cử.



(Các biểu mẫu gửi kèm theo Hướng dẫn)

D. CÔNG TÁC TẬP HUẤN ĐỐI VỚI TỔ BẦU CỬ

Để triển khai công tác bầu cử tại các địa phương, đơn vị được thuận lợi và đảm bảo đúng luật định; ngày 14/3/2016 Ủy ban bầu cử tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ đối với thành viên Ủy ban bầu cử các cấp và các Ban bầu cử của tỉnh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh tại phiên họp ngày 23/3/2016, trong đó yêu cầu tổ chức tập huấn nghiệp vụ đến các Tổ bầu cử về các nội dung như: Lập và niêm yết danh sách cử tri, trang trí khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, những công việc thực hiện trước và trong ngày bầu cử, cách kiểm đếm phiếu bầu, cách tổng hợp, ghi biên bản…..; đề nghị Ủy ban bầu cử các địa phương thực hiện như sau:

1. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bố trí phân công báo cáo viên là người có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác bầu cử.

2. Thành phần tham dự tập huấn là các thành viên Tổ bầu cử; nếu số lượng lớn có thể mời Tổ trưởng và Thư ký.

3. Thời gian thực hiện: xong trước ngày 07/4/2016.

Trong quá trình tổ chức tập huấn, nếu có khó khăn, vướng mắc các địa phương báo cáo Ủy ban bầu cử tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ.

E. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP TỔ BẦU CỬ

1. Việc thành lập Tổ bầu cử được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bầu cử.

2. Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì vẫn thành lập Ban bầu cử và Tổ bầu cử riêng; thành viên Ban bầu cử có thể tham gia làm thành viên Tổ bầu cử.

3. Việc đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã kiêm nhiệm Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

- Đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trong biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Đóng dấu của Tổ bầu cử với mỗi loại biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

4. Việc thành lập Tổ bầu cử tại đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng do Ban chỉ huy đơn vị quyết định. Tổ bầu cử có từ 05 đến 09 thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Quyết định thành lập Tổ bầu cử cũng cần gửi đến các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã của đơn vị bầu cử nơi có Tổ bầu cử; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi đơn vị đóng quân.

Trên đây là hướng dẫn một số nội dung công tác bầu cử, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Ủy ban bầu cử tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, hướng dẫn thực hiện./.

Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh ủy;

- TT HĐND, UBND tỉnh;

- Ban chỉ đạo bầu cử tỉnh;

- Ban TT UB MTTQ và các Đoàn thể tỉnh;

- Các thành viên UB bầu cử tỉnh;

- Bộ CHQS tỉnh; Bộ đội biên phòng tỉnh;

- Công an tỉnh;

- UBBC các huyện, thị xã, thành phố;

- P. Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố;

- Giám đốc và các PGĐ Sở;

- Lưu VT, XDCQ&CTTN.






GIÁM ĐỐC
Lê Thị Hạnh




Каталог: userfiles -> file
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
file -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
file -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịCH
file -> UỶ ban quốc phòng và an ninh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII

tải về 162.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương