Ubnd tỉnh lâM ĐỒng sở giáo dục và ĐÀo tạO


Lưu ý: Các trường THCS nên dạy ngôn ngữ lập trình Free Pascal cho học sinh tham dự thi học sinh giỏi THCS. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng phần mềm chấm điểm tự động Themis



tải về 0.62 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.62 Mb.
#34056
1   2   3   4   5   6

Lưu ý: Các trường THCS nên dạy ngôn ngữ lập trình Free Pascal cho học sinh tham dự thi học sinh giỏi THCS. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng phần mềm chấm điểm tự động Themis.


7.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học THPT

Các trường THPT cần tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học theo chương trình Tin học Chuyên của Bộ GD&ĐT, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Tin học THPT các cấp.

Trường THPT Chuyên Thăng Long tập trung đầu tư nâng cao chất lượng hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Tin học. Các trường THPT và trường Chuyên Bảo Lộc cần chú ý đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học nhằm bổ sung học sinh cho đội tuyển Tin học của tỉnh Lâm Đồng dự thi Tin học Quốc gia.

Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi đã phổ biến tại các đợt tập huấn chuyên môn Tin học và văn bản số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sân các môn chuyên cấp THPT.


Lưu ý: Các trường THPT nên dạy ngôn ngữ lập trình Free Pascal hoặc ngôn ngữ C cho học sinh tham dự thi học sinh giỏi THPT. Hướng dẫn học sinh biết sử dụng phần mềm chấm điểm tự động Themis


7.3. Thi Tin học trẻ cho học sinh THCS, THPT

Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN tổ chức hàng năm cho các em học sinh các lớp Tiểu học và THCS qua các lần tham dự học sinh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Các đơn vị trường học cần tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học theo chương trình Tin học trẻ của Trung ương Đoàn THNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp tổ chức hàng năm.



7.4. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông

Bộ GD&ĐT và Intel (Intel ISEF) tổ chức hàng năm cho các em học sinh các lớp 9 THCS và học sinh THPT qua các lần tham dự học sinh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Các giáo viên Tin học cần tiếp tục vận động, giúp đỡ, bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh tham dự Cuộc thi này.



7.5. Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhiên nhi đồng

Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN tổ chức hàng năm cho các em học sinh các lớp Tiểu học, THCS và THPT qua các lần tham dự học sinh Lâm Đồng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Các giáo viên Tin học cần tiếp tục vận động, giúp đỡ, bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh tham dự Cuộc thi này.



7.6. Thi giải Toán (Violympic) và tiếng Anh (IOE) qua Internet cho học sinh THCS,THPT: đề nghị các giáo viên Tin học, Toán – Tin các trường THCS, THPT, PT DTNT chủ động tích cực hỗ trợ hướng dẫn học sinh của đơn vị tham gia.

8. Công tác quản lý phòng máy tính, phần mềm quảng lý, website, mạng Internet, mạng xã hội…

Thực hiện công văn số 253/SGD-GDTrH ngày 05/3/ 2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo v/v Hướng dẫn quản lý, sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT, mạng Internet và Web Site trường học.



Lưu ý: Do chưa có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bố trí giáo viên chuyên trách, kiêm nhiệm phụ trách quản lý Phòng máy vi tính, Ban giám hiệu nhà trường xem xét tính giờ quản lý phòng máy tính cho giáo viên, xem phòng máy tính như là các phòng thí nghiệm thực hành khác, để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên phụ trách phòng máy.

Thực hiện quản lý sử dụng Internet theo đúng các quy định của pháp luật tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an (Công văn số 71/2004/QĐ-CA(A11) ngày 29/01/2004 của Bộ Công An). Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 1098/SGDĐT-CNTT ngày 21 tháng 9 năm 2012 về việc tăng cường công tác quản lý học sinh sử dụng Internet trong và ngoài trường học và Công văn số 724/SGDĐT-CNTT ngày 07 tháng 5 năm 2014 về việc tăng cường quản lý sử dụng mạng Internet, mạng xã hội trong các cơ sở giáo dục đến cán bộ, giáo viên, sinh viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

Thực hiện tốt các phần mềm quản lý trường học VNPT School, quản điểm, quản lý hồ sơ học sinh, thời khóa biểu,…



9. Triển khai thí điểm mô hình trường học mới (VNEN)

Chương trình môn Tin học 6 thay đổi khá nhiều so với chương trình hiện tại (đưa mô đun: Mạng máy tính và Internet vào lớp 6; dạy Windows 7 và office 2010). Mô hình này là bản nháp của chương trình sau 2018.

Phân phối chương trình chi tiết – Chuẩn của chương trình: Bộ GDĐT không ra PPCT chi tiết mà giao cho địa phương thực hiện (Sở GDĐT ban hành PPCT kèm theo). Khi tiến hành phân chia PPCT cụ thể mà chưa hợp lí thì đề xuất điều chỉnh (cho sang năm).

Chuẩn kiến thức kỹ năng: Thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng như hiện nay.

Sách giáo khoa và giáo viên: Ngoài sách học, chưa có sách bổ trợ. Ở THCS có thể tham khảo sách ở chương trình cũ những nội dung nào phù hợp với mô hình.

Về CSVC (phòng giảng dạy học, thực hành, thiết bị dạy học..): Lớp học theo mô hình VNEN đòi hỏi lớp học phải rộng.

- Cách 1: Đập bụt giảng để kê thêm bàn học vì ít viết bảng

- Cách 2: Biến 3 phòng thành 2 phòng.

Công tác thanh tra dự giờ: Vẫn dự giờ bình thường nhưng dự giờ theo kiểu nghiên cứu bài học. Nếu GV đăng kí thi giáo viên giỏi, thao giảng hoặc dự giờ để đánh giá thi đua khen thưởng thì dùng các tiêu chí đã thực hiện như hiện nay để đánh giá GV.

Đối với giáo viên: Soạn kế hoạch bài học (không nhất thiết theo mẫu). GV nếu có điều chỉnh cấu trúc bài dạy (hoàn toàn khuyến khích nhưng đảm bảo mục tiêu và chuẩn kiến thức) đừng đề thấp hoặc vượt chuẩn. Nếu sáng tạo thêm khác SGK thì phải phô tô cho HS (kinh phí tự túc).

GV phải tổ chức lớp học, bài cũ có thể lồng ghép trong bài học chứ không nhất thiết kiểm tra ngay từ đầu buổi học.

Câu hỏi: GV tổ chức hoạt động nào trong 5 hoạt động của sách hướng dẫn học. Cố gắng hết hoạt động C; còn hoạt động D, E giao về nhà. Nếu bài tập phần C nhiều hoặc quá khó thì cũng có thể giao về nhà.

Tiến độ tiếp thu của học sinh: linh động tùy theo năng lực của học sinh, của nhóm mà GV có thể giao bài tập phần D,E hay bài tập khác để làm tại lớp.

Đối với học sinh yếu kém: GV cố gắng sử dụng bạn, nhóm trưởng, hoặc chính GV để cố gắng giúp các em hoàn thành đúng thời gian quy định.

Đối với học sinh không biết gì thì cần tìm biện pháp phụ đạo thêm ngoài giờ học.

Trong khi diễn ra hoạt động dạy – học: có lúc giáo viên phải dừng lại các hoạt động để thông báo với lớp khi gặp trường hợp có một đơn vị kiến thức nào đó mà hầu hết các nhóm đều chưa nắm được.

Hoặc các phần nội dung kiến thức được đóng khung (khái niệm, công thức quan trọng) thì đôi lớp đang học thì cũng dừng lại để nhấn mạnh, hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.

GV có chốt từng phần hay chung không? Cố gắng không chốt là tốt nhất; cuối bài chốt lại kiến thức toàn bài về các kiến thức cơ bản nhất, từng nội dung nhỏ bên trong rất ít chốt.

GV cần quan tâm đến từng nhóm đối tượng: khá, giỏi; yếu, kém. Đặc biệt là yếu, kém. Giáo viên cần sử dụng tốt nhóm trưởng, Hội đồng tự quản, cặp đôi học tập. Giáo viên tổ chức nhóm học tập với số học sinh theo số chẵn là tốt nhất. chú ý không được biến nhóm trưởng, Hội đồng tự quản thành “tiểu giáo viên”.

Việc hỗ trợ học tập giữa GV – HS; HS – HS là cần thiết; bởi từ hoạt động hỗ trợ này giúp học sinh hiểu sâu hơn, kĩ hơn vấn đề mà học sinh đó hỗ trợ, khi đi hỗ trợ như vậy sẽ giúp học sinh tăng khả năng tự tin, khả năng giao tiếp rất nhiều.

Giáo viên xử lí sản phẩm của nhóm:

- Bài kiểm tra bằng giấy ít đi, mà đánh giá HS trong quá trình học là nhiều hơn, thông qua ghi chép, nhận xét của giáo viên, sổ nhật kí ghi chép của giáo viên.

- Bài kiểm tra viết 1 tiết, 15 phút, kiểm tra miệng vẫn chấm điểm và vào sổ riêng để có nhận xét chứ không ghi vào sổ của nhà trường (chờ hướng dẫn của Bộ GDĐT)

Tổ chức ôn luyện đội tuyển như thế nào?

- Trong giờ học cho thêm bài để suy nghĩ, rèn luyện

- Vẫn tổ chức dạy đội tuyển bình thường

Sách của hs được sử dụng như thế nào? Sách đắt nên không ghi vào sách để năm sau có thể bán lại cho nhà trường hoặc cho em để học.

HS diện chính sách: được cấp sách hướng dẫn học theo chế độ. Chú ý phòng tài chính chỉ cấp tên sách theo danh sách đã duyệt (cần sửa đổi cho phù hợp) để cấp cho HS diện chính sách.

GV cần hướng dẫn thêm cho HS cách ghi, vì nó tác động đến nhận thức của HS (mỗi người thầy có cách hướng dẫn riêng).

* Lưu ý: Không phải lúc nào cũng học theo nhóm, nhưng lúc nào cũng phải ngồi theo nhóm trừ tiết thực hành.

Quy trình chung là: Đọc trước → cặp đôi học tập → học nhóm. (chú ý linh động chứ không nhất thiết cứng nhắc theo quy trình, tức là chúng ta có thể bỏ bước)

GV chú ý là khi dạy học: nhóm nào báo cáo rồi thì tiếp tục làm tiếp các vấn đề tiếp theo của tiến độ học tập chứ không bắt buộc phải có sự đồng loạt giữa các nhóm (tránh đồng loạt).

Vai trò của nhóm trưởng là quan trọng vì vậy GV nên thay đổi nhóm trưởng nhưng không nhất thiết luân phiên vì có thể có HS không có khả năng làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng điều hành tất cả công việc của nhóm; hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

GV cố gắng huấn luyện nhóm trưởng biết việc (trong những tuần đầu của năm học), GV cần sớm phát hiện HS có khả năng để huấn luyện.

HS hỗ trợ, đánh giá nhóm khác như thế nào?

- Nhóm trưởng có thể kiểm tra, đánh giá nhóm khác. Chú ý hỗ trợ khác với làm giúp

- Hỗ trợ để bạn đó, nhóm đó tự làm được bài.

- GV phải nắm được thông tin sau khi HS đó sang trợ giúp HS hay nhóm khác (từ học sinh đi sang hỗ trợ nhóm khác).

* Chú ý:

- Nhà trường cần cân nhắc xây dựng bộ quy tắc đánh giá HS cho phù hợp, công bằng giữa các học sinh và giữa mô hình VNEN và chương trình hiện tại.

- Dạy học chủ yếu dựa vào sách hướng dẫn.
Đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo gửi văn bản này về các trường THCS. Trong quá trình thực hiện nội dung trên, nếu có gì vướng mắc đề nghị phản hồi ý kiến về phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng./.


Nơi nhận:

- Như trên;

- Website ngành;

- Lưu: VT, GDTrH.



TL. GIÁM ĐỐC

KT. TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

(Đã ký)

Nguyễn Quốc Túy


tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương