Ubnd tỉnh đIỆn biên sở NÔng nghiệp và ptnt



tải về 60.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích60.82 Kb.
#35551

UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2161 /HD-SNN


Điện Biên, ngày 19 tháng 10 năm 2017



HƯỚNG DẪN

Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đa dạng hóa sinh kế theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020


Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên, Ban hành quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đa dạng hóa sinh kế nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 như sau:

I. DỰ ÁN TRỒNG TRỌT

1. Giống cây

Cây lương thực (Lúa thuần, lúa lai, lúa cạn, ngô lai); cây công nghiệp ngắn ngày (Đậu tương, lạc); cây hoa màu (Khoai tây); cây ăn quả (Bưởi, cam, quýt, na, hồng, nhãn,vải, xoài, chuối); cây công nghiệp dài ngày (Chè shan Tủa Chùa, cà phê catimo), sử dụng các giống trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Lưu ý:

- Các giống cây trồng địa phương không nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ nông nghiệp và PTNT, khi đưa vào các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 759/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên phải được phép của cấp có thẩm quyền (UBND cấp huyện làm Tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt).



- Đối với cây lương thực (lúa, ngô) và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương) sử dụng Danh mục giống tại Thông báo số 1845/TB-SNN ngày 05/10/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông báo bổ sung Danh mục giống cây lương thực có hạt (lúa, ngô) và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương) hỗ trợ theo các quy định hiện hành trên địa bàn tỉnh Điện Biên hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là những giống cây trồng đã được sản xuất trên địa bàn tỉnh, có nhiều đặc tính ưu việt, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương.

- Đối với những giống cây trồng nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, khi triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân cần chú ý:

+ Nghiên cứu kỹ đặc điểm sinh học của giống cây trồng, phương thức và kỹ thuật trồng, yêu cầu điều kiện thời tiết, khí hậu ... trước khi triển khai.

+ Căn cứ vào phong tục tập quán, trình độ, năng lực sản xuất của người dân để tư vấn cho người dân có nên sử dụng giống để đưa vào hỗ trợ sản xuất.



2. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo định mức kỹ thuật áp dụng cho từng giống cây trồng (căn cứ Định mức kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Điện Biên).



II. DỰ ÁN CHĂN NUÔI

1. Giống vật nuôi

- Giống trâu: Trâu địa phương

- Giống bò: Bò vàng địa phương, bò lai Zebu (con lai của bò vàng với các giống: Red Sindhi, Sahiwal và Brahman).

- Giống dê: Dê cỏ; dê Bách thảo.

- Giống lợn:

+ Giống lợn nuôi sinh sản: Nái ngoại (Landrace, Yorkshire); Nái lai (Con lai giữa lợn nội và lợn Landrace, Yorkshire).



+ Giống lợn nuôi lấy thịt: Lợn ngoại (Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và các con lai của chúng); lợn lai (lợn lai giữa các giống lợn nội và lợn ngoại).

- Giống gà:

+ Giống gà nuôi sinh sản: Gà Ai cập, gà H’Mông, gà Ri;

+ Giống gà nuôi lấy thịt: Gà lông màu (Lương Phượng, Tam hoàng, Sacso, Kabir); gà lai (con lai của gà lông màu với gà nội); gà nội (gà Ri, gà Mía, H’Mông, gà Chọi và các con lai của chúng).

- Giống vịt:

+ Giống vịt nuôi sinh sản: Cỏ, Triết Giang, TC, CV2000 Layer, Khaki Campbell, TsN15-Đại Xuyên, Star13;



+ Giống vịt nuôi lấy thịt: Vịt ngoại CV SuperM (SM, SM2, SM2i, SM3, SM3SH), Star53, Star76, M14, M15, Szarwas; vịt lai (con lai giữa vịt ngoại với vịt nội).

- Giống ngan: Ngan Pháp



2. Cách xác định trọng lượng trâu, bò

Có 2 phương pháp xác định trọng lượng:



- Phương pháp 1: Sử dụng cân

- Phương pháp 2: Đo chiều dài thân chéo, số đo vòng ngực rồi tính trọng lượng theo công thức:

+ Đối với trâu: Trọng lượng (kg) = VN2 x DTC x 88,4

+ Đối với bò: Trọng lượng (kg) = VN2 x DTC x 90

Nếu trâu, bò béo thì cộng thêm 5% trên số kg tính được.

Nếu trâu, bò gầy thì trừ 5% trên số kg tính được.

Trong đó:

VN: Vòng ngực của trâu, bò tính bằng mét. Là chu vi lồng ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai (dùng thước dây để đo).

DTC: Dài thân chéo tính bằng mét. Là khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai cánh tay đến phía sau u xương ngồi (dùng thước dây hoặc thước gậy để đo).



3. Thuốc thú y và vắc xin tiêm phòng

- Thuốc thú y: Áp dụng cho từng vật nuôi, theo dự án, quy trình kỹ thuật, phác đồ điều trị và tuân thủ theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục thuốc thú y và được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm lưu hành tại Việt Nam;

- Vắc xin tiêm phòng: Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.



4. Tiêu chuẩn, chất lượng giống vật nuôi

Con giống phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn có nguồn gốc rõ ràng và được sản xuất từ vùng không có dịch bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; đối với con giống có nguồn gốc ngoại tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển.



5. Điều kiện để được hỗ trợ giống vật nuôi

Hộ nhận gia súc, gia cầm phải lập cam kết với Uỷ ban nhân dân xã:

- Phải có chuồng nuôi trước khi nhận gia súc, gia cầm;

- Đảm bảo đủ thức ăn, quản lý chăm sóc tốt; Hộ trồng lúa phải bảo quản, dự trữ rơm cho trâu, bò.

- Không thả rông, giữ nền chuồng khô sạch, che chuồng chống rét trong mùa đông;

- Không được bán, đổi, giết thịt khi gia súc làm nái vẫn sinh sản tốt.



6. Tiêu chuẩn chuồng trại chăn nuôi

- Chuồng nuôi trâu, bò: diện tích đảm bảo trên 6m2, nền cứng không trơn trượt bằng xi măng hoặc lát gạch độ dày tối thiểu 10cm hoặc nền đất nện, nền chuồng cao hơn mặt đất xung quanh từ 20-30 cm, có độ dốc 2-3% xuôi về phía rãnh thoát nước; cột cứng làm bằng bê tông cốt thép hoặc gỗ tốt, văng bằng bê tông hoặc gỗ, tre tốt; mái không bị dột, dễ dàng che chắn chống nắng, chống rét; có hố chứa phân dung tích trên 1,5m3 để thu gom và xử lý chất thải.

- Chuồng nuôi dê: diện tích từ 5m2 trở lên. Chuồng làm bằng tre, gỗ tốt; có đủ máng ăn máng uống; sàn cao hơn nền chồng từ 20-30 cm, nền cao hơn mặt đất xung quanh 20-30 cm bằng xi măng hoặc lát gạch hoặc đất nện; mái không bị dột, dễ dàng che chắn chống nắng, chống rét; có rãnh thoát nước quanh chuồng, hố chứa phân dung tích trên 1m3 để thu gom và xử lý chất thải.

- Chuồng nuôi lợn: Diện tích từ 6m2 trở lên. Chuồng xây bằng gạch, đá hoặc làm bằng tre, gỗ tốt; tường hoặc dóng cao 1,2-1,4m tính từ mặt sàn; nền chuồng cao hơn mặt đất xung quanh 30-45cm, bằng xi măng độ dày tối thiểu 10cm không trơn trượt, có độ dốc 2-3% xuôi về phía rãnh thoát nước; mái không bị dột, dễ dàng che chắn chống nắng, chống rét; có đủ máng ăn và máng uống cho lợn. Hố chứa phân dung tích trên 2m3 để thu gom và xử lý chất thải.



- Chuồng nuôi gia cầm: Diện tích từ 6m2 trở lên; chuồng xây hoặc làm bằng gỗ, tre tốt, nền bằng xi măng hoặc lát gạch hoặc đất nện cao hơn mặt đất xung quanh trên 20cm; mái không bị dột, dễ dàng che chắn chống nắng, chống rét; có đủ máng ăn, máng uống; khu vực chăn thả phải có tường hoặc lưới hoặc rào ngăn không cho gia cầm ra ngoài; có hố chứa và ủ phân.

III. DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

1. Các hạng mục lâm sinh được hỗ trợ

Trồng rừng sản xuất, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung và trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy.



2. Xây dựng dự án

- Các hoạt động hỗ trợ lâm nghiệp được xây dựng trong dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo của xã.

- Trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án thực hiện theo Điều 5, Quy định tạm thời về cơ chế tổ chức thực hiện nội dung, mức chi hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-UBND.

- Nội dung hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp trong dự án được xây dựng đơn giản, cơ bản xác định được khối lượng, địa điểm, tiến độ thực hiện, tổng mức hỗ trợ đầu tư...



3. Lập, trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế các công trình lâm sinh

Sau khi dự án được phê duyệt, căn cứ kế hoạch phân bổ vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững hằng năm của UBND tỉnh. UBND huyện phân bổ kinh phí về cấp xã. UBND các xã lập, trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ lâm sinh theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.



4. Giống cây lâm nghiệp

Giống cây trồng lâm nghiệp để trồng rừng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành quy chế quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp và nằm trong danh mục cây giống được quy định tại Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây trồng rừng chủ yếu cho trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp. 

IV. DỰ ÁN THỦY SẢN

1. Giống Thủy sản

- Ương cá hương lên cá giống: Trắm cỏ, rô phi đơn tính, mè trắng, mè hoa, Rô hu, Mrigal, chép V1.

- Nuôi cá thương phẩm: Trắm cỏ, rô phi đơn tính, mè trắng, mè hoa, Rô hu, Mrigal, chép V1.

2. Điều kiện để nhận hỗ trợ giống thủy sản

- Nuôi trong ao: Ao nuôi phải có diện tích từ 100m2 trở lên; độ sâu nước 1,2-1,5m; bờ ao không bị rò, rỉ và cao hơn mức nước cao nhất 0,5m; có nguồn nước sạch cấp chủ động; có cống cấp, thoát nước; có đăng chắn chắc chắn để bảo vệ cá và phòng ngừa địch hại.

- Nuôi cá trong ruộng lúa: Chỉ hỗ trợ cho những hộ có ruộng lúa kết hợp nuôi cá có diện tích từ 1.000 m2 trở lên, đã có mương, bờ bao, chủ động cấp và thoát nước; ruộng nuôi cá gần nhà thuận tiện cho chăm sóc và quản lý.

3. Tiêu chuẩn chất lượng giống

Đảm bảo nguồn gốc con giống, cá giống phải đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật, không bị xây sát, hoạt động nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản xạ nhanh với tiếng động, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh lý,…

V. KHAI HOANG, PHỤC HÓA, CẢI TẠO THÀNH RUỘNG BẬC THANG

1. Đất khai hoang: Là đất đã được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng đến trước thời điểm lập phương án khai hoang chưa giao cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng, đang để hoang hoá.

2. Đất để phục hoá: Là đất được quy hoạch để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã có thời gian được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nhưng sau đó diện tích trên không được sản xuất trồng trọt nên đã bị hoang hoá trở lại đến trước thời điểm lập phương án chuyển đổi diện tích đất trên vẫn bị bỏ hoá.

Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ khai hoang, phục hóa phải cam kết sử dụng đất thường xuyên, hàng năm và đúng mục đích, không được xâm phạm vào đất rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu.

Đất sau khi khai hoang, phục hóa nêu trên đưa vào trồng các loại cây ngắn ngày như: ngô, đậu tương, mía, lạc, trồng cỏ chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

3. Đất tạo ruộng bậc thang: Là đất nương rẫy hoang hóa hoặc đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng cây thức ăn gia súc.

4. Phương thức hỗ trợ

- Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp khai hoang tập trung: Uỷ ban nhân dân huyện lập dự án khai hoang hoặc làm ruộng bậc thang bằng cơ giới, sau đó giao đất cho các hộ sản xuất.

- Đối với những diện tích đất nông nghiệp nhỏ lẻ phân tán hoặc nơi khó thi công bằng cơ giới: Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức để khai hoang.

5. Trình tự thực hiện

Bước 1: UBND xã thông báo cho các hộ dân có nhu cầu khai hoang làm đơn đăng ký.

Bước 2: UBND xã cho cán bộ kiểm tra, xác định rõ vị trí, lập sơ đồ lô đất, thửa đất. Nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của xã thì tổng hợp danh sách các hộ dân đăng ký khai hoang gửi UBND cấp huyện.

Bước 3: Ủy ban nhân dân huyện căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch, dự toán kinh phí được giao phê duyệt danh sách các hộ, cá nhân đăng ký khai hoang gửi UBND các xã triển khai, thực hiện.

Bước 4: Nghiệm thu

Thành lập Hội đồng nghiệm thu gồm các thành phần: Chủ tịch UBND xã là chủ tịch hội đồng, các thành viên là cán bộ địa chính - xây dựng xã, cán bộ khuyến nông xã..., đại diện một số đoàn thể cấp xã.

Ủy ban nhân dân xã mời thêm các thành viên cấp huyện tham gia hội đồng nghiệm thu khai hoang gồm các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường.

VI. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

1. Tập huấn, phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật cho người dân

Tập huấn, bồi dưỡng phải chú trọng truyền đạt cho người dân nắm vững quy trình sản xuất, kỹ thuật, kinh nghiệm và ứng dụng cụ thể vào thực tiễn hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, cách tiếp cận thị trường, phát triển lợi thế của địa phương, hướng dẫn quy trình chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Trường hợp cẩn tổ chức thăm quan học hỏi mô hình thì phải lựa chọn những mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2. Dự án phát triển ngành nghề và dịch vụ

Các trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hộ và nhóm hộ mua phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành và chế độ bảo hành sản phẩm theo quy định của nhà sản xuất; nhà nước chỉ hỗ trợ 1 lần, hộ, nhóm hộ chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa phát huy được hiệu quả của máy móc, thiết bị.



VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện

- Phân bổ vốn kịp thời, đảm bảo đúng chính sách, phù hợp với thực tế của địa phương;

- Cung cấp cho xã các văn bản của Bộ, ngành Trung ương; của UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan đến Chương trình;

- Thành lập tổ công tác hướng dẫn, giúp đỡ các xã xây dựng Dự án, định hướng cho các xã lựa chọn nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất căn cứ vào quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương (thành phần tổ công tác gồm đại diện cán bộ của các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính - Kế hoạch, Dân tộc, Lao động - Thương binh và Xã hội, Trạm khuyến nông - Khuyến ngư);

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án làm căn cứ cho các xã triển khai, thực hiện;

- Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các xã thực hiện đúng quy định, đạt hiệu quả cao;

- Tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo định kỳ 6 tháng, 1 năm để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.



2. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sửa dụng vốn;

- Căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất, định hướng phát triển tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nhu cầu của người dân, chủ đầu tư định hướng cho người dân lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực gắn với thị trường để xây dựng Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất có hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Xây dựng và lập kế hoạch hàng năm trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; tổ chức, chỉ đạo lực lượng cán bộ Khuyến nông, thú y (xã, thôn, bản), tham gia hỗ trợ về mặt kỹ thuật, triển khai thực hiện các nội dung dự án đến hộ, nhóm hộ; kiểm tra việc thực hiện dự án và định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện dự án với UBND huyện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp; UBND các huyện báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (b/c);

- UBND các huyện;

- Lưu: VT, CCPTNT.






KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Bùi Minh Hải






Каталог: Cms Data -> Contents -> NAMPO -> Folders -> Quanlyvanban -> ~contents
Contents -> Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức của (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển
Contents -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Contents -> Của Thủ tướng Chính phủ số 120/2008/QĐ-ttg ngày 29/8/2008 Về việc quy định điều kiện xác định người bị phơi nhiễm với hiv, bị nhiễm hiv do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Contents -> ĐỊnh hưỚng nghiên cứu khoa học cho chưƠng trình phòNG, chống hiv/aids giai đOẠN 2016 -2020
Contents -> Ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-ttg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Contents -> II. chủ ĐỀ VÀ khẩu hiệU

tải về 60.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương