Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 95.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích95.11 Kb.
#3403

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số 1077/SGDĐT-GDTrH



V/v hướng dẫn dạy học các bộ môn

năm học 2014 - 2015

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hải Dương, ngày 5 tháng 9 năm 2014





Kính gửi:

- Các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, TX, TP;

- Các trường Trung học phổ thông;



Thực hiện công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm 2014-2015, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn dạy học các bộ môn năm học 2014 – 2015, nội dung như sau:



I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Xây dựng kế hoạch dạy học

Khung thời gian năm học là 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). Khung PPCT của Bộ GD&ĐT ban hành và PPCT chi tiết của Sở GD&ĐT biên soạn năm 2012 quy định thời lượng theo các phần, chương, các tiết thực hành, ôn tập và kiểm tra của từng môn học là 35 tuần. Vì vậy, các trường THCS, THPT phải chủ động xây dựng PPCT chi tiết theo theo khung thời gian 37 tuần, trong đó, bao gồm cả thời gian dạy bù cho những ngày nghỉ theo quy định. Tuỳ tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung kiến thức cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông và đáp ứng tốt việc phát triển năng lực học sinh.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Các đơn vị thực hiện theo tinh thần đã được tập huấn trong các lớp bồi dưỡng nội dung dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh do Sở GD&ĐT tổ chức tháng 8 năm 2014.

Căn cứ tình hình thực tế, tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn có thể chủ động định ra những nội dung cho các tiết bài tập, ôn tập đảm bảo đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Ưu tiên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết bài tập và ôn tập theo định hướng phát triển năng lực.

Phải đảm bảo dạy đủ số tiết thực hành của từng chương và của cả năm học. Không được bỏ các bài thực hành để thay vào các tiết ôn tập, bài tập hay lí thuyết. Trong điều kiện cụ thể, các trường có thể bố trí các tiết thực hành vào một hoặc hai buổi để thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Tuyệt đối không dồn các bài thực hành vào cuối kì. Học sinh phải được học tiết ôn tập học kì trước mỗi tiết kiểm tra học kỳ.

Khuyến khích các tổ nhóm chuyên môn lựa chọn xây dựng các chủ đề dạy học bổ sung vào kế hoạch dạy học (mỗi học kỳ có thể làm thật kĩ 1 hoặc 2 chủ đề để rút kinh nghiệm), trong đó các thành viên trong tổ nhóm đều phải tích cực tham gia vào quá trình này. Việc dạy học các chủ đề nói trên thực hiện theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ và Sở GD&ĐT.

Tăng cường thực hiện việc tích hợp trong các môn học. Yêu cầu chung của việc dạy học theo quan điểm tích hợp là không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học, các kiến thức được tích hợp vào phải tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan hệ logic chặt chẽ trong bài học, phải làm cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học.

PPCT chi tiết theo theo khung thời gian 37 tuần thực học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện đồng thời gửi 01 bản về Sở GD&ĐT qua phòng GDTrH để lưu lại làm căn cứ thanh tra, kiểm tra. (Các trường THCS nộp về Phòng GD&ĐT).

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển học sinh bao gồm: kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (trước đây gọi là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp).

Cùng với 5 trường (THPT Ninh Giang, THPT Thanh Hà, THCS Võ Thị Sáu và THCS Bình Minh) được lựa chọn thí điểm xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường (còn gọi là phát triển chương trình nhà trường), Sở khuyến khích các đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, các đơn vị thí điểm hoặc tự nguyện tham gia cần nghiên cứu kỹ công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông để triển khai thực hiện.

Tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, có thể tinh giản, chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung các nội dung dạy học, hoạt động giáo dục khác vào chương trình hiện hành, xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.

Các trường thí điểm hoàn thành việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong học kỳ I, báo cáo Sở phê duyệt, sau đó Hiệu trưởng ra quyết định ban hành để thực hiện (có thể bắt đầu từ học kỳ II hoặc năm học sau), đồng thời gửi 01 bản về Sở GD&ĐT (qua phòng GDTrH) để lưu lại làm căn cứ thanh tra, kiểm tra.



3. Soạn giáo án.

Hình thức trình bày trong bài soạn (kế hoạch bài học) có thể linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng loại bài, kiểu bài dạy, song phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, đồng thời đáp ứng tốt mục tiêu bài học.

Đối với các bài dạy có từ 02 tiết trở lên giáo viên có thể ghi chung các phần Mục tiêu cần đạt, Công tác chuẩn bị vào phần đầu của bài soạn. Phần tổ chức các hoạt động học tập phải ghi rõ Tiết 1, Tiết 2… vào đầu mỗi tiết.

Giáo án cần thể hiện rõ:

- Ngày soạn, ngày bắt đầu dạy.

- Mục tiêu bài học: yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, những năng lực chủ yếu cần hình thành cho học sinh trong mỗi bài học làm căn cứ để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp và hướng dẫn học sinh tự học.

- Chuẩn bị của giáo viên (thiết bị dạy học, học liệu); Chuẩn bị của học sinh (các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên).

- Tổ chức các hoạt động: Ổn định lớp; Kiểm tra bài cũ (nếu có); Tiến trình bài học (trình bày rõ cách thức tổ chức các hoạt động, mỗi hoạt động cần chỉ rõ tên hoạt động, cách tiến hành hoạt động, thời gian dự kiến). Các hoạt động dạy-học có thể trình bày dưới dạng bảng hoặc dưới dạng văn bản tuần tự các bước; trong đó cần được mô tả cụ thể các bước tiến hành hoạt động, gắn với các phương pháp cụ thể để đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng và năng lực. Các hoạt động dạy học cần chú trọng định hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Hệ thống câu hỏi, bài tập cần được chia thành các cấp độ phù hợp, rõ ràng, nhưng phải đến được đích cuối cùng là phát triển năng lực của học sinh trên cơ sở kiến thức đã học.



4. Khai thác tài liệu, sử dụng đồ dùng giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Tận dụng tối đa thiết bị hiện có của nhà trường như hệ thống tranh ảnh, tiêu bản, máy chiếu, đĩa CD... trong hoạt động dạy học, đồng thời khuyến khích việc tự làm thiết bị và đồ dùng dạy học của giáo viên. Chú ý khai thác tài liệu từ các nguồn sách tham khảo, mạng Internet... để sử dụng vào từng hoạt động của bài học cho phù hợp và hiệu quả.

Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy một cách hợp lý, phù hợp với nội dung từng bài học; thể hiện đúng đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học mới: tích cực và tích hợp, học sinh nắm được nội dung của bài học, ghi chép được những kiến thức cơ bản để về nhà có thể học được bài cũ; tránh lạm dụng trình chiếu khiến giờ học thụ động (nhìn - chép); tránh lạm dụng các hiệu ứng cầu kì, các kiểu chữ, phông nền, màu…không hợp lí, làm phân tán sự chú ý của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.

5. Kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra miệng: Cho điểm (hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học.

Kiểm tra 15 phút: Cần chủ động bố trí thời gian, nội dung kiểm tra 15 phút trên cơ sở phân phối chương trình và kế hoạch thời gian cụ thể, tránh kiểm tra 15 phút dồn vào cuối kì, cuối năm. Câu hỏi kiểm tra và đáp án bài kiểm tra 15 phút cần phải thể hiện rõ trong giáo án.

Nếu HS thiếu điểm 15 phút, 1 tiết, học kì cần có kế hoạch kiểm tra bù ngay sau khi trả bài.



- Kiểm tra định kì (kiểm tra 45 phút hoặc bài viết, kiểm tra học kì)

Cần thiết lập ma trận đề, phân phối điểm cho mỗi mức độ nhận thức một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh. Cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.

Không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào những nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”.

Nội dung các đề kiểm tra cần thể hiện rõ sự phân hóa học sinh, có sự liên hệ với thực tiễn và đo lường được sự phát triển năng lực của học sinh, tăng cường các câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn; chú trọng ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực đối với các bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì.

Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên phải được vào điểm chậm nhất sau 01 tuần từ tuần kiểm tra. Bài kiểm tra định kì phải được vào điểm chậm nhất sau 02 tuần từ tuần kiểm tra.

Giáo viên bộ môn dạy từ 2 lớp trở lên (nếu nhà trường chưa thể sắp xếp kiểm tra chung) cần biên soạn các đề khác nhau có mức độ kiến thức tương đương nhau, để đảm bảo việc đánh giá kết quả học tập của học sinh các lớp kiểm tra trước và sau được khách quan, công bằng. Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm (theo hình thức thi chung) vẫn phải được thể hiện trong bài soạn của giáo viên.

Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá; thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình dạy học và qua từng bài kiểm tra; giáo viên và học sinh tích cực tham gia Diễn đàn trên mạng (http://danhgia.truonghocao.edu.vn) về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỘT SỐ MÔN HỌC

1. Đối với môn Toán

Bám sát chuẩn KTKN, nội dung giảm tải, cần chú ý định hướng phát triển năng lực học sinh khi soạn bài, dạy học, kiểm tra đánh giá. Khi yêu cầu học sinh mức vận dụng cao cần cố gắng đưa nội dung gắn yếu tố thực tiễn vào dạy học nhưng đưa vào kiểm tra đánh giá cần thận trọng có mức độ, không làm ảnh hưởng sai lệch đánh giá học sinh vì đây là vấn đề mới và khó.



2. Đối với môn Tin học

Chương trình Tin học lớp 11, tùy điều kiện, các đơn vị lựa chọn phương án Học kì I: 1 tiết/tuần, Học kì II: 2 tiết/tuần hoặc Học kì I: 2 tiết/tuần, Học kì II: 1 tiết/tuần.

Bài thực hành Tin học phải đạt được hai vấn đề: hình thành, rèn luyện kĩ năng và củng cố, vận dụng kiến thức. Trong bài dạy thực hành, những kĩ năng Tin học được hình thành dần dần từng bước một cách tỉ mỉ, từ dễ đến khó, từ những hiểu biết ban đầu đi đến chỗ nắm được các kĩ năng thuần thục, phục vụ cho việc củng cố kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể.

Trong quá trình dạy thực hành, giáo viên phải quản lý được thiết bị trong phòng máy, đồng thời quản lý được tình trạng học tập của học sinh trong quá trình thực hành.



3. Đối với môn Vật lý

Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn. Tăng cường dạy học Vật lý gắn với thực hành, thí nghiệm. Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục thông qua bài dạy.

Triển khai thực hiện dạy học tích hợp môn Vật lý với kiến thức của môn Địa lý, Giáo dục công dân… nhằm nâng cao hiệu quả bài học, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Việc phân phối điểm cho mỗi mức độ nhận thức phù hợp với đối tượng học sinh. Mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm từ 30% đến 50% , mức độ vận dụng chiếm 50% tổng số điểm của bài KTĐG, trong đó KTĐG kiến thức chiếm 50% và kĩ năng chiếm 50%.



4. Đối với môn Hóa học

Điểm thực hành là số nguyên được tính hệ số 2, bài kiểm tra có phần trắc nghiệm khách quan lấy điểm lẻ đến một chữ số thập phân.

Hình thức kiểm tra:

- Bài kiểm tra thường xuyên ra đề theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

- Bài kiểm tra định kì phần trắc nghiệm khách quan không quá 40% tổng điểm toàn bài.

- Bài kiểm tra học kì đề ra theo hình thức tự luận.



5. Đối với môn Sinh học

Đối với các bài kiểm tra viết dưới 1 tiết, giáo viên nên sử dụng phương pháp tự luận. Đối với bài kiểm tra viết 1 tiết trở lên, giáo viên nên phối hợp cả hai phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách quan để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Chú trọng việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây.

Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần: Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành và phần đánh giá báo cáo thực hành. Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kì hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Phải dùng điểm này làm 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực cho học sinh.

Số lượng điểm kiểm tra thường xuyên (điểm hệ số 1) được quy định như sau:

- Học kỳ có 1 tiết /tuần: Ít nhất 3 điểm, gồm: 1 điểm kiểm tra miệng, 1 điểm bài kiểm tra viết dưới 1 tiết, 1 điểm kiểm tra thực hành.

- Học kỳ có từ 2 tiết/tuần: Ít nhất 4 điểm, gồm: 1 điểm kiểm tra miệng, 2 điểm bài kiểm tra viết dưới 1 tiết, 1 điểm kiểm tra thực hành.

6. Đối với môn Ngữ văn

Yêu cầu xác định và triển khai thực hiện đầy đủ việc tích hợp các nội dung: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống; bảo vệ tài nguyên và môi trường; biển - đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng di sản trong dạy học… theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Đề kiểm tra học sinh: mức độ nhận biết và thông hiểu khoảng 30% đến 50%, mức độ vận dụng chiếm 50% (tỉ lệ giữa vận dụng thấp và vận dụng cao cần hợp lí).

Cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận hoặc hoàn toàn tự luận (nội dung câu hỏi trắc nghiệm không quá 20% số điểm toàn bài, nếu có).

Cần tăng cường các các câu hỏi/dạng đề “mở”, gắn với các vấn đề xã hội, có tính thời sự của quê hương đất nước để đánh giá được mức độ hiểu biết, nhận thức, trình độ của học sinh; để học sinh được bày tỏ hiểu biết, nhận thức, suy nghĩ, chính kiến của bản thân trước các vấn đề xã hội cần quan tâm. Hạn chế việc kiểm tra học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc kiến thức.

Khuyến khích các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ theo chủ đề, dựa trên các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu.... có thể lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.



7. Đối với môn Lịch Sử

Cần tăng cường thực hiện giáo dục nội dung biên giới, biển và hải đảo thông qua việc tích hợp với các bài dạy hoặc xây dựng các chủ đề, chuyên đề. Thực hiện chương trình Lịch sử địa phương theo quyết định số 433/QĐ-SGDĐT của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 29 tháng 4 năm 2014.

Bên cạnh các hình thức dạy học truyền thống, giáo viên cần tăng cường tổ chức dạy học các tiết học Lịch sử tại thực địa, sử dụng các di sản vào dạy học nhằm nâng cao kỹ năng thực hành trải nghiệm cũng như phát triển năng lực cho học sinh. Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục thông qua bài dạy. Triển khai thực hiện dạy học tích hợp môn Lịch sử với kiến thức của môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân nhằm nâng cao hiệu quả bài học, tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Chú trọng đánh giá toàn diện học sinh; hệ thống câu hỏi đề kiểm tra, đề thi cần được ra theo hướng mở, nhằm kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản và năng lực vận dụng dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh, tránh việc kiểm tra học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc kiến thức. Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động sưu tầm tư liệu; vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn; học Lịch sử thông qua các di sản....



8. Đối với môn Địa lý

Chú ý việc rèn luyện các kĩ năng khai thác Atlat, kĩ năng đọc bản đồ, phân tích các biểu đồ, số liệu thống kê… giúp cho học sinh phát huy năng lực, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn.

Đặc biệt chú ý tích hợp các nội dung giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ tài nguyên và môi trường, tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường... theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Bài thực hành Địa lí phải đạt được hai vấn đề: Hình thành, rèn luyện kĩ năng và củng cố, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể.

Coi trọng KTĐG kĩ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng Địa lí bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, Atlát và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ học sinh đối với các vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ta, các điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên của quê hương đất nước.

Điểm kiểm tra thường xuyên của mỗi học sinh: Học kỳ có 1 tiết/tuần, phải có ít nhất 01 điểm miệng và 01 điểm 15 phút; Học kỳ có 2 tiết/tuần phải có ít nhất 01 điểm miệng và 02 điểm 15 phút (có thể kiểm tra viết hoặc điểm bài thực hành).

Ra đề kiểm tra cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận hoặc hoàn toàn tự luận (nội dung câu hỏi trắc nghiệm không quá 20% số điểm toàn bài). Mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm 50%, mức độ vận dụng chiếm 50% tổng số điểm của bài KTĐG, trong đó KTĐG phần kiến thức chiếm 50% và phần kĩ năng chiếm 50%. Khuyến khích các hình thức KTĐG thông qua các hoạt động học tập ngoài lớp học của học sinh.

Dy hc phn địa lí địa phương theo Tài liu dy hc và hướng dn ging dy Địa lí tnh Hi Dươg ban hành theo Quyết định số 433/QĐ-SGDĐT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Giám đốc Sở GD&ĐT; có thể sử dụng các ngun tài liu khác để cp nht và b sung kiến thc. Thng nht trong t chuyên môn v thời điểm dy hc địa lí địa phương trong năm học sao cho phù hp và hiu qu, đạt được yêu cu chương trình.

Khuyến khích áp dụng phương pháp học theo dự án để hướng dẫn HS hoàn thành chủ đề nghiên cứu.



9. Đối với môn Tiếng Anh

Chú ý định hướng cho học sinh về cách học ngoại ngữ phù hợp, hiệu quả; tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh phát huy tính tự học; hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của bài học.

Tăng cường thời gian cho học sinh được luyện tập củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng dưới các hình thức luyện tập cá nhân, cặp, nhóm phù hợp. Cần tăng cường các hoạt động tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học và kinh nghiệm của bản thân vào việc giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn.

Căn cứ vào trình độ của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể về thực hiện các hoạt động trong bài học, thiết kế lại các hoạt động trong sách giáo khoa, bổ sung các hoạt động cho phù hợp với học sinh theo hướng phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các tình huống gắn với thực tế.

Đối với các bài dạy có từ 02 tiết trở lên giáo viên không được ghi chung các phần Mục tiêu cần đạt, Công tác chuẩn bị... mà phải ghi cụ thể riêng cho từng tiết.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được thông qua kiến thức ngôn ngữ và 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết. Kết hợp các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận cho phù hợp, đảm bảo phần câu hỏi kiểm tra kỹ năng viết phải theo hình thức tự luận.

Tăng cường các câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tỉ lệ cho các câu hỏi kiểm tra các mức độ nhận thức của học sinh như sau: Nhận biết khoảng 30%; Thông hiểu khoảng 40%; Vận dụng khoảng 30%.

Cấu trúc của bài kiểm tra định kỳ gồm các phần sau:

- Kiến thức ngôn ngữ (Grammar and vocabulary): 25%;

- Đọc (Reading): 25%;

- Nghe (Listening): 25%;

- Viết (Writing): 20-25%.

Tuỳ theo điều kiện thực tế giáo viên soạn bài kiểm tra có thể điều chỉnh tỉ lệ cho phù hợp nhưng không được chênh lệch vượt quá 10% tỉ trọng giữa các kỹ năng. Khuyến khích kiểm tra kỹ năng nói để lấy điểm cho bài kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học thông qua kiểm tra bài cũ, hoặc kiểm tra trong quá trình học sinh luyện tập trong các giai đoạn khác nhau của giờ học. Đảm bảo tối thiểu có 2 bài kiểm tra thường xuyên thông qua kỹ năng nói.

Tăng cường tổ chức các hình thức như câu lạc bộ nói tiếng Anh, các cuộc thi hùng biện tiếng Anh... cho học sinh để thúc đẩy phong trào học tiếng Anh trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi như Thi Olympic tiếng Anh trên Internet, thi tài năng tiếng Anh...

Đối với các giáo viên chưa đạt trình độ năng lực ngoại ngữ (NLNN) theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, cần tích cực tự bồi dưỡng để tham gia các lớp bồi dưỡng về NLNN do Sở GD&ĐT tổ chức và tham gia các đợt thi đánh giá NLNN do Sở phối hợp với các cơ sở đánh giá giáo viên ngoại ngữ tổ chức. Giáo viên cũng có thể chủ động ôn tập, tham gia các đợt thi do các cơ sở đánh giá NLNN giáo viên đã được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức.

Đối với các giáo viên đã đạt trình độ NLNN theo yêu cầu, cần tiếp tục tự bồi dưỡng để duy trì và nâng cao năng lực chuyên môn nhằm tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện chương trình tiếng Anh mới theo Đề án Ngoại ngữ 2020

Về việc thực hiện chương trình tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ QG 2020: Các đơn vị thực hiện theo công văn số 7972/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Đối với môn Giáo dục công dân

Dạy học GDCD phải chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi đúng đắn của học sinh; phải gắn với thực tế cuộc sống, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải quyết các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn, chú ý phát huy tư duy độc lập, sáng tạo trong học sinh.

Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kết hợp với các hoạt động của Đoàn, Đội nhằm góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhận thức các giá trị bản thân và hình thành các kĩ năng sống.

Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Việc cho điểm phải kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhận xét về hạnh kiểm của học sinh theo cách: Nhà trường hướng dẫn hình thức phù hợp để giáo viên môn Giáo dục công dân chuyển kết quả nhận xét sau mỗi học kỳ, năm học cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm ghi nội dung vào nhận xét cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ.

Tiếp tục tích hợp, lồng ghép có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống tham nhũng... một cách phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường theo đúng nguyên tắc, cách thức, nội dung Sở đã tập huấn. Chú ý kiểm tra năng lực vận dụng, tư duy sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đánh giá quá trình, thái độ học tập của học sinh đối với những nội dung tích hợp, lồng ghép .

Chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung pháp luật trong chương trình. Xây dựng tủ sách pháp luật cho bộ môn GDCD. Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của giáo viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Chủ động tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào những bài có nội dung phù hợp và các hoạt động ngoại khóa đối với cả 3 khối. Riêng giáo viên THPT căn cứ vào hướng dẫn trong công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ GD&ĐT để xây dựng nội dung dạy học tích hợp và tổ chức thực hiện dạy tích hợp vào các bài cụ thể (bài 10 và bài 11 GDCD lớp 10; bài 9 và bài 10 GDCD lớp 11; bài 2, bài 3 và bài 7 GDCD lớp 12).

11. Đối với môn Âm nhạc, Mĩ thuật THCS

Trong quá trình dạy học môn Âm nhạc, Mĩ thuật bên cạnh việc phát triển cho HS những phẩm chất, năng lực chung, giáo viên cần đặc biệt chú ý phát triển những năng lực chuyên biệt của môn Âm nhạc, Mĩ thuật như: Thực hành, hiểu biết, cảm thụ, trình diễn và sáng tạo.

Tăng cường trực quan trong dạy học môn Âm nhạc như sử dụng tiếng hát, tiếng đàn, tranh ảnh liên quan đến bài hát, những nhạc cụ, những động tác phụ hoạ cho bài hát, những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm nhạc,... Đối với môn Mĩ thuật, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, tranh, ảnh liên quan đến từng phân môn, mẫu vẽ, tổ chức những buổi vẽ ngoài trời…nhằm nâng cao năng lực cảm thụ Mĩ thuật và những năng lực chuyên biệt khác cho học sinh.

Để giúp HS phát triển những năng lực chuyên biệt, GV cần phải kết hợp nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học bộ môn như thuyết trình, thực hành, trực quan, trình bày tác phẩm với một số phương pháp, kỹ thuật dạy học mới nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS. Đa dạng hoá các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS. Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường, dạy học thực địa, tại di sản theo Thông tư số 73/HD-BGDĐT-BVHTHDL ngày 16/1/2013 về Sử dụng Di sản trong dạy học ở trường phổ thông.

Khi đánh giá kết quả học tập cần lưu ý sử dụng hình thức đánh giá thực hành. Kết hợp đánh giá của GV và đánh giá của HS. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

Khi soạn giáo án theo chủ đề, phần tiến trình dạy học có thể xây dựng một cách linh hoạt (tuỳ theo nội dung tiết dạy) theo các hoạt động sau: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung.



12. Đối với môn GDQP: Có hướng dẫn riêng.

Nhận được công văn, các đơn vị phổ biến tới giáo viên và triển khai thực hiện. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện liên hệ với Sở GD&ĐT (qua phòng GDTrH) để giải quyết./.



Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Lãnh đạo Sở;

- Thanh tra Sở, phòng KT-KĐCLGD;

- Website Sở;

- Lưu: VT, GDTrH, Ninh 15b



KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)


Nguyễn Thị Tiến







Каталог: null -> File van ban
File van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
File van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
File van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
File van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
File van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
File van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
File van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 95.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương