Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt



tải về 80.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích80.21 Kb.
#11977

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT


Số 1845 QĐ/SNN-TT




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2013



QUYẾT ĐỊNH

Về việc: Ban hành Quy trình kỹ thuật ”.



-----------------------------------
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NỘI

Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội;

Căn cứ kết quả triển khai mô hình trồng khoai tây an toàn bằng phương pháp làm đất tối thiểu và mô hình sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố;

Xét đề nghị của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội và Phòng Trồng Trọt - Sở Nông nghiệp & PTNT,


QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này 2 (hai) quy trình kỹ thuật áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gồm:

1. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây an toàn bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

2. Quy trình kỹ thuật tạm thời về sản xuất rau hữu cơ.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có tham gia sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.
Điều 3. Trưởng các phòng thuộc Sở; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu; sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.





Nơi nhận



KT. GIÁM ĐỐC


- Như Điều 3.




PHÓ GIÁM ĐỐC

- Lưu VT, TT













Đã ký

























Đào Duy Tâm


QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY AN TOÀN

BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẤT TỐI THIỂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1845/QĐ-SNN-TT ngày 05 /8/ 2013

của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội)
I. GIỚI THIỆU CHUNG

C©y khoai t©y (Solanum tuberosum L) cã nguån gèc ë vïng Nam Mü. Khoai t©y thuéc hä cµ (Solanaceae), nhãm Solanum.

Khoai tây là cây trồng ưa lạnh nên vụ đông không bị áp lực về thời vụ.

Trồng khoai tây phương pháp làm đất tối thiểu ứng dụng được trên đất hai vụ lúa, không cạnh tranh với cây rau, cây màu về đất trồng (chân đất cao, thành phần cơ giới nhẹ); sử dụng phụ phẩm cây trồng (rơm, rạ…) làm vật liệu che phủ sẽ bổ sung lượng lớn chất hữu cơ cho đất, giảm ô nhiễm môi trường; giảm công lao động (làm đất, chăm sóc, thu hoạch); giảm chi phí sản xuất; năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao.



II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Giống

Loại giống: giống khoai tây ăn tươi (Diamond, Sirona, Aladin, Solara, Marabel, Mariela, VT2, KT2,...), giống khoai tây chế biến (Atlantic...).

Lượng giống: 1.200-1.500 kg/ha tương ứng 40-50kg/sào bắc bộ (tuỳ theo kích thước, khối lượng củ giống).

2. Thời vụ

- Vụ sớm: trồng từ 10-15 tháng 10, thu hoạch tháng 2.

- Vụ chính: trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.

- Vụ muộn: trồng vào tháng 12, thu hoạch tháng 2-3.



3. Chuẩn bị đất trồng và vật liệu che phủ:

- Khoai tây trồng theo phương pháp làm đất tối thiểu có thể được trên mọi chân đất, nhưng nên chọn chân đất chủ động tưới, tiêu. Sau thu hoạch lúa mùa đất để nguyên không cày, khi đến thời vụ tiến hành cày rạch một đường để thoát nước khi úng ngập và để tạo thành luống có chiều rộng mặt luống 1,2m, rãnh rộng 20cm, sâu 15 cm.

- Thu gom toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch lúa Mùa để thành đống ở góc ruộng, rơm rạ không phải phơi. Có thể dùng trấu, mùn cưa, bèo tây…để làm vật liệu che phủ.

4. Kỹ thuật trồng và che phủ

4.1. Kỹ thuật trồng:

- Yêu cầu ruộng khi trồng phải đủ ẩm

- Trồng 2 hàng/luống; đặt củ giống trên mặt luống cách mép luống 30cm, hàng cách hàng 55 - 60 cm, củ cách củ 25 - 30 cm, đặt củ giống sao cho mầm nằm ngang hoặc nghiêng với mặt ruộng để mầm tiếp xúc với đất tạo thuận lợi cho rễ phát triển ngay. Sau khi đặt củ giống, dùng một ít đất bột phủ lên trên củ giống.

4.2. Kỹ thuật che phủ:

- Sau khi bón lót, dùng rơm rạ hoặc dùng trấu phủ kín mặt luống dày từ 5 - 7 cm;

- Khi cây cao 20-25 cm phủ bổ sung thêm rơm rạ đảm bảo dộ dày 10 - 12cm, phủ kín cả mặt và 2 bên mép luống, dùng đất cày làm rãnh đè lên rơm rạ cho rơm rạ không bị bay.

4. Phân bón


Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc (%)


Ghi chú

Kg/ha

Kg/sào

lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng ủ hoai mục

11.000 – 12.000

400 - 430

100

-

-

-

- Bón lót: Trộn đều phân chuồng hoai mục với phân lân, 30% lượng NPK và 30% lượng Kali sulfat rải đều ở giữa 2 hàng củ giống sau khi trồng, cách hàng củ giống 10cm. Sau khi bón lót, dùng rơm rạ hoặc dùng trấu phủ kín mặt luống dày từ 5 - 7 cm;

- Thời gian bón lần1: Khi khoai tây mọc đều. Hòa nước tưới đều cho cây.

- Thời gian bón thúc các lần sau cách nhau từ 7 -10 ngày. Hòa nước tưới đều cho cây.


Super lân

420 - 550

15 - 20

100

-

-

-

đạm Urea

140 - 170

5 -6




30

40

30

Kali sulfat

190 - 220

7 - 8

30

20

30

20

NPK 5:10:3

700 - 800

25 - 30

30

20

30

20

* Trường hợp không có đủ phân chuồng hoai mục có thế phân gà ủ hoai mục từ 7 - 8 tấn/ha (khoảng 250 - 300kg/sào) hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo.



5. Tưới nước

- Sử dụng nguồn nước đủ tiêu chuẩn theo quy định (nguồn nước sông, hồ lớn, nước ngầm và nước giếng khoan đã qua xử lý). Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước ô nhiễm (nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc, ao tù đọng, nước thải sinh hoạt...) để tưới cho khoai tây.

- Kỹ thuật tưới:

+ Tưới rãnh: áp dụng với ruộng phẳng, cho nước ngập khoảng ½ rãnh, khi nước ngấm đều khắp ruộng thì tháo cạn. Tưới rãnh 3- 4 lần trong một vụ khoai tây.

+ Tưới phun mưa trực tiếp vào gốc: áp dụng với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước.

+ Khi cây chưa mọc cần tưới nhẹ tránh làm hỏng củ giống. Tưới đủ ẩm, không làm dập gẫy thân lá. Giữ độ ẩm đất khoảng 75-80% (hơi thâm đất). Sau trồng 75 ngày đến thu hoạch ngừng tưới nước.



6. Phòng trừ sâu bệnh

a) Sâu khoang

Khi khoai tây mọc đều tiến hành làm bả chua ngọt cắm trên ruộng để diệt trưởng thành; cắm 200-250 bả/ha (khoảng 10 bả/sào); cắm bả liên tục trên ruộng, khi bả bị khô cần bổ sung thêm dung dịch của bả.

b) Bệnh mốc sương

Nguyên nhân gây bệnh do nấm. Phát sinh chủ yếu khi củ bắt đầu hình thành. Bệnh phát triển liên tục, phá hại nặng trong những năm thời tiết ẩm ướt, rét và mưa kéo dài, trời có nhiều sương mù, nhiệt độ dưới 20oC. Bệnh hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2.

Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh, ruộng phải thoát nước và phải được luân canh. Bón phân phải cân đối, bón tập trung, không nên bón nhiều đạm, không được trồng quá dày, sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng, nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Nếu thời tiết có mưa, sương mù, bệnh xuất hiện với tỷ lệ 10% trở lên dùng thuốc trừ bệnh như: Ridomil Gol 68WP, Mancozeb 80WP, Curzate M8 72WP, Kocide 53,8DF, Zineb 80WP, Vodoc 30WP…

c) Bệnh vi rút

Nguyên nhân gây bệnh do vi rút. Các loại vi rút khoai tây truyền bệnh bằng phương pháp tiếp xúc giọt dịch qua vết thương và truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới mà chủ yếu là rệp đào . Bệnh vi rút truyền sang thế hệ sau qua củ giống.

d) Bệnh héo xanh (héo rũ)

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Vi khuẩn truyền bệnh qua củ giống, qua đất, qua tiếp xúc giọt dịch hoặc nước tưới nhiễm khuẩn.

Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh, đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp. Phun thuốc trừ rệp môi giới truyền bệnh. Tưới nước đúng kỹ thuật. Không dùng phân chuồng tươi. Ruộng nhân giống khoai tây nên luân canh với lúa nước. Nhổ bỏ cây bệnh và tiêu huỷ tàn dư. Khi nhổ bỏ cây bệnh bằng tay, người làm nhiệm vụ không để tay tiếp xúc với cây khoẻ. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh, có thể sử dụng các loại thuốc sau để hạn chế lây lan: Ditacin 8L; Physan 20EC; Staner 20WP; Sasa 20WP; Hoả tiễn 50WP…

e) Rệp đào, Nhện trắng, Rệp sáp trắng

Biện pháp phòng trừ: đảm bảo quy định về cách ly với các cây ký chủ của rệp, không lấy giống ở những ruộng có rệp, nếu củ giống có rệp phải xử lý diệt hết rệp trước khi trồng. Trừ nhện bằng các loại thuốc: Kuraba 3.6EC, 1.8 EC; Otus 5 SL...; trừ rệp bằng các loại thuốc: Polytrin 440 EC, Supracide 40EC, Trigard 100 SL ...

7. Thu hoạch, bảo quản

a) Thu hoạch

- Sau trồng 90-95 ngày chỉ cần lật bỏ lớp rơm rạ, củ khoai lộ ra và thu hoạch.

- Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm. Rỡ củ và hong khô vỏ ngay trên ruộng. Phân loại củ sơ bộ tại ruộng, loại bỏ củ bị bệnh. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh làm xây xát vỏ.

b) Bảo quản củ giống

Khoai tây sau khi thu hoạch được hong khô trong kho trống khoảng 7-10 ngày cho rụng hết đất cát trên vỏ củ. Phân củ giống làm 3 loại theo đường kính củ: nhỏ hơn 25 mm, 25-50 mm và trên 50 mm.

Bảo quản giống bằng kho lạnh, điều kiện nhiệt độ 4oC và ẩm độ không khí 95%. Củ giống được đóng vào các bao lưới, mỗi bao 20-30 kg. Sắp xếp trong kho ngay ngắn, đảm bảo không khí lưu thông toàn bộ thể tích kho và dễ dàng cho người kiểm tra tiếp cận các bao giống.

Trước thời vụ trồng khoảng 10 ngày, đưa giống ra khỏi kho lạnh, lọc bỏ củ thối, bẻ hết mầm già nếu có, lấy mẫu kiểm tra chất lượng, đóng bao quy cách và gắn thẻ/nhãn theo quy định.


QUI TRÌNH KỸ THUẬT TẠM THỜI VỀ SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ/ SNN-TT ngày / /2013

của Giám đốc Sở NN &PTNT Hà Nội)

1. Khái niệm về sản xuất rau hữu cơ: Là phương pháp canh tác chủ yếu dựa vào quy luật tự nhiên của một hệ sinh thái cân bằng trong đó sức khoẻ vật nuôi, đất đai, con người và môi trường sinh thái luôn được bảo vệ và duy trì bền vững. Quá trình sản xuất dựa vào tiến trình sinh thái, tăng cường đa dạng sinh học và khép kín chu trình dinh dưỡng phù hợp với điều kiện địa phương. Không được phép sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong các vật tư đầu vào.

2. Yêu cầu về vùng sản xuất

- Phải nằm trong vùng đủ điều kiện sản xuất an toàn, không có nguy cơ ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn theo thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Phải có thời kỳ chuyển đổi sang sản xuất rau hữu cơ, đặc biệt là phải dừng hoàn toàn việc sử dụng chất vô cơ, chất hoá học trong phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia không được sử dụng trong sản xuất rau hữu cơ. Thời gian chuyển đổi phải kéo dài ít nhất 6 tháng nếu diện tích sản xuất được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn hoặc VietGAP hoặc kéo dài 12 tháng nếu không có chứng nhận. Trong quá trình chuyển đổi sản phẩm không được ghi là sản phẩm hữu cơ (Thời gian chuyển đổi được tính từ khi bắt đầu nhận được hồ sơ đề xuất hoặc có hồ sơ ghi chép chứng minh thời điểm bắt đầu chuyển đổi).

- Phải có vùng đệm hoặc trồng cây rào chắn để tránh nguy cơ tiềm ẩn của việc phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc các nguồn nhiễm bẩn từ bên ngoài. Nếu có nguy cơ ô nhiễm do ảnh hưởng của việc phun thuốc bảo vệ thực vật thì phải có rào chắn cây trồng, nếu nguy cơ xâm nhiễm xảy ra qua đường nước thì phải tạo mô đất hoặc đào rãnh làm vùng đệm để tránh nước nhiễm bẩn chảy tràn qua.



3. Nước tưới

- Chỉ sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới cho rau.

4. Giống, cây con và vườn ươm

- Nguồn giống: Khuyến khích sử dụng các giống địa phương, sử dụng các giống đạt tiêu chuẩn chất lượng giống đã quy định của cơ quan có thẩm quyền, có nguồn gốc rõ ràng, chọn giống kháng sâu bệnh được cung ứng từ các cơ sở có uy tín, được phép sản xuất giống. Trước khi sử dụng rửa hạt giống bằng nước sạch để loại bỏ hoá chất.

- Tuyệt đối không được sử dụng các giống biến đổi gen.

- Khuyến khích sử dụng các giống bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện địa phương.

- Cây con và vườn ươm: Nên bố trí vườn ươm cây con nằm trong khu vực sản xuất rau hữu cơ. Nếu không bố trí được có thể sử dụng các nguồn cây con gieo trồng thông thường nhưng tuyệt đối không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học cho cây giống trước khi trồng.

5. Phân bón

5.1. Loại phân bón

- Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, phân vi sinh (trừ những phân vi sinh có chứa thành phần vô cơ), phân khoáng từ nguồn tự nhiên (Tro thực vật, vôi, bột đá...) để bón cho rau.

- Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, phân ủ từ rác thải đô thị, rác thải sinh hoạt, các loại phân hóa học trong sản xuất rau hữu cơ. Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng ruộng để bón, tưới cho rau.

- Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học (Emina, Bioem, EM,...) để ủ phân và ngâm đậu tương, ốc,...hoai mục để bón cho rau.



5.2. Lượng bón

- Căn cứ vào từng loại cây trồng khác nhau, từng chân đất khác nhau để quyết định lượng phân bón cho phù hợp:

+ Đối với rau ăn lá: Lượng bón 8 – 12 tấn/ha (tương đương 300-500 kg/sào). Bón lót 1 lần ngay từ khi chuẩn bị đất trước khi gieo trồng.

+ Đối với rau ăn củ, quả: Lượng bón 20 – 28 tấn/ha (tương đương 700-1.000 kg/sào). Bón làm 2 đợt: Đợt 1 bón 2/3 lượng, đợt 2 bón thúc lượng còn lại khi bắt đầu ra hoa.



- Tuỳ theo tình trạng của cây trồng, điều kiện đất đai mà có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách ngâm phân hữu cơ ủ hoai mục với nước hoặc chắt dịch ngâm hoà loãng với nước để tưới bổ sung cho cây hoặc dùng nước đậu tương, ốc, cá ngâm đã ngâm hoai mục để làm nguồn hữu cơ tự nhiên tưới cho rau.

6. Công tác bảo vệ thực vật

6.1. Biện pháp canh tác, thủ công

- Chăm sóc tốt cây trồng để tạo cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh hại. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu, bệnh hại.

- Nên trồng luân canh, xen canh, trồng hỗn hợp các chủng loại rau khác họ để hạn chế sâu bệnh chuyển tiếp, phân tán các loại sâu hại và hạn chế cạnh tranh của cỏ dại.

- Trồng xen hỗn hợp vào các luống rau hoặc các đầu luống hoặc những nơi cạnh hàng rào các loại cây xua đuổi côn trùng như húng bạc hà, hành, tỏi, xả, gừng,...

- Trồng các loại cây dẫn dụ như hoa hướng dương, cúc vạn thọ, sen cạn,...hoặc khi thu hoạch để lại một phần diện tích (3 – 5 m2) các loại rau ra hoa như rau cải, cải cúc, cần tây, thì là,...để thu hút côn trùng và các loại thiên địch.

- Làm cỏ bằng biện pháp thủ công, cơ giới; kết hợp che phủ đất bằng rơm rạ hoặc màng phủ để khống chế cỏ dại, tạo nơi trú ẩn cho thiên địch và giảm thoát hơi nước (lưu ý: rơm phải được phơi khô kỹ để hạn chế nguồn nấm bệnh).

- Áp dụng biện pháp thủ công để khống chế sâu, bệnh ngay từ khi sâu bệnh mới phát sinh với mật độ thấp như: Thu gom tàn dư thực vật trên ruộng, ngắt bỏ lá bị bệnh hại, ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non đem tiêu hủy,...

- Sử dụng bẫy pheromone, bẫy bả Protein, bẫy dính vàng, xanh để quản lý một số đối tượng gây hại (như: Sâu tơ, sâu xanh hại hành, sâu khoang, ruồi đục quả, bọ nhảy, rệp, ruồi đục lá,...) kết hợp với biện pháp thủ công.

6.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV

- Chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV thảo mộc, sinh học khi sâu, bệnh phát sinh mạnh không thể khống chế bằng biện pháp thủ công. Một số thuốc BVTV sinh học như Bt (Delfin WG, Crymax 35WP, TP - Thần tốc 16.000IU, Bitadin WP, Aizabin WP,...), thuốc BVTV thảo mộc như hoạt chất Matrine (Sokupi 0.36AS, Marigold 0.36SL,...). Khuyến khích sử dụng các chế phẩm tự nhiên từ gừng, tỏi, giềng,...

- Không được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc trừ cỏ, các vật liệu biến đổi gen trong sản xuất rau hữu cơ.

7. Về ghi chép hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ phải lập biểu mẫu, ghi chép đầy đủ thông tin và lưu hồ sơ về toàn bộ quá trình sản xuất (Theo phụ biểu, mẫu biểu kèm theo quy trình này).



8. Quản lý thu hoạch – sơ chế

- Địa điểm, nhà xưởng, nước sơ chế, thu gom và xử lý chất thải, vệ sinh cá nhân; thiết bị, dung cụ sơ chế rau,... phải tuân thủ theo quy định tại thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Không sử dụng chất bảo quản, phụ gia trong sản phẩm rau hữu cơ; trong quá trình thu hoạch, sơ chế đóng gói và vận chuyển không được để sản phẩm rau hữu cơ lẫn với sản phẩm rau sản xuất theo quy trình thông thường.

9. Quản lý chất thải đồng ruộng

- Tuyệt đối không được vứt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón bừa bãi ngoài đồng, phải để vào thùng hoặc bể chứa vỏ bao bì.

- Tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch không được vứt bừa bãi, phải thu gom gọn lại để ủ làm phân xanh hoặc đem tiêu huỷ để tránh lây lan sâu, bệnh. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học (Emina, Bioem, EM,...) để xử lý tàn dư làm phân bón.

- Các loại rác thải khác: Nilon, mồi, bẫy bả,...tuỳ thuộc vào chất liệu của từng loại rác thải mà có biện pháp thu gom, xử lý cho phù hợp.







Каталог: sonn -> cgtdt -> web -> images -> upload1
sonn -> §Æt vÊn ®Ò I. TÝnh cÊp thiÕt
upload1 -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệP & ptnt
sonn -> UỶ ban nhân dân tỉnh bắc kạN
sonn -> CỤc quản lý chất lưỢng nông lâm sản và thủy sản số: 1251
sonn -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở TÀi chính độc lập Tự do Hạnh phúc
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
sonn -> Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-cp ngày 3 tháng 1 năm 2008 của chính phủ quy định chức năng nghiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
upload1 -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở NÔng nghiệp và ptnt

tải về 80.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương