Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN



tải về 14.21 Mb.
trang3/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43


3. Tổ chức thực hiện ĐTM


Báo cáo ĐTM của dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 do Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư, Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Tp. Đà Nẵng điều hành dự án.

Đơn vị lập báo cáo:



  • Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn Phát triển Việt Nam (IAC Vietnam)

  • Địa chỉ: Số 50 Ngõ Huyện, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Điện thoại: 04-6 6251 0258

  • Fax: 04-6 6251 0258 E-mail: info@iacvietnam.com

  • Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Trung

Bảng 0-2: Danh sách những người tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

TT

Họ và tên

Chuyên ngành

Trách nhiệm

I. Đại diện chủ đầu tư

1

Ông Lương Thạch Vỹ




Trưởng ban QLDA

2

Ông Lê Anh Đức

Quản lý môi trường

Quản lý dự án

3

Bà Võ Thị Trúc Ly

Quản lý môi trường

Quản lý dự án

II. Chuyên gia tư vấn

1

Đoàn Mạnh Hùng

Th.S. Môi trường

Trưởng nhóm/ Chủ trì lập báo cáo

2

Nguyễn Mạnh Trường

CN. Xã hội học

Tham vấn cộng đồng; đánh giá tác động xã hội

3

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Th.S. Xã hội học

Tham vấn cộng đồng; đánh giá tác động xã hội; nghiên cứu lập Kế hoạch tái định cư.

4

Lại Việt Thắng

Th.S. Công nghệ sinh học

Khảo sát thực địa; đánh giá tác động môi trường

5

Phùng Thanh Tùng

KS. Giao thông

Thiết kế cơ sở hạ tầng

6

Nguyễn Thị Thu Phương

CN. Kinh tế

Dự toán



4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM


Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và lập báo cáo ĐTM, đơn vị tư vấn đã sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

4.1. Các phương pháp ĐTM

  • Phương pháp đánh giá nhanh:

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment Method) được sử dụng để tính tải lượng ô nhiễm nước thải và không khí tại khu vực dự án. Phương pháp do Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị đã được chấp nhận sử dụng ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ĐTM, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích. Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của WB (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991)Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands.

  • Phương pháp so sánh:

  • Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ Y tế cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan trên thế giới.

  • Phương pháp nhận dạng:

Phương pháp này được ứng dụng qua các bước cụ thể sau:

  • Mô tả hệ thống môi trường.

  • Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường.

  • Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.

  • Phương pháp liệt kê:

Được sử dụng khá phổ biến (từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước - NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm 2 loại chính:

  • Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá.

  • Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.

  • Phương pháp phân tích hệ thống:

  • Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường. Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.

  • Phương pháp này được ứng dụng dựa trên cơ sở xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, các thành phần môi trường… như các phần tử trong một hệ thống có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động.

4.2. Các phương pháp khác

  • Phương pháp tham vấn cộng đồng

  • Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM của dự án. Cụ thể, giới thiệu cho họ những lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra của dự án đối với môi trường và đời sống của họ. Trên cơ sở đó, tổng hợp những ý kiến phản hồi về dự án và nguyện vọng của người dân địa phương.

  • Mặt khác, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương và người dân về tình hình phát triển KT - XH của địa phương...

  • Phương pháp kế thừa và tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu:

  • Phương pháp này nhằm xác định, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực thực hiện dự án thông qua các số liệu, thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và các công trình nghiên cứu có liên quan.

  • Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời, phát triển tiếp những mặt cần hạn chế.

  • Phương pháp khảo sát thực địa:

  • Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện…

  • Cơ quan tư vấn đã tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thu thập tài liệu khí tượng thủy văn phục vụ thiết kế theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Các kết quả khảo sát này được sử dụng để đánh giá điều kiện tự nhiên của khu vực dự án.

  • Phương pháp chuyên gia:

Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia đánh giá tác động môi trường của đơn vị tư vấn và các đơn vị nghiên cứu khoa học khác.

  • Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm:

  • Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí) là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án.

  • Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…

  • Đối với dự án này, Chủ đầu tư đã phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ tổ chức quan trắc, lấy mẫu và phân tích các mẫu không khí, nước, đất, trầm tích và thủy sinh tại khu vực Dự án để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần của môi trường.

Việc lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu… đều tuân thủ theo các TCVN hiện hành:

+ Đối với không khí:

Chiều cao điểm lấy mẫu tính từ mặt đất là 1,5 m.Mẫu khí được thu trên ống imperger bằng máy bơm lấy mẫu khí Sampler (Mỹ) Model: 224.PCXR8.Mẫu bụi thu bằng máy bơm thu khí KIMOTO (Nhật).

Bụi: Lấy mẫu và phân tích theo TCVN 5067:1995, thiết bị lấy mẫu: KIMMOTO, cân trên cân phân tích: Sartorius BP 211D, độ nhạy 1x 10-5gr (Đức).

SO2: Thu mấu trên máy Kimmoto Handy Sample HS-7- Nhật, theo TCVN 5971:1995. Thiết bị phân tích mẫu bằng phương pháp so màu trên quang phổ UV -1691 PC…

CO: Lấy mẫu và phân tích theo tiêu chuẩn HD.5.7-13.

+ Đối với phân tích mẫu nước, đất, trầm tích

Tiêu chuẩn TCVN 6663-6:2008: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông, suối. TCVN 5999:1995: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải. TCVN 6663-11:2011: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. Tiêu chuẩn TCVN 7176:2002 Phương pháp lấy mẫu sinh học. Tiêu chuẩn TCVN 6663-3:2000: Hướng dẫn lấy mẫubùn nước, trầm tích. Tiêu chuẩn TCVN 6663-3:2008: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

Phương pháp phân tích các thông số theo các tiêu chuẩn Việt Nam và ISO tương ứng, cụ thể như sau:

1- pH: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số Wagtech, theo TCVN 6492:2011.

2-DO: Đo trực tiếp bằng máy đo hiện số Wagtech, TCVN 7325:2004.

3-Chất rắn lơ lửng (TSS): Phương pháp trọng lượng, TCVN 6625:2000.

4-BOD5: Bộ phân tích BOD Track, theo tiêu chuẩn TCVN 6001-1:2008.

5-COD: Thiết bị phân tích COD hãng HACH, gồm máy so màu DR/890, lò phá mẫu, theo SMEWW 5220 D:2012.

6- Độ cứng: Phân tích trên máy sắc ký ion 2 kênh LC-0ADVP, Detector CDD theo TCVN 6224-1996.

7- NH4+-N: Thiết bị phân tích Quang phổ tử ngoại khả kiến Model Shimazu UV - 1691 PC theo SMEWW 4500-NH3 F:2012.

8- NO3--N: Phân tích trên Quang phổ tử ngoại khả kiến Model Shimazu UV - 1691 PC theo EPA 352.1.

9-PO43: Phân tích trên máy sắc ký ion 2 kênh LC-0ADVP, Detector CDD hoặc Quang phổ tử ngoại khả kiến Model Shimazu UV - 1691 PC theo TCVN 6202:2008.

10- SO42: Phân tích trên máy sắc ký ion 2 kênh LC-0ADVP, Detector CDD hoặc Quang phổ tử ngoại khả kiến Model Shimazu UV - 1691 PC theo SMEWW 4500 SO­­42-E:2012

11-Cd, Zn, Fe, Pb, Cu, Cd…: phân tích theo SMEWW 3113B:2012, As theo TCVN 6626:2000, Hg theo TCVN 7877:2008, trên quang phổ hấp thụ nguyên tử Model AAS-800.

12- Dầu mỡ khoáng: Phương pháp trọng lượng, TCVN 5070:1995.

13- Coliform: Phương pháp ống, TCVN 6187-2:1996.

14- Clorua: Thiết bị phân tích Sắc ký ion 2 kênh LC-0ADVP, Detector CDD theo TCVN 6494-1:2011.



CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN




1.1. Tên Dự án


Dự án: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn)”.

1.2. Chủ Dự án


Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Đơn vị điều hành dự án: Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng

- Địa chỉ liên lạc: 54 Thái Phiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

- Số điện thoại: 0511 562 677 - 562679 Fax: 0511 562678

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông Lương Thạch Vỹ - Trưởng Ban QLDA



Cơ quan phê duyệt Dự án: Uỷ ban Nhân dân Tp. Đà Nẵng.

1.3. Vị trí địa lý của Dự án


Tuyến đường ĐH2 nằm trên địa bàn của các xã Hòa Nhơn và Hòa Sơn, thuộc huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng.



tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương