Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí của dự án



tải về 14.21 Mb.
trang19/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   43

6.1.2. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù cho từng vị trí của dự án


Bảng dưới đây trình bày các tác động đặc thù theo vị trí cụ thể và các biện pháp giảm thiểu không được trình bày đầy đủ trong việc áp dụng Qui tắc thực hành môi trường (ECOPs). Điều này là do tác động không phải là loại điển hình và không được bao gồm trong ECOPs (do tính nghiêm trọng của tác động vượt quá phạm vi các biện pháp giảm thiểu trong ECOPs, hoặc đơn giản là do bản chất quá mức cụ thể của các biện pháp giảm thiểu cần thiết).

Bảng 6-2: Các tác động đặc thù và biện pháp giảm thiểu cho từng vị trí

Giai đoạn thiết kế chi tiết

Tác động:

  • Nguy cơ ngập lụt cục bộ trong quá trình xây dựng và vận hành

  • Tác động về an toàn giao thông

  • Nguy cơ sạt lở đất đồi trong qua trình thi công và vận hành

Biện pháp giảm thiểu

  • Đảm bảo rằng thiết kế của tuyến đường ĐH2 cần tính đến cao độ nền, kết cấu phù hợp để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu theo các kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự báo, đặc biệt trong các trường hợp có mưa lớn kéo dài, kết hợp với triều cường và nước biển dâng gây lũ lụt.

  • Đối với đoạn tuyến qua khu vực đồi thấp, nguy cơ xảy ra sạt lở đất cục bộ tại một số điểm có thể xảy ra, tuy nhiên sẽ được khắc phục trong quá trình khảo sát của đơn vị tư vấn thiết kế/thi công. Khu vực đất yếu sẽ được nắn tuyến hoặc gia cố cos nền chắc chắn, có tính đến phương án kè nếu cần

  • Đảm bảo rằng các cống hộp tạm thời được lắp đặt cho bất kỳ dòng chảy tự nhiên nào khi thi công xây dựng công trình đi ngang qua.

  • Các đoạn giao cắt với đồng mức/không đồng mức với các tuyến đường QL14B cũ, đường Hoàng Văn Thái, đường tỉnh lộ ĐT602 và đường ĐT604... phải được thiết kế hợp lý để đảm bảo giao thông đồng bộ và phòng tránh rủi ro về tai nạn giao thông.

  • Thiết kế chi tiết bao gồm đầy đủ các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông, bao gồm các biển báo, đèn và vạch kẻ làn đường

Cơ chế thực hiện

Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật đưa vào TOR và hồ sơ mời thầu cho tư vấn thiết kế.

Trách nhiệm

BQLDA/Tư vấn thiết kế chi tiết

Giám sát

BQLDA, Sở Xây dựng thành phố

Nguồn vốn

Tín dụng IDA

Giai đoạn tiền xây dựng:

Giảm thiểu

  • Thực hiện kế hoạch tái định cư (RP) đã được phê duyệt tuân theo các điều khoản tương ứng.

Cơ chế thực hiện

Kế hoạch tái định cư (RP) đã được phê duyệt

Trách nhiệm

BQL DA

Nguồn vốn

Thành phố Đà Nẵng

Giám sát

Tư vấn giám sát độc lập

Giai đoạn xây dựng

Tác động trong quá trình di dời cột điện

Tác động

  • Tác động về an toàn, tạm ngưng cấp điện do việc di dời cột điện

Biện pháp giảm thiểu

  • Lập kế hoạch tháo dỡ và thông báo cho người dân, cơ sở sản xuât xung quanh khu vực biết thời gian tháo dỡ và ngưng cung cấp điện

  • Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình tháo dỡ, sử dụng đúng công nhân chuyên ngành trong quá trình tháo dỡ

Cơ chế thực hiện

  • Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm

Nhà thầu, kết hợp với đơn vị điện lực địa phương

Giám sát

BQLDA/Tư vấn giám sát xây dựng, Công ty điện lực địa phương

Nguồn vốn

Tín dụng Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)

Tác động trong quá trình thi công cải tạo đường ĐH2

Tác động:

  • Giải phóng mặt bằng, bao gồm dọn dẹp cây cối và hoa mầu một cách bừa bãi, vượt quá chỉ giới công trường.

  • Lượng đất đắp lớn để đắp nền đường

  • Các dòng chảy tự nhiên có thể bị chặn lại

  • Giao thông xây dựng gây nguy hiểm trong khu vực công trường và cho cả các khu dân cư và khu khác bên ngoài công trường.

  • Rung động từ các máy móc xây dựng gây hư hại cho các ngôi nhà gần kề

  • Các xưởng trộn bê tông và nhựa đường (nếu được xây dựng tại công trường) sẽ phát sinh khí thái và nước thải gây ô nhiễm.

  • Ảnh hưởng bụi, ồn, rung đến hoạt động của trường học, chùa chiền, nhà thờ trên tuyến đường

Biện pháp giảm thiểu

  • Đảm bảo rằng nhà thầu chuẩn bị và thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đặc thù theo vị trí cụ thể (như được yêu cầu theo hợp đồng) đối với mỗi khía cạnh của các công trình - giải phóng mặt bằng, đào đắp đất, thoát nước tạm thời và lâu dài, các công tác lát vỉa hè, an toàn công trường và giao thông. Cụ thể là, bên cạnh các yêu cầu chung đặt ra trong ECOPs, cần phải:

  • Đảm bảo rằng không cắt cây cối bên ngoài biên giới xác định của công trường.

  • Đảm bảo rằng từ khi bắt đầu xây dựng, thoát nước trên công trường là hoạt động đuợc ưu tiên hàng đầu, và hệ thống gồm các rãnh thoát, bẫy cát, các cấu trúc giảm dòng chảy…

  • Đảm bảo rằng các khu mỏ vật liệu được khai thác, vận hành, đóng mỏ và phục hồi theo cách như được làm với các vị trí đào đắp trong các công trình của dự án, và những điều này phải được đưa vào trong các yêu cầu trong các hợp đồng và Kế hoạch quản lý môi trường (EMP)

  • Đảm bảo rằng nền đường được xây một cách có hệ thống, để không phải vận chuyển vật liệu hai lần, và với bề mặt xây dựngng được ổn định ngay khi nó được hoàn thành.

  • Đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ công trình đất đã xác định trong hợp đồng, sẽ gồm các phương pháp tự nhiên, ví dụ như trồng cỏ, cây bụi và các biện pháp nhân tạo như lát đá, bê tông, gia cố bằng sợi hay vải địa kỹ thuật phù hợpvới các điều kiện trên công trường khi quá trình thi công đang được tiến hành hoặc kết thúc

  • Đảm bảo rằng các cống hộp tạm thời được lắp đặt cho bất cứ dòng chảy tự nhiên nào mà giao thông xây dựng đi ngang qua.

  • Đảm bảo rằng các thiết bị sửa chữa máy móc, các khu lưu trữ vật liệu, và máy móc sản xuất, như các xưởng chế biến vật liệu, được đặt tại các vị trí xa kênh mương, sông suối, các khu dân cư, và các khu nhạy cảm khác.

  • Đảm bảo rằng tất cả tài xế, công nhân vận hành máy móc xây dựng, vv phải đủ trình độ và có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo và tuân thủ kế hoạch quản lý giao thông.

  • Đảm bảo rằng các máy móc sản xuất, như xưởng trộn bê tông và nhựa đường được trang bị hệ thống thu bụi, được vận hành và bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, và được kết nối bằng các ống và kênh mương tới các hố bẫy thu sa lắng và chất thải cho xử lý sơ bộ nước thải.

  • Việc tập kết máy móc, vật liệu, trạm trộn phải đặt cách xa các vị trí, công trình nhạy cảm như trường học, nhà thờ, chùa trên tuyến đường. Hoạt động thi công phải được tính toán để không làm ảnh hưởng đến các ngày lễ hội, hoạt động tôn giáo

Cơ chế thực hiện

Các điều kiện hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, được kết hợp với các điều kiện trong ECOPs

Trách nhiệm

Nhà thầu

Nguồn vốn

Tín dụng IDA

Giám sát

Tư vấn giám sát/BQL DA

Giai đoạn vận hành

Tác động:

  • Các tai nạn giao thông tăng, do đường tiêu chuẩn cao hơn cho phép giao thông nhanh hơn và nhiều hơn.

  • Vỉa hè, độ dốc nền đường và hệ thống thoát nước sớm bị hỏng hóc do không bảo dưỡng đầy đủ.

  • Hỏng hóc bề mặt đường do xe trở quá tải...

  • Ngập úng cục bộ...

Biện pháp giảm thiểu

  • Đảm bảo rằng các điều khoản an toàn giao thông, bao gồm các biển báo, đèn và vạch kẻ làn đường được lắp đặt trong quá trình xây dựng được bảo dưỡng có hiệu quả và lâu dài, và được thay mới nếu cần.

  • Đảm bảo rằng kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố, và ngân sách liên quan được xem xét đầy đủ để giữ cho đường như ở điều kiện mới hoàn thành và định kì nạo vét cống rãnh.

  • Đảm bảo rằng với trợ giúp của cơ quan quản lý giao thông, xe quá tải sẽ không được phép chạy trên đường.

  • Các vị trí giao cắt với kênh/mương hiện tại sẽ được hoàn trả bằng cống có kích thước tương tự...




Cơ chế thực hiện

Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng của thành phố

Trách nhiệm

Công ty bảo dưỡng đường bộ đô thị của thành phố Đà Nẵng

Nguồn vốn

Thành phố Đà Nẵng

Giám sát

Thành phố Đà Nẵng

6.2. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan


Công tác quản lý môi trường cần có sự tham gia của các tổ chức và các bên liên quan, với vai trò và trách nhiệm khác nhau để đảm bảo giảm tới mức tối thiểu các tác động xấu trong quá trình triển khai Dự án. Các bên liên quan chủ yếu bao gồm Ban quản lý dự án (BQLDA), Bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường của BQLDA, các Kỹ sư giám sát môi trường thuộc Tư vấn Giám sát xây dựng (CMC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (EMC) và Nhà thầu thi công. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản lý môi trường của Dự án như trong hình dưới đây:

Canvas 555

Hình 6-1: Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn thi công

Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong Hệ thống giám sát môi trường được quy định cụ thể dưới đây:

Bảng 6-3: Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong Hệ thống giám sát MT



STT

Cơ quan/ Đơn vị

Trách nhiệm

1

Ban Quản lý dự án SCDP


Ban Quản lý Dự án (BQLDA) sẽ là tổ chức thực thi việc giám sát và quản lý mỗi ngày, bao gồm việc tìm kiếm, ký hợp đồng thay mặt Sở GTVT. BQLDA sẽ chịu trách nhiệm về tài chính cho các hoạt động liên quan đến môi trường của dự án trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành.

BQLDA sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án. BQLDA cũng chịu trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện quản lý môi trường lên WB và Sở TN&MT. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, BQLDA sẽ xắp xếp một hê thống chuyên trách về vấn đề QLMT của dự án, được đặt trong sơ đô với tên gọi QLMT – BQLDA.



2

Bộ phận Quản lý Môi trường (EMD) thuộc quản lý của BQLDA

Là môt bộ phận bán chuyên trách về QLMT được thiết lập trong nội bộ của BQLDA, đứng đầu là một PGĐ, và một số cán bô bán chuyên trách thuộc các phòng ban khác nhau. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm theo dõi công tác tuân thủ chính sách an toàn môi trường của WB trong tất cả các giai đoạn, quy trình của dự án, áp dụng cho tất cả các hạng mục thuộc dự án: đấu thầu, ký hợp đồng xây dựng, hợp đồng tư vấn, đánh giá tài liệu báo cáo, kiểm tra bất thường hiện trường, điều phối các bộ phận, xử lý sự cố... liên quan đến công tác QLMT. Bộ phận này sẽ tham mưu chuyên môn cho lãnh đạo BQLDA về các vấn đề môi trường nhằm đảm bảo quá trình thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu về chính sách an toàn Môi trường của WB.

3

Tư vấn giám sát thi công (CMC)

Giám sát xây dựng sẽ chịu trách nhiệm cho việc giám sát và quan trắc các hoạt động xây dựng và đảm bảo Nhà thầu thực hiện các yêu cầu trong hợp đồng và EMP. Đơn vị này sẽ sắp xếp một số lượng đủ các cán bộ có trình độ (như các Kỹ sư Môi trường) với đủ kiến thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý dự án xây dựng để thực hiện các trách nhiệm yêu cầu và để giám sát hoạt động của Nhà Thầu.

Các điều khoản tham chiếu cho CMC sẽ được qui định rõ trong hợp đồng ký kết giữa CMC và BQLDA.



4

Nhà thầu

Trên cơ sở kế hoạch quản lý môi trường được phê duyệt, Nhà thầu có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường cho từng khu vực công trường thi công, đệ trình, tiếp nhận ý kiến của các bên liên quan, hòan chỉnh để phê duyệt và tuân thủ thực hiện. Bên cạnh đó, các hoạt động thi công sẽ cần phải có được đầy đủ các giấy tờ thủ tục cấp phép (kiểm soát và phân luồng giao thông, đào đường, an toàn lao động, giấy phép bãi đổ đất thải v.v.) theo đúng quy định hiện hành.

Nhà thầu sẽ được yêu cầu phân công các cá nhân có trình độ là Cán bộ An toàn và Môi trường (SEO) tại công trường, chịu trách nhiệm giám sát sự tuân thủ của nhà thầu với các yêu cầu trong EMP và các thông số kỹ thuật môi trường.

Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường (được phê duyệt) và những giấy phép liên quan sẽ là cơ sở cho việc quản lý giám sát sau này.


5

Chính quyền địa phương và Cộng đồng bị ảnh hưởng

Chính quyền địa phương với vai trò quản lý hành chính tại địa phương sẽ có trách nhiệm bố trí cán bộ quản lý/theo dõi những hoạt động của dự án, đảm bảo cho sự an toàn cao nhất trong quá trình thi công dự án.

Chính quyền địa phương sẽ tổ chức, tạo điều kiện phát huy quy chế dân chủ, giám sát nhân dân thông qua tổ chức đội ngũ giám sát cộng đồng, thiết lập cơ chế theo dõi báo cáo công tác thực hiện các BPGT tác động môi trường, an toàn lao động, VSMT và các vấn đề liên quan. Hoạt động của nhóm đại diện cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ nhận được những hỗ trợ chuyên môn từ các đơn vị tư vấn của BQLDA.



6

Tư vấn giám sát độc lập về Môi trường (EMC)

EMC là đơn vị có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm về quản lý môi trường, EMC trong phạm vi hợp đồng sẽ hỗ trợ BQLDA thiết lập và vận hành hệ thống QLMT, đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh, nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện và giám sát thực hiện công tác QLMT tại hiện trường trong quá trình thi công của nhà thầu cũng như trong giai đoạn vận hành thí điểm ban đầu, thực hiện quan trắc định kì trong quá trình thi công. EMC cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ BQLDA lập các báo cáo giám sát thực hiện EMP để đệ trình lên Sở TNMT cho sự phê duyệt.

EMC với kiến thức và kinh nghiệm trong giám sát và kiểm toán môi trường sẽ đưa ra các chỉ dẫn chuyên môn, khách quan và độc lập trong các hoạt đông liên quan đến môi trường của dự án. Để giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi, EMC sẽ không trùng với tổ chức thực hiện EMP, không thuộc Sở GTVT, BQLDA, EMD, hay CMC.



7

Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE)

Đứng vai trò quản lý nhà nước về môi trường, Sở TNMT sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra các báo cáo giám sát môi trường do BQLDA đệ trình. Khi có những vấn đề phát sinh, Sở TNMT sẽ tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và xử lý các vấn đề liên quan, hạn chế tối đa những thiệt hại phát sinh từ quá trình thực hiện dự án.

8

Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở TN&MT, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của nhà thầu theo các quy định hiện hành. Đặc biệt tập trung vào các vấn đề: rào chắn biển báo theo quy định, công tác vệ sinh ngoài hàng rào, công tác đào đường, lưu hành của các xe/phương tiện phục vụ công trường.v.v.

9

Phòng Cảnh sát Môi trường thành phố Đà Nẵng

Cùng phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm Luật môi trường. Đặc biệt, cơ quan này sẽ có trách nhiệm xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điều tra truy cứu trách nhiệm các bên liên quan cũng như tham gia giải quyết những sự cố môi trường nghiêm trọng.

10

Các công ty công ích (điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viến thông)

Phối hợp với BQLDA và Nhà thầu thực hiện công tác di dời các công trình ngầm, đấu nối tạm thời tại các vị trí tuyến đề xuất cắt ngang qua nhằm đảm bảo duy trì liên tục quá trình cung cấp dịch vụ cơ bản, phục vụ cuộc sống nhân dân.

Tham gia xử lý các sự cố có liên quan (cháy nổ cáp điện, đứt cáp viễn thông, nứt vỡ đường ống nước…)






tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương