Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực dự án



tải về 14.21 Mb.
trang14/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   43

2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực dự án


1) Hiện trạng giao thông

Các tuyến đường xung quanh khu vực dự án đã được đầu tư và kiên cố. Những tuyếnđường trực tiếp liên quan tới dự án là đường QL14B cũ,ĐT602, ĐT604, đường Hoàng Văn Thái, ĐX18, ĐX21... Các tuyến đường chính này sẽ là những tuyến đường công vụ, được sử dụng để phục vụ trong giai đoạn thi công dự án.



* Đường ĐT 602 (từ đường Âu Cơ - khu du lịch Bà Nà), giao với đường DH2 tại điểm cuối tuyến tại Km 9+228,07

+ Vị trí: Chiều dài 27,7km đi qua các xã Hòa Sơn - Hòa Ninh - Hòa Phú. Điểm đầu nối tiếp với đường Âu Cơ, theo hướng tây nam, đi qua các trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị của các xã Hoà Sơn, Hoà Ninh, nối với Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa.

+ Hiện trạng: Tuyến đường mới được đầu tư hoàn chỉnh với quy mô đường phố chính Bnền = (5+15+5) = 25m

+ Chức năng: ĐT602 phục vụ giao thông từ QL1A với Khu du lịch Bà Nà-Núi Chúa.



* Đường ĐT 604 (từ Túy Loan - Dốc Kiền)

+ Vị trí: Chiều dài 24,7km đi qua các xã Hòa Phong - Hòa Phú. Điểm đầu tại ngã ba Tuý Loan theo hướng tây, đi qua các trung tâm kinh tế, hành chính, chính trị của xã Hoà Phú, nối với thị trấn Prao - huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam.

+ Hiện trạng: Hiện tại, ĐT604 có nền đường 7.5m, mặt 5.5m rải nhựa, đang bị xuống cấp đặc biệt tại khu vực Dốc Kiền thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở gây ách tách giao thông, các công trình trên tuyến xuống cấp vì vậy vào mùa mưa lũ có một số đoạn bị ngập, tràn. Hiện nay tuyến đường này đang được xem xét đầu tư đoạn thuộc địa phận tp Đà Nẵng với quy mô đường đô thị, mặt cắt Bnền = 5+15+5 = 25m.

+ Chức năng : Theo đường ĐT604 có thể lên thị trấn Prao - huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam. Nối với đường Quốc lộ 14B, từ đó có thể lưu thông ra khắp các vùng trong thành phố cũng như sang tỉnh thành lân cận.



* Đường ĐH1Hoàng Văn Thái, giao với đường DH2 tại Km4+987,65

+ Vị trí: Chiều dài 6,97km. Điểm đầu tại ngã ba Hoà Mỹ - giao với đường Tôn Đức Thắng (QL 1A) theo hướng tây nam, nối với đường Nam Hầm Hải Vân - Tuý Loan và kết thúc tại ngã ba Phú Thượng (đường ĐH2 - Hoà Nhơn - Hoà Sơn) thuộc địa bàn xã Hoà Sơn.

+ Hiện trạng: Hiện tại, tuyến đã đang được đầu tư với quy mô nền đường 25.0m, mặt đường 15m, lề 2x5,0m.

+ Chức năng: ĐH1 chủ yếu phục vụ dân sinh, khai thác du lịch và đảm bảo AN - QP.

Ngoài ra, còn có hệ thống các đường liên xã (ĐX) giao với đường ĐH2 đi các khu vực lân cận trong khu vực.

2) Tình hình sử dụng nước cấp và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực dự án

- Theo kết quả điều tra, tham vấn đối với chính quyền địa phương và nhiều hộ dân tại 2 xã trong khu vực dự án (xã Hòa Nhơn và xã Hòa Sơn) cho thấy, chất thải rắn sinh hoạt của người dân được định kỳ thu gom hàng ngày bởi Công ty môi trường đô thị của thành phố.

- Khoảng 85% các hộ gia đình tại 2 xã nêu trên đã được sử dụng nguồn nước cấp sinh hoạt. Các hộ dân còn lại đều sử dụng nước giếng khoan.

- Theo điều tra, hầu hết các gia đình sinh sống dọc 2 bên đường ĐH2 hiện hữu đều đã có sử dụng bể phốt.





CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ


3.1. Phân tích và so sánh phương án CÓ và KHÔNG CÓ dự án tuyến đường

So sánh phương án Có và Không có dự án sẽ được đánh giá theo Bảng 3-1 dưới đây:

Bảng 3-1: Đánh giá phương án Có và Không có tuyến đường


Vấn đề môi trường

KHÔNG CÓ đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn)

đường ĐH2 (Hòa Nhơn -Hòa Sơn)

Phát triển kinh tế - xã hội


Trong tương lai gần có thể sẽ phát sinh các mâu thuẫn giữa phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông của Tp. Đà Nẵngtương đối đồng bộ và phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng được mục tiêu phát triển đã đề ra thì hạ tầng giao thông của thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai gần, do:

- Mật độ đường ở huyện ngoại thành như Hòa Vang còn thưa. Nhiều khu vực vẫn đang trong quá trình quy hoạch, hệ thống đường chủ yếu là đường dân sinh được xây dựng một cách tự phát nên không tạo thành một mạng lưới giao thông đồng bộ, không đủ năng lực phục vụ được giao thông vận tải hàng hóa và hành khách.

- Các trục giao thông chính phân bố tương đối xa, chủ yếu chỉ có các trục dọc là các tuyến đường do Trung ương quản lý như QL 1A, QL 14B, Đường tránh Đà Nẵng (Đường Nam Hải Vân - Túy Loan). Các tuyến đường do địa phương quản lý chỉ có một số ít như ĐT 602, đường Hoàng Văn Thái… đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, còn lại như tuyến ĐT 604 (nay là QL 14G) đã xuống cấp. Việc kết nối giữa các trục giao thông chính do đó rất thưa thớt và không phát huy được năng lực của các tuyến đường đối với sự phát triển của các khu vực.

Hiện nay, Đà Nẵng đã có quy hoạch cụ thể về việc mở rộng các khu đô thị ra phía đông và tây thành phố. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông chưa thuận tiện nên số người đến định cư ở khu vực này chưa nhiều, dân cư tại khu vực này còn thưa thớt.


Giải quyết các mâu thuẫn sẽ phát sinh giữa phát triển xã hội và cơ sở hạ tầng

Tuyến đường ĐH2 sẽ đem đến những tác động tích cực, góp phần quan trọng giải quyết được những vấn đề khúc mắc nhất về năng lực của hạ tầng giao thông khu vực phía Tây của thành phố, góp phần vào định hướng cũng như thúc đẩy hoàn thiện các quy hoạch.

Ngoài ra, tương tự như những tuyến đường đô thị khác, tuyến đường ĐH2 cũng sẽ đem lại những lợi ích trực tiếp cho khu vực tuyến đi qua như chỉnh trang đô thị, cải thiện hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực.

Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố. Do đó, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện với các khu vực đất nông nghiệp dần dần chuyển sang đất thương mại đô thị. Ngoài ra,huyện Hòa Vang có tiềm năng du lịch sinh thái với các khu vực rừng núi rộng lớn.




Ô nhiễm không khí, tiếng ồn và độ rung

Chất lượng không khí khu vực đô thị bị suy giảm, tiếng ồn và độ rung tăng cao

Một số tuyến đường vành đai hiện trạng đang bị ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung. Trong tương lai, chất lượng không khí của khu vực đô thị thành phố sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tăng nhanh nhu cầu vận tải.



Giảm tải ô nhiễm không khí, tiếng ồn và độ rung cho khu vực nội thị

Khi có tuyến đường ĐH2 sẽ trực tiếp làm giảm lượng xe vận chuyển trong các tuyến đường vành đai hiện trạng trong nội thành. Giảm lượng khí thải phát sinh trong nội thành nơi vốn dĩ đã có rất nhiều nguồn phát khí thải từ con người, sản xuất và dịch vụ.



Đánh giá tác động về ngập lụt

Tuyến đường ĐH2 khi chưa được cải tạo, nâng cấp và điều chỉnh hướng tuyến tại 2 đoạn thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão gây ách tắc giao thông, đi lại khó khăn. Các điểm ngập lụt chủ yếu nằm gần sông Túy Loan từ Km0+00 đến Km2+158,39. Ngoài ra hệ thống thoát nước hiện trạng của tuyến đường đã xuống cấp, góp phần làm tăng ngập úng cục bộ tại nhiều điểm trên tuyến đường.

Với việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 bằng việc nâng cao độ của tuyến đường và điều chỉnh hướng tuyến tại 2 đoạn thường xuyên bị ngập lụt, tình trạng ngập lụt sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tích cực đến giao thông, phát triển kinh tế và liên kết vùng.Đảm bảo mục tiêu giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường tránh Hải Vân – Túy Loan hiện tại.

Cơ sở hạ tầng

Việc tập trung quá đông dân số tại một số khu vực sẽ tạo nên các điểm ách tắc giao thông. Hệ thống thoát nước có thể bị hư hỏng do vi phạm hành lang bảo vệ. Trong tương lai hệ thống thoát nước sẽ không đáp ứng được nhu cầu và gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại các điểm trên.


Dự án sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho khu vực đô thị nhưng cũng sẽ mang đến một số tác động tiêu cực cho các vùng nông thôn nơi tuyến đường đi qua như: cao độ của hai tuyến đường đề xuất đều cao hơn các tuyến đường hiện trạng, nếu việc khảo sát và thiết kế hệ thống cống thoát nước không được thực hiện kỹ càng, chính xác thì nguy cơ ngập úng, thiếu nước tưới tiêu cho các vùng nông thôn này là có thể xảy ra.Đồng thời, chất lượng môi trường đặc biệt là không khí và tiếng ồn sẽ bị thay đổi bởi sự gia tăng lưu lượng xe cơ giới.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế:

Việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 trong đó đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực, xóa dần cách biệt của nhân dân vùng nông thôn với thành thị, hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực và thành phố.

Tuyến đường ĐH2 được đầu tư sẽ góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm, cải thiện vận chuyển hàng hoá và tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua giảm chi phí sản xuất tiếp thị, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng.

* Đánh giá hiệu quả xã hội:

Ngoài những lợi ích kinh tế trực tiếp, dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích xã hội và môi trường quan trọng cho người dân địa phương, phục vụ nhu cầu lưu thông của nhân dân trong vùng với các trung tâm kinh tế, chính trị, khu công nghiệp, trường học... Góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới.

Tuyến đường ĐH2 được đầu tư sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện lưu thông ở các tuyến đường nội thành cũng như các tuyến đường kết nối khác (đường Trường Chinh, Tôn Đức Thắng), điều đó góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông trên địa bàn, và giảm lưu lượng cho các tuyến đường hỗ trợ…

3.2. So sánh các phương án của tuyến đường ĐH2


- PA1 : Tuyến đường ĐH2 được cải tạo, nâng cấp bằng việc mở rộng mặt đường từ 7,5m lên 10,5m và lề đường mỗi bên rộng 5m. Hướng tuyến tuân thủ theo hướng tuyến quy hoạch (bám theo tuyến đường hiện trạng). Không thay đổi hướng tuyến tại 2 đoạn: đoạn 1 từ Km0+212 – Km0+924 và đoạn 2 từ Km1+514 – Km2+355.

- PA2 : Tuyến đường ĐH2 được cải tạo, nâng cấp bằng việc mở rộng mặt đường từ 7,5m lên 10,5m và lề đường mỗi bên rộng 5m. Thay đổi hướng tuyến tại 2 đoạn: đoạn 1 từ Km0+212 – Km0+924 và đoạn 2 từ Km1+514 – Km2+355 như đã trình bày ở trên.



Tiêu chí đánh giá

Phương án 1

Phương án 2

(phương án chọn)

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Đảm bảo

Đảm bảo

Phù hợp với quy hoạch

Phù hợp

Phù hợp

Các yếu tố tác động dân cư:

+ Số hộ bị ảnh hưởng trên toàn tuyến



+ Số hộ ảnh hưởng: 613 hộ


+ Số hộ ảnh hưởng 666 hộ bị ảnh hưởng (nhiều hơn phương án 1 là 53 hộ)

Các loại đất bị thu hồi trên toàn tuyến

Tổng cộng: 183.168m2, trong đó:

+ Đất ở: 44.518m2;

+ Đất vườn: 29.721m2

+ Đất nông nghiệp: 1.510m2

+ Đất công: 107.419m2


Tổng cộng: 191.223m2, trong đó:

+ Đất ở: 50.977m2;

+ Đất vườn: 31.317m2;

+ Đất nông nghiệp: 1.510m2; + Đất công 107.419m2

Diện tích đất bị thu hồi so với phương án 1 lớn hơn, nhưng chênh lệch không đáng kể


+ Kinh phí GPMB:


78.300.000.000 VNĐ

(3.48 US$ mil.)



88.360.000.000 VNĐ

(3.92 US$ mil.)




+ Mức độ thụ hưởng sau khi tuyến đường hoàn thành:


+ Tương đối tốt vì đường còn tồn tại nhiều khác cua hẹp

+ Tốt vì tại các vị trí chỉnh tuyến sẽ làm cho tuyến đường thẳng hơn và các hộ dân nằm ở vị trí nắn tuyến sẽ kết nối với tuyến đường thuận lợi hơn...

Tiến độ

Thời gian thi công trung bình 24 tháng

Thời gian thi công trung bình 24 tháng

Cải thiện tình trạng ngập lụt


Hạn chế (đoạn Km0+00-Km2+158 bị ngập gây chia cắt)

Tốt, đáp ứng được tiêu chí thoát nước, chống ngập cho tuyến đường.


Tổng mức đầu tư (VNĐ)

480.457.603.000

524.718.145.000

* Các vấn đề môi trường:

Các ảnh hưởng môi trường của 2 Phương án tuyến được đánh giá căn cứ trên các bản đồ hiện trạng của khu vực, các bản vẽ Qui hoạch tổng thể và khảo sát thực địa. Các khu vực chịu ảnh hưởng tiềm năng được liệt kê trong bảng dưới đây:



Tác động môi trường tiềm tàng

Phương án 1

Phương án 2

(phương án chọn)

So sánh 2 phương án

1. Sử dụng đất hiện có:

Sử dụng đất ở hai đoạn chỉnh tuyến


- Khu vực đất nông nghiệp, mộ, một phần tường rào của công trình nhạy cảm

- Diện tích đất bị thu hồi ít hơn do có thể tận dụng phần đường ĐH2 hiện trạng




Khu vực đất nông nghiệp, một phần đất đồi, mộ, một phần tường rào của công trình nhạy cảm.

- Diện tích đất thu hồi nhiều hơn do không tận dụng được phần đường ĐH2 hiện trạng ở hai đoạn tuyến làm mới. Tuyến băng cắt qua quả đồi có nhiều hộ dân sinh sống.

- Tổng diện tích đất bị thu hồi tăng thêm so với phương án 1 là 8.055m2 trong đó bao gồm :

+ Đất ở: 6.459 m2



+ Đất vườn: 1.596m2

Phương án 1 và 2 đều tác động đến sử dụng đất nhạy cảm, đất nông nghiệp.

Địa hình/địa vật/ cao độ

Bằng phẳng, vùng đất thấp

Cao trình tự nhiên cao hơn Phương án 1

Không có sự khác biệt đáng kể trong tác động tiềm ẩn đến cảnh quan. Phương án 2 có ưu thế vượt lũ hơn Phương án 1. Do đó giảm thiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng ngập úng gây ra.

Xói lở

Xói lở bờ sông được lưu ý; ít có khả năng sạt lở đường do lũ lụt.

Xói lở bờ sông được lưu ý;ít có khả năng sạt lở đường do lũ lụt.

Mức độ xói lở là tương tự cho cả hai tuyến đường.

Cây trồng/ vụ mùabị ảnh hưởng

Lúa, khu canh tác

Lúa, khu canh tác

Không có sự khác biệt đáng kể trong tác động đã được xác định.

Số hộ bị ảnh hưởng tại đoạn chỉnh tuyến

9 hộ bị ảnh hưởng

53 hộ bị ảnh hưởng

Phương án 2 có số hộ bị ảnh hưởng nhiều hơn do hướng tuyến tại 2 đoạn thay đổi. Đoạn băng cắt qua đồi nơi có nhiều hộ dân sinh sống nên số hộ bị ảnh hưởng toàn phần nhiều hơn phương án 1.

2. Nước:

Chất lượng nước







Không có sự khác biệt đángkểtrongtác động tiềm năngxác định được.

Thủy văn /lũlụt

Khu vực dễ bị lũ lụt, gầnsông Tuý Loan, nước dâng caovào những ngàymưa.

Mức độ ngập lụt giảm hơn do cao trình tự nhiên cao hơn.

Nước lũ có khả năng gây ra lũ lụttươngtựtrên cả haituyếnđường. Tuynhiên , mức độ ảnh hưởng của Phương án 1 nghiêm trọng hơn. Phương án 2 giảm thiểu được tình trạng ngập lụt do điều chỉnh hướng tuyến tại 2 đoạn thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa bão.

3. Không khí:

Chất lượng không khí

không đánh giá


không đánh giá


Không có sự khác biệt đáng kể về khả năng tác động.

Các khu vực nhạy cảmcó thể bị ảnh hưởng bởi bụi /khí thải/tiếngồn

Một số công trình nhạỵ cảm gần tuyến đường bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi, tiếng ồn trong quá trình thi công

Một số công trình nhạỵ cảm gần tuyến đường bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm bụi, tiếng ồn trong quá trình thi công

Các tác động ở 2 phương án là như nhau.

4. Các cấu trúc cần thiết khác:

Trụ điện, thoát nước, thủy lợi, đường dân sinh...sẽ bị ảnh hưởng.

Do tuyến đường được mở rộng và nâng cao độ mặt đường nên sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của tuyến đường. Các cột điện, trạm biến áp, sẽ được di dời.

Do tuyến đường được mở rộng và nâng cao độ mặt đường nên sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của tuyến đường. Các cột điện, trạm biến áp, sẽ được di dời.

Tác động của 2 phương án này cơ bản là như nhau. Tuy nhiên đối với Phương án 2, việc di dời các trụ điện và xây dựng hệ thống thoát nước sẽ thuận lợi hơn do 2 đoạn điều chỉnh là xây mới.

Tiếp cận vật liệu xây dựng

Có thể tận dụng đất đào tại chỗ để đắp cho nền đường. Và sử dụng đất đắp từ các mỏ gần tuyến công trình

Có thể tận dụng đất đào tại chỗ để đắp cho nền đường. Và sử dụng đất đắp từ các mỏ gần tuyến công trình

Không có sự khác biệt đáng kể trong tác động được xác định. Cả hai tuyến đường sẽ có những yêu cầuvà các nguồn tương tự.

Tầm nhìn








Chiều cao của đường trong cả hai phương án sẽ tương tự. Không có sự khác biệt đáng kể trong tác động tiềm ẩn.

Nguồn Xây dựng







Yêu cầu về tường chắn, vật liệu đắp, đổ vật liệu đào, bảo vệ mái dốc...sẽ là tương tự cho cả hai phương án.
Không có sự khác biệt đáng kểt trong tác động được xác định.

* Lựa chọn phương án tuyến:

Để hạn chế các ảnh hưởng của ngập lụt cũng như việc nâng cao điều kiện sống của các khu vực dân cư trên tuyến đường đi qua sau khi tuyến đường được đầu tư. Và trên cơ sơ các tiêu chí đánh giá và các ưu nhược điểm nêu trên, phương án được lựa chọn là phương án 2:

- Chọn phương án 2 là phương án đầu tư.

- Điều chỉnh quy hoạch chiều cao trung tâm hành chính xã Hòa Nhơn với cao độ quy hoạch đảm bảo tần suất vượt lũ hàng năm. Phương án 1 chi phí cho đền bù, tái định cư ít hơn, tác động xã hội theo đó cũng ít hơn tuy nhiên tác dụng phòng chống ngập lụt không hiệu quả như phương án 2. Vì vậy, phương án 2 à phương án được lựa chọn để đảm bảo yếu tố vượt lũ bền vững lâu dài trong tương lại.



Trên cơ sở những đánh giá ở trên, có thể kết luận sơ bộ rằng, phương án hướng tuyến theo phương án 2 của đường ĐH2 có ít tác động tiêu cực đối với môi trường hơn.



CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG













4.1. Đánh giá tác động môi trường phương án lựa chọn


Phần này sẽ tổng kết những tác động tiềm ẩn của dự án, dựa trên các đặc trưng của dự án và cơ sở dữ liệu môi trường nền thu thập được, có sử dụng các kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự ở trong nước và quốc tế cũng như tuân thủ quy trình, khuôn mẫu báo cáo ĐTM của chính phủ Việt Nam và Chính sách an toàn môi trường của WB.

Nhìn chung, các giai đoạn hoạt động của dự án gây tác động tới môi trường khác nhau. Việc xác định các nguồn gây tác động môi trường của dự án theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn I - Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Lập báo cáo đầu tư dự án, thiết kế, đền bù và giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn...



+ Giai đoạn II - Giai đoạn xây dựng: San nền, thi công xây dựng các hạng mục công trình, kỹ thuật và lắp đặt thiết bị...

+ Giai đoạn III - Dự án đi vào hoạt động.

Các tác động đến môi trường có thể trình bày cụ thể như sau:

4.1.1. Những tác động tích cực của dự án


Việc triển khai Dự án xây dựng đường ĐH2 sẽ góp phần:

- Tuyến đường ĐH2 được cải tạo, nâng cấp sẽ từng bước hoàn thiện đường vành đai hoàn chỉnh bao quanh thành phố Đà Nẵng, tạo tiền đề về hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên địa bàn huyện Hòa Vang cũng như thành phố Đà Nẵng, đồng thời sẽ thu hút một phần đáng kể lưu lượng xe trên tuyến tránh Hải Vân - Túy Loan, giúp giảm bớt áp lực giao thông trên tuyến đường này và làm cải thiện, nâng cao mức độ an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông trong khu vực. Mặt khác, việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường sẽ cải thiện đáng kể tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra vào mùa mưa bão.

- Tuyến đường ĐH2 nằm ở khu vực phía Tây thành phố Đà Nẵng, là một trong những tuyến giao thông huyết mạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các xã trong huyện Hòa Vang, do đó nó giúp kết nối các khu vực phía Bắc với Trung tâm Hành chính huyện và khu vực phía Nam, Tây Nam của huyện Hòa Vang.

- Thu hút được nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư sống xung quanh khu vực dự án (buôn bán, phụ hồ, thợ xây...) trong quá trình thi công cũng như vận hành dự án, có nhiều căn hộ/nhà được xây dựng và tập trung đông dân cư tới sinh sống.v.v...

Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực nêu trên, những tác động tiêu cực tới môi trường phát sinh từ dự án là không thể tránh khỏi. Những tác động này có thể gây ảnh hưởng đến các yếu tố và thành phần của môi trường, làm thay đổi cảnh quan và sức khoẻ của cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên xung quanh khu vực dự án. Do đó, cần phải có những phân tích, đánh giá khách quan và khoa học những tác động tiềm tàng để làm cơ sở xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực một cách có hiệu quả.

4.1.2. Những tác động tiêu cực chung của dự án


Báo cáo ĐTM này sử dụng bảng ma trận tác động để sàng lọc các tác động theo thể loại riêng (vật lý, sinh học, xã hội...) và theo từng loại dự án. Các tác động này sẽ được xác định mức độ quy định như sau:

Bảng 4-1: Phân loại các tác động



Ký hiệu

Mức độ tác động

Diễn giải

N

Không tác động




L

Tác động tiêu cực ở mức độ thấp

Cường độ tác động thấp, quy mô cục bộ, ảnh hưởng tạm thời và có khả năng tựphục hồi.

M

Tác động tiêu cực ở mức độ trung bình

Tác động ở mức độ nhỏ trong khu vực nhạy cảm; tác động ở mức độ trung bình với những tác động vừa phải mà có thể đảo ngược, có thể giảm nhẹ và có thể quản lý, diễn ra trên phạm vi cục bộ, và trong thời gian tạm thời.

H

Tác động tiêu cực ở mức độ cao

Tác động ở mức độ trung bình trong khu vực nhạy cảm;tác động ở mức độ lớn và có tác động đáng kểtới xã hội và/hoặc môi trường, trong đó, một số tác động là không thể đảo ngược và yêu cầu có sự bồi thường/bồi hoàn.

P

Tác động tích cực

Tạo ra những thay đổi tích cực cho môi trường xung quanh và con người (về điều kiện sống, về tinh thần...).


Bảng 4-2: Ma trận tác động sơ bộ

Hoạt động của dự án

Các yếu tố nhạy cảm môi trường

Vật lý

Sinh thái

Con người

Chất lượng nước mặt

Chất lượng nước ngầm

Chất lượng bùn, đất

Chất lượng không khí

Dòng chảy tự nhiên

Độ ồn

Độ rung

Địa mạo/ địa hình

Sinh thái trên cạn

Sinh thái dưới nước

Sử dụng đất

Nuôi trồng thủy sản

Du lịch giải trí

Kinh tế

Thoát nước/ngập úng

An toàn giao thông

Cảnh quan

Di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng

Tài nguyên thiên nhiên

Sức khỏe cộng đồng

Giải phóng mặt bằng

L

L

L

M

L

L

N

L

L

L

H

N

L

M

M

L

M

L

L

L

Khai thác nguyên vật liệu

L

L

N

M

M

L

N

L

L

L

L

N

L

B

N

N

M

N

M

N

Vận chuyển nguyên vật liệu

N

N

N

M

N

M

L

N

N

N

N

N

L

L

N

M

N

N

L

L

Kho bãi nguyên vật liệu

L

L

L

L

N

N

N

N

L

L

L

N

L

L

N

L

L

L

N

N

Sử dụng/bảo quản trang thiết bị/máy móc

L

N

L

M

N

M

L

N

N

N

N

N

L

L

N

L

N

N

L

L

Ách tắc giao thông

N

N

N

M

N

L

L

N

N

N

N

N

N

L

N

N

L

N

N

L

Làm lán trại (nếu có), tập trung đông công nhân

L

N

N

L

N

N

N

N

N

N

L

N

L

N

N

N

L

L

N

N

Đào đắp nền đường và làm mặt đường

M

L

L

M

M

M

L

L

L

L

H

L

L

M

M

L

L

L

L

L

Đào đất và xây cống

L

L

L

L

L

L

L

L

N

L

L

N

L

L

M

L

L

N

L

L

Đổ bùn, đất nạo vét (nếu có)

M

L

M

M

L

N

N

L

L

N

H

N

L

L

M

L

M

L

N

L

Xây dựng cầu

M

L

L

L

L

L

L

L

N

L

L

N

N

L

L

L

N

N

L

L

Vận hành tuyến đường

N

N

N

M

M

L

L

L

N

N

L

N

B

B

M

M

B

B

L

L

Bảo dưỡng tuyến đường

L

N

N

L

N

L

N

N

N

N

N

N

N

L

N

L

N

N

N

L


tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương