Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án



tải về 14.21 Mb.
trang16/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43

4.1.5. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành dự án


4.2.5.1. Nguồn gây ô nhiễm, đối tượng và thời gian tác động

Trong quá trình hoạt động của dự án,cácnguồn gây ô nhiễm, đối tượng bị tác động và thời gian tác động cụ thể như sau:

Bảng 4-20: Nguồn gây ô nhiễm, đối tượng và thời gian tác động bởi dự án


Hoạt động của dự án

Nguyên nhân gây ra tác động

Các tác động môi trường

Đối tượng

bị tác động

Thời giantác động

Giao thông trên đường

- Khí thải, tiếng ồn của các phương tiện chạy trên đường.

- Rác thải do tài xế hoặc hành khách trên xe rả thải bừa bãi trên đường…



Ô nhiễm môi trường do khí thải, tiếng ồn, độ rung...

- Môi trường không khí.

-Sứckhỏe người dân.

- Làm mất mỹ quan tuyến đường…


Lâu dài

Code nền của tuyến đường nâng cao

Cao độ nền đường cao hơn so với khu vực xung quanh.

Cao độ nền đường cao hơn các tuyến đường dân sinh hiện trạng, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân

Các địa điểm thấp trũng có thể bị ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.



Sức khỏe và an toàn của người dân tại khu vực.

Lâu dài

Sự cố môi trường

Rủi ro từ hoạt động duy tu bảo dưỡng công trình không đúng quy cách.

Rủi ro tai nạn giao thông.



- Gia tăng ô nhiễm, dầu mỡ, tăng độ đục, chất thải rắn

- Gây nguy hiểm cho tính mạng của công nhân và nhân dân trong vùng



- Người và tài sản

- Sức khỏe cộng đồng.

- Môi trường không khí, nước và đất.


Tạm thời

4.2.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động tới môi trường

1) Tác động bụi và khí thải giao thông:

Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ gia tăng lưu lượng các phương tiện qua lại các cầu và tuyến đường. Đây sẽ là nguồn phát sinh ô nhiễm do khí thải.

Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải tương đối lớn chứa các chất ô nhiễm như NO2, CO, CO2, VOC... Nồng độ các khí này phụ thuộc vào mật độ xe và chủng loại xe chạy qua khu vực các công trình.

2) Tác động do tiếng ồn và độ rung:

Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải đi lại thường xuyên.Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải- xe khách: 84-95 dBA, xe mô tô: 94 dBA...Mức ồn của các loại xe cơ giới được nêu trong bảng dưới đây:

Bảng 4-21: Mức ồn của các loại xe cơ giới


Loại xe

Cường độ ồn (dBA)

Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư

QCVN 26:2010/BTNMT

Ban ngày (dBA)

Ban đêm (dBA)

Xe du lịch

77

70

55

Xe mini bus

84

Xe thể thao

91

Xe vận tải

93

Xe mô tô 4 thì

94

Xe mô tô 2 thì

80 - 100

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT Hà Nội 1997
Số liệu ở bảng trên cho thấy, hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt quy chuẩn cho phép về tiếng ồn tại khu dân cư. Do đó, cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát một cách phù hợp.

3) Rủi ro về tai nạn giao thông

Khi các hạng mục công trình đi vào hoạt động sẽ gia tăng lưu lượng các phương tiện qua lại các tuyến đường và cầu. Mặt khác, trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng các công trình cũng sẽ tập trung nhiều phương tiện, máy móc phục vụ. Điều đó sẽ kéo theo nguy cơ rủi ro về tai nạn giao thông đối với các tài xế lái xe và người dân tham gia giao thông. Điều này là khó tránh khỏi, do đó cần đẩy mạnh tuyên truyền cho những người tham gia giao thông tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ để giảm thiểu những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.


4) Các tác động đến kinh tế - xã hội

- Dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau trên địa bàn vì khi các công trình đi vào hoạt động sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các xã trong khu vực dự án và các xã phường lân cận trong Tp. Đà Nẵngcũng như vùng phụ cận. Đồng thời,nhiều hàng quán phục vụ và các công trình phụ trợ... sẽ hình thành dọc theo tuyến đường mới.

- Dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố một cách đồng bộ; Tạo cảnh quan môi trường tốt, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống văn hóa tinh thần cho người dân. Và tạo động lực phát triển thành phố, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy sự phát triển đô thị và khu vực.

Tóm lại, so sánh giữa lợi ích và thiệt hại có thể thấy rằng lợi ích mà dự án đem lại là rất thiết thực và có ý nghĩa. Những tác động tiêu cực trên có thể kiểm soát và khắc phục được.



4.1.6. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực dự án


Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong khi đó Tp. Đà Nẵng là thành phố ven biển nằm ở miền Trung của Việt Nam, nơi vốn thường chịu nhiều thiệt hại do tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu với nguyên nhân chính do hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí tăng cao gây ra sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thiên tai (giông, lốc xoáy, mưa lớn...). Hiện tượng ngập úng sâu kéo dài hoặc khô hạn cùng với sạt lở bờ, xâm nhập mặn ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu còn có trách nhiệm của con người. Do đó, ổn định đời sống, sinh kế cho cộng đồng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầngđể góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết đối với thành phố Đà Nẵng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với Việt Nam nói chung và Tp. Đà Nẵng nói riêng là rất rõ ràng, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng bình quân 0,50C/năm, lượng mưa có xu hướng tăng. Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, đa phần diện tích Việt Nam, trong đó có khu vực Tp. Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,2-1,6oC. Trong khi đó, mức tăng phổ biến của lượng mưa năm từ 1-4% vào giữa thế kỷ. Về mực nước biển, năm 2020 mực nước biển tại khu vực sẽ dâng cao thêm từ 7-9cm, năm 2050 sẽ dâng lên từ 20- 27cm và đến cuối thế kỷ mực nước dâng là 49-77cm. Những biến đổi này làm thay đổi hình thái các kiểu thời tiết và làm trầm trọng thêm các loại hình thiên tai và gia tăng cường độ và tần suất các thiên tai ít phổ biến trước đây.Các tác động của biến đổi khí hậu như sau:



    • Tăng nhiệt độ trung bình và số ngày nóng của mùa khô;

    • Tăng lượng mưa cuối mưa, phân bố mưa thay đổi;

    • Tăng số ngày có mưa lớn bất thường (>100mm);

    • Nước biển dâng dẫn đến ngập lụt, xâm nhập mặn;

    • Triều cường gia tăng...

Trong thực tế,các cơ sở hạ tầng, trung tâm dân cư, đô thị... ở khu vực dự án, nhất là ở gần các sông, kênh rạch đều rất dễ bị tổn hại do tác động bởi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Những người nghèo thường xuyên gặp nguy hiểm vì họ hay sống ở những địa điểm không chắc chắn và không có đủ điều kiện để sửa chữa sau thiên tai. Hơn nữa, việc tiếp cận với các công nghệ thích ứng và hỗ trợ thể chế còn ít, khiến họ càng dễ bị ảnh hưởng.

Để góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng tới Tp. Đà Nẵng thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị (cải tạo, xây dựng đường, cầu, đê kè, hệ thống cấp thoát nước...)có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm giúp Tp. Đà Nẵng thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và phát triển KT - XH một cách bền vững.

Đối với Dự án, tác động của mưa, triều cường và nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hoạt động thi công và vận hành của Dự án. Các tác động chính của biến đổi khí hậu đến hoạt động của Dự án như sau:

1) Đối với giai đoạn thi công:


    • Số ngày mưa với lượng mưa bất thường tăng, làm ảnh hưởng đến việc thi công, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và gây ngập úng cục bộ do hệ thống thoát nước tạm thời không kịp đáp ứng.

    • Triều cường và mưa lớn sẽ gây ngập các khu vực thi công, khu vực chứa nguyên vật liệu. Nước ngập sẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh nơi công trường, nhất là đối với hạng mục thi công trong các tuyến hẻm và tuyến cống.

    • Việc ngập lụt cục bộ tại các hạng mục công trình thi công của Dự án không chỉ gây thiệt hại về vật chất (vật liệu xây dựng) mà còn có ảnh hưởng đến môi trường, đến cảnh quan khu vực và đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực Dự án.

2) Đối với giai đoạn vận hành:

Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT và WB công bố, sau 100 năm nữa mực nước biển dâng cao 1m thì khi đó Tp. Đà Nẵng sẽ nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Việc ngập úng này sẽ tác động đến các hạng mục chính của Dự án như sau:

Đối với các tuyến đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn):cần được tính toán thiết kế với cao độ nền (code) hợp lý ở mức cao hơn mức nước gia tăng ngập trong kịch bản, nếu không thì các khu vực này sẽ bị chìm ngập.

Thực vậy, việc tính toán thoát lũ, ngập lụt tại khu vực triển khai dự án và khu vực lân cận trong giai đoạn thi công xây dựng và khi tuyến đường đi vào hoạt động đã được đơn vị tư vấn thiết kế thực hiệncó tính đến yếu tố biến đổi khí hậu


4.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

4.2.1. Phương pháp áp dụng trong ĐTM


Tuỳ theo bản chất của mỗi phương pháp nghiên cứu, điều kiện áp dụng, và trình độ của người thực hiện sẽ thể hiện kết quả với các mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng đánh giá theo 3 mức độ. Tổng hợp kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 4-22: Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM



Phương pháp

Bản chất của phương pháp

Điều kiện áp dụng

Khả năng của người thực hiện

Điểm tổng số

Độ tin cậy

Khảo sát, thu mẫu

2

2

2

6

Cao

Thu mẫu và phân tích chất lượng không khí

1

2

1

4

Rất cao

Thu mẫu và phân tích chất lượng nước, đất...

1

2

2

5

Cao

Điều tra kinh tế - xã hội

2

2

1

5

Cao

Ma trận tác động

3

2

1

6

Cao

Sơ đồ lưới

3

1

1

5

Cao

Đánh giá nhanh

3

3

1

7

Đạt yêu cầu

Phỏng đoán

3

1

1

5

Cao

Với mỗi yếu tố được đánh giá bằng thang 3:



  • Bản chất của phương pháp: đây là phương pháp định lượng, bán định lượng và định tính ứng với mức độ 1, 2, 3.

  • Điều kiện áp dụng: Rất phù hợp, phù hợp và chấp nhận được ứng với mức độ 1, 2, 3.

  • Khả năng người thực hiện: Được đào tạo và chứng chỉ phù hợp với chuyên ngành và có thâm niên thực hiện các nghiên cứu tương tự - mức 1; thiếu một trong hai yếu tố - mức 2; thiếu hai yếu tố đó - mức 3.

Điểm tổng số chia làm 3 mức: độ tin cậy rất cao từ 3 - 4 điểm; độ tin cậy cao 5 -6 điểm và đạt yêu cầu từ 7 - 9 điểm.

  1. Khảo sát thực địa và phân tích hiện trạng chất lượng môi trường.

Phương pháp mang tính trực quan cao, phản ánh được hiện trạng. Kết quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm người thực hiện.

  1. Thu mẫu và phân tích chất lượng không khí được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam (Bụi: TCVN 5067-1995; SO2: TCVN 5971-1995; NO2: TCVN 6137 -1995; ồn: TCVN: 5964-1995).

Phương pháp đã được kiểm chứng và tiêu chuẩn hoá. Kết quả có khả năng mang sai số ngẫu nhiên.

  1. Thu mẫu và phân tích chất lượng nước được thực hiện theo qui trình tiêu chuẩn của Việt Nam.

Phương pháp đã được kiểm chứng và tiêu chuẩn hoá. Kết quả có khả năng mang sai số ngẫu nhiên.

  1. Điều tra kinh tế - xã hội thông qua việc thu thập số liệu tại UBND các phường

Kết quả mang tính đối thoại cao, cho biết về quá khứ và thăm dò về tương lai. Kết quả dễ mang tính chủ quan và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thực hiện.

4.2.2. Đánh giá về phương pháp sử dụng và độ tin cậy của các đánh giá


Công cụ và các phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động môi trường cho dự án này là các phương pháp phổ biến hiện nay nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng. Độ chính xác và tin cậy của các phương pháp này là rất cao.

  • Xây dựng ma trận tác động

Mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến từng vấn đề môi trường/thành phần môi trường được thể hiện trên ma trận tác động. Trên cơ sở đó, định hướng các nội dung nghiên cứu tác động chi tiết.

Phương pháp nghiên cứu thường sử dụng để định hướng và xác định những điểm thiếu của dữ liệu đồng thời cho phép lập kế hoạch thực hiện chi tiết. Kết quả và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của tập thể nghiên cứu.



  • Sơ đồ lưới

Sơ đồ hợp nhất các tác động và hệ quả trong một quan hệ tương tác nhất định giữa hoạt động và thành phần môi trường chịu tác động kể cả các hiệu ứng thứ cấp và tam cấp. Phương pháp cho thấy hệ thống của tác động theo chiều sâu (thời gian) và các tương tác đơn giản.

Phương pháp nghiên cứu sử dụng để định hướng và xác định xu hướng của các tác động. Rất ưu điểm trong việc đánh giá hệ quả lâu dài. Kết quả mang tính định tính. Kết quả và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của tập thể nghiên cứu.



  • Đánh giá nhanh

Các phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành năm 1993. Cơ sở của phương pháp đánh giá nhanh là dựa vào bản chất nguyên liệu, công nghệ, qui luật của các quá trình trong tự nhiên và kinh nghiệm để định mức tải lượng ô nhiễm.

Phương pháp này cho kết quả hạn chế trong trường hợp thông số, dữ kiện về ngành nghề hạn chế.

Trong nghiên cứu này, nhiều số liệu về tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải chất thải rắn…) được ước tính dựa trên cơ sở công suất giả định và đặc điểm công nghệ. Trong thực tế hoạt động của bệnh viện thì đây là số liệu có tính biến động nhiều nhất, vì vậy có thể nói các số liệu định lượng khó chính xác 100%.


  • Phỏng đoán

Dựa vào cơ sở lý luận và kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có, trên cơ sở đó xem xét tác động của dự án đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái trong vùng. Phương pháp mang tính chủ quan. Kết quả phụ thuộc chính vào nhận thức và trình độ của nghiên cứu viên.

Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các dự án có quy mô và điều kiện tương tự.

Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của dự án, Chủ đầu tư phải thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong muốn.

4.2.3. Mức độ chi tiết của các đánh giá


Đánh giá tác động tới môi trường của dự án tuân thủ theo trình tự:

  • Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động/ giai đoạn gây tác động của dự án.

  • Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.

  • Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.

Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể. Và trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.

CHƯƠNG 5: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG









Để giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội, dự án cần thực hiện tiếp cận theo các nhóm sau đây:

  • Phòng tránh: Phân tích các phương án thay thế đã được xem xét như một trong các giải pháp giảm thiểu quan trọng nhất để giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường và xã hội. Giảm thiểu tới mức có thể việc thu hồi đất và tái định cư là một yếu tố then chốt cho việc xem xét lựa chọn địa điểm dự án trong quá trình nghiên cứu khả thi và nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.

  • Công nghệ bền vững cho thiết kế và xây dựng: dự án đã được thiết kế và sẽ được thực hiện với công nghệ hiện đại tiên tiến.

  • Các kế hoạch giảm thiểu tổng hợp: Kế hoạch giảm thiểu các tác động môi trường chi tiết; Kế hoạch bồi thường và tái định cư...

Các giải pháp này sẽ được lồng ghép trong tiêu chí kỹ thuật về môi trường của Nhà thầu thi công và sẽ được giám sát bởi nhóm giám sát môi trường như một phần trong giám sát kỹ thuật quá trình xây dựng...

5.1. Nguyên tắc chung


- Các biện pháp giảm thiểu sẽ đa dạng và phụ thuộc nhiều vào đặc thù vị trí dự án, phương án thi công dự án cũng như năng lực của các bên tham gia. Các phương án giảm thiểu bao gồm cả phương án “quản lý” và “kỹ thuật”, được thực hiện bởi các bên liên quan. Về cơ bản, các tác động tiêu cực có thể được giảm thiểu bởi:

+ Đưa ra các phương án xây dựng hợp lý tập trung vào việc giảm thiểu các tác động môi trường. Loại công trình xây dựng này cần được phối hợp với các thiết kế kỹ thuật của toàn bộ dự án. Một lượng ngân sách nhất định được yêu cầu để chi trả cho việc này.



+ Thực hiện kế hoạch giảm thiểu tại khu vực thi công. Kế hoạch này cần được lập bởi các bên liên quan, và hoàn thành trước khi khởi công xây dựng.

Group 1114




tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương