Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án



tải về 14.21 Mb.
trang15/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43

4.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án


1) Tác động do thu hồi đất phục vụ dự án

Trong tháng 5 và tháng 6/2015, nhóm Tư vấn tái định cư của đơn vị tư vấn đã tiến hành cuộc điều tra kinh tế - xã hội và khảo sát đất đai/ tài sản bị ảnh hưởng bởi dự ántại các xã: Hòa Nhơn và Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng. Liên quan đến tác động thu hồi đất của các hộ dân bị ảnh hưởng phân bổ theo khu vực dự án, tổng cộng có 664 hộ dân và 02 tổ chức (UBND phường/xã) bị ảnh hưởng, trong đó số liệu cụ thể về từng loại đất theo khu vực được thể hiện trong Bảng dưới đây:



Bảng 4-3:Tổng hợp khối lượng ảnh hưởng bởi Dự án

­Nội dung

ĐVT

Khối lượng ảnh hưởng

1. Hộ bị ảnh hưởng:

hộ

666

Nhân khẩu

người

3.037

Trong đó

 




+ Hộ ảnh hưởng đất ở:

hộ

411

+ Hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp

hộ

253

+ Đất khác (UBND phường/xã quản lý)

hộ

2

+ Hộ ảnh hưởng nhà ở

hộ

276

2. Diện tích ảnh hưởng

 

191.223

Trong đó:

 




+ Diện tích đất ở

m2

50.977

+ Diện tích đất vườn/màu

m2

31.317

+ Đất UBND tạm giao

m2

1.510

+ Đất khác (đất công)

m2

107.419

 + Diện tích nhà ở bị ảnh hưởng

m2

17.052

3. Số hộ di dời, tái định cư

hộ

109

4. Số hộ thuộc diện ảnh hưởng đất nông nghiệp từ 20% trở lên (hoặc từ 10% trở lên đối với hộ dễ bị tổn thương)

hộ

18

5. Hộ gia đình bị ảnh hưởng kinh doanh

hộ

15

(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)
Các đối tượng được đề cập trong Bảng tổng hợp ở trên được bồi thường đất bị ảnh hưởng và được hỗ trợ theo Khung Chính sách Tái định cư đã được Chính phủ phê duyệt và được Ngân hàng thế giới phê chuẩn, và được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt thông qua Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 14/01/2013. Các hộ bị ảnh hưởng và tái định cư được hỗ trợ và đền bù theo Kế hoạch Tái định cư (RP) của dự án này.

a )Ảnh hưởng dothu hồi đất:

Một cuộc điều tra, bao gồm kiểm kê chi tiết tài sản bị ảnh hưởng đã được triển khai cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dự án nhằm xác định tổn thất đất đai và tài sản cố định như: công trình, cây cối, sinh kế và tiếp cận nguồn lực cộng đồng do công tác thu hồi đất để thực hiện dự án. Dự án dự kiến sẽ thu hồi đất/ tài sản do xây dựng tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn (xã Hòa Nhơn và Hòa Sơn, huyện Hòa Vang). Mức độ ảnh hưởng đối với đất cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4-4: Tổng hợp ảnh hưởngđất bởi dự án


STT

Tên công trình

Xã Dự án

TÁC ĐỘNG THU HỒI ĐẤT

Đất ở

Đất nông nghiệp(dân sử dụng)

Đất UBND tạm giao

Đất công

Tổng cộng

A

Hộ bị ảnh hưởng (hộ)



















1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn

Hòa Sơn


411

249

4

2

666




Ảnh hưởng thu hồi một phần đất ở




302










302




Ảnh hưởng thu hồi toàn bộ đất ở




109










109




- Dưới 20% đất NN







231

4




235




- Từ 20% trở lên







18







18




- Đất công ích













2

2

 

Tổng A

 
















B

Diện tích bị ảnh hưởng (m2)



















1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn

Hòa Sơn














191.223




Ảnh hướng thu hồi đất ở




50.977










50.977




- Ảnh hưởng toàn bộ




2.965










2.965




- Ảnh hưởng một phần




48.012










48.012




Ảnh hưởng đất nông nghiệp:







31.317

1.510

107.419

140.246




- Dưới 20% đất NN







26.006

1.510

107.419

134.935




- Từ 20% trở lên







5.311







5.311

 

Tổng B

 

50.977

31.317

1.510

107.419

191.223

(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)

b) Ảnh hưởng thu hồi đất ở và nhà ở:

Trong giai đoạn thiết kế dự án đã lựa chọn những giải pháp thiết kế tối ưu để tránh và giảm thiểu việc thu hồi đất đối với các hộ gia đình. Những hộ dân có công trình bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường đầy đủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Tp. Đà Nẵng.

Liên quan đến hạng mục công trình đề xuất, dự kiến có 666 hộ thuộc 02 xã là Hòa Nhơn và Hòa Sơn (trong đó có 664 hộ dân và 02 tổ chức là UBND xã Hòa Nhơn và UBND xã Hòa Sơn) có đất đai và tài sản cố định bị ảnh hưởng bởi dự án. Mức độ ảnh hưởng đối với đất ở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-5: Bảng tổng hợp ảnh hưởng đất ở



STT

Tên công trình

Xã Dự án

Số hộ bị ảnh hưởng

Diện tích Ảnh hưởng (m2)

Một phần

Toàn bộ

Tổng

1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn -

Hòa Sơn


302

109

411

50.977

(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)

Kết quả bảng trên cho thấy, tổng số có 411 hộ dân bị ảnh hưởng đất ở, với tổng diện tích ảnh hưởng là 50.977m2, trong đó có 302 hộ ảnh hưởng một phần và có 109 hộ dân khác phải di dời do xây dựng tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn.

Qua kết quả khảo sát, nhà ở trong khu vực dự án hầu hết là các nhà cấp 4 và nhà tạm, bán kiên cố, do khu vực đã được thông báo quy hoạch từ lâu. Mức độ ảnh hưởng về nhà ở cụ thể như sau:

Bảng 4-6: Tổng hợpảnh hưởng nhà ở do dự án



STT

Tên công trình

Xã Dự án

Số hộ ảnh hưởng (hộ)

Diện tích ảnh hưởng

(m2)

Một phần

Toàn bộ

Tổng

1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn

Hòa Sơn


167

109

276

17.052

(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)
c) Ảnh hưởng công trình/ vật kiến trúc:

Tổng hợp số liệu các công trình/kiến trúc bị ảnh hưởng bởi dự án trong bảng sau:

Bảng 4-7: Tổng hợp khối lượng ảnh hưởng công trình/ vật kiến trúc

TT

Công trình

Xã dự án

Khối lượng vật kiến trúc bị ảnh hưởng




Bếp (m2)

Vệ sinh (m2)

Tường (md)

Sân (m2)

Trụ Cổng (cái)

Bể nước (m3)

Mộ

(cái)

1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn

Hòa Sơn


420

180

3.720

4.470

109

22

53

(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)

d) Ảnh hưởng cây cối, hoa mầu:

Trong quá trình giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện việc phát quang, chặt bỏ những cây cối, hoa màu ở 2 bên đường để phục vụ thi công, mở rộng đường ĐH2. Theo khảo sát, trong Dự án không nhiều trường hợp ảnh hưởng đến cây cối hoa màu và đất nông nghiệp do phạm vi dự án chủ yếu nằm trên địa bàn dọc tuyến đường có các khu dân cư. Chỉ có một số cây cối bị ảnh hưởng là cây ăn quả và cây lấy gỗ, tuy nhiên khối lượng ảnh hưởng không đáng kể.

Theo kết quả kiểm kê, có 594 cây ăn quả; 906 cây bóng mát; 152 cây cảnh và khoảng 32.827m2 hoa màu (lúa) bị ảnh hưởng bởi dự án. Dưới đây là bảng tổng hợp khối lượng cây cối và hoa màu:

Bảng 4-8: Tổng hợp khối lượng ảnh hưởng cây cối và hoa màu



TT

Công trình

Xã dự án

Ảnh hưởng về cây cối, hoa màu

Cây ăn quả (cây)

Cây bóng mát(cây)

Cây cảnh (cây)

Hoa màu (m2)

1

Tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn đi Hòa Sơn

Hòa Nhơn

Hòa Sơn


594

906

152

32.827


(Nguồn: Báo cáo Tái định cư của dự án)

e) Ảnh hưởng về thu nhập và kinh doanh:

Qua khảo sát điều tra tại các khu vực dự án, dự kiến có khoảng 15 hộ dân thuộc diện kinh doanh của xã Hòa Nhơn và Hòa Sơn sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án trong khu vực này (một số hộ có nhà mặt đường kinh doanh tại nhà, tập trung ở khu vực chợ tại xã Hòa Nhơn, điểm giao cắt với ĐT602 tại xã Hòa Sơn).

f) Ảnh hưởng đến các mồ mả và các công trình văn hóa khác:

Đối với tuyến đường ĐH2 Hòa Nhơn - Hòa Sơn, dự án có ảnh hưởng đến một số ngôi mộ nằm rải rác tại khu vực nghĩa địa, ước tính khoảng 53 ngôi mộ trong khu vực dự án cần phải di dời để xây dựng hạng mục này. Nhóm tư vấn đã tiến hành các buổi tham vấn với chủ ngôi mộ và chính quyền địa phương. Kết quả tham vấn cho thấy họ ủng hộ dự án và sẵn sang di dời mộ với những hỗ trợ phù hợp.



g) Những ảnh hưởng tạm thời:

Mặc dù đã có những biện pháp giảm thiểu tác động tái định cư nhưng trong quá trình xây dựng, dự án sẽ gây ra một số ảnh hưởng tạm thời hoặc tạm thời hạn chế đi lại đến các cửa hàng, nhà ở và các công trình khác dọc hai bên đường. Cũng có những ảnh hưởng nhỏ đến tường rào, hàng rào và những tài sản cố định khác trong giai đoạn thi công. Những ảnh hưởng này sẽ được xác định và bồi thường/ hỗ trợ theo kế hoạch tái định cư đang được chuẩn bị và sẽđược phê duyệt.

Các công trình của dự án dự kiến sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến các công trình công cộng như cột điện, công trình ngầm của các đơn vị liên quan. Căn cứ theo chính sách tái định cư của dự án, tất cả những công trình công cộng bị ảnh hưởng sẽ được xây dựng lại hoặc sửa chữa và khôi phục lại.
2) Tác động do rà phá bom mìn

Bom mìn và vật nổ còn sót lại sau chiến tranh sẽ cần phải được rà phá cẩn thận để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường và đảm bảo an toàn cho công trình. Khu vực rà phá bom mìn là toàn bộ phạm vi cải tảo, nâng cấp tuyến đường nằm trên địa bàn của 2 xã Hòa Nhơn và Hòa Sơn. Công tác này sẽ được thực hiện bởi các đơn vị chuyên ngành rà phá bom mìn của quân đội. Trong quá trình rà và phá bom mìn thường sẽ gây nguy hiểm cho con người và gia súc nếu tiếp cận khu vực thực hiện. Do đó, chủ dự án và đơn vị chuyên trách rà phá bom mìn sẽ phải sử dụng hàng rào bảo vệ và biển cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra đối với người dân và gia súc.



3) Tác động từ quá trình giải phóng mặt bằng

Như đã trình bày ở phần trên, nhà ở của các hộ dân trong khu vực dự án hầu hết là các nhà cấp 4 và nhà tạm, bán kiên cố; số lượng cây cối hoa màu bị ảnh hưởng cũng không lớn. Do đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đánh giá là khá thuận lợi khi triển khai dự án.

Khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng tới đời sống và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các hộ dân này sẽ được bồi thường và hỗ trợ thỏa đáng theo chính sách hiện hành của Nhà nước và WB.Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch tái định cư của tuyến đường ĐH2 (Hòa Nhơn đi Hòa Sơn) thuộc Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng (SCDP Đà Nẵng) là 88.090.000.000 VNĐ (Tám mươi tám tỷ, không trăm chín mươi triệu đồng), tương đương 4,097 triệu USD. Kinh phí này đã bao gồm chi phí bồi thường hỗ trợ đất, tài sản và các công trình kiến trúc bị ảnh hưởng bởi dự án, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giám sát, đánh giá, quản lý hành chính (kèm chi phí giải quyết khiếu nại) và dự phòng phí. Kinh phí để thực hiện được lấy từ nguồn vốn đối ứng của thành phố Đà Nẵng cho Dự án.

Tuy ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, nhà cửa, mồ mả của người dân trong khu vực dự án, nhưng Dự án sẽ làm thay đổi bộ mặt của địa phương, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ phát triển, đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn thu nhập của gia đình từ buôn bán, dịch vụ… sẽ giúp mức sống ở khu vực dần tăng cao hơn…

Mặt khác, trong quá trình giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện việc di dời một số mồ mả của người dân bị ảnh hưởng (53 ngôi mộ) theo đúng các nghi thức tâm linh của địa phương. Đối với các công trình nhạy cảm việc giải phóng mặt bằng chỉ ảnh hưởng đến 1 phần tường rào của nhà thờ Phú Thượng, các công trình nhạy cảm khác cách khá xa tuyến đường nên không bị ảnh hưởng. Đơn vị Tư vấn cùng đại diện chủ dự án đã tiến hành tham vấn Nhà thờ, và nhận được sự ủng hộ của Nhà thờ Phú Thượng đối với dự án.

Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng cũng sẽ thực hiện phát quang, chặt bỏ các cây cối, hoa màu nằm trong phạm vi của dự án. Để hạn chế ảnh hưởng từ hoạt động này thì chủ đầu tư và đơn vị thi công nên cho phép người dân bị ảnh hưởng được tái sử dụng những loại cây lấy gỗ và tận thu những phần còn lại (cành, lá…) để làm củi.

Đánh giá một cách tổng thể, mức độ tác động do GPMB của dự án không lớn, công tác đền bù sẽ được thực hiện nghiêm túc để đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

4.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công dự án


Giai đoạn thi côngtuyến đường sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

- Tập trung công nhân xây dựng công trình và các phương tiện, thiết bị thi công.

- Xây dựng các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công: làm đường tạm thi công, lán trại tập trung công nhân (nếu có), kho bãi tập kết vật liệu xây dựng, dẫn nguồn điện, nước phục vụ thi công…

- Bóc bỏ lớp đất trên bề mặt (có lẫn hữu cơ) ở 2 bên hành lang đường để mở rộng tuyến đường và vận chuyển đi đổ thải; vận chuyển đất/cát/đá/sỏi từ các mỏ lân cận tới để thi công đường; san nền...

- Đào đắp nền đường;làm mặt đường và xây dựng các cống thoát nước, cầu...

- Di dời các cột điện, đường dây trung thế sang vị trí mới sẽ gây gián đoạn tạm thời việc sử dụng các tiện ích và sinh hoạt của người dân.

Các hoạt động trên là những nguyên nhân và là nguồn gây tác động tới môi trường tự nhiên và xã hội tại khu vực dự án.

4.1.4.1. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

Trong quá trình xây dựng,các nguồn gây ô nhiễm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4-9: Nguồn gây tác động và các thành phần gây ô nhiễm


TT

Nguồn gây ô nhiễm

Chất thải phát sinh

Thành phần của các chất gây ô nhiễm

1

- Bóc lớp bùn trầm tích đáy, và lớp đất (hữu cơ) bề mặt.

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển đất, cát san nền.

- Hoạt động vận chuyển, bốc nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng.

- Hoạt động máy móc thi công: Máy san gạt đất, máy lu, đầm nén…



Bụi, khí thải

- Tạo ra các loại khí thải: SOx, COx, NOx, VOC, CnHm,…

- Bụi.


2

Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân xây dựng.

Nước thải

- Nước thải chứa chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật gây bệnh…

3

Nước mưa chảy tràn.

- Chứa nhiều cặn lơ lửng (đất, cát…)

4

Nước rửa xe máy, dụng cụ xây dựng...

- Chứa đất, cát, dầu, mỡ…

5


Phát sinh từ quá trình xây dựng: Thi công đào đắp nền đường, làm mặt đường, trải nhựa đường; thi công các cầu, cống.

Chất thải rắn

- Đất, bùn thải, vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi, xi măng…) dư thừa, rơi vãi…

- Chất thải nguy hại:giẻ lau dính dầu mỡ, hộp đựng dầu nhớt; nhựa đường dư thừa, rơi vãi.

Do cầu có kích thước không lớn nên tư vấn thiết kế đãthiết kế cầu với trụ cầu nhỏ và sử dụng trụ được đúc sẵn… nên không sử dụng dung dịch bentonite.


Gạch, đá, sành sứ, đất, ván gỗ,…

6

Sinh hoạt của cán bộ và công nhân xây dựng.




- Thực phẩm dư thừa, giấy loại, túi bóng,…

4.1.4.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Trong quá trình thi công xây dựng dự án, ngoài các tác động có liên quan đến chất thải nêu trên còn có các tác động không mong muốn như sau:

- Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của phương tiện tham gia giao thông và máy móc thi công công trình;

- Độ rung lớn do hoạt động thi công xây dựng các công trình;

- Tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân xung quanh khu vực dự án do sự tăng dân số cơ học;

- Tăng nguy cơ về tai nạn giao thông do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công công trình;

- Tăng nguy cơ về tai nạn lao động, rủi ro cháy nổ chậm điện do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Tăng nguy cơ xảy ra ngập lụt cục bộ tại vùng dự án, đặc biệt là tại khu vực thi công do trong quá trình thi công chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước dọc và ngang tuyến nên việc nâng cao và mở rộng tuyến đường sẽ làm thay đổi hiện trạng thoát nước của vùng dự án.



4.1.4.3. Đối tượng và quy mô bị tác động

Bảng 4-10: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng



TT

Đối tượng bị tác động

Quy mô và thời gian bị tác động

I. Tác động tới môi trường tự nhiên

1

Môi trường không khí

- Bán kính ảnh hưởng khoảng 200-300m từ tâm vị trí thi công công trình.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.



2

Tiếng ồn

- Bán kính ảnh hưởng khoảng 50-100m từ tâm khu vực thi công.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.



3

Môi trường nước

- Có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm/nước dưới đất xung quanh khu vực dự án, nhất là vào những ngày mưa to, lũ dâng gây ngập úng.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.



4

Môi trường đất

- Ảnh hưởng tới tính chất, kết cấu của đất do hoạt động xây dựng và sinh hoạt của công nhân.

5

Cảnh quan

- Ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực do chất thải sinh ra trong quá trình xây dựng nếu không được thu gom kịp thời.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.



II. Tác động đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng địa phương

6

Công nhân làm việc tại công trường

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của các công nhân tham gia thi công.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.



7

Người dân sống xung quanh khu vực dự án và người dân tham gia giao thông qua khu vực thực hiện dự án

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tham gia giao thông và sinh sống quanh các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Tác động tạm thời, gián đoạn, và thời gian tác động chỉ kéo dài trong thời đoạn xây dựng.




4.1.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các tác động môi trường

1) Tác động tới môi trường không khí

a) Ô nhiễm do bụi:

Tác nhân ô nhiễm chính trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng là bụi. bụi phát sinh từ hoạt động bóc lớp bùn đất, vận chuyển vật liệu san nền, vật liệu xây dựng… sẽ gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực Dự án, các công trình, hộ dân xung quanh và dọc tuyến đường vận chuyển.

Khi vận chuyển do rung động và gió, bụi từ đất cát ở trên xe và đất cát trên đường sẽ cuốn theo gió làm phát sinh bụi. Lượng bụi phát sinh nhiều hay íttùy theo điều kiện chất lượng đường, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày trời nắng, phạm vi phát tán có thể lên đến 200m nếu gặp những ngày có gió lớn.

*) Mức độ phát tán bụi từ hoạt động đào đắp, san lấp nền:

Mức độ phát tán bụi trong quá trình san lấp nền phụ thuộc vào khối lượng đào, xúc đất và đắp đất san nền. Lượng bụi khuếch tán được tính toán dựa vào hệ số ô nhiễm và khối lượng đất đào, đắp. Theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991), hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau:



(1)

Trong đó: E - Hệ số ô nhiễm (kg/tấn).



k - Cấu trúc hạt, có giá trị trung bình 0,35.

- Tốc độ gió trung bình tại khu vực dự án.

M - Độ ẩm trung bình của vật liệu.

Từ điều kiện cấu trúc hạt trung bình, tốc độ gió trung bình, độ ẩm của vật liệu đắp nền… đã xác định được hệ số ô nhiễm E = 0,00299 (kg/tấn).

Theo thiết kế cơ sở của dự án, hoạt động đào, đắp san nền chủ yếu diễn ra tại mặt bằng xây dựng tuyến đường. Khối lượng đất/cát đào đắp san nền và hoàn trả mương thủy lợi cụ thể nêu trong Bảng 1.8. Kết quả tính toán cụ thể như sau:

Bảng 4-11: Hàm lượng bụi phát sinh do đào đắp, san lấp nền


TT

Tên hạng mục công trình

Tổng khối lượng đất đào, đắp (m3)

Qbụi (kg/ngày)

Qbụi (g/s)

1

Thi công nền đường

533.060,38

49,333

570.898,22

2

Thi công trạm dừng xe

1.890,00

0,163

1.887,53

3

Thi công hệ thống thoát nước dọc

2.513,61

0,217

2.510,33

(Ghi chú: Khối lượng riêng của đất là 1,3 tấn/m3)

Để tính toán nồng độ khuếch tán của bụi do hoạt động đào đắp, san nền trong khu vực dự án, đơn vị tư vấn đã sử dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến, công thức như sau:




(2)


: Nồng độ ở mặt đất của khí hoặc bụi , ở khoảng cách x (m) cách nguồn về phía dưới chiều gió .

: ¼ độ rộng phát tán của nguồn diện hoặc nguồn tuyến theo trục trùng với hướng gió (m).

Q : Lưu lượng phát thải của khí hoặc bụi < 20m từ nguồn (g/giây).

: Hệ số phát tán theo chiều ngang thể hiện lượng khói phát tán theo hướng gió ngang ở khoảng cách x về phía cuối gió và ở điều kiện độ bền khí quyển đã cho (m).

: Hệ số phát tán theo chiều đứng, thể hiện lượng khói, bụi phát tán theo chiều đứng ở khoảng cách x về phía cuối chiều gió và ở điều kiện độ bền khí quyển đã cho (m).

u: Tốc độ gió(m/s).

Trong đó: u0 - Tốc độ gió tại trạm quan trắc khí tượng.

h0 - Cao độ của trạm khí tượng và h là chiều cao tại điểm tính toán.

Bức xạ mặt trời ở khu vực này mạnh, nên độ bền vững khí quyển được lựa chọn là A (rất không bền vững).



Khi đó, y, z được xác định cho vùng thoáng mở (nông thôn) theo công thức:

y = 0,22*x (1+0.0001*x)-0,5z = 0,20*x

Trên cơ sở tải lượng bụi phát sinh do việc đào đắp, san lấp nền của các hạng mục dự án (Bảng 3.12), đã tính toán được nồng độ bụi trung bình 1h tại các vị trí đào đắp như sau:



Bảng 4-12: Nồng độ bụi phát tán trong không khí do đào đắp, san nền

X (m)

Nồng độ bụi phát tán do đào đắp thi công nền đường (µg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT (µg/m3)

1,0

96.596,1

300

2,0

92.263,5

2,5

86.626,8

5,0

43.250,8

7,0

23.879,3

10,0

11.963,9

15,0

5.337,1

20,0

2.997,9

30,0

1.326,4

40,0

742,6

50,0

473,0

60,0

326,9

70,0

239,1

80,0

182,2

90,0

143,3

100,0

115,5

110,0

95,0

120,0

79,5

125,0

73,1

130,0

67,4

135,0

62,4

140,0

57,9

145,0

53,9

150,0

50,2

160,0

43,9

170,0

38,8

180,0

34,4

190,0

30,8

200,0

27,7

Kết quả tính toán phân bố nồng độ bụi cho thấy, nồng độ bụi trung bình 1h tại các vị trí đào đắp nền cho công trình đã vượt quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT (giới hạn: 0,3mg/m3) trong phạm vi bán kính khoảng 63m tính từ tâm vị trí đào đắp nền và chiều cao cột gió khoảng 5m. Tuy nhiên, nồng độ phát tán của bụi giảm rất nhanh so với khoảng cách đến nguồn. Ở khoảng cách lớn hơn63m tính từ vị trí đào đắp, nồng độ bụi phát sinh do đào đắp nền sẽ đạt quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT.

Nhìn chung, nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động đào đắp, san lấp nền có thể gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. Tuy nhiên, các hạng mục công trình thường thi công vào những thời đoạn khác nhau và thường không phải tập trung ở một nơi mà thường phân tán trên mặt bằng dự án, do đó nồng độ thực tế sẽ thấp hơn so với tính toán lý thuyết. Nồng độ bụi cao tập trung chủ yếu ở khu vực công trường, đối tượng trực tiếp ảnh hưởng là công nhân tại công trường và dân cư sống gần vị trí thi công san nền và việc phát sinh bụi này chỉ diễn ra trong thời gian thi công và sẽ kết thúc khi quá trình thi công hoàn tất.

Ô nhiễm không khí do bụi sẽ giảm khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa bụi như phun nước làm ẩm đường nên mức độ ô nhiễm bụi do các hoạt động vận chuyển bằng đường bộ được đánh giá ở mức độ trung bình. Ngoài ra, trong quá trình thi công Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu bụi phát sinh.


b) Ô nhiễm do phát sinh bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông:

Theo thiết kế cơ sở của dự án, khối lượng vét bùn hữu cơ là18.583,87m3. Lượng bùn đất này chưa bị ô nhiễm nên thường được phơi khô và tái sử dụng. Trường hợp không hết thì sẽ vận chuyển tới đổ thải tại các bãi thải đã được quy hoạch phục vụ dự án. Trong khi đó, khối lượng đất còn thiếu cần vận chuyển từ các mỏ đất (mỏ Hòa Nhơn…) về vị trí dự án ước tính khoảng:250.531.09m3 = 325.690,417tấn (khối lượng riêng của đất: 1,3 tấn/m3).

Mỏ đất cách khu vực dự án 8km, đường vận chuyển là đường nhựa. Với thời gian làm việc trung bình 1 xe là 8h/ngày, quãng đường di chuyển trung bình 48km/ngày (3 chuyến/ngày x 2lượt x 8km/lượt). Do vậy, số lượt xe cần vận chuyển đất đắp: 325.690,417/(10x2) = 16.285 lượt xe (tải trọng trung bình của xe là 10 tấn/xe).

Quy ước, cứ 2 xe không tải bằng 1 xe có tải. vậy tổng số lượt xe sử dụng để vận chuyển đất san nền là: 16.285+ (16.285/ 2) = 24.428lượt xe.

Tùy theo chất lượng đường sá, phương thức vận chuyển đất, bốc dỡ, tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió.

Tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển (Theo WHO, 1993) như sau:




(3)


Trong đó: L : Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm);

K : Kích thước hạt (0,2);

s : Lượng đất trên đường (8,9%);

S : Tốc độ trung bình của xe (50 km/h);

W : Trọng lượng có tải của xe (10 tấn);

w : Số bánh xe (6 bánh);

P : Số ngày hoạt động trong năm.
Kết quả tính toán được tải lượng bụi phát sinh do xe vận chuyển đất san nền là 21,942 kg/ngày. Tuy nhiên, ô nhiễm bụi sẽ giảm vì chất lượng đường giao thông quanh khu vực vận chuyển khá tốt và đơn vị thi công, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như tưới ẩm đường, vệ sinh mặt bằng, tạo độ ẩm cho nguyên vật liệu...

Mặt khác, để đánh giá mức độ ô nhiễm bụi và khí thải do các phương tiện vận chuyển và thi công có sử dụng nhiên liệu trong quá trình xây dựng, đơn vị tư vấn sử dụng bảng hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông sử dụng dầu diesel theo Handbook of Emision, Non Industrial and Industrial source, Netherlands được thể hiện trong Bảng 3.14dưới đây:



Bảng 4-13: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông sử dụng dầu diesel

Thành phần

Bụi

SO2

NOx

CO

VOC

Đối với xe có trọng lượng nhỏ hơn 3,5 tấn:










Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)

0,020

0,116*S

0,07

0,1

0,015

Đối với xe có trọng lượng 3,5 - 16 tấn:










Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)

0,90

4,29*S

11,80

6,00

2,60

Nguồn: Handbook of Emission, Non-Industrial and Industrial source, Netherlands

Ghi chú: * S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel từ 0,5 - 1,0%.
Trên cơ sở loại và số lượng xe máy hoạt động và với thời gian làm việc trung bình 1 xe là 8h/ngày,quãng đường di chuyển trung bình 48km/ngày(3chuyến/ngày x 2lượt x 8km/lượt). Kết quả tính thải lượng ô nhiễm bụi và các khí thải dự báo cho mỗi loại xe được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 4-14: Lượng khí thải của các phương tiện giao thông sử dụng dầu diesel



Thành phần

Bụi

SO2

NOx

CO

VOC

Đối với xe có trọng lượng nhỏ hơn 3,5 tấn:

 

 

 

Tải lượng khí thải (g/ngày.xe)

0,8

0.023

2,8

4

0,6

Tải lượng khí thải (µg/s.xe)

27,8

0,8

97,2

138,9

20,8

Đối với xe có trọng lượng 3,5 - 16 tấn:

 

 

 

Tải lượng khí thải (g/ngày.xe)

36

0,86

472

240

104

Tải lượng khí thải (µg/s.xe)

1.250,0

29,8

16.388,9

8.333,3

3.611,1

Thải lượng bụi và khí thải do phương tiện xe máy vận chuyển (g/ngày)

1.868,7

31,28

14.239

8.792,4

3.905,2

Bụi, tiếng ồn do phương tiện xe cộ gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư sống dọc các tuyến đường vận chuyển. Gia tăng mật độ xe cộ đi lại trên đường, có thể gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc và chất lượng đường sá.Bụi cùng với các khí NO2, SO2, CO, THC và VOC từ các phương tiện giao thông sẽ làm ô nhiễm không khí xung quanh. Gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, từ đó tác động lên các yếu tố môi trường, con người và sinh vật.

Tuy nhiên, trong thực tế những phương tiện vận tải di chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau theo vị trí các hạng mục thi công và ở những thời điểm khác nhau, mà không phải tập trung trong một khu vực nhất định. Quá trình phát tán khói thải đều xảy ra trên quãng đường di chuyển, và khu vực dự án có tốc độ gió trung bình2,3 m/s nên khói thải sẽ dễ dàng phát tán đi xa và không gây ra các tác động nghiêm trọng. Chủ dự án sẽ đề nghị nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm do khói thải từ các phương tiện, cụ thể được trình bày trong Chương 4.

Đối với các phương tiện thi công đào, đắp, san ủi (máy ủi, đào, xúc...), do số lượng thiết bị không nhiều và không tập trung trong một khu vực nhất định, do đó có thể đánh giá lượng chất thải khí thải ra do đốt nhiên liệu dầu từ các phương tiện đào đắp là nhỏ.

Các nguồn gây ô nhiễm nêu trên mang tính tạm thời, không liên tục, phân tán và tùy thuộc vào cường độ và thời gian thi công, khối lượng xe cơ giới, lưu lượng người. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến môi trường là không lớn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế ô nhiễm.

c) Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi công:

Trong giai đoạn thi công, ngoài các tác động đối với môi trường không khí kể trên, tiếng ồn cũng là yếu tố mang tính chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy móc thi công, xe vận tải nặng, máy phát điện…

Trong giai đoạn thi công xây dựng, ngoài các tác động đối với môi trường không khí kể trên, tiếng ồn cũng là yếu tố mang tính chất vật lý và ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các máy móc thi công, xe vận tải nặng, máy phát điện…Tiếng ồn trong thi công nhìn chung không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các máy móc, thiết bị sử dụng.

Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng ồn, đơn vị tư vấn đã sử dụng công thức Mackerminze, 1985 để tính toán mức ồn:

Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X)

Trong đó:

Lp(X0) : Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

X0 : 1m

Lp(X) : Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)

X : Vị trí cần tính toán

Bảng 4-15: Kết quả tính toán và dự báo độ ồn cho khu vực dự án


TT

Loại máy móc

Mức ồn ứng với khoảng cách 1m

Mức ồn tương ứng với các khoảng cách

Khoảng

TB

5m

10m

20m

50m

100m

200m

1

Xe tải

82- 94

88

74,0

68,0

62,0

54,0

48

42

2

Cần trục di động

76- 87

81,5

67,5

61,5

55,5

47,5

41,5

35,5

3

Máy phát điện

72- 82,5

77,2

63,2

57,2

51,2

43,2

37,2

31,2

4

Máy nén khí

75- 87

81

67,0

61,0

55,0

47,0

41,0

35,0

QCVN 26:2010/BTNMT: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: 55 - 70dBA (6 - 21h)

Cường độ ồn cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trên công trường, làm cho họ kém tập trung tinh thần dễ dẫn đến tai nạn lao động.

Kết quả tính toán ở phần trên cho thấy, mức độ ồn giảm dần theo khoảng cách so với điểm nguồn. Mặt khác, khi các xe máy cùng hoạt động sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng âm và cường độ âm thực tế sẽ cao hơn các gia trị trong bảng trên khoảng 3-5%. Do đó, ở khoảng cách >50m từ nguồn ồn, mức độ ồn đạt QCVN 26:2010/BTNMT, nên mức độ ảnh hưởng được đánh giá ở mức độ nhỏ, khả năng bị ảnh hưởng chủ yếu là cán bộ và công nhân trong khu vực thi công.

2) Tác động tới môi trường nước

Trong giai đoạn thi công, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân; nước bơm từ hố móng của các hạng mục công trình; nước rửa các máy móc, thiết bị thi công và nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng dự án.



a) Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân:

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực thi công các công trình là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước dưới đất nếu không được xử lý kịp thời.

Dựa vào khối lượng các chất ô nhiễm thể hiện trong Báo cáo hiện trạng nước thải đô thị - Viện Khoa học và Công nghệ MT - Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 4-16: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người phát sinh hàng ngày



TT

Chất ô nhiễm

Khối lượng (g/người/ngày)

1

BOD5

45 - 54

2

Chất rắn lơ lửng

70 - 145

3

Dầu mỡ động thực vật

10 - 30

4

NO3- (tính theo nitơ)

6 - 12

5

PO43- (tính (theo photpho)

0,8 - 4,0

6

Coliform

106- 109 MPN/100ml

Nguồn: Báo cáo hiện trạng NTĐT- Viện KH&CNMT- ĐHBKHN năm 2006

Tổng số lượng công nhân tham gia xây dựng công trình của dự án dao động khoảng 100- 120 người. Tuy nhiên, các hạng mục công trình thường không phải luôn thi công liên tục và cùng trong một thời điểm, do đó ước tính vào thời gian cao điểm có khoảng 60 công nhân làm việc trong một ngày. Với định mức sử dụng nước là 100 lít nước/người/ngày (Theo TCXD 33- 2006), lượng nước thải phát sinh bằng 85% lượng nước cấp (85 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 5,1m3/ngày. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng dự án được tính dựa vào khối lượng chất ô nhiễm, số lượng công nhân, lưu lượng nước thải, kết quả được trình bày trong bảngdưới đây:

Bảng 4-17: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt


TT

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải SH trước xử lý(mg/l)

QCVN 14: 2008/BTNMT

(cột B)


1

BOD5

2,7-3,24

529 - 635

50

2

TSS

4,2-8,7

824 - 1.706

100

3

Dầu mỡ động thực vật

0,6-1,8

118 - 353

20

4

NO3- (tính theo nitơ)

0,36-0,72

71 - 141

50

5

PO43- (tính (theo P)

0,048-0,24

10 - 47

10

6

Coliform

60x106 - 60x109 MPN/100ml

5.000MPN/100ml

Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt không được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Nếu không xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý thì hàng ngày sẽ có một lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Đây là nguồn ô nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và nhân dân quanh khu vực dự án, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước dưới đất và nước mặt. Lượng nước thải sinh hoạt này chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp, cụ thể giải pháp được nêu ở Chương 4.

Lượng công nhân tập trung xây dựng này phần lớn thuê nhà ở khu dân cư gần dự án nên sử dụng chung thiết bị vệ sinh với các nhà dân cho thuê. Do đó, lượng nước thải phát sinh trên công trường ít hơn so với tính toán. Các khu nhà ở này sẽ được trang bị các thiết bị xử lý nước thải hợp vệ sinh để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường nước tại khu vực.

b) Ô nhiễm do nước thải thi công:

Nước thải phát sinh trong quá trình thi công tại dự án do rửa nguyên liệu, thiết bị, máy móc, nước dưỡng hộ bê tông, rửa bánh xe,… Đặc tính của loại nước thải này có hàm lượng chất rắn lơ lửng và các chất hữu cơ cao, thành phần nước thải này được thống kê ở bảng sau:



Bảng 4-18: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nước thải thi công

QCVN 40:2011/BTNMT

1

pH

-

6,99

5,5 - 9

2

SS

mg/l

663,0

100

3

COD

mg/l

640,9

100

4

BOD5

mg/l

429,26

50

5

NH4+

mg/l

9,6

10

6

Tổng N

mg/l

49,27

30

7

Tổng P

mg/l

4,25

6

8

Fe

mg/l

0,72

5

9

Zn

mg/l

0,004

3

10

Pb

mg/l

0,055

0,5

11

As

mg/l

0,305

100

12

Dầu mỡ

mg/l

0,02

5

13

Coliform

MPN/100ml

53 x 104

5.000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - ĐH Xây dựng Hà Nội
Kết quả trong Bảng 3.21 cho thấy, một số chỉ tiêu chất lượng nước thải thi công dự án nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn nước thải công nghiệp. Riêng các chỉ tiêu như chất rắn lơ lửng lớn hơn giới hạn cho phép 6,6 lần; COD gấp 8 lần; BOD5 gấp 8,6 lần và Coliform gấp 106 lần. Lượng nước này tuy không nhiều nhưng nếu không được thu gom, xử lý mà xả thẳng ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất cũng như sức khỏe của công nhân thực hiện dự án.

c) Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án. Lượng nước mưa chảy tràn lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của khu vực. Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất thải chảy ra đường và xuống các ao, hồ xung quanh.

Tại khu vực xây dựng các công trình, chất lượng nguồn thải nước mưa chảy tràn chỉ phụ thuộc vào bề mặt mặt bằng khu vực thi công do hiện trạng chất lượng môi trường không khí của khu vực dự án là khá tốt, không thể làm ô nhiễm được nguồn nước mưa của khu vực.

Thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ở giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu gồm các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi, dầu, mỡ. Đặc biệt, trong giai đoạn này bề mặt mặt bằng thi công chưa hoàn thiện, dễ bị rửa trôi và xói bề mặt.

Để hạn chế nước mưa chảy tràn bị ô nhiễm thì các đơn vị thi công cần thu gom triệt để các vật liệu rơi vãi và dầu mỡ thải của xe máy trong quá trình thi công, khi đó nước mưa sẽ không cuốn trôi nhiều chất gây ô nhiễmvào nguồn nước xung quanh, do đó tác động này là không đáng kể.

d) Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nạo vét bùn:

Hoạt động nạo vét bùn sẽ được thực hiện chủ yếu tại các vị trí thi công qua khu canh tác nông nghiệp, qua khu vực có nền đất yếu, làm trục cầu... Theo số liệu tính toán của đơn vị tư vấn thiết kế, tổng khối lượng vét bùn hữu cơ khoảng 18.583,87m3. Trong khi đó, kết quả phân tích cho thấy đất bùn/trầm tích ở đây chưa bị ô nhiễm, do vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có thể phơi ráo bùn và tái sử dụng san lấp cho công trình.

Việc nạo vét bùn sẽ làm gia tăng độ đục và phát tán các chất ô nhiễm gây suy giảm chất lượng nước tại kênh mương, sông. Mức độ nạo vét của 1 phân đoạn thi công (độ sâu 2 - 2,5m, chiều dài 20m), khối lượng đất được xới lên khoảng 0,2m3 sẽ có khả năng phát sinh phèn, gây ra quá trình phèn hóa và xâm nhập gây ô nhiêm nước sông, kênh mương, nồng độ các chất ô nhiễm gia tăng không đáng kể sau khoảng cách 100m tính từ vị trí nạo vét nên tác động này được đánh giá ở mức độnhỏ. Tuy nhiên, trong quá trình nạo vét, cần phải:

+ Không nạo vét ra ngoài phạm vi đã được xác định trong thiết kế;

+ Không tiến hành bất kỳ các hoạt động nào khác ngoài mục đích nạo vét;

+ Phải đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh, không vứt rác thải bừa bãi;

+ Hạn chế đến mức thấp nhất lượng bùn rơi vãi. Nếu để bùn rơi vãi nhiều sẽ khiến người dân phản đối, đồng thời bùn sẽ cuốn theo nước mưa xuống các kênh mương, sông gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận…
3) Tác động tới môi trường đất

Trong giai đoạn xây dựng, việc đào đắp, san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục kỹ thuật của dự án sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên, dễ gây xói mòn đất khi có mưa lớn. Nước thải có lẫn dầu mỡ (tuy không nhiều) chảy theo nước mưa ra xung quanh làm giảm chất lượng của đất tại khu vực, đặc biệt là đất nông nghiệp tại các vùng đất thấp trũng.

Đặc biệt trong quá trình thi công, do khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh nên sẽ gây gập úng cục bộ và gia tăng mức độ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đất. Đồng thời, quá trình đào xới đất, đầm đất… sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của đất.

4) Tác động do chất thải rắn (CTR)

a) Chất thải rắn sinh hoạt:

Trong quá trình xây dựng,chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân có thành phần chủ yếu là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa...

Bảng 4-19: Thành phần và tỉ trọng chung của chất thải rắn sinh hoạt


TT

Thành phần

Tỷ lệ trọng lượng (%)

Khối lượng(kg)

1

Giấy, bao bì, hộp cơm…

30

3,6 - 4,8

2

Chất thối rữa (động vật, thực vật)

25

3,0 - 4,0

3

Thủy tinh

12

1,4 - 1,9

4

Chất dẻo

10

1,2 - 1,6

5

Kim loại

6

0,7 - 1,0

6

Chất sợi

2

0,2 - 0,3

7

Các chất vô cơ khác

15

1,8 - 2,4
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp - ĐH Xây dựng HN

Ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra khoảng 1 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Vào thời điểm thi công cao điểm, ước tính mỗi ngày tại khu vực dự án có khoảng 60 công nhân làm việc. Do đó, tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày ước tính là 60 kg/ngày. Lượng rác thải này nếu không được quản lý, thu gom hiệu quả sẽ gây tác động đến nguồn nước mặt, nước dưới đất, gây nên mùi hôi thối khó chịu tại khu vực dự án do quá trình phân hủy và cuốn trôi của nước mưa. Các chất thải vô cơ khó phân hủy như chai lọ, túi nilon và các vật dụng khác có mặt trong nước sẽ làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng nước và làm giảm khả năng khuếch tán oxy vào nước, qua đó tác động đến các sinh vật thuỷ sinh...



b) Chất thải rắn xây dựng:

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công chủ yếu là: Bao bì đựng xi măng, vữa xi măng rơi vãi, gạch đá vụn, sắt thép vụn… Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình xây dựng và chế độ quản lý dự án, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng… Do vậy, tải lượng thải của nguồn thải này khó có thể ước tính chính xác. Có thể kiểm soát được loại chất thải này bằng cách thu gom để tái sử dụng hoặc bán phế liệu.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thi công xây dựng của một số công trình tương tự, chủ đầu tư cam kết nguồn thải này không có những tác động lớn tới môi trường khu vực và các biện pháp giảm thiểu áp dụng với nguồn thải này có thể giảm thiểu triệt để mức độ ô nhiễm cũng như khối lượng phát sinh nguồn thải ra môi trường xung quanh.

Ngoài ra, lượng đất phát sinh từ quá trình đào hố móng cũng là lượng chất thải đáng kể. Lượng đất sau khi đào tại các hố móng có thể được sử dụng để đắp nền; lượng đất đào được đổ quanh hố và chờ tái sử dụng để lấp hố móng.



c) Chất thải rắn nguy hại:

- Hoạt động bảo dưỡng các phương tiện xe máy thi công nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,... nếu như không được thu gom xử lý sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước dưới đất tại khu vực dự án. Tuy nhiên, Chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom và xử lý theo quy chế chất thải nguy hại để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường khu vực.Theo thống kê chung của nhiều dự án tương tự thì lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh không thường xuyên và khoảng 10-12kg/tháng. Lượng chất thải này sẽ được chủ đầu tư và đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị chuyên ngành của thành phố để vận chuyển đi xử lý.

- Mặt khác, một nguồn chất thải nguy hại khác phát sinh trong quá trình làm đường là nhựa đường bị thải bỏ trong quá trình trải thảm nhựa.

+ Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Chúng là một sản phẩm hóa dầu nên có thể gây nguy hiểm hoặc tác động xấu đến môi trường và sức khỏa con người nếu không được tồn trữ và sử dụng đúng qui trình kỹ thuật. Đặc biệt, nhựa đường đặc nếu thường xuyên được tồn trữ ở nhiệt độ cao nên có thể gây các nguy cơ cháy, nổ hoặc bỏng trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum.

Do đó, nhựa đường bị thải bỏ/rơi vãi cần thiết phải được thu gom và lưu trữ trong các thùng chuyên dụng đựng chất thải nguy hại, sau đó chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải thuê đơn vị chuyên ngành vận chuyển đi xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại, để phòng tránh rủi ro gây ô nhiễm môi trường. Đơn vị thi công không được để nhựa đường rơi vãi mà tận dụng triệt để, tránh để rò rỉ ra ngoài vì khi có mưa sẽ cuốn theo nhựa đường làm ô nhiễm đất và nguồn nước 2 bên đường…
5) Các tác động đến kinh tế - xã hội

a) Gây xáo trộn tới cộng đồng địa phương:

Trong thời gian thi côngtại dự án, với việc tập trung máy móc thi công và 100-120 lao động tại công trường xây dựng sẽ gây ra những xáo trộn nhất định cho khu vực, cụ thể như:

- Gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trong khu vực như thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt.

- Phát sinh những mối quan hệ giữa công nhân tại công trường và người dân địa phương. Khả năng xung đột giữa công nhân và người dân địa phương sẽ cao hơn nếu như các lao động là người từ khu vực khác không hiểu được phong tục tập quán của người dân địa phương.

- Trong thời gian thi công, việc tập trung một số lượng lớn công nhân sẽ làm tăng nguy cơ các tệ nạn xã hội (cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm…). Tình hình trật tự an ninh sẽ trở nên phức tạp và khó quản l‎ý hơn, gây khó khăn cho lực lượng Công an địa phương.

- Ngoài ra, việc tập trung đông công nhân trong khu vực xây dựng cũng là nguyên nhân để nảy sinh và lây lan các ổ dịch bệnhqua đường nước (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy) hoặc qua vật truyền trung gian (sốt rét, xuất huyết...) cũng như các bệnh xã hội (lậu, giang mai, HIV…),gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng địa phương.Tác động này dễ xảy ra nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soát.

- Mặt khác, trong quá trình triển khai thi công cải tạo tuyến đường có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của 25 hộ dân ởcác làng nghề truyền thống chuyên làm đá chẻ của 2 xã Hòa Nhơn và Hòa Sơn, vì làm ảnh hưởng tới hoạt động vận chuyển nguyên liệu đá tới làng nghề và vận chuyển sản phẩm đá chẻ đi tiêu thụ. Sau khi tuyến đường thi công xong thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển sản xuất, buôn bán.

b) Tác động tới sức khỏe và an toàn của công nhân xây dựng và người dân địa phương:

- Lưu lượng gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng và máy móc nặng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe và người tham gia giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

- Sự phát tán cát bụi và tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người gián tiếp hay trực tiếp thông qua thức ăn. Mầm bệnh do ô nhiễm gây ra có thể phát tán ngay hoặc tích tụ một thời gian mới phát sinh.

- Ngoài ra,trong giai đoạn san lấp mặt bằng và thi công xây dựng: Những sự cố cháy chập hệ thống điện tạm thời, nổ các kho chứa nhiên liệu... Quá trình thi công nạo vét kênh, đào đắp nền đường có thể gây sạt lở, sụt lún công trình lân cận, ảnh hưởng đến mực nước ngầm/nước dưới đất.

Bên cạnh đó, Chủ đầu tư cũng như Đơn vị thầu xây dựng sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tại khu vực Dự án và các cơ quan liên quan để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh phù hợp với quy định chung của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của người dân.
Công nhân xây dựng được đơn vị thi công làm các lán trại tạm hoặc thuê nhà ở của người dân làm nơi ngủ, nghỉ, cách xa với khu vực thi công các hạng mục công trình cho nên bụi, khí thải, tiếng ồn, đất đá đào đắp,... không có tác động tới sức khoẻ của công nhân xây dựng trong thời gian nghỉ ngơi.

Thời gian bị tác động chủ yếu là thời gian công nhân làm việc trên công trường. Tuy nhiên, công nhân xây dựng khi làm việc trên công trường đã được bố trí làm việc theo ca, theo từng vị trí công việc; được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao động phù hợp nên mức độ tác động của chất thải như bụi, khí thải, tiếng ồn đến công nhân xây dựng giảm, được khống chế.

Nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý có thể là nguồn gây bênh cho công nhân xây dựng.

Mặt khác, đất, đá đào đắp trong quá trình thi công nếu đổ tại vị trí hợp lý có thể gây tai nạn (vấp ngã,...) cho công nhân xây dựng.



6) Các tác động đến các công trình văn hóa, tín ngưỡng (PCR):

Trong quá trình xây dựng, do các công trình văn hóa, tín ngưỡng nằm khá gần tuyến đường nên không tránh khỏi các tác động ô nhiễm như: bụi, tiếng ồn, chất thải rắn rơi vãi và ách tắc giao thông cục bộ. Tuy nhiên các tác động này là tạm thời và đều có thể giảm thiểu được thông qua các biện pháp đề xuất trong chương 5. Tác động đến giải phóng mặt bằng do việc di dời 53 ngôi mộ và ảnh hưởng đến tường rào của nhà thờ Phú Thượng đã được đề cập trong giai đoạn tiền thi công ở trên.



7) Các tác động khác

a) Tác động do xây dựng tuyến đường gây ngập lụt tại vùng dự án khi có mưa lớn

Trong giai đoạn xây dựng, do các hệ thống cống thoát nước dọc và ngang tuyến đường chưa được hoàn thiện nên khi có mưa lớn sẽ dễ xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các cụm dân cư, ruộng canh tác có cao độ nền thấp nằm gần tuyến đường.

Ngoài ra, một số địa điểm văn hóa giáo dục của xã Hòa Nhơn như trường tiểu học số 1 Hòa Nhơn, trạm y tế xã Hòa Nhơn, chợ Hòa Nhơn, trường tiểu học số 2 Hòa Nhơn và khu bảo trợ chất độc màu da cam; Đình làng Phú Hạ, nhà thờ Phú Hạ, trường tiểu học số 1 Hòa Sơn, Chùa Lộc Quang, Miếu Xuân Phú, nhà thờ Phú Thượng và nghĩa trạng liệt sỹ xã Hòa Sơn... và các khu dân cư của các thôn: Phú Thượng, Phú Hạ, Xuân Phú và Tùng Sơn, thuộc xã Hòa Sơn, và các thôn: Phước Hưng, Phước Thái, Thạch Nham Tây, Thái Lai và Phú Lai, thuộc xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Tp. Đà Nẵng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu có mưa lớn.

Vấn đề này có tính chất ngắn hạn và có thể giảm thiểu được thông qua các biện pháp thi công do nhà thầu thực hiện như xây dựng các mương thoát nước và các cống tạm thời để thoát nước.

Ngoài ra, khi có mưa lớn kéo dài có thể gây rủi ro ngập lụt và nước tràn qua tuyến đường. Điều này sẽ gây tác động nguy hiểm tới con người và tài sản của họ cũng như các công trình phụ trợ trên đường, đồng thời gây ảnh hưởng tới chất lượng nước do nước cuốn trôi nhiều chất bẩn, cặn bã trên đường hòa vào trong nước.

Để giảm thiểu rủi ro xảy ra, đơn vị tư vấn thiết kế cần thiết kế code nền đường ở cao độ đảm bảo tránh được rủi ro ngập, đồng thời bố trí xây dựng nhiều tuyến cống dọc và ngang đường để giúp nước tiêu thoát kịp thời khi có mưa với cường suất lớn. Mặt khác, cần bố trí các biển cảnh báo nguy hiểm và hướng dẫn người dân đi theo tuyến đường khác khi có mưa lớn có thể gây tràn bờ...


b) Những rủi ro, sự cố xảy ra trong giai đoạn thi công

Trong quá trình thi công xây dựng tuyến đường và các công trình phụ trợ, nhưng rủi ro, sự cố có thể xảy ra là tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, chập điện, trượt ngã do lún sụt... Nếu rủi ro xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của chính công nhân xây dựng và người dân địa phương sinh sống gần địa điểm thi công dự án.



c) Tác động sạt lở đất khi làm đường trên đồi:

Đoạn từ Km1+514 – Km2+355 tuyến đường ĐH2 sẽ băng cắt qua 1 quả đồi thấp (cao độ trung bình12,8m) chiều dài đoạn tuyến khoảng 829,554m. Cao độ tuyến đường tăng dần từ 8,5 lên cao nhất 17,3 rồi giảm xuống cao độ 9,4. Qua khảo sát địa chất của đơn vị tư vấn thiết kế, nền đất đoạn đường đi qua đồi này khá chắc chắn, phù hợp cho việc xây dựng tuyến đường.Hiện tượng sụt lún cũng như sạt lở đất khi thi công các lớp áo đường có khả năng xảy nhưng không đáng kể ra trong quá trình thi công và có thể giảm thiểu được.





tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương