Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN



tải về 14.21 Mb.
trang13/43
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích14.21 Mb.
#39337
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43

2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học


Huyện Hòa Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, với diện tích đất rừng hiện có là 51.297,6 ha.

Quakhảo sát thực địa của đơn vị tư vấn cho thấy, tại địa điểm dự án không có loài động thực vật quý hiếm/ bản địa cần bảo vệ. Vị trí dự án cũng không ảnh hưởng tới Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nào. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là thực vật nhân tác, gồm lúa 2 vụ và một số loại cây ăn quả, cây cảnh được trồng xen và rải rác trong các khu dân cư. Ngoài ra, có nhiều trảng cây bụi, cỏ phân bố rải rác trong khu vực. Động vật chủ yếu là các loài động vật nuôi trong các hộ gia đình. Một số loài động vật tự nhiên phổ biến ở khu vực này là các loài gặm nhấm và chim.

Vị trí tuyến đường ĐH2 cách khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà-Núi Chúa khoảng 12,5km theo đường chim bay về phía Đông và cách khu BTTN Sơn Trà khoảng 19km về phía Tây Nam. Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa có diện tích tự nhiên hơn 8.830 ha, hiện có 793 loài thực vật, 266 loài động vật, trong đó có 44 loài động vật và 6 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Khu BTTN bán đảo Sơn Trà có diện tích hơn 4.430 ha cũng tương đối đa dạng về thành phần loài, với 985 loài thực vật, trong đó có 22 loài quý hiếm; 287 loài động vật, trong đó có 15 loài động vật quý hiếm cần bảo vệ.

Đối với sinh vật thủy sinh: sông Túy Loan là consông chảygầntuyến đường ĐH2. Nhìn chung,hiện trạng chất lượng nước của sông nàycòn tốt và được sử dụng chủ yếu để tưới tiêu cho khu vực đồng ruộng liền kề... Tham vấn cộng đồng cho thấy, sông có ít nguồn lợi thủy sản, chỉ có số ít loài tôm cá nhỏ. Không có hộ dân nào nuôi trồng thủy sản trên sông.

Đơn vị tư vấn đã phối hợp với Đài KTTV Trung Trung Bộ tiến hành lấy mẫu sinh vật thủy sinh tại khu vực dự án để đánh giá sơ bộ. Cụ thể như sau:

Bảng 2-17: Vị trí các điểm lấy mẫu thủy sinh



STT

Ký hiệu mẫu

Vị trí thu mẫu

Tọa độ

Kinh độ

Vỹ độ

1

TS1

Mẫu thủy sinh tại sông Túy Loan khu vực thôn Thạch Nham Tây, xã Hòa Nhơn.

108° 8'27.46"

16° 0'1.46"

2

TS2

Mẫu thủy sinh tại sông Túy Loan, cách cầu Giăng 2500m về phía thượng lưu.

108° 7'43.27"

16° 0'13.98"

* Kết quả phân tích và đánh giá:

Bảng 2-18: Kết quả xác định sinh vật thủy sinh



TT

Chỉ tiêu

Kết quả

Ngành

Loài

1

Thực vật phiêu sinh

Bacillariophyta (tảo Silic)

Fragilaria capucina

Chaetocerus sp

Closterium costaum

Thalassionema frauenfeldii

Nitzschia brevirostris

Synedra acus

Chlorophyta (tảo Lục)

Closterium intermedium

Endorina elegans

Pandorina charkoviensis

Eudorina elegans

Dictyosphaerium tetrachotomum

Monoraphidium caribeum Hindák

Monoraphidium contortum (Thuret)

Oocystis naegelii Braun

Oocystis solitaria Wittrock

Selenastrum gracile Reinsch




Selenastrum rinoi Komárek and Comas

Cyanobacteria (tảo Lam)

Lyngbya birgei

Gomphosphaeria sp.







Euglenophyta (tảo Mắt)

Phacus sp

2

Động vật phiêu sinh

Arthropoda (Chân khớp)

Acanthodiaptomus pacificus

Alonella excisa

Metapolycope hartmanni

Daphnia pulex

Heterocypris repetans

Hyperia macrocephala

Mollusca (Thân mềm)

Clione antarctica

Clione limacina

Paraclione longicaudata

Prionoglossa tetrabranchiata

Acteon candens

Chrysallida cancellata

Eulimella nitidissima

Platydoris angustipes

Chordata (Dây sống)

Bivalviva (Hai mảnh vỏ)

Chordata (Dây sống)

Doliopsis bahamensis

Cyclosalpa affinis

Solen sp.

Solecurtus cumingianus.

Solen viridis

Solecurtus sanctaemarthae

3

Động vật đáy

Mollusca

(Ngành thân mềm)




Pomacea canaliculata L.

Corbicula sp.

Pila polita

Annelida (Giun đốt)

Cirratulus cirratus

Phyllochaetopterus anglicus

Glycera abranchiata




Aricia cuvieri




Eunoe pallida

Nguồn: Kết quả quan trắc do Đài KTTV Trung Trung Bộ thực hiện 14/06/2015

Nhận xét:

Qua khảo sát tại TS1 và TS2 khu vực sông Túy Loan, đã thu thập được 20 loài thực vật nổi, chúng tập trung vào 4 ngành chính, trong đó ngành tảo lục có số loài cao nhất với 11 loài chiếm 55%, tiếp đến là tảo silic 6 loài (30%), tảo lam với 2 loài (10%) và tảo mắt 1 loài chiếm 5%. Trong đó, đã xuất hiện thành phần tảo nước mặn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, điều này cho thấy đã có sự xâp ngập mặn tại hệ thống sông này.

Về thành phần Động vật phiêu sinh, tại sông Túy Loan đã thu được 20 loài thuộc 4 nhóm ngành chính gồm chân khớp, thân mềm, dây sống và hai mảnh vỏ. Tương tự như thực vật nổi, động vật phiêu sinh tại đây khá đa dạng và phong phú, trong thành phần xuất hiện các nhóm loài nước mặn. Điều này cho thấy, tác động của dòng nước ảnh hưởng lớn đến thành phần và sự phân bố của thực vật và động vật thủy sinh.

Đối với động vật đáy, thành phần đa dạng hơn so với khu vực sông Hàn. Kết quả phân tích đã thu được 8 loài thuộc 2 nhóm ngành. Cụ thể, ngành thân mềm với 3 loài chiếm 37,5% và ngành giun đốt với 5 loài chiếm 62,5%. Không có loại nào quý hiếm cần bảo tồn.



2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các xã trong khu vực Dự án

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế tại khu vực dự án


Dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường ĐH2 đi qua địa bàn của2 xã: Hòa Nhơn và Hòa Sơn. Để xác định và đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các xã trong khu vực dự án, Tư vấn lập ĐTM đã tiến hành điều tra thu thập tài liệu tại UBND của 2 xã, cũng như trực tiếp trao đổi thông tin với một số người dân địa phương qua buổi tham vấn. Các số liệu nêu trong báo cáo này chủ yếu dựa theo kết quả khảo sát thực địa tháng 06/2015 và các tài liệu thu thập được.

Theo kết quả khảo sát, việc triển khai dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai, cây cối, hoa màu, nhà ở và vật kiến trúc của 02 xã.

Hòa Nhơn là một xã nằm ở phía Bắc của Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, với tổng diện tích tự nhiên 32,59 km2, với tổng dân số là 14.838 người, mật độ dân số là 396 người/km2. Xã có 3 HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp, với 15 thôn được hình thành, trong đó có 7 thôn chạy dọc theo sông Túy Loan giáp với xã Hòa Phú, 8 thôn chạy ven dọc sườn núi, giáp với xã Hòa Sơn, 7 đình làng được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Xã Hòa Sơn là xã có vị trí giao thông đi lại thuận lợi cho việc phát triển thương mại và dịch vụ. Xã có 10 thôn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 24,26 km2, dân số là 12.728 người.



1) Tình hình đời sống của những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án:

Theo kết quả điều tra, trong tổng số 48 hộ BAH được khảo sát có 17 hộ bị ảnh hưởng (chiếm 35,5%) có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, cây công nghiệp và chăn nuôi); số hộ BAH có nguồn thu nhập từ kinh doanh, buôn bán là 4 hộ (chiếm 8.3%); 19 hộ bị ảnh hưởng (chiếm 39,6%) có nguồn thu nhập chính từ lương công chức, ngoài ra còn có một số hộ BAH nguồn thu nhập chủ yếu từ các ngành nghề như làm thuê, công nhân…

Cơ cấu nghề nghiệp của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án ở từng xã được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 2-19: Nghề nghiệp chính của hộ gia đình phân chia theo xã



Ngành nghề



Tổng

Hòa Nhơn

Hòa Sơn

Nông nghiệp

Số lượng

8

9

17

Tỷ lệ

27.5%

47.4%

35.5%

Nuôi trồng thủy sản

Số lượng

1

0

1

Tỷ lệ

3.5%

0%

2.1%

Buôn bán - Dịch vụ

Số lượng

3

1

4

Tỷ lệ

10.5%

5.2%

8.3%

Cán bộ công chức nhà nước

Số lượng

14

5

19

Tỷ lệ

48%

26.4%

39.6%

Công nhân

Số lượng

2

3

5

Tỷ lệ

7.0%

15.8%

10.4%

Nghề khác

Số lượng

1

1

2

Tỷ lệ

3.5%

5.2%

4.1%

Tổng

Số lượng

29

19

48

Tỷ lệ

100%

100%

100%

Nguồn: Khảo sát tái định cư, tháng 05/2015

*Mức thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo:

Theo kết quả điều tra, mức thu nhập của các hộ dân bị ảnh hưởng chủ yếu nằm ở nhóm có thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng/hộ/năm (chiếm 52,9%), theo quy mô hộ gia đình trung bình 3,9 người/hộ thì trung bình mỗi khẩu có thu nhập khoảng 1,2 triệu/tháng trở lên. Tiếp đó là tỷ lệ hộ có mức thu nhập trong khoảng 30 - 50 triệu đồng/năm (chiếm 38,7%), tức khoảng từ 750.000 đồng đến xấp xỉ 1,1 triệu đồng/người/ tháng. Nhóm hộ có thu nhập dưới 30 triệu đồng/hộ/năm, tức trung bình dưới 600,0001đ/người/tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,4%). Và như vậy, mức thu nhập trung bình của người dân địa phương sẽ ước tính khoảng 40 triệu đồng/hộ/năm,và thu nhập bình quân đầu người hàng tháng sẽ là 1.000.000đồng/người/tháng.

Theo Niên giám thống kê của thành phố Đà Nẵng năm 2013 và 2014, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Đà Nẵng chiếm khoảng 0,85%. Tuy nhiên, theo các báo cáo kinh tế xã hội của các xã dự án, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 và 2014 của 2 xã Hòa Nhơn, Hòa Sơn như sau:

Bảng 2-20: Tỷ lệ hộ nghèo của 2 xã thuộc dự án



Năm

Tỷ lệ hộ nghèo của các xã có dự án

Hòa Nhơn

Hòa Sơn

2012

14,4%

16,4%

2013

11,6%

13,37%

2014

5,7%

7,9%

Kết quả tự đánh giá điều kiện kinh tế hộ gia đình cho thấy, có 153/175 (chiếm 87,4%) hộ khảo sát tự đánh giá có mức thu nhập trung bình; 18/175 (10,3%) hộ tự đánh giá có mức thu nhập khá giả và 2,3% hộ tự đánh giá là hộ nghèo.

2) Tình hìnhphát triển kinh tế của 2 xã

a) Xã Hòa Sơn

* Sản xuất nông lâm thủy sản:

Sản xuất lúa được mùa toàn diện; diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân:155 ha, năng suất bình quân 60,6 tạ/1ha, tổng sản lượng 939,3tấn, so với cùng kỳ năm 2013 sản lượng giảm 32,7 tấn; nguyên nhân giảm 7 ha diện tích sản xuất lúa do giải tỏa phục vụ dự án nghĩa trang giai đoạn 4 mở rộng và làm đường Hoàng Văn Thái; diện tích sản xuất cây lúa vụ hè thu 40 ha/40ha, đạt 100% so với kế hoạch, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, sản lượng 220 tấn. Các loại cây trồng lương thực, thực phẩm khác phát triển tốt cho năng suất cao.Tổng sản lượng lương thực qui thóc đạt 1.383,6 tấn/1.498,8 tấn đạt 92,3% so với kế hoạch huyện giao. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và duy trì số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng cao.Diện tích nuôi trồng thủy sản 5ha chủ yếu tập trung ở thôn An Ngãi Tây 2 và An ngãi Tây3.


* Công nghiệp, TTCN,thương mại và dịch vụ

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có hướng phát triển tăng. Hiện nay, trên địa bàn xã có 167 nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp và các cơ sở gia công cơ khí, xưỡng chế biến gỗ; gia công đá trang trí Hòa Sơn đã góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó khuyến khích nhân dân đầu tư, phát triển các ngành nghề khác như cơ khí, hàn gò…Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm là 10%.

Thương mại - Dịch vụ có chiều hướng chuyển biến tích cực. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, các tuyến đường giao thông được nâng cấp mở rộng; các chợ được xây dựng mới và nâng cấp dẫn đến các ngành nghề kinh doanh buôn bán, thương mại dịch vụ ở xã cũng được mở rộng và phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng số hộ kinh doanh nhỏ, vừa, lớn trên địa bàn xã 892 hộ; đưa tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm là 10,3%.

b) Xã Hòa Nhơn

* Sản xuất nông - lâm - thủy sản

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 85 tỷ đồng, bằng 97,7% tăng 2,3 % so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo sạ cả năm 560,72ha, giảm 13,7 ha, so với kế hoạch đạt 100,8%. Nguyên nhân do một số diện tích nằm trong vùng giải tỏa Dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi và diện tích không chủ động nước tưới chuyển sang trồng cây trồng khác.

Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 61,535 tạ/ha, so với kế hoạch tăng 5,49 tạ/ha. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về hệ thống tưới tiêu, ruộng sản xuất bị bồi lấp của cơn lũ cuối năm 2013, đầu vụ đông xuân rét lạnh kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây lúa, Khi lúa trổ gặp cơn mưa lớn và gió lốc làm ngã đỗ một số diện tích ở giống trung ngày, bệnh đạo ôn ở giai đoạn lúa làm đòng phát triển nhanh và lây lan ra diện rộng trên 35 ha trên các xứ đồng ở các thôn trên địa bàn.
* Giá trị sản xuất TTCN, Thương mại và Dịch vụ

Tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng ổn định với tổng giá trị TTCN ước đạt 130 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch của huyện. Các ngành sản xuất thương mại dịch vụ trong năm chủ yếu phục vụ tết, các sản phẩm chủ yếu hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng có nhiều chủng loại. Kết quả cả năm sản xuất các loại đạt. Triển khai chương trình xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Năm doanh nghiệp 2014 và tầm nhìn đến năm 2020; củng cố đưa vào các hoạt động các chợ sắp xếp bố trí tạo điều kiện cho các hộ buôn bán kinh doanh ổn định.


2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội


1) Dân số

Theo số liệu thống kê của 2 xã, những thông tin chung về dân số như bảng sau:

Bảng 2-21: Diện tích, dân số và mật độ dân số của 2 xã tại khu vực dự án


Tên xã

Diện tích tự nhiên (Km2)

Mật độ (người/Km2)

Tổng số hộ

Tổng số dân

Tổng số lao động trong độ tuổi

Tổng số lao động ngoài độ tuổi

Hòa Nhơn

32,59

396

3.520

14.838

8.972

5.866

Hòa Sơn

24,26

562

3.272

12.728

7.358

5.200

Tổng

56,85

481

6.792

27.396

16.330

11.006

Theo kết quả điều tra, có tổng số 48 hộ dân (185 nhân khẩu) đang sinh sống tại khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án, toàn bộ đều là nguời Kinh, không có sự hiện diện của người dân tộc thiểu số. Quy mô hộ gia đình là 3,9 người/hộ, tỷ lệ nam là 54,5% và nữ là 45,5%.

Phần lớn các hộ gia đình có từ 3 đến 5 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 68,7%, tiếp theo là các hộ có 2 và từ 6 đến 9 nhân khẩu (tương ứng chiếm tỷ lệ 18,3% và 11%). Số hộ có một nhân khẩu trong gia đình chiếm tỷ lệ 2%.

2) Trình độ học vấn

Bảng 2-22: Trình độ học vấn của chủ hộ phân chia theo xã dự án



Địa điểm

Trình độ văn hóa

Tổng

Tiểu học

THCS

THPT

CĐ - ĐH

Trên ĐH

Hòa Nhơn

Số hộ

2

8

14

4

1

29

Tỷ lệ (%)

6.9%

27.6%

48.3%

13.8%

3.4%

100%

Hòa Sơn

Số hộ

2

7

9

1

0

19

Tỷ lệ (%)

10.5%

37%

47.4%

5.3%

0.0%

100%

TỔNG

Số hộ

4

15

23

5

1

48

Tỷ lệ (%)

8.3%

31.3%

47.9%

10.4%

2.1%

100%

Nguồn: Khảo sát tái định cư, tháng 05/2015

Theo số liệu khảo sát từ 48 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp (một phần hoặc toàn bộ) trong khu vực tuyến đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn) cho thấy, hầu hết các hộ bị ảnh hưởng đều có trình độ học vấn tương đối cao. Trình độ học vấn của thành viên hộ bị ảnh hưởng trong vùng dự án: cấp 2 chiếm 31,3%, cấp 3 chiếm 47,9%; cao đẳng/đại học chiếm 10,4%; trên đại học chiếm 2,1% và tỉ lệ mù chữ/không đi học là 0%.



3) Y tế, giáo dục, văn hóathông tin và thể thao

a) Xã Hòa Nhơn

*Giáo dục:

Quy mô trường lớp và trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư ở các bậc học, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt ở các cấp học, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng cao, tỷ lệ học sinh trung bình ngày càng giảm, đặc biệt không có học sinh bỏ học; Năm 2014, xã Hòa Sơn được cấp trên công nhận 02 trường đạt chuẩn Quốc gia: Trường THCS Trần Quang Khải và Trường mầm non Hòa Sơn.



* Y tế, dân số gia đình và trẻ em:

Từ đầu năm đến nay đã có 8.579 lượt người đến khám chữa bệnh, thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống các dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên ở các chợ, các dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã, kịp thời xử lý vệ sinh môi trường ở các khu công cộng.

Năm học 2013 - 2014 có 789 học sinh giỏi, tỷ lệ 37,71% (tăng 3,24 % so với năm học trước); học sinh khá 680 em, tỷ lệ 32,5% (giảm 2,42%); học sinh trung bình 571 em, tỷ lệ 27,29% (giảm 0,95%); học sinh yếu, kém 52 em, tỷ lệ 2,48 (tăng 0,13%).

Năm 2014, xã Hòa Sơn đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình và hoàn thành theo kế hoạch của huyện gia.



* Công tác chính sách, chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng:

Các đối tượng thuộc diện xã hội luôn được quan tâm. Ngành lao động thương binh và xã hội đã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chi trả phụ cấp đối tượng đúng thời gian, tổ chức thăm tết các đối tượng chính sách, gia đình có công; Tổ chức thắp nến tri ân và đặt vòng hoa và cúng nghĩa trang liệt sỹ nhân ngày 27/7.



* Công tác giảm nghèo: UBND xã đã ban hành kế hoạch thoát nghèo năm 2014, đến nay đã đưa ra thoát nghèo 302/200 hộ đạt 151% so với kế hoạch huyện giao; cuối năm 2014 xã Hòa Sơn còn 300 hộ nghèo.

Trong năm qua xã đã hướng dẫn cho 55 hộ đặc biệt nghèo làm hồ sơ vay vốn không lãi suất. Đã xóa xong 02 nhà tạm cho 02 hộ dân thôn ANT1,2, tổng kinh phí 119 triệu; nguồn kinh phí của Mặt trận huyện và hộ gia đình cá nhân hỗ trợ; cấp phát BHYT người nghèo, bệnh hiểm nghèo, hộ dân tộc 2.363 thẻ; hộ cận nghèo tham gia mua có sự hỗ trợ của nhà nước: 108thẻ/231thẻ; Hội chữ thập đỏ huyện hỗ trợ 05 con bò cho hộ đặc biệt nghèo, mỗi con bò trị giá 10 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo.



* Ngành văn hoá thông tin và đài truyền thanh xã:

Đã phát huy thực hiện tốt nhiệm vụ, phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền ngày thành lập Đảng (3/2); 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ; 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và các ngày lễ lớn trong năm; cuối năm 2014 huyện xét duyệt xã Hòa Sơn đạt danhhiệu thôn văn hóa 08 thôn; 2.901 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.



b) Xã Hòa Sơn

a) Giáo dục:

Kết thúc năm học, giáo dục đã có những bước tiến mới, chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học 100%; và xét tuyển học sinh THCS đạt 100%.



b) Y tế:

Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, trong năm ngành y tế xã được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu khám bệnh.Có 16.517 lượt khám cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, tập huấn công tác vệ sinh an toàn phòng chống ngộ độc thực phẩm. Công tác TTDS - KHHGĐ triển khai thực hiện các biện pháp tránh thai có hiệu quả. Tổ chức gặp mặt cán bộ ngành y tế kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.



c) Dân số - KHHGĐ, Bảo hiểm y tế tự nguyện:

Bảo hiểm y tế tự nguyện đã thực hiện cấp 2.206 thẻ, (tham gia mới 1.333, tham gia liên tục 873). Hoạt động của các hội Hội chữ thập đỏ, Hội từ thiện, Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội khuyến học, các tổ chức phi chính phủ khác…đã tích cực hoạt động, vận động hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình nhân đạo, phát triển cộng đồng.



d) Lao động, Thương binh và xã hội, giảm nghèo:

Thực hiện công tác chính sách và chi trả đảm bảo tốt các chế độ cho các đối tượng hưởng chính sách, xã hội hằng tháng, giải quyết đề nghị hồ sơ hưởng chế độ về chính sách Liệt sĩ, hỗ trợ kinh phí cho đối tượng chính sách, tàn tật khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, công nhận 03 hồ sơ Bà mẹ VNAH, hỗ trợ sửa chữa 25 nhà chính sách, xây mới 02 nhà, giải quyết cho 129 hồ sơ cho đối tượng chính sách, điều dưỡng 40 người. Triển khai công tác khảo sát đối tượng con Liệt sĩ để cấp thẻ BHYT, kỹ yếu Mẹ VNAH.



e) Văn hóa thông tin-TDTT- Đài Truyền thanh, thi đua khen thưởng:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan “Mừng Đảng, đón xuân Giáp Ngọ và chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị xã hội. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT sôi nổi phong phú như: tổ chức 07 đêm văn nghệ, tham gia hội thi, các giải cờ tướng do huyện tổ chức (đạt giải nhất toàn đoàn), hội thi nghệ thuật quàần chúng huyện lần thứ 4 đạt giải nhì khối cụm. Phối hợp Đoàn Thanh niên tổ chức Hội trại “Uống nước nhớ nguồn” dịp 27/7. Tổ chức Hội thi tiếng hát dân ca với chủ đề chung tay xây dựng NTM xã Hòa Nhơn lần thứ nhất được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Tổ chức bình xét các Danh hiệu văn hóa năm 2014.

Đài truyền thanh xã củng cố các hệ thống máy phát và các cụm loa truyền thanh với 20 bộ thu và 62 loa ở 15 thôn. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, duy trì các chương trình, chuyên mục viết tin bài để phục vụ thông tin cho nhân dân được nghe đài.



tải về 14.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương