Ubnd huyện bình xuyên phòng giáo dục và ĐÀo tạO ĐỔi mới phưƠng pháp dạy họC



tải về 97.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích97.34 Kb.
#31605




UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO






ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ

TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 6

Môn/nhóm môn : Tiếng Anh

Tổ bộ môn : Khoa học xã hội

Người thực hiện: Phạm Thị Hà

Tháng 11 năm 2015

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ


  1. Lý do chọn đề tài

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này… Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối.

Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định. Ngày nay, tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ. Muốn thành công trong tương lai chúng ta phải học tiếng Anh.

Thế nhưng việc học tiếng Anh không dễ nếu chúng ta học không đúng phương pháp. Việc dạy và học luôn có quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, ngày nay khi nền giáo dục Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới đang chuyển mình theo xu hướng người học là trung tâm. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là người giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn.

Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục ở các môn học, các cấp học. Cũng như tất cả các môn học khác, bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS đã và đang trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy và ít nhiều cũng đã thu được những thành quả nhất định. Việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học đã được bàn đến rất nhiều ở nhiều phạm vi, nhiều mức độ khác nhau. Song trong thực tế, vận dụng phương pháp đó khi dạy từng kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tưọng học sinh cụ thể như thế nào cho có hiệu quả thực sự thì không ít giáo viên chúng ta vẫn còn lúng túng, vướng mắc, còn nhiều điều chưa thống nhất. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS Hương Sơn, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi cách vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có nhiều cách để đạt được mục đích trên song việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học đã gây được hứng thú cho học sinh của tôi hơn cả. Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học, các kiểu bài, trong chương trình tiếng Anh THCS.

Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh 6”. Thực tế cho thấy những trò chơi ngôn ngữ có thể sử dụng trong dạy học ngoại ngữ ở tất cả các khối lớp nhưng trong chuyên đề này tôi đi sâu vào việc áp dụng với đối tượng là học sinh lớp 6.

Với chuyên đề này, tôi mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích, say mê môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.



2. Mục đích nghiên cứu:

Việc thực hiện đề tài “Một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Anh 6” nhằm đạt các mục đích sau:

+Trước hết nhằm khơi được hứng thú học tiếng Anh cho học sinh THCS, giảm được sự ức chế tối đa trong một giờ học tiếng Anh

+Tạo cơ hội cho người học có điều kiện sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, hình thành khả năng chủ động giao tiếp và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả.

+Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.
PHẦN II- NỘI DUNG

Một số giải pháp cụ thể về sử dụng các trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh

Những trò chơi ngôn ngữ này thực chất là những cuộc thi ngôn ngữ, luôn luôn đòi hỏi ở các em những quyết định: Hành động như thế nào? Nói gì? Làm thế nào để thắng cuộc? Mong muốn giải quyết những câu hỏi đó sẽ làm hoạt động tư duy của các em tinh và nhạy hơn bởi các em sẽ huy động hết trí lực của mình, nỗ lực vận dụng được kiến thức mà giáo viên mong đợi một cách không ép buộc - điều mà các em hay lo ngại lâu nay, tạo ra được bầu không khí vui vẻ, hồ hở, hào hứng.. Và như thế, tất cả các em đều bị lôi cuốn vào việc học một cách rất tự nhiên.

Phương pháp này tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và thu được kết quả rất khả quan. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm thực tế của mình trước các đồng nghiệp để trao đổi học tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề, với mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh say mê hơn nữa đối với môn học tiếng Anh.
*MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ PHỔ BIẾN ÁP DỤNG CHO CÁC GIAI ĐOẠN

CỦA TIẾT HỌC

Theo tác giả Nguyễn Quốc Hùng có viết trong cuốn “Phương pháp dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông” : Có rất nhiều loại hình trò chơi trong dạy tiếng Anh khác nhau nhưng nhìn chung chúng được chia thành hai loại chính là: “word -games” và “structure – games”

Vì vậy, tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích của từng bài học, từng trình độ học sinh chúng ta có thể áp dụng từng loại hình trò chơi khác nhau cho từng giai đoạn của một tiết dạy-học khác nhau. Từ khâu mở đầu cho một tiết dạy (khởi động-warm up), dẫn dắt vào bài, giới thiệu ngữ liệu, thực hành, củng cố cho đến ôn tập, kiểm tra, mở rộng… Bất cứ ở bước nào chúng ta cũng có thể áp dụng được trò chơi ngôn ngữ một cách linh hoạt, tự nhiên mà hiệu quả. Sau đây, tôi xin được giới thiệu cụ thể một số trò chơi tôi đã áp dụng nhiều trong ba giai đoạn: khởi động, củng cố và ôn tập.

Những trò chơi ngôn ngữ này, với các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin người dạy có thể soạn bằng powerpoint; trong các tiết dạy thông thường thì có thể viết, vẽ trực tiếp lên bảng hoặc bìa, giấy, miễn là có sự chuẩn bị trước của giáo viên.



2.1.Giai đoạn khởi động vào bài:(Warm up)

Có thể nói đây là giai đoạn khá thú vị trong tiết học. Nó góp phần quyết định sự thành công của giờ dạy bởi vì việc tạo được hứng thú, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Người học có hứng thú hay không, người dự giờ có cảm tình với giờ dạy hay không, chính nhờ vào sự khéo léo của giáo viên trong phần khởi động, dẫn dắt này.Giáo viên cần xác định xem mục đích của phần mở bài trong mỗi tiết học là gì,từ đó lựa chọn hoạt động hay trò chơi ngôn ngữ sao sho phù hợp.

Mục đích trò chơi ngôn ngữ trong giai đoạn này là làm thế nào trò chơi phải vừa nhắc lại được những kiến thức cũ, vừa liên kết, giới thiệu được kiến thức mới một cách rất tự nhiên mà thú vị, khiến cho người học cảm thấy tự nhiên, hứng khởi và tò mò muốn khám phá cho được nội dung của bài học mới. Đạt được điều đó thì trò chơi mới thành công.

a- Trò chơi đoán (guessing game): “Twenty questions” áp dụng cho giai đoạn khởi động của bài học

Ví dụ : English 6-Unit 7: Places

Lesson 3: B1-Town or country ?
Nội dung bài nói về nông thôn và thành thị

*Mục đích:

- Giúp học sinh ôn lại câu hỏi Yes/No questions.

- Dẫn dắt, hướng học sinh vào nội dung bài mới.

- Tạo không khí sôi động đầu giờ học.

* Thời gian thực hiện: 3-5 phút

*Tiến hành:

- Phân chia lớp học thành 2 đội.

“I think of Ba’s house. You have to ask me questions to find out where he lives . I can only answer “Yes” or “No” and you can only ask Yes/No questions. The team has the correct answer first will win the game.”

- GV đưa ra gợi ý: “There isn’t a rice paddy here”.

- Học sinh đặt câu hỏi để đoán xem đó là nơi nào.

Is it very quiet?

Is there a river?

Is there a bank?

Is it noisy?

Are there any mountains near your house?

…….

- Giáo viên chỉ được trả lơì bằng “yes” hoặc “no”.



- Đội nào đoán ra đáp án trước đội đó sẽ chiến thắng.

- Sau khi học sinh đã đoán ra đó là “town”, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh vào bài học mới.

-What’s the differences between the town and the country?

-What are there in the town?

-What are there in the country?

The lesson today will tell us about those…

* Kiểu trò chơi này có thể áp dụng để khởi động cho một số chủ điểm khác như:

+ Về con người- People (một người nổi tiếng,)

-English 8- Unit 2-Leson 5:Read; (Alexander Graham Bell )

-English 7-Unit 16-Leson 5: B4,5 (Thomas Edison, Uncle Ho)

+ Về nơi chốn- Places (một số địa danh)

-English 6-Unit 6 (park , hotel, hospital, …)

Unit 15:Leson 3:B3,4 (Sears Tower, Petronas Twin Towers,The Great Wall)

- English 7-Unit 8: ( post office, supermarket,souvenir shop,…)

-Unit 16:Lesson 1:A1,2(Bangkok, Phnom Penh, Beijing,..)

-English 8-Unit 14-Leson 1: Listen and read (The Golden Gate Bridge, The Statue of Liberty.)

+ Hoặc về đồ vật- Things

-English 9-Unit 2:Lesson 1: (ao dai) ;Lesson 4:Read (jeans)

Unit5:Lesson 1:( television); Lesson 4:Read (computer)

- English 8-Unit 15:Lesson 1:(computer)

Những chủ điểm này được rải đều ở chương trình Tiếng Anh 6,7,8,9.

b-Trò chơi Crossword

Ví dụ: English 6:Unit 7-Leson 4:C1,3

Nội dung bài mới là học về tên của các loại phương tiện giao thông phổ biến

* Mục đích:

-Giúp học sinh ôn lại một số từ đã học

- Hướng học sinh vào chủ đề của bài học.

- Tạo cho học sinh sự tò mò muốn khám phá bài học mới.

* Thời gian thực hiện: 2-4 phút

* Cách tiến hành:

- Giáo viên kẻ lên bảng các ô vuông có đánh số.

















5.






















1.

B

O

O

K

2.

P

E

N

C

I

L










3.

B

A

N

K










4.

H

O

U

S

E










-Giáo viên đưa ra 2 đồ vật thật( 1 bút chì và 1 quyển sách )và 2 bức tranh(ngân hàng và ngôi nhà)

-Giáo viên đặt câu hỏi-học sinh trả lời.Nếu học sinh nào trả lời đúng giáo viên yêu cầu học sinh đó lên bảng điền từ đó vào chỗ trống theo hàng ngang đẫ đánh số.Khi các từ hàng ngang đã được tìm thấy.Giáo viên dùng bút đổ khoanh vào từ “key word” –Bike và giới thiệu: đây là 1 loại phương tiện giao thông rất phổ biến với học sinh chúng ta.What is it in Vietnamese?

You can name some other popular means of transport during our lesson today.

c- Trò chơi “Lucky number”

* Thời gian thực hiện: 4-6 phút

* Cách tiến hành:

- Phân chia lớp thành 2 đội (thi ghi điểm).

- Giáo viên kẻ lên bảng khoảng 8 - 12 ô vuông có đánh số.

- Giải thích trò chơi: Trong 12 con số viết lên bảng có 5 con số may mắn

(giáo viên tự chọn). Các con số còn lại mỗi số tương ứng với 1 câu hỏi. Mỗi đội sẽ lần lượt chọn những con số bất kỳ. Nếu chọn được số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được ghi điểm (2 điểm cho một ô). Nếu không phải là số may mắn thì các đội phải trả lời đúng thì mới ghi được điểm. Nếu đội chọn số không trả lời được thì cơ hội ghi điểm giành cho đội đối phương.

( Nếu cả hai đội đều không có câu trả lời đúng đáp án sẽ để lại và sẽ được tìm hiểu trong bài học).

Các số thứ tự của ô chữ sẽ tương ứng với câu hỏi giáo viên đã chuẩn bị theo nội dung bài học.

- Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên tổng kết điểm.

Đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng (Nếu 2 đội bằng điểm nhau, đội thắng sẽ là đội ghi được nhiều số may mắn hơn).

* Lucky numbers là một trò chơi có rất nhiều cách sử dụng, nó có thể thích hợp với hầu hết các kiểu bài, các chủ điểm, các trình độ học sinh. Giáo viên cũng chỉ mất thời gian khoảng 10-15 phút là có thể chuẩn bị tốt được một trò chơi này.

Khi áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong giai đoạn này, tôi thấy học sinh tham gia rất tích cực, kể cả những học sinh yếu kém, nhút nhát. Sau trò chơi học sinh rất phấn khởi, hào hứng và tiếp thu bài mới một cách rất thoải mái, hiệu quả, tự nhiên.

* Giai đoạn khởi động này còn có thể áp dụng rất nhiều trò chơi khác như: Jumbled words, Hangman, Shark attack,Flash cards, … tuỳ theo nội dung cuả từng tiết dạy và sở thích của mỗi giáo viên.

Khi áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong giai đoạn này, tôi thấy học sinh tham gia rất tích cực, kể cả những học sinh yếu kém, nhút nhát. Sau trò chơi học sinh rất phấn khởi, hào hứng và tiếp thu bài mới một cách rất thoải mái, hiệu quả, tự nhiên.

2.2. Giai đoạn củng cố: (Consolidation)

Đây là giai đoạn rất hữu ích để áp dụng các trò chơi đa dạng, phong phú và hiệu quả. Áp dụng trò chơi ở giai đoạn này vừa nhằm mục đích khắc sâu lại kiến thức cho học sinh vừa là dịp để giáo viên nắm được kết qủa tiếp thu bài ngay tại lớp của học sinh. Đồng thời tạo được không khí vui tươi, thư giãn cuối giờ học.

Giai đoạn này có rất nhiều trò chơi, tuy nhiên người dạy phải biết lựa chọn những trò chơi phù hợp với nội dung bài học và những kĩ năng cần rèn luyện.

Sau đây là một số trò chơi áp dụng cho một số tiết học cụ thể.



a- Củng cố từ: Trò chơi: “Slap the board” :

Ví dụ: English 6- Unit 6-Places-Lesson 1:A.Our house(1,2,3)

Nội dung tiết dạy là qua bài học bài đọc, giới thiệu một số từ mới về một số nơi chốn. ( khách sạn, công viên, cánh đồng, vườn hoa, ao hồ, sông suối…)

*Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố lại những từ mới qua kỹ năng nghe.

- Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về nghĩa của các từ mới.

* Thời gian thực hiện: 3’-5’

*Tiến hành:

- Viết lại các từ mới vừa học lên bảng (không theo thứ tự, có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt).

- Gọi 2 học sinh lên trước bảng và yêu cầu họ đứng ở 1 vị trí xa bảng nhất định.

- Giáo viên đọc to một trong những từ mới trên bảng (Nếu viết tiếng Việt thì giáo viên đọc tiếng Anh và ngược lại).

- Hai học sinh phải chạy nhanh vào từ phía trước và gõ vào từ trên bảng.

- Ai gõ chính xác và nhanh hơn sẽ là người thắng cuộc.

- Người thắng cuộc được ở lại chơi tiếp còn người thua về chỗ.

- Gọi một học sinh mới lên bảng thay thế người thua.

Có thể áp dụng trò chơi này cho cả đội và áp dụng ghi điểm. (Đánh số như trò chơi cướp cờ).

* Trò chơi: “Slap the board” có thể được áp dụng để củng cố từ vựng cho tất cả các tiết dạy có từ mới ở tất cả các khối lớp 6 đến 9

* Có thể áp dụng một số trò chơi khác cho kiểu bài này như: Rub out and remember, What & Where, Lucky number, Miming, Crossword, Matching…



b- Củng cố mẫu câu: Trò chơi Miming (Kịch câm)

Trò chơi này áp dụng cho unit 12-Sports and pastimes- Lớp 6


*Mục đích:

- Củng cố từ và mẫu câu vừa học.(dùng thời hiện tại tiếp diễn để miêu tả các hoạt động)

- Tạo cho người học thói quen tự nhiên trong giao tiếp, bạo dạn khi đứng diễn trước đám đông.

- Giúp người học nâng cao khả năng diễn xuất bằng hành động,

* Thời gian thực hiện: 5’-7’

*Cách chơi:

- Chia lớp làm 2 đội.

- Mỗi đội cử một bạn lên trước lớp để diễn các hành động đã được giáo viên chuẩn bị từ trước (có thể bằng tranh ảnh hoặc viết hành động đó ra mảnh giấy hoặc bìa).

- Giáo viên cho người diễn xem hành động (không để dưới nhóm được biết trước).

- Người diễn không được nói bằng lời mà chỉ được diễn bằng cử chỉ, động tác để dưới nhóm hiểu và trả lời bạn mình đang làm gì.

VD: He is reading books…

- Nếu đội diễn không trả lời được thì nhường qyền trả lời và điểm số cho đối phương

- Sau trò chơi, giáo viên tổng kết nhóm nào nói đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc.

* Trò chơi Miming có thể áp dụng để diễn tả các chủ điểm từ mới như danh từ chỉ nghề nghiệp, thức ăn, đồ uống, quần áo (rải khắp ở các khối lớp) hoặc các mẫu câu mới về các thời động từ kết hợp với các động từ như Freetime, Activities…(Unit 6, 13, 14 Tiếng Anh 7; Unit 4, 5 Tiếng Anh 6…)



* Có thể áp dụng một số trò chơi khác để củng cố mẫu câu như: Noughts and crosses, guesing game, …
2.3. Giai đoạn ôn tập: Áp dụng cho các tiết ôn tập

Ở giai đoạn này, áp dụng trò chơi để có thể ôn lại một cách tổng thể các mảng kiến thức cũng như các kỹ năng ngôn ngữ mà học sinh đã được học. Vì vậy những trò chơi áp dụng cho giai đoạn này đòi hỏi một mức độ cao hơn và tổng hợp hơn ở những giai đoạn trước.



*Trò chơi viết tiếp sức: áp dụng cho các tiết dạy ôn tập ở các khối lớp.

*Mục đích:

Ôn lại những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp các mẫu câu mà học sinh đã học

Tạo tác phong nhanh nhẹn, khả năng tư duy và phản ứng nhanh nhạy của học sinh

Giáo viên kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

* Thời gian thực hiện: 10’-15’

*Tiến hành: Trò chơi này dựa trên nguyên tắc chạy tiếp sức trong thể thao.

- Giáo viên chia lớp ra thành 2 đội ( có thể 2 hoặc hơn)


a. Từ vựng: (Áp dụng để ôn từ –có thể sử dụng ở các khối lớp)

- Giáo viên đóng vai trò trọng tài bắt đầu ra hiệu cho các đội cùng 1 lúc lần lượt chạy lên bảng viết 1 từ sau đó chạy về giao phấn cho bàn tiếp theo lên bảng viết tiếp từ tiếp theo sao cho chữ cái cuối cùng của từ này là chữ cái bắt đầu của từ kia.



VD: no – on – not – tea – apple – end – do ...

Các từ sai chính tả không được tính điểm. Sau một thời gian nhất định, đội nào viết được nhiều từ chính xác hơn thì đội đó sẽ chiến thắng.

Lưu ý: giáo viên có thể cho chủ điểm từ để viết hoặc có thể theo từ loại.

b. Ngữ pháp. (Áp dụng để ôn tập về kiến thức ngữ pháp, kĩ năng viết ở các khối lớp)

Tương tự như vậy trò chơi cũng có thể áp dụng cho việc thi viết một câu, một đoạn văn hoặc câu chuyện hoàn chỉnh. Lúc này mỗi thành viên phải viết một từ để tạo thành 1 câu hoàn chỉnh có nghĩa (viết câu); Hoặc mỗi người sẽ phải viết 1 câu sao cho các câu nối tiếp nhau có nghĩa, tạo thành 1 câu chuyện hay, giáo viên có thể dựa tuỳ theo hoàn cảnh của lớp đề ra những quy định chi tiết cho nội quy bài viết .

Trong trường hợp bài viết quá dài, không thuận lợi cho việc lên bảng có thể sử dụng cách viết lên trên 1 tờ giấy trắng to, truyền qua nhau cho từng nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ treo bài viết của mình lên cho cả lớp cùng xem và chấm điểm.

VD: Ôn tập về thời quá khứ đơn – Lớp 7- Sau các Units 9,10,11. Giáo viên viết 1 từ hay cụm từ khởi đầu câu như:

This weekend………….

Our class……………..

Last night……………..

Sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành câu.

- Có thể đa dạng hoá trò chơi bằng cách cho học sinh nói về các sự kiện hoặc các công việc ở các thời kỳ khác nhau, tuỳ theo trình độ lớp học. Đây cũng là hình thức luyện tập về thời trong tiếng Anh rất tốt vì học sinh sẽ phải sử dụng thời sao cho phù hợp với câu có phần khởi đầu cho trước.
Tuỳ vào nội dung kiến thức và mục đích ôn tập để giáo viên có thể áp dụng các trò chơi cho phù hợp.

3- Kết quả thực hiện:

Cũng như một số giáo viên khác, thấy được những phương pháp giảng dạy truyền thống đã dần không còn phù hợp với học sinh thời đại mới, tôi đã và đang áp dụng mạnh mẽ những phương pháp mới vào dạy học.

Việc áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong dạy học môn tiếng Anh kết hợp cùng với một số phương pháp dạy học mới đã giúp tôi cùng với những học trò của tôi cảm thấy giờ học hết sức nhẹ nhàng và thú vị. Học sinh của tôi rất hứng thú và tích cực mỗi khi học tiếng Anh. Tôi thấy điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy – học môn tiếng Anh ở bậc học THCS.

Có thể nói, sau khi đã áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học môn tiếng Anh tại trường THCS, tôi thấy có nhiều học sinh yêu thích môn học hơn, kể cả những học sinh học yếu, chúng không cảm thấy sợ hãi và chán nản mỗi khi đến giờ ngoại ngữ mà ngược lại chúng còn rất hào hứng tham gia vào giờ học để còn được “chơi”. Thực ra, nếu GV tổ chức tốt các trò chơi thì sẽ không bị gây ồn ào nhiều như một số GV từng nghĩ, vả lại, nếu có ồn thì đây cũng là những “tiếng ồn tích cực”, góp phần tích cực đem lại hứng thú học tập - cội nguồn sáng tạo ở mỗi học sinh.



PHẦN III

KẾT LUẬN
Việc học ngoại ngữ từ trước đến nay đã khiến khá nhiều người học ở mọi đối tượng phải đau đầu, khiến cho nhiều người phải “sợ” bộ môn này vì cảm thấy nó qúa khó, quá căng thẳng, vì phải nhồi nhét một số lượng từ vựng và ngữ pháp khổng lồ, khác lạ so với tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, những người dạy bộ môn ngoại ngữ nên làm một điều gì đó để người học cảm thấy được thư giãn, để họ có thể gần gũi hơn, “thân thiện” hơn với bộ môn rất bổ ích này.

Việc học tập bộ môn tiếng Anh để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học tiếng Anh trở nên hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn. Việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong việc tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí lực để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò chơi ngôn ngữ tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình. Đồng thời, giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã tiếp thu được một cách có hiệu quả vào thực tế.


Bình Xuyên, ngày 05 tháng 11 năm 2015

Người viết


Phạm Thị Hà

GIÁO ÁN MINH HỌA

Date of planning: 14/11/2015

Date of teaching:18 /11/2015

Period 36

Unit 6. places (con’t)

Lesson 5: C. Around the house (3-5)

I/ Objectives

After the lesson sts can describe shops in a street.



II/Language content:

-Vocabulary: between, opposite, photocopy store, bakery, drugstore, police station, bookstore, movie theater

Structure: Review : Where is...?

Where are........?



III/ Teaching aids:

-lesson plan, stereo, disc, books....



III/ Procedure:

A.Class organization.

- Greeting.

- Checking atendance:

6A:....................................................................................



B. New lesson:


Sts and T’s activities

Contents

1. warm up

- T. asks sts to review prepositions

- Ss work in two teams.

- T corrects.


2. Presentation.

T. uses the picture to give the new

words.

- Ss practice in chorus and individually.



*Check up: Matching
T explains the structures:

S + be + prep...



3. Practice.

Sts listen to the text twice then read it silently.

- T calls one or two ss to read aloud the text.

- Ss work in pairs to ask and answer aloud and corrects.

Play “ Guessing game ” (C4 – P71).
Asks sts to work in pairs.

- T calls some pairs to speak.




4. Production.

Asks sts to answer the questions C5 P71 in pairs.

- T calls some pairs to speak.
* Consolidation

T consolidates the content of the lesson.


5. Homework.

- T guides ss how to study at home:



* Brainstorming:
in in front of


Prepositions

to the right of to the left of


I/ Vocabulary

- drugstore (n) : hiệu thuốc

- toystore (n) : cửa hàng đồ chơi

- movie theatre (n) : rạp chiếu phim

- police station (n) : đồn công an

- bakery (n) : hiệu bánh mì

- between (prep) : ở giữa (2 người, 2 vật)

- opposite (prep) : đối diện


II/ Grammar:

1. Ask and answer :

A: Where is the photocopy store?

B: It is next to the bakery.

2. Talk about the location:

The photocopy store is next to the bakery.

The movie theater is between the bakery and the drugstore.

III/ Practice:

1. Listen and read: C3 (P.70)
2. C4:

a. Eg:


A: Where is the photocopy store?

B: It is next to the bakery.


b. Play a guessing game:

Ex:


S1: It’s opposite the bakery. What is it?

S2: It’s the police station.

S1: Yes, that’s right.

Answer key


  1. It’s a toystore.

  2. It’s the movie theatre.

  3. It’s the photocopystore.

  4. It’s the photocopystore.

  5. It’s the drugstore.

3. C5: Ss’ answers

- Learn by heart Vocabulary at home.



- Do exercise C3,4 Workbook




Каталог: data -> 9967028377242736135 -> thu vien sach
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
thu vien sach -> PHÒng gd&Đt bình xuyên trưỜng thcs hưƠng sơN ĐỀ chính thứC ĐỀ thi khảo sát hsg cấp trưỜng tháng 1
thu vien sach -> PHÒng gd&Đt bình xuyên trưỜng thcs hưƠng sơN ĐỀ chính thứC ĐỀ thi khảo sát hsg cấp trưỜng tháng 12
thu vien sach -> PHƯƠng pháp dạy tốt một tiếT ĐỌc tiếng anh 8 Tháng 10 Năm 2014-2015

tải về 97.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương