Đầu tư và “chia sẻ chi phí” trong gdđh việt Nam Phạm Phụ Đầu tư cho gdđH trong bối cảnh toàn cầu hóa


Bảng 4: Chi tiêu của Chính phủ so với GDP (2004)



tải về 326.63 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích326.63 Kb.
#36651
1   2   3   4
Bảng 4: Chi tiêu của Chính phủ so với GDP (2004)

Đây là vấn đề có tính truyền thống tốt đẹp của các Nhà nước Châu Âu phúc lợi nhưng đồng thời cũng là trở ngại ở các nước này trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Với các nước ở Châu Á tình hình lại hoàn toàn khác. Ở đây mức “chi tiêu của Chính phủ” so với GDP rất thấp (Năm 2004; Đài Loan 15.3%, Malaysia 26.5%, Việt Nam 26.7%, Hàn Quốc 28.1%.…) so với mức bình quân của thế giới 31%; rất khác với các “Nhà nước Châu Âu phúc lợi”. Vì vậy, người ta cho rằng, ở đây Nhà nước chỉ đủ sức ưu tiên cho GD phổ cập và một số lĩnh vực ưu tiên về khoa học-kỹ thuật. Với GD trung học phổ thông và GDĐH, chủ yếu là gia đình và người học phải gánh chịu (“User-pays Principle”) [Theo Philip G. Altbach & Tora Umakoski, 2004]. Nhiều nhà kinh tế giáo dục của Mỹ cũng cho rằng: “Thiếu cơ sở triết lý và kinh tế để buộc phải cung cấp dịch vụ GDĐH bằng NSNN [John L. Yeager et all](11).

Đấy cũng chính là những ý tưởng chính của “mô hình Nhật Bản” (J-model). Với mô hình này phần NSNN chi cho GDĐH chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng NSNN dành cho GD và khoảng 25-36% của tổng chi cho GDĐH. Mô hình này cũng đã lan tỏa sang Hàn Quốc, Đài Loan từ cuối những năm 1970 và sang Malaysia, Indonesia, Singapore từ cuối những năm 1980.



05- Kiến nghị về “Chia sẻ chi phí” cho GDĐH Việt Nam

Tiếp theo là việc lấy đâu ra để có CPĐV là 1.200 USD trong điều kiện của Việt Nam? Điều này liên quan đến bài toán “Chia sẻ chi phí” (Cost Sharing) trong tài chính cho GDĐH như đã nói ở trên, nghĩa là tỷ lệ chia sẻ chi phí như thế nào giữa: (1) Phần NSNN, (2) Phần người học phải chi trả, và (3) Phần đóng góp của cộng đồng, kể cả đóng góp của chính cơ sở ĐH qua hoạt động khoa học và các hoạt động có thu khác.





Hình 7: Nguồn tài chính của GDĐH Việt Nam (2002)

Theo ước tính gần đúng, tỷ lệ các phần này ở các ĐH công lập của Việt Nam trong một số năm gần đây là khoảng 55%, 42% và 3%, một cách tương ứng (Hình 7). Nếu giữ nguyên tỷ lệ này thì NSNN cũng phải tăng lên trên 2 lần. Đây là một tính toán không thực tế, tỷ lệ NSNN dành cho GD đã đạt đến con số 20% và GDĐH cũng khó lòng dành ưu tiên NSNN so với GD phổ cập cũng như các lĩnh vực an sinh xã hội khác như y tế, giảm nghèo… Vì vậy, phải chăng cần vận dụng “mô hình Nhật Bản” (J – model)?

Khi đó, với thành phần thứ (1) – NSNN, nếu Việt Nam có SV ở ĐH tư thục chiếm 30 – 40% vào 2010 như dự kiến trước năm 2005 (tỷ lệ hiện tại vẫn dưới 15%!) và dồn thêm NSNN cho 60 – 70% SV ở các ĐH công lập, giảm tỷ lệ 55% nói trên xuống khoảng 25 – 35% như ở nhiều nước của Châu Á, kèm theo đó là việc nâng cao hiệu quả trong phân phối NSNN cũng như sử dụng tài chính ở các cơ sở ĐH vv…, thì nguồn vốn NSNN dành cho GDĐH vẫn có thể giữ nguyên như con số hiện nay.

Với thành phần thứ (3) – đóng góp của cộng đồng, một mặt Việt Nam hiện chưa có truyền thống cho tặng cho GDĐH như ở Mỹ, Nhật vv…, mặt khác hoạt động khoa học và dịch vụ của các cơ sở ĐH cũng chưa có hiệu quả, nên hy vọng tăng quá cao tỷ lệ này cũng thiếu thực tế. Tuy vậy, vẫn nên đặt mục tiêu là khoảng 15%(12). Nghị Quyết 14 của Chính phủ năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH giai đoạn 2006 – 2010 cũng đã có yêu cầu “tăng tỷ lệ đóng góp của các cơ sở ĐH về hoạt động khoa học – công nghệ lên tối thiểu là 15% vào năm 2010 và 25% vào năm 2020 trong trong tổng thu” của nhà trường. Để có được con số này, có lẽ Nhà nước, bên cạnh chính sách miễn thuế cho tặng đối với GDĐH, cần có chính sách xây dựng “vốn cho tặng” (Endowment) ở các cơ sở GDĐH. Do vậy, tỷ lệ của thành phần (2) – đóng góp của SV và gia đình SV sẽ vào khoảng 50 – 55%(13). Điều này có nghĩa, học phí ở ĐH công lập bình quân sẽ phải tăng lên hơn 3 lần so với hiện nay.

Xin lưu ý, chính sách học phí thấp thường lại làm cho mất CBXH nhiều hơn. Ví dụ CPĐV là 10 triệu đồng, học phí là 3 Tr.Đ nghĩa là NSNN cấp 7Tr.Đ. Nhưng ở GDĐH, tỷ lệ SV thuộc tầng lớp trên chiếm phần lớn nên tiền trợ cấp đó chủ yếu lại chạy vào các lớp dân cư giàu có. Giáo sư D.Bruce Jonstone – một chuyên gia lớn về GD đã từng nói, trong những điều kiện tương tự như ở Việt Nam, chính sách học phí thấp chính là cách “lấy thuế của dân chúng cấp thêm cho người giàu”.

Năm 2007, UNDP Việt Nam cũng đã có một nghiên cứu về an sinh xã hội, kết quả cho thấy: Có đến 35% NSNN trợ cấp cho GD đã chảy vào con em của lớp 20% dân cư giàu nhất, nhưng chỉ có 15% chảy vào con em của lớp 20% dân cư nghèo nhất (!).

Thực tế thế giới cho thấy, cấu trúc “chia sẻ chi phí” thường là khác nhau cho các loại trường khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp của Thái lan, CPĐV cho ĐH công truyền thống(14) gấp đến 2 lần CPĐV ở ĐH công nghệ nhưng mức học phí lại chỉ xấp xỉ bằng nhau. Còn ở Mỹ tỷ lệ học phí trên CPĐV ở các lớp trường khác nhau cũng rất khác nhau (Bảng 4), biến thiên từ 20,1% cho đến 77,4%.


Lớp trường

Cost “E&G&K”

HP

Price/Cost (%)

Tất cả ĐH

Công lập


Tư thục

Lớp 1


Lớp 3

Lớp 6


Lớp 10

12.000

9.900


14.200

28.500


12.300

9.400


7.900

3.800

1.200


6.500

5.700


3.000

2.900


6.100

31,5

12,4


45,9

20,1


24,4

30,8


77,4
Bảng 4: Tỷ lệ học phí (“Giá bán”) trên CPĐV (“Giá thành”) ở các lớp trường ĐH khác nhau của Mỹ (1995)

Có thể cho rằng, bản chất của sự khác nhau này là tùy thuộc vào đặc trưng các “sản phẩm” của các trường ĐH đó về mức độ “tác động ngoại biên” cũng như mức độ công cộng. Ví dụ, một ĐH định hướng nghiên cứu mà sản phẩm của nó chủ yếu là kiến thức khoa học cơ bản như toán học chẳng hạn (là HH công cộng như ở Hình 3) thì tỷ trọng học phí trong CPĐV cần phải rất thấp(15). Thế giới gọi đây là “Chính sách học phí biến đổi”.



06- Công bằng xã hội trong GDĐH và Quỹ cho SV vay vốn

Nếu áp dụng mô hình J-model và học phí tăng cao, nguồn tài chính từ tư nhân có thể chiếm đến ¾ kinh phí cho GDĐH như ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Công bằng xã hội (CBXH) khi đó sẽ là một bài toán hết sức nan giải, nhất là khi mở rộng quy mô nền GDĐH. Do đó, cần có sự điều tiết từ phía Nhà nước. Kinh nghiệm của thế giới gần đây cho thấy, cách điều tiết tốt nhất là xây dựng các loại “Chương trình cho SV vay vốn” bên cạnh chính sách “ Học phí cao – Tài trợ nhiều” (High Tuition Fees - High Aids).

Chương trình cho SV vay vốn trên thế giới hết sức đa dạng. Nói riêng về mục tiêu, có thể phân thành 5 nhóm. Thứ nhất là tạo nguồn thu nhập cho các ĐH công lập thông qua tăng học phí để đảm bảo CPĐV. Thứ hai là tạo điều kiện để mở rộng quy mô hệ thống GDĐH. Thứ ba là tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo, đảm bảo CBXH. Thứ tư là đáp ứng nhu cầu nhân lực nằm trong ưu tiên quốc gia. Và, thứ năm là giảm bớt gánh nặng tài chính lên tất cả các nhóm SV và tăng cường trách nhiệm của chính người SV(chứ không phải là gia đình họ).

Ở Việt Nam, qua Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg và Quyết định số 157/2007/QG-TTg, có thể hiểu, chương trình cho SV vay vốn có mục tiêu chính là mục tiêu (3), tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo. Và, qua báo cáo của Bộ GD&ĐT, đến nay (15/12/2009), doanh số cho vay đã đạt đến con số 18.094 tỷ Đ, trong đó riêng năm học 2008-2009 là 8.449 tỷ Đ với khoảng 1,67 triệu SV được vay. Có thể cho rằng, đây là một chính sách đổi mới nổi bật của GDĐH trong 3 năm qua. Tuy vậy, vẫn có một số lo ngại sau đây:



Một là, mức “trợ cấp ẩn”, do lãi suất thấp và chậm trả, ước tính được của chương trình có thể lên đến 25-40% và “Tỷ lệ hoàn vốn” do vậy có thể chỉ khoảng 45 – 50%, trong khi doanh số cho vay một năm lên đến 0.5 tỷ USD. Có nghĩa, “chi phí” cho chương trình này hàng năm có thể lên đến trên 0.2 tỷ USD so với NSNN hàng năm dành cho GDĐH cũng chỉ khoảng 0.5 tỷ USD(16). Vậy liệu, chương trình có bền vững về mặt tài chính? Tất nhiên đây là câu chuyện của 3 hoặc 4 năm sau này, sau khi số SV vay vốn hiện nay tốt nghiệp được một vài năm.

Hai là, chương trình hiện nay có mục tiêu chủ yếu là mục tiêu (3) nên có mức “trợ cấp ẩn” cao, nhưng đối tượng cho vay lại quá lớn, đến 1.67 triệu SV. Vậy chương trình có tiếp cận đúng là SV nghèo(17)?

Ba là, ngoài ra, chương trình lại yêu cầu có sự bảo lãnh của gia đình nên mục tiêu cuối cùng, mục tiêu nâng cao trách nhiệm của chính người SV, có thể không đạt được.

T
Tỷ lệ SV trong độ tuổi (%)


hực tế thế giới cũng đã cho thấy, khi tăng học phí mà có tổ chức chương trình cho SV vay vốn tốt thì gần như không ảnh hưởng gì đến vấn đề CBXH trong GDĐH (Hình 8). Hồng Kông đã có lúc tăng học phí lên 2,65 lần nhưng họ đã có những chương trình SV vay vốn khá thành công với mục tiêu là” “Không một em học sinh nào đủ trình độ mà lại không được học ĐH” vì lý do tài chính.


Hình 8: Tỷ lệ SV được tiếp cận GDĐH thuộc các nhóm dân cư khác nhau ở Úc không bị ảnh hưởng khi tăng học phí, mà có chương trình cho SV vay vốn.


07- Chương trình cho SV vay vốn để ĐH có thể tăng học phí.

Ngoài Chương trình cho SV nghèo vay vốn, đảm bảo CBXH trong GDĐH, trên thế giới còn có nhiều loại Chương trình nhằm tạo điều kiện để các ĐH có thể tăng học phí, mở rộng quy mô GDĐH và giảm gánh nặng tài chính lên tất cả các nhóm SV(18).

Với các chương trình này, thường chỉ có “trợ cấp ẩn” rất ít từ Nhà nước. Nhà nước chỉ cần gánh chi phí giao dịch và rủi ro nếu có, cho SV. Vì vậy, lãi suất có thể cao hơn một ít lãi suất huy động vốn của ngân hàng chẳng hạn và có thể giao cho các ngân hàng thương mại thực hiện.

Cũng xin được lưu ý, Chương trình cho SV vay vốn đã khá phổ biến trên thế giới, đã có ở trên 50 nước, và thường được thiết kế khá công phu. Tuy vậy, một nghiên cứu gần đây của UNESCO – Bangkok và Viện quốc tế về kế hoạch hóa GD” vẫn còn cho thấy: “Có nhiều trường hợp, sự thành công là không rõ ràng, có chương trình ở Hàn Quốc không thành công trong việc hướng vào đối tượng SV nghèo, ở Thái Lan thì “Tính bền vững về tài chính thấp”, ở Philippine lại “không có thu hồi vốn”, thậm chí có chương trình phải tạm dừng lại như ở Indonesia, Sri Lanka vv…

Một chính sách định hướng đúng không nhất thiết đem lại một kết quả tốt, nếu việc thiết kế quy trình và tổ chức thực hiện không tốt.

Ngoài ra, khoảng 15 năm qua có rất nhiều nước như Anh, Thụy Điển, Nam Mỹ, Úc, Thái Lan, v.v… cũng đã nghiên cứu và vận dụng một chính sách mới cho SV vay vốn gọi là “Income Contingent Loans” (mức trả nợ không cố định mà tùy thuộc vào thu nhập của người vay), để SV trang trải cho, chẳng những học phí mà còn cả chi phí ăn ở, để mở rộng khả năng tiếp cận GDĐH cho số đông.

Phần lớn SV được vay vốn với mức lãi suất thấp. Sau khi ra trường, nếu họ chưa xin được việc làm hoặc mức lương còn thấp hơn một ngưỡng nào đó thì chưa phải trả. Nếu mức lương cao hơn ngưỡng thì trích một phần, ví dụ 10–20%, của phần cao hơn để trả dần, có thể kéo dài đến 10–20 năm, gần giống như thuế thu nhập cá nhân lũy tiến. Nếu sau thời gian đó mà trả chưa xong thì được xoá nợ. Bản chất của chính sách này là chuyển sự chi trả của SV từ hiện tại sang tương lai và được Nhà nước gánh chịu toàn bộ rủi ro cho họ nhưng chỉ có tài trợ một phần qua lãi suất thấp. Nhà nước trích một phần NSNN cấp cho GDĐH để trang trải “chi phí” cho chính sách này. Ở Thái Lan năm 2003, dự toán ngân sách cho Quỹ cho vay có con số đến 350 triệu USD so với NSNN dành cho GDĐH là 680 triệu USD.

Ở hình 9 dưới đây là sơ đồ biểu thị các nguồn tài chính của một SV ở Anh, phụ thuộc vào mức thu nhập của gia đình (2008), với tổng chi phí để trả học phí và cả ăn ở của SV trong 1 năm là 9.800£, khi có Chương trình “Income contingent loan”. Như vậy, với một SV gia đình nghèo thu nhập dưới 15.000£ một năm chẳng hạn, SV được vay 3.000£ để trả học phí (chiếm khoảng 30% tổng chi phí), được vay khoảng 3.300£, học bổng 300£, tài trợ khoảng 2.700£ để có tổng số 6.300£ lo cho chí phí ăn ở, phần còn thiếu chỉ khoảng 500£. Với các gia đình khá giả, phần còn thiếu, gia đình SV phải chi hàng năm là khoảng





Hình 9: Nguồn thu nhập tài chính của SV ở Anh (2003)

Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU -> Attachments
Attachments -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
Attachments -> Công ước số 138 Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc, 1973
Attachments -> Các đơn vị đặc nhiệm một số quốc gia
Attachments -> KẾt hôn có YẾu tố NƯỚc ngoàI: LÚng túng “ĐUỔI” theo thông tư
Attachments -> Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện đại Đỗ Giang Nam
Attachments -> Công ước số 182 Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999
Attachments -> Số 279: Sở hữu đất đai
Attachments -> Tìm hiểu về quân đội vũ trang cách mạng Cu-ba
Attachments -> Lực lượng đặc nhiệm sas (Special Air Service) của Quân đội Hoàng gia Anh
Attachments -> MỘt số GÓP Ý cho dự thảo luật phòNG, chống rửa tiềN

tải về 326.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương