UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang7/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   43

44. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

Chính sách với bếp ăn tập thể cho người lao động: Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng một số doanh nghiệp vẫn duy trì được bếp ăn tập thể cho người lao động là một cố gắng lớn. Tuy nhiên, nhà nước nên xem xét giảm thuế đối với vấn đề này vì hiện nay bếp ăn của người lao động vẫn chịu thuế suất là 10% giống như dịch vụ ăn uống cao cấp khác là không hợp lý. Thông qua việc miễn giảm các chính sách thuế vừa qua, nên xem xét ưu đãi về thuế cho bếp ăn tập thể để bữa ăn của người lao động bảo đảm chất lượng.

Trả lời: (tại Công văn số 12287/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, thu vào hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, không phân biệt đối tượng sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức nấu ăn cho người lao động không thu tiền thì không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp doanh nghiệp giao cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, đấu thầu bán suất ăn cho người lao động thì khi đó tổ chức, cá nhân kinh doanh suất ăn phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định.



45. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị xem xét giãn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với loại xe ôtô sản xuất trong nước có từ 6-9 chỗ ngồi để kích thích sản xuất, tạo việc làm cho công nhân góp phần kích cầu, chống suy giảm kinh tế.

Trả lời: (tại Công văn số 12288/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Về đề nghị xem xét giãn thời gian nộp thuế TTĐB đối với loại xe ôtô sản xuất trong nước từ 6-9 chỗ ngồi:

Thuế TTĐB thu vào hàng hoá, dịch vụ nhà nước không khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hoặc đối với hàng hoá, dịch vụ nhà nước cần điều tiết, đây là thuế gián thu do người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB trả thông qua giá mua hàng hoá, dịch vụ. Thuế TTĐB thu tại khâu sản xuất và nhập khẩu nên việc quy định giãn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với loại xe ôtô từ 6-9 chỗ ngồi sản xuất trong nước sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế, nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Trước tình hình suy giảm kinh tế, triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, theo đó đối với doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước chính sách hỗ trợ như sau:

- Giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với ôtô các loại áp dụng từ 01/2/2009 đến hết ngày 31/12/2009;

- Gia hạn nộp thuế trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 tính trên thu nhập từ các hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất.

- Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) kể từ ngày 01/5/2009 đến hết ngày 31/12/2009.

Đồng thời ngày 27/02/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2009/TT-BTC điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với hộp số, bộ ly hợp và động cơ từ các mức 15%, 22%, 23%, 25% xuống 10%, 15%, 20% tuỳ từng chủng loại; bộ phận của hộp số, ly hợp, động cơ từ 20% xuống 15% (áp dụng với các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan kể từ ngày 9/3/2009).

Xuất phát từ lý do nêu trên, không thực hiện giãn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ôtô từ 6-9 chỗ sản xuất trong nước mà thực hiện các giải pháp giảm, giãn thuế khác theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP nói trên.

46. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị:

Đề nghị cho phép cơ quan Hải quan thực hiện thu thuế VAT của mặt hàng hoa quả nông sản Trung Quốc nhập khẩu ngay tại cửa khẩu để tránh tình trạng số thu thuế của Cục Hải quan giảm mạnh do thực hiện chương trình thu hoạch sớm ASEAN – Trung Quốc, tình trạng doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế (như bán hàng qua tay nhiều tổ chức cá nhân để trốn thuế VAT…) khi áp dụng việc thu thuế VAT trong nội địa, đồng thời tránh tình trạng lượng hàng hoa quả, nông sản của Trung Quốc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, khi nhập khẩu ồ ạt sang Việt Nam sẽ gây ảnh hưởng lớn cho nền nông nghiệp của nước nhà.

Trả lời: (tại Công văn số 12269/BTC-CST ngày 31/8/2009)

Theo cam kết quốc tế khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không phân biệt đối xử hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, từ ngày 01/01/2006 Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) quy định: Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT như của tổ chức, cá nhân trong nước tự sản xuất, đánh bắt bán ra. Theo nguyên tắc này, hàng nông sản chưa qua chế biến nhập khẩu không phân biệt xuất xứ từ Trung Quốc hay từ nước khác vào Việt Nam đều không chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu. Khi tiêu thụ nội địa, cơ sở kinh doanh tiêu thụ nông sản chưa qua chế biến nhập khẩu kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất 5% như tiêu thụ nông dản chưa qua chế biến trong nước.

Theo quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế khi gia nhập WTO, cơ chế quản lý và chính sách thuế GTGT giữa hàng nông sản chưa qua chế biến sản xuất trong nước và nhập khẩu là nhất quán và công bằng, về nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong nước hay ưu đãi hơn cho nông sản nhập khẩu, không tạo kẽ hở cho tổ chức, cá nhân lợi dụng mua bán trốn thuế GTGT.

47. Cử tri tỉnh Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh kiến nghị:

Công tác quản lý nhà nước về xăng dầu và khí gas còn bất cập, Nhà nước chưa có biện pháp cần thiết, kịp thời đối với các doanh nghiệp cố tình chậm điều chỉnh giá bán theo thị trường, trong khi sự tác động của những mặt hàng này đối với xã hội và nền kinh tế là rất lớn. Để quản lý chặt mặt hàng này được tốt hơn trong thời gian tới, đề nghị cần quy định rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý trong việc công khai các thông tin về giá cả, mức lãi … để người dân biết. Cần thiết nên quy định khi trừ đi các khoản chi phí thực tế và thuế, các doanh nghiệp phải giảm giá bán khi đã có lãi trên 100đ/lít(kg).

Trả lời: (tại công văn số 12115/BTC-QLG ngày 28/8/2009)

Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu, gas trong thời gian vừa qua là áp dụng cơ chế giá thị trường có sự giảm sát của Nhà nước: có lên, có xuống theo tín hiệu của giá thị trường thế giới kết hợp đồng bộ với các biện pháp tài chính (thuế nhập khẩu, phí…). thực hiện chủ trương chia sẻ trácch nhiệm, quyền lợi giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước để bình ổn giá trong nước, tránh những đột biến xảy ra, ảnh hưởng bất lợi cho nền kinh tế. Đối với xăng dầu, sau khi thực hiện cơ chế giá thị trường (năm 2007 đối với xăng, từ ngày 16/9/2008 đối với các loại dầu), chỉ tính từ tháng 7/2008 đến đầu năm 2009, căn cứ vào tín hiệu giá thị trường thế giới, các doanh nghiệp đã thực hiện 10 lần giảm giá xăng, 12 lần giảm giá dầu hoả, 9 lần giảm giá dầu diesel, 5 lần giảm giá dầu mazut… Sau đó, giá thị trường thế giới tăng, Nhà nước đã nhiều lần thực hiện giảm thuế nhập khẩu để giữ bình ổn giá; chỉ khi các biện pháp trên đã được sử dụng, nhưng giá thị trường thế giới tiếp tục tăng, Nhà nước mới chấp thuận cho doanh nghiệp: 5 lần điều chỉnh tăng giá xăng, 4 lần tăng giá dầu hoả, 3 lần tăng giá dầu mazut và 1 lần tăng giá dầu diesel… Tất cả các lần điều chỉnh giá trên, các doanh nghiệp đều thực hiện theo quy trình, thủ tục đăng ký giá và các quy định về điều chỉnh giá nhu: Giá thế giới làm căn cứ để điều chỉnh giá trong nước tăng hay giảm là giá xăng dầu thành phẩm (chứ không phải là giá dầu thô) được tính bình quân 20 ngày trước ngày xác định giá (chứ không tính theo giá thời điểm từng ngày để xác định giá). Trước khi điều chỉnh giá (tăng hoặc giảm) doanh nghiệp đều phải đăng ký giá và được sự chấp chuận của Tổ Giám sát liên Bộ Tài chính – Công Thương về giá xăng dầu mới được tăng hay giảm giá. Trong suốt thời gian trên, có những thời điểm doanh nghiệp 3 lần đề nghị điều chỉnh tăng giá nhưng liên Bộ không chấp thuận; còn khi giá thế giới giảm, doanh nghiệp chậm đăng ký giảm giá với lý do là đề bù đắp phần lỗ khi giá tăng cao chưa được điều chỉnh giá, liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp phải đang ký giảm. Đối với giá gas về cơ bản thực hiện điều chỉnh giá theo tín hiệu của giá thế giới.

Tuy nhiên, cơ chế điều hành giá vừa qua vẫn còn những bất cập nhất định như chưa quy định rõ quyền của doanh nghiệp đến đâu, mức độ nào, khi nào thì được tăng giá hoặc khi nào phải giảm giá… Để xử lý những bất cập này, Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung sớm Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, trong đó quy định rõ, công khai cơ cấu các khoản mục chi phí được tính trong giá (gồm giá thế giới; các khoản thuế, phí phải nộp theo luật định; chi phí lưu thông của doanh nghiệp; các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá…và các biện pháp can thiệp cụ thể của Nhà nước khi thị trường có những biên động bất thường… Trên cơ sở đó để toàn xã hội có điều kiện giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp tốt hơn (Công văn số 11364/BTC-QLG ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính góp ý với Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2007/NĐ-CP kèm theo)

48. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

Về tiêu chí tính giá thành hạt lúa do Bộ hướng dẫn tại văn bản số 3001/BTC-QLG ngày 19/3/2009 về việc điều tra chi phí sản xuất và giá thành lúa vụ Đông xuân năm 2008-2009 là chưa hợp lý, chưa tính giá trị đất đai trong chi phí giá thành lúa (chưa có yếu tố C trong cơ cấu giá thành đủ là C+V). Do đó, để người nông dân hưởng 30% lợi nhuận được tính vào vốn (V) là không phản ánh đúng phần được hưởng lợi của người dân theo đúng chủ trương của Chính phủ. Thực trạng trên nhiều năm qua đã làm cho người trồng lúa chưa có hướng đi khác. Đề nghị sớm xem xét quy định này.

Trả lời: (tại công văn số 12118/BTC-QLG ngày 28/8/2009)

Hiện nay, Bộ Tài chính hướng dẫn các tỉnh về phương pháp tính chi phí sản xuất và giá thành lúa là căn cứ vào các quy chế hiện hành của Nhà nước đã quy định: Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí hợp lý, hợp lệ mà người sản xuất đã chi ra để sản xuất lúa. Trong hướng dẫn để tính chi phí sản xuất lúa đã bao gồm đầy đủ các yếu tố chi phí vật chất (c) gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, khấu hao tài sản cố định…và chi phí về công lao động (v). Mặc dù không tính giá trị của đất; nhưng đã tính các chi phí mà người sản xuất bỏ ra để cải tạo, đầu tư nâng cao giá trị của đất. Sở dĩ Bộ Tài chính không hướng dẫn tính giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí sản xuất và giá thành lúa là vì: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, người sản xuất không phải bỏ tiền ra thuê đất để sản xuất: “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:…hộ gia đình cá nhận trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối…”.

Hiện nay, đời sống của nông dân trồng lúa vẫn còn gặp khó khăn do nhiều yếu tố tác động như diện tích bình quân đầu người thấp, sản lượng hàng hoá không nhiều, chi phí còn cao…; Để góp phần khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phải triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân tăng năng suất, hạ giá thành như đầu tư giống, hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi…); áp dụng kỹ thuật tiên tiến (thực hiện 3 tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả; 3 giảm: giống, phân bón, chi phí; 4 đúng: thời vụ, quy trình, định mức, kỹ thuật).

Thực tế đầu năm 2009, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ đã thực hiện giám sát và có báo cáo về tình hình chi phí đầu tư sản xuất lúa trong vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Cần Thơ, Đoàn giám sát đánh giá nông dân có lãi từ 40-45% (Báo cáo số 01/-ĐĐBQH ngày 04/3/2009 của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Cần Thơ kèm theo).



49. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Cử tri phản ánh mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực, phí công chứng được quy định tại Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 và Thông tư Liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Liên bộ Tài chính và Bộ Tư pháp là cao so với mức thu nhập của người dân. Đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh mức thu thấp hơn để đảm bảo khả năng chi trả của người có yêu cầu công chứng và chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các giao dịch.

Trả lời: (tại Công văn số 12291/BTC-CST ngày 01/9/2009)

1. Về phí công chứng

Khoản thu khi công chứng trước đây được xác định là “lệ phí”, nay được xác định là “phí”. Như vậy, về ý nghĩa kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản về khoản thu này. Cụ thể:

“Lệ phí công chứng” áp dụng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP được căn cứ theo Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.

“Phí công chứng” theo Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP được căn cứ theo Luật Công chứng ngày 29/11/2006 và Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28/8/2001.

Theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (trước đây là Nghị định số 04/1999/NĐ-CP, hiện hành là Pháp lệnh Phí và lệ phí) thì khoản thu bù đắp chi phí thực hiện dịch vụ phí; lệ phí là khoản thu khác với phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí thực hiện công việc thu lệ phí, mức thu lệ phí được ấn định bằng số tiền tuyệt đối đối với từng công việc.

Việc chuyển khoản thu khi công chứng từ “lệ phí” sang “phí” đã được Quốc hội khóa XI xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 và ghi tại Điều 56 Luật Công chứng ngày 29/11/2006 như sau:

“Điều 56. Phí công chứng

1. Phí công chứng bao gồm công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bằng công chứng.

Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Luật công chứng đã cho phép có hai hình thức công chứng là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng, với cơ chế tài chính như sau: Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp (hoạt động theo cơ chế sự nghiệp, tự trang trải kinh phí hoạt động), Văn phòng Công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp (là doanh nghiệp tư nhân nếu do một công chứng viên thành lập; là công ty hợp danh nếu do hai công chứng viên trở lên thành lập).

Điều 7 Nghị định 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng đã quy định:

“Điều 7. Phí công chứng

1. Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng công chức và Văn phòng Công chứng.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ quản lý, sử dụng phí công chứng”.

Căn cứ và những quy định nêu trên, kết hợp với việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện thu phí, lệ phí công chứng trong những năm qua và dự kiến tình hình công chứng những năm tiếp theo, liên bộ Tài chính-Tư pháp đã thống nhất ban hành văn bản quy định về phí công chứng đảm bảo nguyên tắc xác định mức thu phí theo quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí là bù đắp được những chi phí phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ công chứng, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp, khắc phục được những mặt hạn chế của chế độ thu lệ phí công chứng hiện hành. Cụ thể:

- Mức thu phí công chứng được xác định trên cơ sở những chi phí cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng, gồm: chi phí xây dựng trụ sở hoặc thuê trụ sở và các thiết bị máy móc, văn phòng phẩm phục vụ cho việc tổ chức thực hiện công chứng; chi trả các khoản tiền lương, tiền công cho công chứng viên, nhân viên của tổ chức hành nghề công chứng phục vụ các công việc như: nghiên cứu hồ sơ yêu cầu công chứng; xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng; xác định mục đích, nội dung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; xác minh đối tượng của hợp đồng, giao dịch; lưu trữ văn bản công chứng...; các chi phí khác để phục vụ công việc thu phí công chứng. Ngoài ra, mức thu phí công chứng còn tính đến độ phức tạp và mức độ trách nhiệm của công chứng viên đối với từng loại việc.

Các khoản chi trên của các Phòng Công chứng trước đây được ngân sách nhà nước đảm bảo, nay ngân sách sẽ không đảm bảo nữa để phù hợp với quy định của Luật Công chứng; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa Phòng Công chứng với Văn phòng Công chứng.

- Mức thu phí công chứng được áp dụng thống nhất đối với trên phạm vi cả nước. Thực tế có nơi thực hiện nhiều hoạt động công chứng, có nơi thực hiện ít, nên mức thu phí phải được xác định sao cho phù hợp để những nơi có ít hoạt động công chứng đảm bảo được những chi phí tối thiểu duy trì tổ chức hành nghề công chứng.

- Để khắc phục những hạn chế của chế độ thu lệ phí công chứng trong thời gian qua (mức thu lệ phí công chứng tại Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP có khoảng cách giữa các mức thu tương đối lớn: 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đ, 200.000 đ, 500.000 đồng, 1.000.000 đ, 1.500.000 đồng, 2.000.000 đồng, nên đối tượng nộp phí dễ dàng điều chỉnh giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch để tránh phải nộp lệ phí cao, ví dụ như trong trường hợp tài sản có giá trị 2.000.000.000 đồng thì mức thu lệ phí tương ứng là 1.000.000 đồng; trong khi tài sản có giá trị 1.999.999.999 đồng thì mức lệ phí tương ứng là 500.000 đồng), mức thu công chứng được thu theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản hoặc hợp đòng, giao dịch đối với các hợp đồng, giao dịch khi công chứng theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch; chỉ áp dụng thu theo số tiền tuyệt đối đối với những hợp đồng, giao dịch công chứng không theo giá trị tài sản hoặc gái trị hợp đồng, giao dịch.

- Ngoài việc tính đầy đủ các khoản chi phí theo chế độ quy định, các khoản chi phí để thực hiện dịch vụ công chứng thời điểm này đã tăng lên nhiều so với thời điểm trước đây, như: tiền lương tối thiểu tăng từ 210.000 đ (năm 2001) lên 650.000 đ, văn phòng phẩm, điện, nước... cũng tăng lên nhiều so với thời điểm 2001. Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp phí, mức phí công chứng theo tỷ lệ phàn trăm chỉ áp dụng bằng 50% so với mức thu của Thông tư liên bộ 84-TT/LB ngày 18/12/1992 trước đây (Thông tư liên bộ 84-TT/LB ngày 18/12/1992 quy định mức thu từ 0,1% đến 0,2%; Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLB-BTC-BTP quy định mức thu từ 0,05% đến 0,1%) nhưng có mức thu tối thiểu đối với những hợp đồng, giao dịch có giá trị nhỏ để đảm bảo bù đắp vừa đủ chi phí thực hiện dịch vụ công chứng và thu phí (100.000 đ/trường hợp công chứng có giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 100 triệu đồng); đồng thời khống chế số tiền phí phải nộp tối đa đối với 1 trường hợp công chứng cao nhất không quá 2 lần mức cao nhất của Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP. Tuy nhiên, nếu so sánh giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch và số tiền phí, lệ phí tương ứng thì có nhiều trường hợp số tiền phí phải nộp tăng 2 lần hoặc cao hơn so với trước đây do trong khi thảo luận dự án Luật Công chứng, Quốc hội đã cân nhắc và thông qua phương án không cấp kinh phí cho các Phòng công chứng, mức thu công chứng phải đảm bảo trang trải các chi phí cho hoạt động công chứng.

2. Về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực

“Lệ phí chứng thực” áp dụng theo Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP được căn cứ theo Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Tại điều 16 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, Chính phủ giao Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền quy định mức thu cụ thể về lệ phí chứng thực.

“Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực” theo Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP được căn cứ vào Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Tại điều 7, Nghị định 79/2007/NĐ-CP, Chính phủ giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì mức thu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch áp dụng tại UBND cấp huyện tối đa không quá 3.000 đ/1 bản sao, tại UBND cấp xã tối đa không quá 2.000 đ/1 bản sao. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch hướng dẫn tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC là một trong những loại bản sao giấy tờ được cấp từ sổ gốc quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Do đó, mức thu tối đa về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực tại Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP được hướng dẫn bằng mức thu tối đa của Thông tư 97/2006/TT-BTC để đảm bảo thống nhất. Mức thu tối đa tại Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP nêu trên không phải là quy định áp dụng ngay tại các địa phương mà đây là mức khống chế tối đa để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, khi quyết định mức thu cụ thể về lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực không được vượt quá.



50. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ phát hành trái phiếu đầu tư cho chương trình thuỷ lợi khu vực miền núi chuyển canh tác từ 1 vụ lên 2 vụ, 3 vụ.

Trả lời: (tại Công văn số 12142/BTC-ĐT ngày 28/8/2009)

Thực hiện Nghị quyết số 414/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 29/8/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của đất nước; Nghị quyết số 33/2004/QH1 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 và văn bản số 507/UBTVQH11 ngày 25/5/2006 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 (Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 về việc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010); trong đó có các dự án thủy lợi khu vực miền núi (riêng Tỉnh Thái Nguyên đã được bố trí 160 tỷ đồng).

Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương tiếp tục bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010-2015 cho các dự án đã có trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 theo Nghị quyết của Quốc hội và các danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành và đưa vào sử dụng.

51. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung khoản 3 - Mục II Thông tư số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí, theo hướng hỗ trợ 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới và không thu hồi kinh phí đối với các dự án có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại địa bàn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy khoa học công nghệ, sản xuất trên địa bàn này.

Trả lời: (tại Công văn số 12305/BTC-HCSN ngày 01/9/2009)

Ngày 20/8/2004 Liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án KH&CN được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí. Sau 5 năm thực hiện Thông tư cũng bộc lộ một số bất cập.

Trên cơ sở đánh giá và đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương sửa đổi Thông tư liên tịch số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN theo hướng không thu hồi kinh phí sản xuất thử nghiệm, sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chung.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương