UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang3/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43

14. Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị:

1. Để khắc phục một phần hụt thu so với dự toán, cho phép tỉnh dùng nguồn 50% tăng thu để làm lương còn thừa thanh toán các dự án đầu tư thanh toán các dự án đầu tư phát triển đã bố trí trong dự toán.

2. Do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp, ngân sách tỉnh hụt thu 350 tỷ đồng, ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ chi mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Đề nghị Chính phủ xem xét trợ cấp bổ sung phần hụt thu ngân sách tỉnh 350 tỷ đồng năm 2009.

3. Tuyến đường 295B trước đây thuộc quốc lộ, năm 2008 Chính phủ quyết định đoạn đường chạy qua tỉnh Bắc Ninh thuộc tỉnh lộ và cho phép địa phương đầu tư theo hình thức BT. Tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng. Để giảm bớt khó khăn cho địa phương, đề nghị hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, địa phương thực hiện vốn xây lắp theo dự án.

Trả lời: (tại công văn số 12842/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

1. Thực hiện Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội tại Điều 5 đã nêu: Giữ tổng chi trong dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 21/2008/QH12 ngày 08/11/2008 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Các Bộ, ngành trung ương, địa phương phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách. Cho phép sử dụng quĩ tài chính hợp pháp để bù đắp số hụt thu. Vì vậy, sau khi địa phương đã phấn đấu tăng thu, sắp xếp lại chi nhưng vẫn không đảm bảo nhiệm vụ chi Thủ tướng Chính phủ đã giao đầu năm, trước mắt đề nghị địa phương sử dụng 50% nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư (sau khi đã đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương tối thiểu 650.000 đồng/tháng) để đảm bảo các nhiệm vụ chi do Thủ tướng Chính phủ giao. Đề nghị địa phương báo cáo cụ thể để Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý.

2. Về hỗ trợ hụt thu ngân sách, để đảm bảo nhiệm vụ dự toán ngân sách đã giao năm 2009, đề nghị địa phương chủ động phấn đấu tăng thu và thu hồi nợ đọng để bù vào phần giảm thu do suy giảm kinh tế và miễn, giảm và giãn thuế, đồng thời sắp xếp lại nhiệm vụ chi ngân sách địa phương để đảm bảo nguồn thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu quỹ ngân sách địa phương có khó khăn, định kỳ hàng quý tỉnh có báo cáo, Bộ Tài chính sẽ tạm ứng từ ngân sách trung ương để địa phương có nguồn thực hiện. Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền để xem xét hỗ trợ các địa phương bị giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế.

3. Về đầu tư, nâng cấp đường tỉnh lộ 295B: Tại Công văn số 2095/VPCP-KTN ngày 02/4/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp ĐT 295B, đoạn Lê Thái Tổ (thị xã Bắc Ninh đến Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) theo hình thức BT. Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương triển khai xây dựng Dự án nêu trên theo hình thức BT, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh triển khai thực hiện Dự án theo qui định của Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ. Do vậy đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cần lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực về tài chính để thực hiện Dự án, nguồn vốn đầu tư do nhà đầu tư huy động bao gồm cả vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.



15. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Xem xét giải quyết nhu cầu ứng trước vốn đầu tư phát triển và nhu cầu huy động vốn theo Thông tư số 86/2004/TT-BTC ngày 25/8/2004 của Bộ Tài chính bao gồm:

- Đề nghị được ứng trước vốn đầu tư để tiếp tục thi công các công trình đang triển khai dở dang của tỉnh, với tổng số tiền 200 tỷ đồng cho các công trình đã có kế hoạch vốn, đang triển khai nhưng thiếu vốn (dự án đường giao thông Đắk Kôi – Đắk Pxi từ 0km đến Km 39 + 060: 100 tỷ đồng; Dự án đường Ya Tăng đi Sê San 3: 50 tỷ đồng; Dự án đường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía tây: 50 tỷ đồng) (Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 04/3/2009).

Ngoài ra, tỉnh Kon Tum có nhu cầu ứng trước 534 tỷ đồng để thực hiện: Các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009 khoảng 34 tỷ đồng; tiếp tục thi công đường NT18, đầu tư kết cầu hạ tầng khu mậu dịch miễn thuế (giai đoạn 2) của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là 350 tỷ đồng; dự án tái định cư và một số tuyến đường của huyện Đắk Hà 150 tỷ đồng.

- Nhu cầu huy động vốn theo Thông tư số 86 là 150 tỷ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng: Thành phố Kom Tum 50 tỷ đồng; đô thị huyện mới Ngọc Hồi 50 tỷ đồng và trung tâm hành chính huyện mới Kon Rẫy 50 tỷ đồng (thời gian đề nghị giải quyết vào cuối quý II/2009).

Trả lời: (tại công văn số 12741/BTC-ĐT ngày 09/9/2009)

1. Về đề nghị được ứng trước vốn đầu tư để tiếp tục thi công các công trình đang triển khai dở dang của tỉnh, với tổng số tiền 200 tỷ đồng cho các công trình đã có kế hoạch vốn, đang triển khai nhưng thiếu vốn (dự án đường giao thông Đắk Kôi – Đắk Pxi từ 0km đến Km 39 + 060: 100 tỷ đồng; Dự án đường Ya Tăng đi Sê San 3: 50 tỷ đồng; Dự án đường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía tây: 50 tỷ đồng) (Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 04/3/2009):

1.1. Về đề nghị ứng 100.000 triệu đồng cho Dự án đường giao thông Đăk Kôi – Đăk Pxi:

- Ngày 19/11/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1676/QĐ-TTg về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; theo đó, năm 2009, tỉnh Kon Tum được Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 75 tỷ đồng từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương để đầu tư cho mục tiêu hỗ trợ khác (trong đó có Dự án giao thông Đăk Kôi – Đăk Pxi).

- Ngày 01/7/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 939/QĐ-TTg về việc ứng trước vốn dự toán ngân sách nhà nước các năm 2010, 2011; theo đó thì dự án đường giao thông Đăk Kôi – Đăk Pxi được ứng trước vốn là 30 tỷ đồng.

Do vậy, trước mắt đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum chủ động sử dụng vốn ngân sách Trung ương đã hỗ trợ trên để thực hiện Dự án đường giao thông Đăk Kôi – Đăk Pxi.

1.2. Về đề nghị ứng 50.000 triệu đồng cho Dự án đường từ xã Ya Tăng đi Sê San 3 và đề nghị ứng 50.000 triệu đồng cho Dự án đường từ trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía Tây:

Ngày 16/3/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 350/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 cho các bộ và địa phương; ngày 24/3/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1939/BKH-TH về việc thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009. Tại văn bản này, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum được giao kế hoạch năm 2009 cho lĩnh vực giao thông, thủy lợi là 237 tỷ đồng, trong đó có danh mục của dự án đường từ xã Ya Tăng đi Sê San 3 và dự án đường từ trung tâm huyện Tu Mơ Rông đi 4 xã phía Tây (tên dự án theo công văn số 1939/BKH-TH ngày 24/3/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là dự án đường đến trung tâm xã Đăk Rơ Ông).

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum chủ động phân bổ số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giao năm 2009 để đầu tư cho các dự án trên theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Về đề nghị: Tỉnh Kon Tum có nhu cầu ứng trước 534 tỷ đồng để thực hiện các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009 khoảng 34 tỷ đồng; tiếp tục thi công đường NT18, đầu tư kết cầu hạ tầng khu mậu dịch miễn thuế (giai đoạn 2) của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là 350 tỷ đồng; dự án tái định cư và một số tuyến đường của huyện Đắk Hà 150 tỷ đồng:

2.1. Về nội dung ứng vốn tiếp tục thi công đường NT18:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3393/VPCP-KHTH ngày 23/5/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc vốn đầu tư xây dựng đường NT 18 của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; trên cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện của dự án, ngày 19/6/2009, Bộ Tài chính đã có công văn số 8861/BTC-ĐT ngày 19/6/2009 ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho dự án Đường NT18 thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y với số tiền là 110,9 tỷ đồng.

Như vậy, tính đến nay theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ứng hết số vốn theo quyết định phê quyệt dự án đầu tư (với số tiền là 460,9 tỷ đồng).

2.2. Đối với các dự án khác, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổng hợp nhu cầu vốn vào kế hoạch năm 2010 của Tỉnh theo quy định để có nguồn thực hiện.

3. Về đề nghị: Nhu cầu huy động vốn theo Thông tư số 86 là 150 tỷ đồng để đầu tư kết cấu hạ tầng: Thành phố Kom Tum 50 tỷ đồng; đô thị huyện mới Ngọc Hồi 50 tỷ đồng và trung tâm hành chính huyện mới Kon Rẫy 50 tỷ đồng (thời gian đề nghị giải quyết vào cuối quý II/2009).

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư số 86/2004/TT-BTC ngày 25/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý nguồn vốn huy động để đầu tư cơ sở hạ tầng của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, việc huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước để đầu tư; với điều kiện các công trình đầu tư thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh phải thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; phải trong quy hoạch được duyệt, đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo chế độ quy định, mức huy động vốn phải đảm bảo tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động (gồm cả vốn đã huy động và vốn dự kiến huy động) không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.

Căn cứ các quy đinh của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 86/2004/TT-BTC ngày 25/8/2004, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum lập phương án huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng trình Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum xem xét, quyết định để thực hiện.

16. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị:

1. Ngày 5/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010. Trên cơ sở đó, tỉnh Bình Phước đã xây dựng Đề án tổng quan “Hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010”, theo đề án để thực hiện dự án trên phải cần trên 140 tỷ đồng.

Ngày 25/4/2008, UBND tỉnh Bình Phước có báo cáo số 47/BC-UBND về tóm tắt dự án tổng quan hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010, trong đó đề nghị Uỷ ban Dân tộc chấp thuận cho tỉnh Bình Phước phê duyệt và triển khai thực hiện đồng loạt tất cả các dự án trong năm 2008-2009. Tuy nhiên, trong năm 2009, nguồn ngân sách trung ương chỉ phân bổ cho tỉnh Bình Phước là 2 tỷ đồng, với mức ngân sách hỗ trợ này sẽ rất khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện. Đề nghị xem xét hỗ trợ thêm nguồn vốn để Tỉnh thực hiện chính sách trên đạt hiệu quả và thuận lợi.

2. Về cân đối ngân sách địa phương: đề nghị trung ương xem xét hỗ trợ địa phương số hụt do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn, gia hạn thuế theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ là 223,188 tỷ đồng.

Trả lời: (tại công văn số 12133/BTC-NSNN ngày 28/8/2009)

1. Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, do Uỷ ban Dân tộc chủ trì. Theo đó năm 2009 về vốn sự nghiệp, trên cơ sở phương án của Uỷ ban dân tộc dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ và khả năng cân đối của ngân sách trung ương, Bộ Tài chính đã phối hợp với Uỷ ban dân tộc bố trí trong dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện kế hoạch định canh, định cư theo Quyết định trên là 2.000 triệu đồng.

Riêng về nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2007-2010; đề nghị tỉnh làm việc cụ thể với Uỷ ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ phối hợp trình Chính phủ trình Quốc hội hỗ trợ trong ngân sách hàng năm của tỉnh để thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ

2. Về đề nghị xử lý phần hụt thu cân đối ngân sách địa phương năm 2009 do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn, gia hạn thuế theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ:

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hiện nay Bộ Tài chính đang cùng với các địa phương đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước cả năm 2009, trong đó có xác định số thu ngân sách nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế. Đồng thời, Bộ Tài chính đã đề nghị địa phương trong quá trình điều hành ngân sách phấn đấu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các khoản chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách; trường hợp địa phương gặp khó khăn về nguồn, định kỳ hàng quý có báo cáo cụ thể về tình hình thực hiện miễn, giảm, giãn thuế đến thời điểm báo cáo và mức thuế dự kiến miễn, giảm, giãn của cả năm 2009; tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước; mức huy động nguồn tài chính hợp pháp; nguồn thiếu hụt để thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán đầu năm đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài chính sẽ tạm ứng ngân sách trung ương để các địa phương có nguồn thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương bị giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm các khoản thu theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 của Quốc hội.



17. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị xem xét điều chỉnh số thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 do bị ảnh hưởng suy giảm kinh tế.

Trả lời: (tại Công văn số 12846/BTC-NSNN ngày 11/9/2009)

Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 19/11/2008 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các Bộ ngành và địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên do cuối năm 2008 và đầu năm 2009 dự báo kinh tế trong nước có nhiều khó khăn, biến động ảnh hưởng trực tiếp đến thu ngân sách của các địa phương. Hiện nay Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành cụ thể đối với các Bộ, địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm 2009. Ngày 02/12/2008 Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc có Công văn số 146/BC-UBND đề nghị điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2009, Bộ Tài chính đã có Công văn số 754/BTC-CST ngày 16/01/2009 trả lời Uỷ ban nhân dân tỉnh không đặt vấn đề điều chỉnh dự toán thu ngân sách năm 2009 và Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1062/VPCP-KTTH ngày 20/02/2009 Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chủ động triển khai thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2009. Thực hiện Nghị quyết 32/2009/QH12 của Quốc hội, đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc phấn đầu tăng thu, chống thất thu, kiên quyết thu hồi nợ đọng để bù đắp số giảm thu, sắp xếp các nhiệm vụ chi, chủ động cân đối thu, chi ngân sách để đảm bảo nhiệm vụ chi đã được Thủ tướng Chính phủ giao; sau khi sử dụng quỹ dự trữ tài chính hợp pháp để bù đắp hụt thu, trường hợp ngân sách địa phương vẫn giảm thu so với dự toán được giao do thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh để đảm bảo chi theo dự toán được giao.

Trong điều hành năm 2009, trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc có khó khăn về nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm, đề nghị tỉnh có báo cáo cụ thể về Bộ Tài chính, trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ tạm ứng ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

18. Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị:

1. Trong nghị quyết 49-NQ/BCT của Bộ Chính trị có quy định: ngân sách các địa phương dành phần thu vượt để hỗ trợ cho ngành tư pháp, nhưng nhiều địa phương đến nay vẫn không thể thực hiện được vì Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn. Đề nghị Bộ sớm quan tâm vấn đề này.

2. Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ đưa ra những “gói trợ giúp” (cho vay chứ không cho không), tác động trực tiếp vào “kích đầu tư và tiêu dùng” đồng thời kiểm soát tốt sự vận hành của gói trợ giúp này. Bên cạnh đó, áp dụng các giải pháp cụ thể như giảm giá mặt hàng thiết yếu, giảm thuế cho doanh nghiệp để dân mua được hàng rẻ tốt hơn, nhất là hàng nội địa...

Trả lời: (tại Công văn số 12137/BTC-NSNN ngày 28/8/2009)

1. Theo quy định tại Điểm g, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước thì Uỷ ban nhân dân các cấp được sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong các trường hợp:

- Khi xảy ra thiên tai và các trường hợp cấp thiết khác mà địa phương cần khẩn trương huy động lực lượng để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội;

- Các đơn vị do cấp trên quản lý khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới.

Như vậy, trường hợp các cơ quan tư pháp thuộc Trung ương quản lý thực hiện chức năng của mình kết hợp thực hiện nhiệm vụ của ngân sách địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn vượt thu) để hỗ trợ các cơ quan tư pháp thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương.

Ngoài ra, để hỗ trợ các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét nâng định mức chi thường xuyên cho một số cơ quan tư pháp trong năm ngân sách 2010; ứng trước dự toán ngân sách năm 2010-2011 để hỗ trợ các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát, Toà án, ...) đầu tư xây dựng mới và cải tạo trụ sở làm việc.

2. Thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà Nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh; Quyết định số 333/QĐ-TTg ngày 10/3/2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh; Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất mua máy móc thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Thông qua những chính sách nêu trên, Nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, khuyến khích đầu tư mới để phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng và nhà ở vùng nông thôn; qua đó đã kích thích đầu tư và tiêu dùng, góp phần giảm giá bán các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo cơ chế hỗ trợ lãi suất được công khai, minh bạch và vận hành thông suốt.

Đồng thời, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, thực hiện các giải pháp về thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề; Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 Hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn; Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06/02/2009 hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân; Thông tư số 85/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Theo đó đã hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá để tăng cường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Ngoài ra, Nhà nước đã có chính sách chi tiêu công nhằm khuyến khích đầu tư như: phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, giao thông, thuỷ lợi; ứng trước dự toán ngân sách năm 2010-2011 đề đầu tư các dự án, công trình quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành trong năm 2009-2010; bổ sung chính sách cho vay ưu đãi (với lãi suất bằng không) để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

Cùng với chính sách khuyến khích đầu tư và tiêu dùng thông qua hỗ trợ lãi suất, Nhà nước còn ban hành các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ khuyến khích tiêu dùng như hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ cho các hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, miễn thu thuỷ lợi phí cho nông dân,...

Như vậy, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành đồng bộ các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất – kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và giá bán sản phẩm.

19. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị cân đối, bổ sung kinh phí cho tỉnh Sơn La thực hiện “Đề án phòng chống, kiểm soát ma tuý, cai nghiện, quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện và giữ vững địa bàn sạch về ma tuý giai đoạn 2009 – 2010” theo Thông báo 62/TB-VPCP ngày 26/2/2009 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng tại cuộc họp Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm.

Trả lời: (tại Công văn số 12132/BTC-NSNN ngày 28/8/2009)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng tại Thông báo số 62/TB-VPCP ngày 26/2/2009 của Văn phòng Chính phủ, đề nghị tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan, Bộ Tài chính sẽ phối hợp trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương, bộ, ngành nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng để thực hiện chỉ đạo điểm về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện phục hồi theo Đề án, Tiểu đề án đã được phê duyệt trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy.



20. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

Hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với lãi suất trong hạn là 0,9%/tháng (10,8%/năm). Trong khi đó từ ngày 1/3/2009, lãi suất cơ bản bằng đồng tiền Việt Nam là 7,0%/năm. Nếu không tính hồi tố trước ngày 1/3/2009 thì các Ngân hàng Chính sách xã hội vi phạm pháp luật (cho vay tối đa 0,7%/tháng x 12 tháng = 10,5%/năm). Đề nghị chỉ đạo kịp thời Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam điều chỉnh lãi suất cho vay đối với 2 chương trình trên được kịp thời, đúng luật định.

Trả lời: (tại Công văn số 12121/BTC-TCNH ngày 28/8/2009)

Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là NHCS) được thành lập nhằm mục đích cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách. Theo quy định tại Điều 18, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, lãi suất cho vay của NHCS do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng Quản trị NHCS, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Từ ngày 1/2/2009, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống mức 7%/năm, trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng trên thị trường là 10,5%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất này chỉ áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại, không phải là mức lãi suất áp dụng đối với NHCS.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương