UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị



tải về 3.4 Mb.
trang4/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43

21. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Cử tri cho rằng hiện nay chưa có quy định cấp kinh phí cho các nội dung chuẩn bị đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích, đặc biệt là kinh phí nghiên cứu xây dựng phương án kiến trúc trước khi lập dự án..., nên gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định cấp kinh phí cho các nội dung trước khi lập dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử.

Trả lời: (Tại công văn số 12108/BTC-ĐT ngày 28/8/2008)

Theo Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chi chuẩn bị đầu tư từ ngân sách các cấp, theo phân cấp dự án trung ương thì ngân sách trung ương bố trí, dự án địa phương thì ngân sách địa phương bố trí.

Hiện nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa (bao gồm cả các dự án trùng tư, tôn tạo di tích) được đảm bảo từ 3 nguồn vốn chính là: ngân sách trung ương (gồm: vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương và vốn huy động khác. Đối với các dự án được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổng hợp phân bổ vốn; đối với vốn sự nghiệp, Bộ Tài chính là cơ quan tổng hợp, phân bổ vốn cho các Bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 – 2010”, trong đó có mục tiêu bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn háo, liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 25/2008/TTTL-BTC-BVHTTDL ngày 25/3/2008 hướng dẫn nội dung, mức chi và công tác quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 – 2010. Thông tư này đã quy định nội dung chi đầu tư tôn tạo tổng thể di tích theo dự án chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết di tích (trong đó đã bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư); việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án phải tuân thủ theo Luật Xây dựng và Luật Di sản văn hóa. Theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định khác về đầu tư xây dựng cơ bản, khi triển khai các dự án nói chung và các dự án trùng tu, tôn tạo di tích được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nói riêng (thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư hay vốn sự nghiệp), khâu chuẩn bị đầu tư là khâu ban đầu phải thực hiện để xem xét, phê duyệt dự án và triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.

Đối với nguốn vốn sự nghiệp, hàng năm sau khi được Nhà nước giao kế hoạch vốn, việc bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư là do các Bộ, ngành (đối với các sự án do Trung ương quản lý) và UBND tỉnh (đối với dự án do địa phương quản lý) phân bổ.

Đối với các dự án đầu tư, hàng năm Nhà nước đã bố trí vốn trong tổng mức vốn đầu tư phát triển để các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án. Hàng năm, các bộ, địa phương cần xác định nhu cầu vốn chuẩn bị đầu tư cần thiết, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2007 đến 2009 ngân sách trung ương đã bố trí bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Vì vậy, đề nghị UBND thành phố Hà Nội sử dụng nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cho các dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử.

22. Cử tri tỉnh Ninh Thuận, Hà Nam, Gia Lai kiến nghị:

Cử tri hoan nghênh chủ trương cho sinh viên vay vốn của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên việc thực hiện chủ trương này ở một số địa phương còn nhiều bất cập như: Thủ tục vay vốn phức tạp, không thống nhất; không cho sinh viên có phụ huynh trên 60 tuổi vay vốn; thời gian xét duyệt và cấp vốn quá chậm nên có nhiều trường hợp sinh viên phải bỏ học do không có tiền đóng học phí…Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam xem xét những bất cập trên và sớm có giải pháp khắc phục. Kiến nghị Nhà nước nên mở rộng đối tượng cho tất cả sinh viên có nhu cầu đều được vay vốn để học tập.

Trả lời: (tại Công văn số 12121/BTC-TCNH ngày 28/8/2009)

a) Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV). Mục tiêu của chương trình cho vay HSSV là nhằm hỗ trợ một phần kinh phí cho HSSV để HSSV có điều kiện được đi học, bên cạnh đó gia đình và bản thân HSSV phải cùng khắc phục khó khăn. Việc thẩm định đối tượng cho vay thuộc nghiệp vụ của NHCS và dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, NHCS đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cải tiến thủ tục cấp tiền vay để đảm bảo việc cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng và thuận tiện cho HSSV cũng như gia đình HSSV.

b) Đối tượng được vay vốn chương trình HSSV được quy định rõ tại Điều 2, Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

“Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.

3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú”.

Nhà nước không quy định “không cho vay đối với HSSV có phụ huynh trên 60 tuổi”. Với chính sách như trên, một năm học cần khoảng 8.000 – 9.000 tỷ đồng để cho HSSV thuộc đối tượng ưu đãi của chương trình vay, ngân sách nhà nước cấp phí quản lý riêng cho chương trình cho vay HSSV một năm khoảng trên dưới 400 tỷ đồng (chưa kể phần cấp bù chênh lệch lãi suất trong trường hợp NHCS tự huy động vốn để cho vay), tính chu kỳ vay bình quân thu hồi trong 5 năm thì cần tổng nguồn vốn cho vay là 40.000-45.000 tỷ đồng, ngân sách nhà nước cấp bù phí quản lý khoảng 2.214 tỷ đồng (chưa kể phần cấp bù chênh lệch lãi suất). Nếu mở rộng ra cho tất cả HSSV có nhu cầu được vay thì không phù hợp với mục tiêu của chương trình là hỗ trợ HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác ngân sách nhà nước không đủ khả năng đảm bảo.



23. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

Cử tri hoan nghênh việc Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay vốn để có điều kiện học tập. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ra trường, nhiều sinh viên không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng có thu nhập rất thấp không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày và trả lại số tiền đã được Nhà nước hỗ trợ cho vay trong quá trình học. Kiến nghị Nhà nước nên quy định giãn thời gian trả nợ và mức trả mỗi lần có tỷ lệ thấp để các đối tượng vay trên có thể đảm bảo cuộc sống của mình và thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định.

Trả lời: (tại Công văn số 12121/BTC-TCNH ngày 28/8/2009)

Theo quy định tại Điểm 2, Điều 9 của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên: “Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học”. Như vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường học sinh sinh viên được thêm 1 năm ân hạn, sau 1 năm ân hạn, học sinh sinh viên mới bắt đầu phải trả nợ.

Hơn nữa Điểm 1, Điều 11 Quyết định 157/2009/QĐ-TTg cũng quy định: “Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.”

Như vậy, trong trường hợp có khó khăn trong việc trả nợ, HSSV có thể làm đơn đề nghị được gia hạn nợ.

Những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với HSSV. Vì vậy, HSSV và gia đình họ cũng phải nâng cao ý thức trả nợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội sau khi ra trường.

24. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

Đề nghị xem xét giảm mức lãi suất cho vay trong hạn đối với các chương trình vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, vì so với lãi suất cơ bản bằng đồng tiền Việt Nam trước đây là 14%/năm, nay xuống 7%/năm nhưng lãi suất cho vay trong hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội không giảm. Trong khi đó để kích cầu tiêu dùng Chính phủ hỗ trợ lãi suất 4%/năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng không hỗ trợ cho đối tượng vay thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trả lời: (tại Công văn số 12121/BTC-TCNH ngày 28/8/2009)

Ngày 6/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/2009/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCS. Tại Điểm 3, Điều 2 của Quyết định quy định:

“- Hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều này đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm.

- Hỗ trợ toàn bộ lãi suất tiền vay đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm (Lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm).

Khi thu lãi tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho khách hàng vay. Đối với các khoản vay thuộc diện được ân hạn (Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên…), Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện giảm lãi suất tương ứng với mức và thời gian hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này ở thời điểm thu lãi”.

Như vậy, các khoản vay tại NHCS đều được hỗ trợ lãi suất, lãi suất thực tế thấp hơn mức 10,8%/năm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (chỉ còn từ 6,8%/năm trở xuống).



25. Cử tri tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị:

Hiện nay một số doanh nghiệp thuộc ngành dệt may, chế biến hải sản có số vốn lớn hơn 10 tỷ đồng và thu hút số lao động nhiều (trên 300 lao động), rất khó khăn về sản xuất kinh doanh nhưng không được giảm thuế TNDN theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính Phủ. Đề nghị mở rộng đối tượng được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các loại doanh nghiệp nêu trên.

Trả lời: (tại Công văn số 12367/BTC-TCT ngày 01/9/2009)

- Tại Điểm 1.a, Mục III, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội quy định:

a) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 b) Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số  thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử”.

- Tại Khoản 3, Điều 1, Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp đã quy định:

“Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy”

Căn cứ theo những quy định trên, đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử (không phụ thuộc vào số vốn và lao động) thuộc đối tượng được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động này và giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy.

26. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước”. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp quân đội có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai hoặc doanh nghiệp quân đội có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính (đơn cử như Tổng công ty 15 thuộc Bộ Quốc phòng khai thác, chế biến, kinh doanh mủ cao su...) không nộp thuế TNDN ở tỉnh Gia Lai mà vẫn nộp thuế TNDN theo Thông tư liên tịch số 43 của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, nhưng Thông tư liên tịch này không còn phù hợp với Luật thuế TNDN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, bãi bỏ Thông tư liên tịch nêu trên và hướng dẫn các doanh nghiệp quân đội thi hành đúng Luật thuế TNDN hiện hành.

Trả lời: (tại Công văn số 12367/BTC-TCT ngày 01/9/2009)

Căn cứ theo các quy định tại Điều 81, Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: từ ngày 01/01/2009 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành và thay thế Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 thì quy định về nơi nộp thuế TNDN trong Thông tư liên tịch số 43/2005/TTLT/BTC-BQP ngày 02/06/2005 của Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thu Ngân sách Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các đơn vị thuộc Bộ quốc phòng (được căn cứ vào nguồn pháp luật trước đây) khác với quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 nên quy định tại Thông tư liên tịch 43/2005/TTLT/BTC-BQP hết hiệu lực từ ngày 01/01/2009.

Ngày 22/07/2009, Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 150/2009/TTLT/BTC-BQP hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư liên tịch số 43/2005/TTLT/BTC-BQP ngày 02/06/2005 của Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng để phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Theo đó, các Công ty Quốc phòng thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN theo quy định tại Điều 1, Thông tư liên tịch số 150/2009/TTLT/BTC-BQP ngày 22/07/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng (phôtô đính kèm).

27. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 theo hướng không miễn, giảm thuế đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn, karaoke, massage, casino,... vì đây là các dịch vụ cao cấp chỉ phục vụ nhu cầu của số ít người có thu nhập cao.

Trả lời: (tại Công văn số 12279/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Việc giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, suy thoái kinh tế toàn cầu, nguy cơ bị thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động bị mất việc làm là một chủ trương lớn theo Nghị quyết của Quốc hội và đã được Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008. Việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của Quý IV năm 2008 và năm 2009 được áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn thì việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một giải pháp cấp bách và quan trọng (vì hiện nay ở nước ta số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp). Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do kinh tế suy giảm, lượng khách đến ở tại khách sạn giảm khoảng 40%, các dịch vụ của khách sạn cũng trong tình trạng khó khăn tương tự nên việc giúp các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn trong giai đoạn kinh tế đất nước bị tác động của khủng hoảng, suy thoái cũng là biện pháp góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các giải pháp trên chỉ mang tính tình thế, ngắn hạn và được thực hiện đến hết ngày 31/12/2009.

Hiện nay, các dịch vụ này đang được điều tiết qua thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện đúng quy định ở mức cao (kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê, ca-si-nô có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 30%) và không được giảm. Đối với các cơ sở kinh doanh, cung cấp các dịch vụ này khi kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng, nộp đủ các loại thuế trên thì cũng gặp không ít khó khăn như doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác nên cũng cần được giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp.

28. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị:

Đề nghị miễn hoặc giảm thuế trước bạ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân đang ở trên đất thổ cư, cha ông để lại:

Trả lời: (tại Công văn số 12280/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Theo quy định tại Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ, thì nhà ở, đất ở thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ.

Căn cứ Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ, thì nhà ở, đất ở của hộ nghèo; nhà ở, đất ở của người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn được miễn lệ phí trước bạ.

Trường hợp các hộ nông dân đang ở trên đất thổ cư, cha ông để lại là hộ nghèo hoặc người dân tộc thiểu số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn sẽ được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định số 80/2008/NĐ-CP nêu trên.



29. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị:

Đề nghị xem xét việc để lại số thuế thu vượt chỉ tiêu của cơ quan hải quan Lạng Sơn dùng để tái đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và sớm đầu tư xây dựng các hạng mục thiết yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Trả lời: (tại Công văn số 12135/BTC-NSNN ngày 28/8/2009)

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, thuế thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đầu tư các công trình, dự án quan trọng của quốc gia và hỗ trợ các địa phương có khó khăn về ngân sách. Thực hiện Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010; từ năm 2007 đến năm 2009, trong dự toán ngân sách Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để đầu tư hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn là 179 tỷ đồng (năm 2007 bổ sung 62 tỷ đồng, năm 2008 bổ sung 57 tỷ đồng và năm 2009 bổ sung 60 tỷ đồng) và sẽ tiếp tục bổ sung có mục tiêu cho địa phương các năm tiếp theo để thực hiện..

Thực hiện Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/209 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu, đề nghị tỉnh Lạng Sơn xây dựng dự án đầu tư khu kinh tế cửa khẩu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (trong đó nêu rõ tổng nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn tài chính hợp pháp khác, phần đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ và phân kì vốn đầu tư để hoàn thành dự án). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

Đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn có ý kiến để Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu và nguồn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu kịp thời và đúng quy định.



30. Cử tri tỉnh Tiền Giang, Kon Tum, Bình Thuận, Tây Ninh, Hậu Giang kiến nghị:

Đề nghị có chính sách miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư vì với mức quy định như hiện nay thì người nông dân không có khả năng chuyển đổi sang đất thổ cư để sử dụng lâu dài.

Trả lời: (tại Công văn số 12281/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất thì: Người đang sử dụng đất nông nghiệp, nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng vào mục đích đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP nêu trên cũng có quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất. Cụ thể:

"Điều 12. Miễn tiền sử dụng đất

...

- Đất xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;



- Hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đất đó đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà còn nợ tiền sử dụng đất.

Điều 13. Giảm tiền sử dụng đất

...

- Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở được giao của hộ gia đình nghèo. Việc xác định hộ gia đình nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.



Trường hợp hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất sang làm đất ở mà chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước thì được ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

31. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:

Nhà nước có chủ trương phát triển trang trại, nhưng Nhà nước thu thuế vượt hạn điền quá cao (vượt trên 3 ha). Đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại mức thuế cho phù hợp, nhằm khuyến khích nông dân phát triển trang trại.

Trả lời: (tại công văn số 12290/BTC-CST ngày 01/9/2009)

Theo quy định tại Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì: Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật Đất đai, thì ngoài việc phải nộp thuế theo quy định tại Điều 9 của Luật này, còn phải nộp thuế bổ sung do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định đối với phần diện tích trên hạn mức.

Căn cứ Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích thì: Mức thuế bổ sung đối với phần diện tích trên hạn mức bằng 20% (hai mươi phần trăm) mức thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp để tính thuế bổ sung là mức thuế ghi thu bình quân của hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp.

Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 70 Luật Đất đai năm 2003. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của từng vùng.

Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng, nhà nước, đồng thời hỗ trợ đối với nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, Quốc hội đã có Nghị quyết số 15/2003/QH11 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Theo đó:

"1. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhận đất giao khoán của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ xã viên góp ruộng đất để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

2. Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của đối tượng không thuộc diện được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều này và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên và hộ sản xuất nông nghiệp khác."

Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định nêu trên được thực hiện từ năm thuế 2003 đến năm thuế 2010. Như vậy là việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức đã được điều chỉnh phù hợp.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương