UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị



tải về 3.4 Mb.
trang39/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43

7. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri đề nghị Chính phủ có quy định cụ thể về việc Văn phòng công chứng, Văn phòng luật sư mua bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi có rủi ro xảy ra”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3185/BTP-VP ngày 08/9/2009)

Trong quá trình xây dựng các Luật Luật sư và Luật Công chứng, Bộ Tư pháp đã thấy được tầm quan trọng của nghề luật sư và công chứng, vì vậy khi trình các Luật này để Quốc hội khóa XI thông qua trong năm 2006 thì quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, công chứng viên là bắt buộc. Điều 40 Luật Luật sư năm 2006 quy định: Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ “mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm” (khoản 6); Điều 32 Luật Công chứng năm 2006 quy định: “Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình”.

Theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định các loại hình bảo hiểm bắt buộc thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, công chứng viên không thuộc bảo hiểm bắt buộc. Khoản 3 Điều này cũng quy định: “Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác”. Đến nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa có quy định bổ sung về loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với luật sư và công chứng viên và các Luật Luật sư, Luật Công chứng cũng không quy định thời hạn bắt buộc phải mua bảo hiểm nên việc mua bảo hiểm cho luật sư, công chứng viên mới chỉ được một số Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng quan tâm thực hiện và đây cũng là biện pháp nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của Văn phòng đó. Thủ tục mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu là do thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Văn phòng luật sư, Văn phòng công chứng.

Bộ Tư pháp xin ghi nhận kiến nghị của cử tri và cũng để tạo cơ chế cụ thể thực hiện quy định về mua bảo hiểm cho luật sư, công chứng viên theo quy định của Luật Luật sư, Luật Công chứng, tăng cường tính an toàn cho hoạt động luật sư, công chứng và thống nhất quy trình thủ tục mua bảo hiểm, Bộ Tư pháp đang xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Công chứng, trong đó có vấn đề mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên. Đối với vấn đề mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các tổ chức bảo hiểm và các cơ quan hữu quan nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể.



8. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Việc giải quyết phá sản do Tòa án tiến hành nhưng công việc lại phụ thuộc vào hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng. Cử tri đề nghị Bộ Tư pháp, TAND tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định rõ và cụ thể trách nhiệm của Thẩm phán và các thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc thực hiện Luật Phá sản. Như vậy mới nâng cao trách nhiệm của cơ quan và cá nhân trong quá trình thực hiện Luật Phá sản có hiệu quả”.



Trả lời: (Tại Công văn số 3185/BTP-VP ngày 08/9/2009)

Với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án và là cơ quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Luật Phá sản năm 2004 do Tòa án nhân dân tối cao soạn thảo, trình Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5. Trong thời gian qua, việc thi hành Luật Phá sản năm 2004 và các văn bản có liên quan còn nhiều hạn chế; một trong những vướng mắc nảy sinh là quan hệ giữa Tổ quản lý, thanh lý tài sản với Thẩm phán còn chưa được xác định một cách rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Phá sản năm 2004, Tổ quản lý, thanh lý tài sản và Tổ trưởng chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Thẩm phán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Điều 21 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản quy định: “Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản vẫn sinh hoạt chuyên môn tại cơ quan Thi hành án và chịu trách nhiệm chuyên môn trước thủ trưởng cơ quan thi hành án, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trước thẩm phán”. Tuy nhiên, do giữa Thẩm phán và Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản không có sự ràng buộc nào về mặt quản lý nên việc chỉ đạo của Thẩm phán đối với chấp hành viên, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản là rất khó khăn và trong nhiều trường hợp là không hiện thực.

Ngày 29/12/2008, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 207/BC-BTP về việc rà soát, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Pháp sản năm 2004 gửi Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan, trong đó cũng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Pháp sản năm 2004, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2006/NĐ-CP.

Như vậy, kiến nghị của cử tri đề nghị Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định rõ trách nhiệm của Thẩm phán và các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như cơ chế phối hợp giữa Tòa án và cơ quan thi hành án trong việc chỉ đạo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản là đúng; đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hoặc xây dựng văn bản quy định cho phù hợp.

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
1. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

Cử tri phản ánh phí bảo hiểm y tế được nhân dân đóng đầy đủ nhưng việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh chỉ bằng 30% thực chi. Cử tri đề nghị Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo thực chi để tạo điều kiện cho người nghèo, không may gặp bệnh hiểm nghèo có điều kiện khám, chữa bệnh”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2981/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

Theo quy định tại: Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/TTLT-BYT-BTC ngày 16/5/2005 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHXH bắt buộc:

1.1. Người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh đúng quy định. Tại cơ sở đăng ký KCBBHYT khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế hoặc trong những trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCBBHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí KCB theo giá viện phí hiện hành của Nhà nước.

1.2. Người có thẻ BHYT khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn có mức phí từ 7.000.000 đồng (bảy triệu) trở lên được thanh toán như sau:

+ Đối với đối tượng hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên Quỹ BHXH thanh toán 100% chi phí của dịch vụ.

+ Đối với người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trừ đối tượng quy định nêu trên); người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đang hưởng trợ cấp hàng tháng, người cao tuổi tàn tật không nơi nương tựa; người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và các đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hàng tháng; người được hưởng chế độ KCB cho người nghèo. Quỹ BHXH thanh toán 100% chí phí của dịch vụ nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu) cho một lần sử dụng dịch vụ đó.

+ Các đối tượng còn lại Quỹ BHXH thanh toán 60% chi phí nhưng mức thanh toán tối đa không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu) cho một lần sử dụng dịch vụ đó, phần còn lại do người bệnh BHYT tự thanh toán cho cơ sở KCB. Trường hợp 60% chi phí thấp hơn 7.000.000 đồng (bảy triệu) thì Quỹ BHXH thanh toán bằng 7.000.000 đồng (bảy triệu).

1.3. Trường hợp người tham gia BHYT đi KCB theo yêu cầu riêng thì được Quỹ BHXH thanh toán một phần chi phí khám chữa bệnh.

Với việc đảm bảo và ngày càng mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT, chính sách BHYT thực sự đã mang lai hiệu quả cho người bệnh tham gia BHYT đặc biệt là những người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo phải chi phí lớn.

2. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:

Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam thu hồi lại công văn số 4585 ngày 06/12/2005 của Bảo hiểm xã hội về việc đề nghị doanh nghiệp khi lập cơ sở khám chữa bệnh phải đạt tiêu chuẩn như phòng khám đa khoa khu vực là không phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ tiền để xây dựng phòng khám mà không xây dựng thì thiệt thòi cho người lao động”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2983/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

Cơ sở y tế của các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) được thành lập để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị y tế phải đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Theo quy định của Bộ Y tế, cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu phải đáp ứng cơ bản nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, ngũ khoa..để phục vụ người có thẻ BHYT đến KCB ban đầu.

Ngày 06/12/2005 BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 4585/BHXH-GĐYT nhằm đảm bảo chất lượng cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và quyền lợi của người có thẻ khi đi khám, chữa bệnh. Đồng thời tạo điều kiện cho phòng y tế doanh nghiệp đủ điều kiện được tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.



3. Cử tri tỉnh Bắc Cạn kiến nghị:

Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ mở rộng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc cho các đối tượng người kinh đi khai hoang theo chủ trương của Nhà nước hiện sinh sống tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2982/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

BHXH Việt Nam là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT, việc quy định đối tượng được cấp thẻ BHYT bắt buộc do Chính phủ quy định. Nhằm thực hiện chính sách an ninh xã hội vì mục đích tăng cường mở rộng chính sách BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định:

- Ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Vì vậy, đối tượng người kinh đi khai hoang theo chủ trương của Nhà nước hiện đang sinh sống tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, nếu thuộc đối tượng điều chỉnh tại Luật BHYT thì được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT hoặc nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng theo quy định.

4. Cử tri tỉnh Hòa Bình, Bình Dương kiến nghị:

Nên kéo dài thời gian sử dụng của thẻ BHYT và hiện nay thời gian sử dụng của thẻ là rất ngắn (khoảng 01 năm). Do đó, đối với các đối tượng chính sách (thương binh, gia đình liệt sĩ…) nên cấp thẻ có thời hạn sử dụng dài hơn nhằm tạo thuận lợi cho người dân tránh việc phải đổi lại thẻ BHYT nhiều lần”.



Trả lời: (Tại Công văn số 2976/BHXH-CSYT, 2977/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

Căn cứ điều lệ BHYT ban hành kềm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 700/QĐ-BHXH ngày 31/03/2006 quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT, trong đó: người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng không quá 03 năm. Quy định này đang được tổ chức, thực hiện ở các địa phương. Trong thời gian tới khi Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh cho phù hợp.



5. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “BHXH cần có những quy định để đơn giản hóa thủ tục trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và không tăng phí bảo hiểm y tế”.

Trả lời: (Tại Công văn số 2978/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

- Để đơn giản hóa thủ tục trong thực hiện chính sách BHYT cơ quan BHXH đang thực hiện cơ chế một cửa và phối hợp với cơ sở KCB rà soát, giảm bớt thủ tục khám chữa bệnh BHYT. Hiện nay, thủ tục đi KCB BHYT bao gồm thẻ BHYT còn hạn sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh; trường hợp tái khám thì kèm theo giấy hẹn của cơ sở KCB.

Tuy nhiên, cùng với các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trong cả nước, BHXH Việt Nam đang tích cực thực hiện đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30) của Chính phủ. Theo đó, bảo hiểm xã hội Việt Nam đang rà soát nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói chung và chính sách bảo hiểm y tế nói riêng.

- Treo quy đinh tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ. Mức đóng phí BHYT chung là 3% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, liên tục trong những năm qua, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng nhưng mức đóng vẫn không thay đổi. Đó là một trong những nguyên nhân gây mất cân đối quỹ BHYT. Nhằm khắc phục nguyên nhân bội chi quỹ BHYT. Ngày 14/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định mức đóng hàng tháng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tối đa bằng 6% trên tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp. Mức đóng cụ thể do Chính phủ quy định tùy theo tình hình kinh tế – xã hội và khả năng cân đối quỹ BHYT.

Theo đó, Điều 3, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, quy định mức đóng từ ngày 01/7/2009 đến 31/12/2009 của các đối tượng tham gia BHYT là 3% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp. Từ ngày 01/1/2010 đến 01/01/2014 mức đóng quy định là 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp, sẽ được tăng theo từng nhóm và được thực hiện theo lộ trình.

6. Cử tri tỉnh Phú Thọ, Lào Cai kiến nghị: “Việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo hàng năm rất chậm, không kịp thời để người dân sử dụng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đề nghị BHXH áp dụng phương pháp cấp thẻ BHYT cho người nghèo có thời hạn (từ 2 - 3 năm), như vậy sẽ thuận tiện hơn cho người sử dụng cũng như giảm bớt kinh phí của nhà nước”.

Trả lời: (Tại Công văn số 2979/BHXH-CSYT và số 2980/BHXH-CSYT ngày 26/08/2009).

Ngày 25/01/2008 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo các chương trình giảm nghèo. Trong đó tại tiết e, điểm 8 có nêu: “Bộ Y tế chủ trì, sửa đổi cơ chế, chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo theo hướng tăng thời hạn sử dụng thẻ BHYT với thời hạn từ 02 năm trở lên…”; Tiếp theo ngày 14/8/2009, liên Bộ Y tế – Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện BHYT, trong đó, tại khoản 1, Điều 24 quy định: “Thời hạn cấp thẻ tối thiểu là một năm”. Vì vậy, BHXH Việt Nam xin tiếp thu ý kiến và sẽ căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện cho người tham gia BHYT./.



BỘ XÂY DỰNG
1. Cử tri các tỉnh: Bình Định, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bình Thuận kiến nghị:

Đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể về xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên và người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị để sớm triển khai thực hiện.

Trả lời: ( tại Công văn số 1730/BXD-QLN ngày 19/8/2009)

Việc giải quyết chỗ ở cho người dân luôn được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở, đáp ứng cho các đối tượng có khó khăn ở cả khu vực đô thị và nông thôn.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người dân khu vực nông thôn, mới đây Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Ngày 24/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê; Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ban hành một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Tiếp theo, ngày 22/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định số 65/2009/Q Đ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, các dự án xây dựng nhà ở sinh viên chủ yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách ( Trung ương và địa phương ) để cho thuê, đồng thời Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho sinh viên thuê theo phương thức xã hội hóa được quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Trong 2 năm 2009 và 2010, Chính phủ dành khoảng 8.000 tỷ dồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên; phấn đấu đến năm 2015 sẽ giải quyết cho khoảng 60% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở sinh viên trên địa bàn cả nước.

Theo Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở thu nhập thấp theo phương thức xã hội hóa. Trong đó, chủ đầu tư các dự án nhà ở cho công nhân, nhà ở có thu nhập thấp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2009; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở cho công nhân, nhà ở thu nhập thấp; được vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc được bù lãi suất theo quy định; được cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình; được hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án.

Ngoài ra, các dự án nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân, nhà ở thu nhập thấp được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với Quy chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành; không khống chế số tầng, phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hướng dẫn triển khai thực hiện các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành 5 Thông tư bao gồm: Thông tư số 10/2009/TT-BXD ngày 15/6/2009 hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp; Thông tư số 13/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 hướng dẫn việc cho thuê, quản lý vận hành nhà ở sinh viên và nhà ở công nhân khu công nghiệp; Thông tư số 14/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 hướng dẫn áp dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và nhà ở thu nhập thấp; Thông tư 15/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp, và giá bán, giá thuê mua nhà ở cho người có thu nhập thấp thuộc các dự án do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; Thông tư số 17/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở sinh viên được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Đang dự thảo và chuẩn bị ban hành Thông tư hướng dẫn việc bán, cho thuê, thuê mua và quản lý vận hành nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị.

Về nhà ở sinh viên, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát danh mục các dự án đầu tư xây ký túc xá do các địa phương báo cáo. Ngày 12/8/2009, Bộ Xây dựng đã có Tờ trình số 72/TTr-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2009-2010. Trong đó, tổng vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ năm 2009 là 3.500 tỷ đồng và năm 2010 là 4.758 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành và trực tiếp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn để đẩy mạnh phát triển nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị nói riêng và nhà ở dành cho các đối tượng có khó khăn nói chung.

Trả lời cử tri tỉnh Bình Định tại Công văn số 1360/BXD-QLN ngày 08/7/2009)

Ngày 19/11/2005, Quốc hội đã ban hành Luật nhà ở, tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó quy định chính sách phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp (học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; công nhân lao động các khu công nghiệp; người có thu nhập thấp tại đô thị).

Tuy vậy, trên thực tế do các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng nêu trên có chi phí đầu tư lớn, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn dài…nên mặc dù Nhà nước đã có cơ chế, chính sách ưu đãi, nhưng có rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư; việc triển khai các dự án này bằng vốn ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, dẫn đến nguồn cung về nhà ở cho các đối tượng nêu trên hầu như không đáng kể.

Để thúc đẩy việc phát triển nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, trong thời gian vừa qua Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị. Tiếp theo, ngày 24/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg về một số cơ chế chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết Chính phủ số 18/NQ-CP và các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, số 66/2009/QĐ-TTg và số 67/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là ưu đãi về đất đai, quy hoạch và thuế ở mức cao nhất cho các chủ dự án phát triển nhà ở cho các đối tượng nêu trên.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định nêu trên, Bộ Xây dựng đã khẩn trương triển khai việc hướng dẫn và đôn đốc các địa phương, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức lập danh mục các dự án. Ngày 29/4/2009, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 727/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu rà soát, tổng hợp danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng nêu trên ở phạm vi địa bàn theo 2 giai đoạn, 2009-2010 và 2011-2015, trong đó ưu tiên các dự án đã có đất sạch, đã có dự án được phê duyệt và đã xác định chủ đầu tư, báo cáo phải được gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 25/5/2009 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cũng trong tháng 5/2009, Bộ Xây dựng đã tổ chức 2 cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước để triển khai Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị. Bộ Xây dựng cũng đã có Quyết định số 474/Q Đ-BXD ngay 29/4/2009 về việc thành lập Tổ công tác triển khai các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị, thành lập 2 Nhóm công tác do 2 đồng chí Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách, tiến hành làm việc trực tiếp với các địa phương trọng điểm (phía Bắc gồm thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh : Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,Nghệ An, Thừa Thiên Huế; phía Nam gồm các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An…) và 2 Bộ Quốc phòng, Bộ Công An để kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 495/QĐ-BXD, ngày 8/5/2009 ban hành Chương trình triển khai triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và các Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, số 66/2009/QĐ-TTg, số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ dự thảo và ban hành 6 Thông tư hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức hội thảo về thiết kế, công nghệ và vật liệu xây dựng, tổ chức tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn trực tiếp các địa phương trọng điểm trong tháng 5 và tháng 6 năm 2009.

Ngày 15/6/2009, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, và nhà ở thu nhập thấp. Đây là Thông tư quan trọng hướng dẫn về trình tự, thủ tục quản lý các dự án đầu tư xây dựng các loại nhà ở theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ, là khâu mấu chốt để triển khai đầu tư xây dựng hình thành ra các loại nhà ở. Đồng thời trong tháng 6 này sẽ tiếp tục ban hành 5 Thông tư hướng dẫn bao gồm: Thông tư hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, mẫu hợp đồng, quản lý sử dụng, vận hành khai thác nhà ở cho sinh viên và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; Thông tư hướng dẫn về đối tượng, điều kiện, mẫu hợp đồng, quản lý sử dụng, vận hành khai thác nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị; Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê đối với nahf ở sinh viên được đầu tư từ ngân sách nhà nước; Thông tư hướng dẫn các chi phí cấu thành trong giá bán, thuê, thuê mua do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhà ở công nhân các khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị; Thông tư hướng dẫn về thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và tiên lượng các loại vật tư chủ yếu, suất đầu tư cho các loại nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân và nhà ở thu nhập thấp. Sau khi ban hành các thông tư hướng dẫn, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức tập huấn và hướng dẫn, kiểm tra các địa phương triển khai thực hiện.

Các cơ chế, chính sách nêu trên của Chính phủ đang được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai và hoàn thiện. Các địa phương như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khởi công một số dự án nhà ở ngay trong tháng 6/2009, để đáp ứng nhu cầu cho sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại đô thị. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đại phương triển khai quyết liệt Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chắc chắn việc đầu tư xây dựng các dự án này sẽ có chuyển biến mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng xã hội.



  1. Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
    files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
    files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
    files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
    files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
    files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
    files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

    tải về 3.4 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương