UỶ ban thể DỤc thể thao



tải về 1.02 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.02 Mb.
#22028
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

VII - NHIỀU MÔN PHỐI HỢP

Điều 195

THI ĐẤU NHIỀU MÔN PHốI HỢP

Nam (5 môn và 10 môn phối hợp).

1. 5 môn phải được tiến hành thi trong 1 ngày theo trình tự: nhảy xa; ném lao; chạy 200m; ném đĩa và chạy 1500m.

2. 10 môn phối hợp được tiến hành thi trong 2 ngày liền nhau theo trình tự:

Ngày thứ nhất: Chạy 100m; nhảy xa; đẩy tạ; nhảy cao và chạy 400m.

Ngày thứ hai: Chạy 110m rào; ném đĩa; nhảy sào; ném lao và chạy 1500m.

Nữ (7 môn phối hợp)

3. 7 môn phối hợp phải được tiến hành thi đấu trong 2 ngày liền nhau theo trình tự:

Ngày thứ nhất: Chạy 100m rào, nhảy cao; đẩy tạ; chạy 200m.

Ngày thứ hai: Nhảy xa; ném lao; chạy 800m.

Phần chung

4. Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp cần tính toán để:

- Nếu có thể, cần có tối thiểu 30 phút cho mỗi vận động viên từ lúc kết thúc môn thi trước cho tới khi bắt đầu môn thi sau.

- Nếu có thể, thời gian kéo dài từ lúc kết thúc môn thi cuối cùng của ngày thứ nhất đến lúc bắt đầu môn thi đầu tiên của ngày thứ hai tối thiểu phải là 10 tiếng.

5. Trình tự thi đấu được rút thăm trước mỗi môn thi. Trong các môn chạy 100m. 200m, 400m, 100m rào và 110m rào, các vận động viên thi đấu theo nhóm, theo quyết định của đại điện kỹ thuật (Technical Delegate), tốt nhất là 5 người hoặc nhiều hơn song không bao giờ được ít hơn 3 người một nhóm.

Trong môn thi cuối cùng của nhiều môn phối hợp, các đợt chạy phải được bố trí sao cho có một đợt chạy gồm các vận động viên dẫn đầu sau môn thi trước môn thi cuối cùng (áp chót). Cùng với ngoại lệ này các đợt chạy tiếp khác sau đó có thể được rút thăm như khi các vận động viên có thể làm ở cuộc thi trước.

Trọng tài giám sát nhiều môn phối hợp phải có trách nhiệm bố trí lại bất kỳ nhóm nào nếu thấy điều đó nên làm.

6. Các điều luật của IAAF đối với mỗi môn thi tạo thành cuộc thi nhiều môn phải áp dụng cùng các ngoại lệ sau đây:

(a) Trong nhảy xa và các môn ném, mỗi vận động viên chỉ được phép thực hiện 3 lần.

(b) Thời gian của mỗi vận động viên phải được xác định bởi 3 người bấm giờ độc lập. Thời gian có thể được ghi bởi một thiết bị bấm giờ hoàn toàn tự động.

(c) Ở những môn thi trên đường chạy trong sân vận động, một vận động viên sẽ bị truất quyền thi đấu ở bất kỳ cự ly nào nếu ở cự ly đó có 3 lần phạm quy xuất phát.

7. Số điểm theo bảng điểm hiện hành của IAAF phải 1 được công bố tách đối với mỗi môn cũng như tổng toàn bộ cho tất cả các vận động viên sau khi hoàn thành mỗi môn thi.

Chỉ được sử dụng một hệ thống xác định thời gian trong suốt một môn thi. Tuy nhiên, với mục tiêu xác định kỷ lục, việc xác định thời gian bằng đồng hồ điện tử hoàn toàn tự động phải được áp dụng bất kể việc xác định này có thể đối với các vận động viên khác hay không trong môn thi đó.

8. Người thắng là vận động viên có tổng số điểm cao nhất

9. Trong trường hợp bằng điểm, người thắng là vận động viên có nhiều môn thi đạt điểm cao hơn so với các vận động viên khác (cùng bằng điểm). Nếu điều này vẫn không giải quyết được thì người thắng là vận động viên có số điểm cao nhất trong bất kỳ môn thi nào. Điều này cũng áp dụng để phân hạng các trường hợp bằng điểm nhau ở các vị trí khác trong cuộc thi đấu.

10. Bất kỳ vận động viên nào vắng mặt khi xuất phát hoặc khi thực hiện lần nhảy hoặc đẩy ở một trong các môn thi sẽ không được phép tham gia các môn tiếp theo và bị coi là bỏ thi đấu. Do vậy vận động viên này sẽ không có điểm trong phân loại cuối cùng.

Bất kỳ vận động viên nào quyết định rút khỏi cuộc thi nhiều môn phối hợp phải lập tức thông báo cho trọng tài về quyết định của mình.

VIII - CÁC MÔN THI ĐƯỢC CÔNG NHẬN CÓ KỶ LỤC THẾ GIỚI CHÍNH THỨC

Điều 199

CÁC MÔN THI ĐƯỢC CÔNG NHẬN CÓ KỶ LỤC THẾ GIỚI CHÍNH THỨC

Thành tích được xác định thời gian bằng đồng hồ điện tử hoàn toàn tự động (ET).

Thành tích được xác định thời gian bằng đồng hồ bấm tay (H.T).

Nam

ET chỉ với 100m; 200m; 400m; 110m rào;

các cự ly: 400m rào;

Tiếp sức: 4 x 100m

ET hoặc HT 800m; 100m: 1500m; 1 dặm;

với các cự ly: 2000m. 3000m; 5000m; 10.000m; 20.000m; 1 giờ; 25.000m; 30.000m; 3000m vượt chướng ngại vật.

Tiếp sức: 4x200m: 4x400m; 4x800m; 4x1500m

Đi bộ thể thao 20.000m; 2 giờ; 30.000m; 50.000m

(trong sân vận động)

Các môn nhảy: Nhảy cao; nhảy sào; nhảy xa; nhảy tam cấp.

Các môn ném đẩy: Đẩy tạ; ném đĩa; ném tạ xích; ném lao.

Nhiều môn phối hợp: 10 môn phối hợp.



Nữ

ET chỉ với các cự ly: 100m; 200m; 400m; 100m rào; 400m rào.

Tiếp sức: 4x100m

ET hoặc HT với 800m; 1000m; 1500m; 1 dặm

các cự ly: 2000m; 3000m; 5000m; 10.000m; 20.000m; 1 giờ:

25.000m; 30.000m; 3000m vượt chướng ngại vật*

Tiếp sức: 4x200m; 4x400m; 4x800m;

Đi bộ thể thao: 5.000m. 10.000m.

(trong sân vận động)

Các môn nhảy: Nhảy cao; nhảy sào; nhảy xa; nhảy tam cấp.

Các môn ném đẩy: Đẩy tạ; ném đĩa; ném tạ xích; ném lao.

Nhiều môn phối hợp: 7 môn phối hợp*#.

* Kỷ lục được nêu phải là thành tích tốt nhất đạt được theo các điều kiện kỷ lục thế giới tại 31 tháng 12 năm 1999.

* # Xem điều luật 186.



Điều 200

CÁC MÔN THI ĐƯỢC CÔNG NHẬN

CÓ KỶ LỤC TRẺ THẾ GIỚI CHÍNH THỨC

Thành tích được xác định thời gian bằng đồng hồ điện tử hoàn toàn tự động (ET).

Thành tích được xác định bằng đồng hồ bấm tay (HT)

Nam trẻ

ET chỉ với các cự ly: 100m; 200m; 400m; 110m rào; 400m rào;

Tiếp sức: 4x100m

ET hoặc HT: 800m; 1000m*: 1500m; 1 dặm*;

các cự ly 3000m*; 5.000m; 10.000m;

3000m vượt chướng ngại vật.

Tiếp sức: 4x400m; đi bộ thể thao

10.000m trong sân vận động.

Các môn nhảy: Nhảy cao; nhảy sào; nhảy xa; nhảy tam cấp.

Các môn ném đẩy: Đẩy tạ; ném đĩa: ném tạ xích; ném lao.

Nhiều môn phối hợp: 10 môn phối hợp.

Nữ trẻ

ET chỉ với các cự ly: 100m; 200m; 400m; 100m rào; 400m rào

Tiếp sức: 4x100m

ET hoặc HT 800m; 1000m*; 1500m; 1 dặm*;

với các cự ly: 3000m; 5000m; 10.000m;

3000m vượt chướng ngại vật*.

Tiếp sức: 4x400m; đi bộ thể thao

5000m trong sân vận động.

Các môn nhảy : Nhảy cao; nhảy sào; nhảy xa; nhảy tam cấp

Các môn ném đẩy: Đẩy tạ; ném đĩa; ném tạ xích; ném lao **#.

Nhiều môn phối hợp: 7 môn phối hợp **#

* Kỷ lục được nêu phải là thành tích tốt nhất đạt được theo các đâu kiện kỷ lục thế giới tại 31 tháng 12 năm 1999.

** Kỷ lục được nêu phải là thành tích tốt nhất đạt được theo các đâu kiện kỷ lục thế giới tại 31 tháng 12 năm 1999.

# Xem đều luật 186.


Chương IV

CÁC ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU QUỐC TẾ CHO NAM VÀ NỮ Ở SÂN VẬN ĐỘNG TRONG NHÀ
Điều 201

CÓ THỂ ÁP DỤNG CÁC ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU TRÊN SÂN ĐỐI VỚI CÁC CUỘC THI ĐẤU Ở SÂN VẬN ĐỘNG TRONG NHÀ

Các điều luật thi đấu trên sân dưới đây là cũng có thể áp dụng đối với các cuộc thi đấu ở sân vận động trong nhà.

Các điều luật Tên gọi

101 Những vấn đề chung

102 Các nhóm tuổi

105 Các quan chức quốc tế

106 Các đại diện tổ chức

107 Các đại diện kỹ thuật

108 Đại diện y tế-y học

109 Đại diện kiểm tra đoping

110 Các quan chức kỹ thuật quốc tế

111 Các trọng tài giám định quốc tế về môn đi bộ thể thao

112 Trọng tài phúc thẩm

113 Các quan chức của một cuộc thi đấu

114 Trưởng ban tổ chức

115 Tổng trọng tài phụ trách điều hành

116 Trưởng ban kỹ thuật

117 Trưởng ban thông tin gọi số

118 Các trọng tài giám sát

119 Các trọng tài giám định

120 Các trọng tài giám thị (những môn đua trên đường chạy trong sân vận động)

121 Trọng tài bấm giờ

122 Các trọng tài giám định ảnh đích

123 Trọng tài xuất phát và trọng tài nhắc huỷ bỏ lệnh xuất phát

124 Các trợ lý trọng tài phát lệnh

125 Trọng tài theo dõi số vòng chạy

126 Thư ký cuộc thi

127 Trưởng ban lễ tân

128 Trọng tài thông tin

129 Giám định viên sân bãi, dụng cụ

131 Trọng tài giám định đo lường (Điện tử)

132 Trọng tài giám định trang phục và số đeo

133 Người phụ trách quảng cáo

138 Quyền tham gia thi đấu

140 Các qui định chung về thi đấu

141 Các cuộc thi chạy và đi bộ thể thao

142 Thi đấu các môn nhảy, ném đẩy

143 Sự hỗ trợ cho đấu thủ

145 Xác định các số đó

146 Khi thành tích bằng nhau

147 Phản đối. khiếu kiện

150 Các dụng cụ chính thức

151 Việc ghi băng vi deo

160 Xác định thời gian

162 (mục 9-11)

Bàn đạp xuất phát

162 (mục 2-8 và 12-4)

Xuất phát và về đích

191 Đi bộ thể thao

Điều 237

SÂN VẬN ĐỘNG TRONG NHÀ

1. Sân vận động phải hoàn toàn có tường bao quanh và có mái che. Ánh sáng, lò sưởi và hệ thống thông gió phải được chuẩn bị để tạo ra điều kiện thoả đáng cho thi đấu

2. Khu vực thi đấu phải có đường chạy hình ô van, đường chạy thẳng cho chạy ngắn và chạy rào; đường chạy đà và khu vực rơi xuống cho các môn nhảy, một vòng đẩy và khu vực rơi xuống của dụng cụ cho đẩy tạ được bố trí tạm thời hoặc lâu dài.

3. Tất cả diện tích bề mặt các đường đua, đường chạy đà hoặc giậm nhảy phải được phủ vật liệu tổng hợp hoặc lát gỗ. Vật liệu tổng hợp tốt nhất là phải có thể tiếp nhận đinh giày chạy dài 6mm. Lớp phủ thay thế phải do ban quản lý sân cung cấp. Ban quản lý sân sẽ thông báo cho các vận động viên về độ dài được phép của đinh giày (xem điều luật 139.4).

4. Theo khả năng về mặt kỹ thuật cho phép, mỗi đường chạy đà phải có độ đàn hồi đồng đều như nhau. Điều này phải được kiểm tra ở khu vực giậm nhảy đối với các môn nhảy trước mỗi cuộc thi (xem điều luật 271.3, 272.3, 273.2 và 274.2).

Điều 239

TRANG PHỤC, GiÀY VÀ SỐ ĐEO

1. Điều luật 139 phải được áp dụng đối với trang phục, giầy và số đeo trong nhà cùng với các ngoại lệ sau:

2. Khi một cuộc thi được tiến hành trên lớp phủ tổng hợp, phần đầu nhọn nhô ra khỏi lòng hoặc gót giầy không được vượt quá 6mm (hoặc theo như đòi hỏi của ban tổ chức). Phần đầu nhọn nhô ra này phải có đường kính tối đa là 4mm.

Điều 248

KỶ LỤC THẾ GIỚI Ở SÂN VẬN ĐỘNG TRONG NHÀ

1. Điều luật 148 phải được áp đụng đối với các kỷ lục thế giới ở sân vận động trong nhà cùng với các ngoại lệ sau.

2. Kỷ lục phải được lập tại một sân vận động trong nhà tuân theo điều luật 237.

Đối với các cuộc đua 200m và dài hơn, vòng đường đua hình ô van không được có độ đài lớn hơn 220 yards.



Điều 257

ĐƯỜNG CHẠY THẲNG

1. Độ nghiêng tối đa của đường chạy theo chiều ngang không được quá 1/100 và độ nghiêng theo hướng chạy không được vượt quá 1/250 tại bất kỳ điểm nào và 1/1000 trên toàn tuyến.

Ô CHẠY

2. Đường chạy phải có tối thiểu 6 ô chạy và tối đa 8 ô chạy được phân biệt và được giới hạn ở cả hai bên bởi vạch trắng rộng 5 cm. Các ô chạy phải có cùng chiều rộng tối thiểu là 1.22m và tối đa 1.25m (bao gồm cả vạch bên phải).



XUẤT PHÁT VÀ ĐÍCH

3. Xuất phát và đích của cuộc thi phải được đánh dấu bởi một vạch trắng rộng 5 Cm. Cự ly phải dược độ từ mép bên ngoài của vạch xuất phát (mép gần bàn đạp) tới mép trong của vạch đích (mép gần vạch xuất phát hơn).

4. Để trợ giúp cho việc cân chỉnh của thiết bị chụp ảnh đích và để dễ đàng đọc phim chụp ảnh đích, giao điểm của vạch Ô chạy và vạch đích phải sơn đen với mục đích phù hợp.

5. Phải có khoảng trống tối thiểu 3m phía sau vạch xuất phát và khoảng trống này không được có bất kỳ trở ngại nào. Phải có khu vực an toàn tối thiểu 10m phía sau vạch đích và khu vực này cũng không được có bất kỳ trở ngại nào cho vận động viên dừng lại mà không bị chấn thương.

Ghi chú: Nên để khu vực an toàn tối thiểu 15m phía sau vạch đích.

Điều 258

ĐƯỜNG CHẠY VÒNG HÌNH Ô VAN VÀ CÁC Ô CHẠY

1. Độ dài cần thiết phải là 200m bao gồm 2 đường thẳng song song và hai đường vòng. Đường vòng phải có độ dốc nghiêng và bán kính bằng nhau. Bên trong của vòng đường chạy phải được viền thành gờ bằng vật liệu phù hợp có chiều cao và chiều rộng 5 cm hoặc được phân biệt bằng 1 vạch rộng 5 cm. Mép ngoài của gờ hoặc vạch 5 cm này tạo thành mép trong của ô chạy 1. Mép trong của vạch hoặc gờ phải ngang bằng suốt chiều dài của đường chạy với độ nghiêng tối đa 1/1000.

Ô CHẠY

2. Đường chạy phải có tối thiểu 4 ô chạy và tối đa 6 ô chạy. Các ô chạy phải có cùng độ rộng tối thiểu là 0,90m và tối đa là 1,10m bao gồm cả vạch ô bên phải. Các ô chạy phải được phân chia ranh giới bằng các vạch trắng rộng 5 cm.



3. Hướng chạy phải vòng sang trái (ngược chiều kim đồng hồ). Các ô chạy phải được đánh số từ phía trong ra phía ngoài (có nghĩa là ô sát phía trong là ô chạy số 1).

ĐỘ NGHIÊNG

4. Nếu đường vòng có độ nghiêng, tốt nhất nghiêng tối đa không được lớn hơn 180. Góc nghiêng trong tất cả các ô chạy phải như nhau tại bất kỳ phần cắt ngang của đường.

Để dễ chuyển tiếp từ phần đường hoàn toàn thắng tới đường vòng có độ nghiêng việc chuyển này phải làm với sự chuyển tiếp dần độ cao và sự chuyển tiếp này có thể phải được mở rộng vào phần đường thẳng 5m.

ĐƯỜNG VÒNG

5. Đối với đường đua 200m, bán kính phía trong của đường vòng không được nhỏ hơn 11m và không lớn hơn 21m. Ở những địa điểm có thể, bán kính này tối thiểu phải là 13m. Các bán kính của đường vòng không nên cố định.

ĐÁNH DẤU ĐƯỒNG VÒNG

6. Khi mép trong của đường chạy được kê bằng một vạch trắng nó sẽ phải được đánh đấu thêm bằng vật mốc hoặc cờ. Vật mốc phải cao tối thiểu 20 cm. Cờ phải cỡ 25x20 cm, cao ít nhất 45 cm và được cắm nghiêng so với đường một góc 1200. Các vật mốc hoặc cờ phải đặt trên đường như thế nào đó để mặt ngoài của mốc hoặc cột cờ trùng khớp với mép của vạch trắng gần đường nhất. Các vật mốc hoặc cờ phải được đặt ở khoảng cách không quá 1,5m trên 2 đường vòng và 10m trên đường thẳng.

VIỆC ĐO ĐƯỜNG CHẠY HÌNH Ô VAN

7. Việc đo đường chạy phải cách phía ngoài gờ 30cm. hoặc ở nơi không có gờ thì phải cách vạch trắng đánh dấu phía trong đường 20 cm. Các ô chạy khác phải được đo cách mép ngoài 20 cm của mỗi vạch bên trong tương ứng.



Điều 259

ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ XUẤT PHÁT VÀ VỀ ĐÍCH TRÊN ĐƯỜNG CHẠY HÌNH Ô VAN

1. Thông tin kỹ thuật về cấu trúc và đánh dấu ở một đường chạy trên sân vận động trong nhà có chiều dài 200m được trình bày chi tiết trong sách của IAAF về những trang thiết bị trong môn điền kinh. Các nguyên tắc cơ bản phải thừa nhận được nêu dưới đây.

CÁC ĐÒI HỎI CƠ BẢN

2. Xuất phát và về đích của cuộc thi phải được biểu thị bởi các vạch trắng rộng 5 cm. Các vạch này vuông góc với các vạch phân ô chạy đối với các phần đường thẳng của đường chạy và dọc theo bán kính ô chạy đối với các phần đường vòng của đường chạy. Cự ly của cuộc đua sẽ được đo từ mép gần vị trí đóng bàn đạp của vạch xuất phát tới mép gần chỗ xuất phát của vạch đích.

3. Những đòi hỏi đối với vạch đích là nên chỉ có một vạch đích chung cho tất cả các cự ly khác nhau, vạch đích phải ở trên phần đường thẳng của sân chạy và trước khi tới đích có đoạn đường thắng càng dài càng tốt

4. Để trợ giúp cho việc cân chỉnh thiết bị chụp ảnh địch và để tiện lợi cho việc đọc phim chụp về đích, giao điểm của các vạch phân ô chạy và vạch đích phải sơn đen với thiết kế phù hợp.

5. Đòi hỏi thiết yếu đối với các vạch xuất phát thẳng, theo dạng bậc thang hoặc vòng cung là việc cự ly đối với mỗi vận động viên khi chạy theo dường được phép ngắn nhất phải là như nhau.

6. Nếu có thể vạch xuất phát (và vạch trao gậy đối với các cuộc thi tiếp sức) không được bố trí trong phần có độ cong nhiều nhất của đường vòng hoặc phần dốc nhất của độ nghiêng.

HƯỚNG DẪN VỀ CÁC CUỘC THI

7. Đối với các cuộc thi 400m hoặc ngắn hơn, mỗi vận động viên phải có ô chạy riêng tại chỗ xuất phát. Các cuộc thi từ 200m trở xuống phải chạy hoàn toàn theo ô chạy riêng. Các cuộc thi dài trên 200m và ngắn hơn 800m phải xuất phát và tiếp tục chạy theo ô chạy riêng cho tới cuối đường vòng thứ hai. Trong các cuộc thi 800m, mỗi vận động viên có thể được chỉ định một ô chạy riêng hoặc xuất phát theo nhóm, tốt nhất là sử dụng ô chạy 1 và 3. Các cuộc thi trên 800m phải chạy theo đường chung (không theo ô riêng) khi sử dụng một vạch xuất phát hình vòng cung hoặc xuất phát theo nhóm.

Ghi chú 1. Trong các cuộc thi đấu không áp dụng điều luật 12.1 (a), (b) và (c), các thành viên liên quan có thể đạt được sự thoả thuận không sử dụng chạy riêng cho cự ly 800m.

Ghi chú 2. Trong các đường chạy có ít hơn 6 ô chạy, xuất phát theo nhóm như trong điều luật 161.12 có thể được sử dụng để cho phép 6 vận động viên thi đấu.

VẠCH XUẤT PHÁT VÀ VẠCH ĐÍCH TRÊN ĐƯỜNG CHẠY CÓ ĐỘ DÀI HIỆN TẠI LÀ 200M

8. Vạch xuất phát trong ô chạy số 1 phải trên đường đẳng chính. Vị trí của vạch phải được xác định sao cho vạch xuất phát xa nhất ở phía trước tại ô chạy bên 1 ngoài (Đua 400/800m, xem mục 10) phải ở vị trí mà tại có độ cao của mặt nghiêng tại ô chạy bên ngoài không được quá 80 cm hoặc một nữa độ cao tối đa của mặt nghiêng tại đỉnh của đoạn đường vòng.

Vạch đích đối với tất cả các cuộc thi trên đường chạy hình ô van phải là sự kéo dài của vạch xuất phát tại ô chạy số 1 đi ngang qua đường và vuông góc với các vạch phân ô chạy.

CÁC VẠCH XUẤT PHÁT ĐỐI VỚI CUỘC ĐUA 200M

9. Vị trí của vạch xuất phát trong ô chạy 1 và vị trí của vạch đích phải ổn định. Vị trí của các vạch xuất phát tại các ô chạy còn lại sẽ được quyết định bởi việc đo trong mỗi ô chạy ngược từ vạch đích trở lại. Việc đo trong một ô chạy phải được thực hiện trong cùng một cách chính xác như với ô chạy 1 khi đo độ dài của đường chạy (xem điều 258.7).

Khi xác định được vị trí của vạch xuất phát tại nơi nó cắt đường đo ở điểm cách mép trong của ô chạy 20 cm, một vạch sẽ được kéo dài thẳng ngang qua ô chạy và vuông góc với vạch phân biệt ô chạy nếu như là ở trên phần thẳng của đường đua. Nếu trên phần đường vòng của đường đua, thì vạch sẽ được kéo dài dọc theo bán kính thẳng qua tâm của vòng và nếu như ở một trong những phần chuyển tiếp (xem điều luật 258.4) thì vạch dọc theo bán kính qua tâm lý thuyết của đường cong tại điểm đó. Vạch xuất phát khi đó phải được kẻ rộng 5 cm về phía vị trí đã gần đích hơn.

CÁC VẠCH XUẤT PHÁT ĐỐI VỚI CÁC CUỘC ĐUA TRÊN 200M TỚI 800M THEO Ô RIÊNG

10. Khi các vận động viên được phép rời ô chạy riêng của mình để chuyển vào đường thẳng sau khi đã chạy 1 hoặc 2 đường vòng theo ô chạy riêng của mình, các vị trí xuất phát sẽ được cân nhắc theo hai cách: Thứ nhất, theo cách bố trí hình bậc thang bình thường như trong cuộc thi 200m (xem điều 259.5). Thứ hai, điều chỉnh điểm xuất phát trong mỗi ô chạy để bù cho các vận động viên chạy ở ô chạy phía ngoài phải di chuyển hơn so với các vận động viên chạy ở ô trong để đạt tới vị trí bên trong tại cuối đường thẳng phía sau vạch được phép chạy vào đường chung.

Sự điều chỉnh này được quyết định khi đánh dấu vạch cho phép vận động viên được rời ô chạy riêng chạy vào đường chung. Điều đáng tiếc là do vạch xuất phát rộng 5 cm, nên không thể đánh dấu hai vạch xuất phát khác nhau trừ khi có sự khác nhau về vị trí vượt quá khoảng 7 cm thì mới rõ khoảng cách 2 cm giữa 2 vạch xuất phát. Khi xuất hiện vấn đề này, việc giải quyết là sử dụng vạch xuất phát phía sau. Vấn đề này không xuất hiện ở ô chạy số 1 vì lẽ rằng không có sự điều chỉnh theo vạch được phép rời ô chạy riêng để vào đường chạy chung. Vấn đề sẽ xuất hiện ở ô chạy số 2 và số 3, song không phải ở các ô xa phía ngoài như ô số 5 và 6 vì ở những ô chạy này việc điều chỉnh theo vạch được phép chạy vào đường chung là lớn hơn 7 cm.

Ở những ô chạy bên ngoài, nơi mà sự cách biệt là đủ một vạch xuất phát thứ hai có thể được đo ở phía trước của vạch thứ nhất bởi sự "điều chỉnh" được xác định từ vạch được phép chạy vào đường chung. Vạch xuất phát thứ 2 khi đó có thể được kẻ rõ theo cùng cách như trong cuộc đua 200m.

Chính vị trí của vạch xuất phát trong ô chạy bên ngoài, sẽ quyết định vị trí của tất cả các vạch xuất phát và vạch đích trên đường đua.

Để tránh làm cho vận động viên xuất phát trong ô chạy ngoài bớt sự bất lợi rõ rệt của việc xuất phát trên vòng đua có mặt dốc nghiêng, tất cả các vạch xuất phát và vì lý do này cả vạch đích được di chuyển một cách đầy đủ xa về sau đường vòng đầu tiên để hạn chế độ dốc của mặt nghiêng tới mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu cần thiết việc đầu tiên phải cố định vị trí các vạch xuất phát của 400m và 800m trong ô chạy bên ngoài và sau đó làm ngược lại qua tất cả các vạch xuất phát khác, cuối cùng tới vạch đích.

Ghi chú: Để trợ giúp các vận động viên nhận biết vạch cho phép chạy vào đường chung, các vật mốc nhỏ hoặc hình lăng trụ có kích thước 5cmx5cm và không cao quá 15 cm, có cùng màu như màu của vạch cho phép chạy vào đường chung phải được đặt tại chỗ cắt nhau của một ô chạy với vạch cho phép chạy vào đường chung.

Điều 283

CHẠY RÀO

1. Các cuộc thi chạy rào được tiến hành ở cự ly 50m hoặc 60m trên đường thẳng.

2. Các chi tiết về cấu trúc, kích thước và mặt trên của rào được trình bầy trong điều luật 163 về chạy rào trên sân vận động.

3. Cách bố trí các rào trong các cuộc đua

Nam Nữ

Độ dài đường đua



Độ cao của rào

Số lượng rào 50m 60m

1.067 1 067

4 5 50m 60m

0.840 0,840

4 5


Khoảng cách:

Từ vạch xuất phát tới rào đầu tiên

Khoảng cách giữa các rào

Từ rào cuối cùng tới đích

13.72m 13,72m

9.14m 9.14m

8.86m 9.72m

13.00m 13.00m

8.50m 8.50m

11.50m 13.00m

4. Các cuộc đua sẽ tiến hành theo điều luật 163 về chạy rào trên vận động viên.

Điều 286

CHẠY TIẾP SỨC

1. Điều luật 166 sẽ được áp dụng đối với chạy tiếp sức ở sân vận động trong nhà cùng các ngoại lệ sau:

HƯỚNG DẪN VỀ CÁC CUỘC ĐUA

2. Trong chạy tiếp sức 4x200m, toàn bộ chặng đầu tiên và đường vòng đầu tiên của chặng thứ hai phải chạy theo trong ô chạy riêng. Ở cuối của đường vòng này có một vạch rộng 5 cm (vạch cho phép chạy vào đường chung) vẽ ngang qua tất cả các ô chạy tại điểm mà ở đó mỗi vận động viên có thể rời ô chạy riêng để bắt vào đường chung. Mục đầu tiên của điều luật 166.2 sẽ không áp dụng.

3. Trong tiếp sức 4x400m, hai đường vòng đầu tiên sẽ phải chạy theo ô chạy riêng. Một vạch cho phép rời ô chạy riêng vào đường chạy chung; các vạch rời v.v. . . sẽ được sử dụng như đối với cuộc đua riêng cho 400m.

4. Trong tiếp sức 4x800m, đường vòng đầu tiên sẽ phải chạy theo ô chạy riêng. Một vạch cho phép rời ô chạy riêng vào đường chạy chung; các vạch rời v.v... sẽ được sử dụng như với cuộc thi riêng cho 800m.

5. Trong các cuộc thi mà ở đó các vận động viên được phép rời ô chạy riêng để chạy vào đường thắng chung sau khi chạy 2 hoặc 3 đường vòng theo ô riêng, cách bố trí xuất phát theo kiểu bậc thang được mô tả trong điều luật 259.10.

Ghi chú: Do ô chạy hẹp, việc thi đấu ở sân vận động trong nhà có nhiều nguy cơ va chạm và các trở ngại không lường trước được so với thi đấu tiếp sức trên sân vận động bên ngoài. Vì thế khi có thể, một ô chạy dự phòng nên được để lại giữa mỗi đội. Nghĩa là các ô chạy 1, 3 và 5 sẽ được sử dụng còn các ô chạy 2, 4 và 6 được để lại không dùng đến



Điều 271

NHẢY CAO

Điều luật 171 sẽ được áp dụng đối với nhảy cao ở sân vận động trong nhà cùng các ngoại lệ sau:

ĐƯỜNG CHẠY ĐÀ VÀ KHU VỰC GIẬM NHẢY

2. Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng với độ nghiêng tổng thể tối đa (lên hoặc xuống) là 1/250. Nếu sử dụng đệm mút có thể di chuyển được, tất cả những điều được đề cập trong điều luật đối với mặt bằng của khu vực giậm nhảy phải được giải thích khi nói tới độ cao của mặt trên đệm.

Nền sàn mà trên đó bề mặt của khu vực giậm nhảy được gắn vào phải cứng hoặc nếu là cấu trúc treo (như là lát những miếng gỗ khớp với nhau) thì không được có bất kỳ độ nẩy nào đặc biệt.

3. Đường chạy đà bên ngoài khu vực giậm nhảy phải ở mức ngang bằng và cũng không có độ đàn hồi như trong khu giậm nhảy. Tuy nhiên vận động viên có thể bắt đầu chạy đà trên mặt nghiêng của đường đua hình van miễn là 5m cuối cùng chạy tới phải ở mức ngang mức đường chạy đà.




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương