UỶ ban nhân dân tỉnh thái nguyên số: 2993 /QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.13 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.13 Mb.
#14431
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3. Giải pháp thực hiện:

3.1. Giải pháp chung:

a) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thể chế kinh tế thị trường, chủ động hội nhập quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước.

- Tái cấu trúc, đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng phát triển bền vững.

- Thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Phát huy lợi thế so sánh, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, chú trọng chất lượng tăng trưởng.

c) Thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư: Vốn doanh nghiệp, vốn xã hội, vốn FDI, vốn ODA, vốn ngân sách để thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nhất là tiêu chí, chỉ tiêu đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ (tiêu chí thứ 6-nhóm 2- tiêu chí, chỉ tiêu văn hoá - xã hội và chất lượng cuộc sống).

d) Tập trung nghiên cứu khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghệ cao.

e) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH trong giai đoạn tới.

g) Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển không ngừng các tiêu chí đạt được, tập trung phấn đấu các tiêu chí còn lại đang ở mức thấp.



3.2. Giải pháp cụ thể:

a) Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, chú trọng phát triển công nghiệp gắn với tăng trưởng bền vững.

b) Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp.

c) Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tri thức, ưu tiên các lĩnh vực tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

d) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào các Khu công nghiệp của tỉnh.

e) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động, chú trọng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn.

g) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng, nâng dần tỷ lệ đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ.

h) Tăng cường đầu tư cho phát triển ngành y tế, đẩy mạnh đào tạo trong lĩnh vực khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.

i) Tăng cường đầu tư cho các hoạt động môi trường, xử lý tốt các chất thải trong hoạt động công nghiệp.



4. Lộ trình thực hiện:

4.1. Giai đoạn 2014-2015:

- Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của các ngành, các cấp.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm (2014-2015) và tổ chức triển thực hiện hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu tỉnh Thái Nguyên cần phấn đấu.

- Tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện hệ thống các tiêu chí tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (vào cuối các năm 2014-2015) để tăng cường lãnh đạo, quản lý, điều hành cho phù hợp thực hiện được kế hoạch, mục tiêu đề ra.



4.2. Giai đoạn 2016-2019:

- Đánh giá việc tổ chức triển thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan đến các ngành, các lĩnh vực, các huyện, thành phố, thị xã.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Hệ thống các tiêu chí tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Tập trung chỉ đạo, theo dõi giám sát việc thực hiện Đề án, kiểm điểm đánh giá hệ thống các tiêu chí tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (vào cuối các năm 2015-2018).



Điều 2. Các Sở, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện các nội dung của đề án.

Các Sở, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của Đề án thuộc lĩnh vực, địa bàn cấp, ngành quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Bộ Công Thương;

- Thường trực Tỉnh uỷ;;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Đ/c CT, các PCT UBND tỉnh;

- Chánh VP, các PVP UBND tỉnh;

- Trung tâm Thông tin tỉnh;

- Các Đ/c LĐVP;

- Lưu: VT, KTN.

Tungnm,31/12/13, 40b.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nhữ Văn Tâm




NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ

TỈNH CÔNG NGHIỆP
I. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ XÁC LẬP TIÊU CHÍ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở nước ta tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về lựa chọn tiêu chí và chỉ tiêu tổng hợp, tiêu biểu cho quá trình thực hiện CNH, HĐH.

Một số quan điểm nghiêng về định tính để xác lập tiêu chí, chỉ tiêu, trong khi đó một số quan điểm khác nhấn mạnh đến định lượng. Ngay cả khi xác lập định lượng về cơ cấu kinh tế với tiêu chí cơ bản là chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp, xã hội nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, xã hội công nghiệp, nếu lấy tỷ trọng công nghiệp/GDP cũng không thể đánh giá được mức độ hiện đại hoá.

1. Phương án xác lập tiêu chí CNH, HĐH của thế giới

1.1. Phương án 1

Liên hiệp quốc xác định tổ hợp các tiêu chí (như đã nêu tại mục III, trang 32) để xác lập một quốc gia, hay khu vực trở thành quốc gia, khu vực thực hiện cơ bản mục tiêu CNH. Các tiêu chí cơ bản bao gồm 05 chỉ tiêu (GDP bình quân đầu người; Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP; Tỷ lệ lao động nông nghiệp so tổng dân số lao động; Tỷ lệ dân số thành thị; Tỷ trọng chế tạo trong tổng KN xuất khẩu) như đã trình bày ở bảng 20, trang 42.



1.2. Phương án 2

Trung Quốc và một số nước Châu Á lựa chọn 9 chỉ tiêu, bao gồm:

1. GDP bình quân.

2. Tỷ lệ cơ cấu ngành kinh tế/GDP.

3. Tỷ lệ lao động công nghiệp/tổng số lao động.

4. Tỷ lệ sản phẩm dịch vụ, sản phẩm công nghiệp/tổng giá trị xuất khẩu.

5. Tỷ lệ số dân đô thị/tổng số dân.

6. Tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ/GDP.

7. Tỷ lệ cán bộ khoa học, kỹ thuật/tổng số lao động.

8. Chỉ số HDI

9. Chỉ số phát triển môi trường bền vững.

2. Phương án xác lập tiêu chí CNH, HĐH của Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, một số tác giả hoặc tập thể tác giả đã đưa ra một số phương án xác lập chỉ tiêu CNH của Việt Nam với các chỉ số định lượng như sau:



2.1. Phương án ác lập tiêu chí của GS. Đỗ Quốc Sam (Việt Nam) bao gồm 24 chỉ tiêu, xác lập theo 5 nhóm: 1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế (5 chỉ tiêu); Nhóm chỉ tiêu xã hội (4 chỉ tiêu); Nhóm chỉ tiêu về trí thức hoá và vốn con người (6 chỉ tiêu); Nhóm chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống (5 chỉ tiêu); Nhóm chỉ tiêu về sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường (4 chỉ tiêu).

a) Nhóm chỉ tiêu kinh tế

- GDP bình quân theo sức mua PPP (bình quyền)

- Tỷ trọng nông nghiệp so với GDP.

- Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ so với GDP.

- Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao so với tổng giá trị XK.

- Năng suất lao động bình quân.



b) Nhóm chỉ tiêu xã hội

- Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp so với tổng số lao động

- Tỷ lệ dân số đô thị/ tổng số dân.

- Tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở đô thị

- Chỉ số GINI (chênh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất).

c) Nhóm chỉ tiêu về trí thức hoá và vốn con người

- Chỉ số HDI

- Tỷ lệ sinh viên đại học/1000 dân

- Tỷ lệ số người có trình độ đại học trở lên so với tổng số người trên 6 tuổi

- Tỷ lệ bác sỹ/1000 dân

- Tỷ lệ kinh phí R  D/ GDP

- Kinh phí giáo dục bình quân/ người.

d) Nhóm chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống

- Tỷ lệ tăng dân số cơ học theo từng năm

- Tuổi thọ bình quân

- Mức tiêu thụ điện bình quân/người

- Tỷ lệ điện thoại/100 hộ dân

- Tỷ lệ sử dụng Internet/100 hộ dân



e) Nhóm chỉ tiêu về sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường

- Tỷ lệ chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường/ GDP.

- Tỷ lệ chất thải được xử lý

- Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch/ 100 hộ

- Tỷ lệ sử dụng nguyên, nhiên liệu/1 đơn vị sản phẩm.

2.2. Phương án xác lập chỉ tiêu CNH theo dự thảo của Ban kinh tế trung ương, gồm 22 chỉ tiêu tổng hợp:

- Tốc độ tăng GDP bình quân/năm

- GDP bình quân/người

- Tỷ lệ hộ nghèo/tổng số hộ

- Chỉ số phát triển kinh tế tri thức (theo tiêu chuẩn GIFFord)

- Tỷ lệ cơ cấu kinh tế/GDP

- Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân/năm

- Chỉ số phát triển hạ tầng đô thị

- Tỷ lệ cư dân đô thị/tổng số dân

- Tỷ lệ nhà ở đô thị m2/ng

- Tỷ lệ cung cấp nước sạch lít/người/ngày

- Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông/ tổng diện tích đất đô thị.

- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng

- Tỷ lệ diện tích cây xanh/người

- Chỉ số HDI

- Chỉ số tuổi thọ bình quân

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em

- Tỷ lệ thất nghiệp đô thị/tổng số dân đô thị

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động

- Chỉ số bình đẳng giới GDI

- Chỉ số phân hoá thu nhập GINI

- Năng suất lao động bình quân

- Tỷ lệ bác sỹ/1000 dân.

2.3. Phương án xác lập chỉ tiêu CNH của GS. Trương Văn Đoan, gồm 11 chỉ tiêu:

- GDP/người đạt trên 5000 USD.

- Cơ cấu kinh tế/ GDP (%)

+ Công nghiệp : 45 - 50%

+ Dịch vụ : 40 - 50%

+ Nông nghiệp: 10%

- Tích luỹ/ GDP (%): 30%

- Tỷ trọng đầu tư xã hội/ GDP: 35%

- Mức tăng xuất khẩu so với mức tăng GDP: cao hơn từ 2,5 đến 3 lần

- Tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động/GDP: 70% (so với mức tăng của GDP).

- Tốc độ đổi mới công nghệ: 15 - 20%/năm

- Tỷ lệ cán bộ khoa học và lao động qua đào tạo (so với 1 vạn dân): 70 người

- Tỷ lệ đầu tư R & D / GDP : 3 - 4%

- Tỷ lệ đô thị hoá/ tổng số dân thành thị: 70%

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp/ tổng số lao động: 25%

II. NHÓM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỈNH CÔNG NGHIỆP

1. Nhận xét chung về hệ thống các tiêu chí (tiêu chí và chỉ tiêu)

- Các tiêu chí, chỉ tiêu công nghiệp hóa luôn gắn với quá trình hiện đại hoá, bao gồm các mối quan hệ tổng hoà giữa kinh tế, xã hội và trong từng thời điểm khi có các yếu tố mới xuất hiện, các tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH được bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu mới (kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững).

- Phần lớn các tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH không đặt thời hạn lâu dài mà chủ yếu gắn với từng kế hoạch phát triển KT - XH trung hạn và sau đó được điều chỉnh lại cho phù hợp với các kế hoạch tiếp theo.

2. Các tiêu chí (tiêu chí và chỉ tiêu) đánh giá mức độ phát triển kinh tế và mức độ CNH, HĐH

2.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế (gồm 5 tiêu chí, chỉ tiêu)

1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (%)

2. GDP bình quân đầu người (USD/người)

3. Cơ cấu kinh tế (%/GDP)

- Dịch vụ (%)

- Công nghiệp+Xây dựng (%)

- Nông nghiệp (%)

4. Tỷ trọng hàng CNXK/ KNXK (%)

5. Tỷ trọng VA/GO (%)

2.2. Nhóm chỉ tiêu văn hoá - xã hội và chất lượng cuộc sống (Gồm 9 tiêu chí, chỉ tiêu)

1. Tỷ lệ dân đô thị ( % so với tổng số dân)

2. Lao động nông nghiệp ( % so với tổng số lao động)

3. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (% so với tổng số lao động )

4. Lao động có trình độ cao (% so với tổng số lao động )

5. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) (% tổng số dân)

6. Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng (%/GDP)

7. Chỉ số phát triển con người (HDI) (Chỉ số)

8. Chỉ số mức chênh lệch giàu nghèo (GINI) (Chỉ số)

9. Tỉ lệ bác sĩ đạt 15 người/10.000 dân.



2.3. Nhóm chỉ tiêu môi trường (gồm 3 tiêu chí, chỉ tiêu)

1. Tỷ lệ che phủ rừng (%)

2. Tỷ trọng rác thải CN được xử lý, tái chế (%)

3. Lượng nước sinh hoạt (lít/người/ngày đêm)



III. HÌNH THÀNH HỆ THỐNG TIÊU CHÍ TỈNH CÔNG NGHIỆP CỦA THÁI NGUYÊN

1. Khái niệm về tiêu chí tỉnh công nghiệp của Thái Nguyên

- Các tiêu chí, chỉ tiêu được xác lập phải thể hiện được điều kiện và tiêu chuẩn cơ bản đối với một tỉnh được xếp vào mức cơ bản hoàn thành CNH, HĐH và thể hiện rõ định hướng và các đặc trưng CNH, HĐH có so sánh với đặc trưng CNH, HĐH của Việt Nam và các nước.

- Chọn lựa các tiêu chí, chỉ tiêu chính CNH, HĐH phải phản ánh được tính đặc trưng, điều kiện khả thi của Thái Nguyên có đủ điều kiện đạt được trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Các tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH của Thái Nguyên phải tương thích với các tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH của Việt Nam cơ bản hoàn thành CNH, HĐH vào năm 2020.

- Các tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH của Thái Nguyên được xây dựng bằng hai phương pháp định tính và định lượng. Có những chỉ tiêu thông qua thực tế, có đủ điều kiện khoa học và thực tiễn sẽ được thực hiện bằng phương pháp Định lượng. Ngược lại, một số chỉ tiêu chưa có căn cứ khoa học và thực tiễn, hoặc chưa có số liệu cụ thể nhưng xét thấy hội tụ tiềm năng theo mô hình công nghiệp hoá rút ngắn sẽ được thực hiện bằng phương pháp Định tính.

2. Cơ sở xác lập và cách tiếp cận xây dựng các tiêu chí chính để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020

- Căn cứ vào tiêu chí, chỉ tiêu (05 tiêu chí cơ bản) CNH của Liên Hợp quốc;

- Căn cứ vào các khung tiêu chí, chỉ tiêu CNH, HĐH của một số nước trong khu vực cũng như của một số học giả Việt Nam.

- Căn cứ vào các phương pháp chọn lựa, xác định tiêu chí, chỉ tiêu thống kê chung cũng như chọn lựa các tiêu chí, chỉ tiêu phù hợp với nội dung CNH, HĐH.



3. Các tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

a) Các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người hằng năm trong thời kỳ tới là khoảng 3.000-3.200 USD với mức tăng trưởng là 7-8 %/năm.

- Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP là khoảng 85%.

- Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoản 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

- Nông nghiệp có bước phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững, có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30% lao động xã hội. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới chiếm khoảng 50%.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%.

- Chỉ số phát triển con người HDI đạt đến mức của nhóm trung bình cao của thế giới; Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định ở mức khoảng 1,1%/năm; tuổi thọ bình quân 75 tuổi; đạt trên 12 bác sỹ và trên 45 giường bệnh trên 1 vạn dân; bảo hiểm y tế đạt mức toàn dân; lao động qua đào tạo đạt mức trên 70%; lao động qua đào tạo nghề đạt mức trên 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3%/năm; thu nhập thực của dân cư tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010; xoá xong nhà ở đơn sơ và tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, đạt bình quân 25 mét vuông sàn xây dựng/người.

- Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH. Một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên trên mỗi vạn dân đạt 450 người.

- Chất lượng môi trường được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sản xuất sạch hoặc được trang bị hệ thống xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường. 95% chất thải rắn, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.



b) Các chỉ tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

"Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Trong đó, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 là:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015: 7,0-7,5%/năm. Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8-8%; giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6-3%/năm. Cơ cấu GDP : nông nghiệp 17-18%, công nghiệp và xây dựng 41-42%, dịch vụ 41-42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt 23-24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỷ trọng lao động nông - lâm - thuỷ sản năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8-2,0 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bình năm 2015 đạt 74 tuổi. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42-43%.



Theo đề án “Xây dựng hệ thống tiêu chí nước phát triển công nghiệp của Việt Nam” của Bộ Công Thương đã báo cáo Bộ Chính trị và Ban Bí thư, phương án xác lập các tiêu chí, chỉ tiêu chính của Việt Nam vào năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp bao gồm 17 tiêu chí, chỉ tiêu và chia thành 03 nhóm như sau:

Bảng 15. Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu của cả nước đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp

Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế (5 tiêu chí, chỉ tiêu)

1.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (%/năm)

7,5 - 8,0

2.

GDP bình quân đầu người (USD/người) giá HH

3.000-3.200

3.

Cơ cấu kinh tế (%/GDP)







- Dịch vụ (%)

45 - 50




- Công nghiệp + Xây dựng (%)

45 - 48




- Nông nghiệp (%)

10 - 15

4.

Tỷ trọng hàng CN XK/ tổng kim ngạch XK (%)

60 - 80

5.

Tỷ trọng VA/GO (%)

42 - 45

Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu văn hoá - xã hội và chất lượng cuộc sống (9 tiêu chí, chỉ tiêu)

1.

Tỷ lệ dân đô thị (% so với tổng số dân)

60 - 70

2.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng số lao động (%)

20

3.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo/tổng số lao động (%)

65 - 70

4.

Tỷ lệ lao động có trình độ cao/tổng số lao động (%)

>10

5.

Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) (% tổng số dân)

<5

6.

Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng KHCN (%/GDP)

1,5 - 2,0

7.

Chỉ số phát triển con người (HDI)(Chỉ số)

0,866

8.

Chỉ số mức chênh lệch giàu nghèo (GINI) (Chỉ số)

0,25

9.

Tỷ lệ bác sĩ/ tổng số dân (người/10.000 dân)

15

Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu môi trường (3 tiêu chí, chỉ tiêu)

1.

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

40 - 45

2.

Tỷ trọng rác thải CN được xử lý, tái chế (%)

95

3.

Lượng nước sinh hoạt (lít/người/ngày đêm)

170 - 180

4. Các chỉ tiêu chủ yếu của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII với mục tiêu Thái Nguyên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020

4.1. Mục tiêu tổng quát

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã đề ra mục tiêu tổng quát "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo của cả nước”.



4.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Về kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm từ 12-13%. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 16,5%; dịch vụ tăng 13,5%; nông, lâm nghiệp tăng 4,5%

2. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 đạt: công nghiệp - xây dựng 46,5%; dịch vụ 38,5%; nông, lâm nghiệp 15%

3. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20% trở lên

4. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 6% trở lên

5. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20%

6. Thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm tăng 20% trở lên

7. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng (tương đương 2100 USD)



b) Về xã hội

1. Giải quyết việc làm mới bình quân hàng năm cho 15.000 lao động

2. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% trở lên (theo tiêu chuẩn mới)

3. Đến năm 2015 có 20% xã đạt tiêu chí “nông thôn mới”

4. Phấn đấu đến năm 2015 có 70% số trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non 65%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 50%, trung học phổ thông 20%)

5. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn dưới 14%; giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,10/00 .



c) Về môi trường

1. Ổn định độ che phủ rừng trên 50%;

2. Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%;


Каталог: img -> image -> news
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
news -> Ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
news -> In dalat city, lam dong province agricultural land
news -> Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, tp. Hcm
news -> Viện khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương