UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 118 /bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 82.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích82.24 Kb.
#53

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG NAM
Số: 118 /BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc




Tam Kỳ, ngày 23 tháng 11 năm 2006

BÁO CÁO

V/v kết quả kiểm tra tình hình sử dụng đất của

các quy hoạch và dự án đầu tư chậm triển khai
Thực hiện Quyết định số 1013/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường về kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện, kết quả báo cáo như sau :
I- Tình hình triển khai công tác kiểm tra
Ngày 17/8/2006, UBND tỉnh đã có Công văn số 2364/UBND-KTN về việc kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch, dự án đầu tư, trong đó giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố tự tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng đất các quy hoạch và dự án đầu tư của từng địa phương theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên & Môi trường, đồng thời giao cho các Sở: Xây dựng, Tài chính và Kế hoạch đầu tư có báo cáo chung về trình tự tổ chức thực hiện của các nội dung có liên quan đến các quy hoạch và dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.
Ngày 22/8/2006, Sở Tài nguyên & Môi trường có Công văn số 387/TNMT-ĐĐ về việc hướng dẫn trình tự, nội dung và hệ thống biểu, mẫu để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện, trong đó đối tượng và nội dung kiểm tra bao gồm:
* Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra các khâu lập, thẩm định, trình, xét duyệt, công bố, tổ chức thực hiện của các loại quy hoạch có sử dụng đất nhưng chậm triển khai;

- Kiểm tra các dự án đã có quyết định thu hồi đất để triển khai quy hoạch và dự án đầu tư nhưng việc giải phóng mặt bằng trì trệ, kéo dài và hiện vẫn chưa dứt điểm;

- Kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án đầu tư đã được Nhà nước giao hoặc cho thuê nhưng đã không sử dụng đất trong 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư;

- Kiểm tra kết quả điều chỉnh hoặc huỷ bỏ và công bố đối với quy hoạch đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật mà không sử dụng đất hoặc không có khả năng thực hiện quy hoạch.
* Đối tượng kiểm tra:

- Các quy hoạch có sử dụng đất nhưng hết thời gian phải triển khai quy hoạch mà quy hoạch đó không được triển khai và chưa được xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyết định huỷ bỏ, điều chỉnh nội dung hoặc gia hạn sử dụng) - tình trạng “quy hoạch treo”. Kết quả kiểm tra được thống kê vào biểu 1 đính kèm.


- Các dự án đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư mà chưa đưa đất vào sử dụng sau 12 tháng hoặc việc sử dụng đất chậm hơn tiến độ được xét duyệt sau 24 tháng mà chưa được xử lý thu hồi theo khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai - tình trạng “dự án treo”. Kết quả kiểm tra được thống kê vào biểu 2 đính kèm.

- Các dự án đang trong giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng mà triển khai kéo dài để chậm hơn tiến độ theo phương án được duyệt nhưng chưa kết thúc việc giải toả mặt bằng - tình trạng “giải toả treo”. Kết quả kiểm tra được thống kê vào biểu 3 đính kèm.



II- Kết quả kiểm tra:
1. Tình hình triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch:
1.1- Đánh giá việc lập và điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước và sau khi có Luật đất đai 2003:

* Trước Luật đất đai 2003:

- Qui hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1999-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 619/TTg ngày 04/7/2000; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2001-2005 tỉnh Quảng Nam cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 838/TTg ngày 24/9/2002.

- Quyết định số 4485/QĐ-UB ngày 10/10/2002 UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2003-2010;

- UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch phân bổ sử dụng đất cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh qua các năm;

- Cuối năm 2002, toàn tỉnh có 80/233 xã, phường, thị trấn và 10/17 huyện, thị xã, thành phố lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm được các địa phương lập đầy đủ để làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...
* Sau Luật đất đai 2003:

Từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã tiếp tục phân bổ nguồn kinh phí để lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả là từ 80/233 xã, phường, thị trấn và 10/17 huyện, thị xã, thành phố lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vào cuối năm 2002 nay tăng lên 126/233 xã, phường, thị trấn và 11/17 huyện, thị xã, thành phố lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền xét duyệt, trong ®ã tập trung ®iÒu chØnh qui hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010 ®· tr×nh ChÝnh phñ.

Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã thực hiện đầy đủ ở 233 đơn vị xã, phường, thị trấn và kế hoạch sử dụng đất 17 huyện, thị xã, thành phố theo đúng trình tự qui định.
* Đối với việc sử dụng đất của các khu công nghiệp:

Trên cơ sở qui hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần lớn qui mô sử dụng đất cho công nghiệp trên vùng đất hoang chưa sử dụng, đất nông nghiệp năng suất thấp.

Tổng diện tích các khu công nghiệp đã được triển khai theo qui hoạch trên địa bàn tỉnh (05 khu) :

- Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc giai đoạn 1và 2: 420 ha (giai đoạn 1 thực hiện 145 ha)

- Khu công nghiệp Bắc Chu Lai: 200 ha (diện tích đã thực hiện 120 ha)

- Khu công nghiệp Tam Hiệp: 200 ha (diện tích đã thực hiện 118 ha)

- Khu công nghiệp Đông Quế Sơn: 200 ha (diện tích đã thực hiện 81 ha)

- Khu công nghiệp Thuận Yên: 225 ha (giai đoạn 1 thực hiện 62 ha)


Diện tích đã thực hịên trong giai đoạn 1999-2004: 526 ha

Trong đó: + Thực hiện trong qui hoạch : 499,5 ha

+ Thực hiện ngoài qui hoạch (đã điều chỉnh) : 26,5 ha

Giai đoạn 2006-2010: Qui hoạch mới các khu công nghiệp: Phú Xuân (Phú Ninh), Tam Thăng (Tam Kỳ), Chu Lai-Kỳ Hà, Đông thành phố Tam Kỳ, tổng diện tích 1.938 ha. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt 150 cụm công nghiệp thuộc các huyện với diện tích 1.197 ha. Hiện nay có 38 cụm công nghiệp đã có qui hoạch chi tiết được duyệt và giải phóng mặt bằng với diện tích 252 ha và thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh.


Nhìn chung, hệ số sử dụng đất các khu công nghiệp còn thấp, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (giai đoạn 1) hơn 10 năm xây dựng mới lấp đầy, các khu còn lại tỷ lệ này còn thấp.
1.2- Số lượng, diện tích các khu vực đã được quy hoạch để sử dụng cho các dự án đầu tư nhưng chưa được thực hiện kể từ năm phải thực hiện theo tiến độ đã được duyệt (chi tiết xem ở bảng 1)

Hiện nay đã có 47 khu quy hoạch có sử dụng đất chưa được triển khai hoặc chậm triển khai so với tiến độ được xét duyệt với tổng diện tích là 2.192 ha.


1.3- Những mặt tích cực và những tồn tại, yếu kém
* Những mặt tích cực:

- Qui hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền xét duyệt đã góp phần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường công tác giám sát quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của Hội đồng nhân dân các cấp trong công tác lập và triển khai thực hiện. Nghị quyết số 45/2002/NQ-HĐND ngày 25/2/2002 của HĐND tỉnh được thực hiện, chấn chỉnh những vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực quản lý đất đai ở địa phương, nhất là chủ trương hạn chế việc sử dụng đất chuyên trồng lúa vào mục đích khác.

- Có sự kết hợp giữa lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch ngành, lĩnh vực, địa phương.

- Xác định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

- Tăng cường khai thác quỹ đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. Đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất ổn định cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi.

- Công tác thẩm định, xét duyệt được thực hiện chặt chẽ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Những tồn tại, yếu kém:

- Đối với tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2003-2010. Đến nay còn 06/17 huyện, thị xã, thành phố và 107/233 xã, phường, thị trấn chưa lập qui hoạch sử dụng đất, chưa kể đến các huyện, xã đã có qui hoạch nay không còn phù hợp cần phải điều chỉnh, bổ sung.

- Nội dung qui hoạch kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực chưa có hoặc đã có nhưng không còn phù hợp với nhu cầu phát triển. Qui hoạch chung phát triển đô thị, qui hoạch chi tiết một số khu vực đô thị trên địa bàn chậm được phê duyệt;

Mặt khác, công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay do nguồn ngân sách hạn hẹp, kinh phí bồi thường còn hạn chế; do thiếu vốn đầu tư nên tiến độ triển khai lập qui hoạch khó có khả năng hoàn thành;

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tiễn.

- Theo qui định của Luật Đất đai thời gian qui hoạch sử dụng đất các cấp là 10 năm, kế hoạch sử dụng đất các cấp là 5 năm. Do việc triển khai thực hiện lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ, có nơi chưa lập qui hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhưng lập qui hoạch sử dụng đất cấp xã, trường hợp đã có qui hoạch sử dụng đất cấp huyện được xét duyệt, nhưng chưa có qui hoạch sử dụng đất cấp xã, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất thiếu tính định hướng, nhất quán là nguyên nhân dẫn đến kết quả đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra.

- Việc công bố qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, trước khi triển khai

các dự án đã được thực hiện theo qui định của Luật đất đai trên các phương diện trực quan, thông tin, chưa có công khai bằng panô, áp phích. Tuy nhiên, ở một số địa phương nhân dân ở trong vùng qui hoạch chưa nắm bắt được những thông tin liên quan đến nội dung qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện và tham gia giám sát.


2. Tình hình triển khai dự án của các chủ đầu tư sau khi đã được bàn giao mặt bằng tại thực địa.
2.1- Tình hình quản lý, sử dụng đất được cấp cho các dự án và một số nguyên nhân đã gây nên tình trạng chậm triển khai dự án:
Trong khoảng thời gian từ ngày 01/1/2003 đến 31/12/2005 (theo số liệu thống kê của ngành Tài nguyên và Môi trường), trên địa bàn toàn tỉnh có 548 dự án, công trình, khu công nghiệp, khu đô thị ... được giao đất, cho thuê đất với diện tích là : 93.468.803,41 m2. Cụ thể :

* Năm 2003 :

+ Số dự án đã giao đất : 151 dự án, diện tích : 55.636.320,11 m2

+ Số dự án đã thuê đất : 67 dự án, diện tích : 1.212.483,10 m2
* Năm 2004 :

+ Số dự án đã giao đất : 93 dự án, diện tích : 13.195.612,00 m2

+ Số dự án đã thuê đất : 72 dự án, diện tích : 6.432.655,00 m2
* Năm 2005 :

+ Số dự án đã giao đất : 106 dự án, diện tích : 8.372.168,10 m2

+ Số dự án đã thuê đất : 59 dự án, diện tích : 8.619.565,10 m2
Hầu hết các dự án, các công trình, khu công nghiệp, khu đô thị mới được giao đất, cho thuê đất để thực hiện về cơ bản là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và kế hoạch sử dụng đất hằng năm mà địa phương đã đăng ký thực hiện. Tuy nhiên, có một số trường hợp phát sinh do thực hiện chính sách thu hút đầu tư, UBND tỉnh cho phép bằng hình thức thoả thuận địa điểm để nghiên cứu lập dự án đầu tư.

- Đối với dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản sử dụng đất đúng mục đích được giao, nhiều dự án sau khi được giao đất đã tiến hành thi công và sớm đưa công trình đi vào sử dụng. Tuy nhiên, có một số trường hợp tiến độ thực hiện dự án còn chậm, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, nguyên nhân chủ yếu là nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, dàn trãi làm chậm tiến độ so với dự án được duyệt.

- Đối với dự án, công trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội địa phương từ các nguồn vốn ngoài ngân sách (không phải công trình trọng điểm) về cơ bản tiến độ thực hiện dự án nhanh, hiệu quả sử dụng đất được nâng lên rõ rệt. Đối với dự án, công trình trọng điểm (khu đô thị mới, khu du lịch dịch vụ ...), nhiều chủ đầu tư chậm trễ trong việc xúc tiến đầu tư, không sử dụng đất trong thời gian dài, vượt quá thời gian cho phép của Luật Đất đai, gây lãng phí đất, trong khi đó người dân không có đất sản xuất, còn Nhà nước thì mất nguồn thu từ đất.
2.2- Số lượng, diện tích các dự án đầu tư chậm triển khai so với tiến độ được duyệt (chi tiết xem ở bảng 2)
Hiện nay đã có 51 dự án có sử dụng đất chậm triển khai so với tiến độ được duyệt với tổng diện tích là 1.118 ha.
3. Kết quả xử lý tình trạng quy hoạch treo, dự án treo

Qua kiểm tra thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương trong tỉnh, trong năm 2005 UBND tỉnh đã xử lý 08 trường hợp là tổ chức và thu hồi đất do vi phạm Luật Đất đai (khoản 2 điều 38 Luật Đất đai) với diện tích 36,56 ha, trong đó đã thu hồi 31,24 ha.

Đầu năm 2006 UBND tỉnh đã xử lý 13 trường hợp là tổ chức và thu hồi đất do vi phạm Luật Đất đai (khoản 2 điều 38 Luật Đất đai) với diện tích 13.50 ha, trong đó đã thu hồi 09 trường hợp với diện tích 9,50 ha.

Các trường hợp dự án đã đăng ký nhiều năm nhưng không có khả năng thực hiện do nhiều nguyên nhân, gây ra tình trạng qui hoạch “treo”. Một số dự án khác qua kiểm tra đã thu hồi hoặc chuyển cho chủ đầu tư khác để có điều kiện thực hiện.


4. Tình hình thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng:
4.1- Báo cáo chung về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư
Ở cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Ở cấp huyện thành lập Hội đồng Bồi thường, giải phóng mặt bằng; Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng (chuyên trách); Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai có Quyết định thành lập Ban Bồi thường, GPMB và Hội đồng thẩm định riêng. Đối với những dự án lớn, dự án giải phóng mặt bằng liên huyện thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Thường trực Lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban.

Về xây dựng cơ chế chính sách, từ năm 1997 đến nay tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần ban hành và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng các Quyết định số 1008/QĐ-UB ngày 29/5/1997; Quyết định số 1355/1998/QĐ-UB ngày 29/7/1998; Quyết định số 71/2002/QĐ-UB ngày 05/12/2002; Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 28/4/2005; Quyết định số 2677/QĐ-UBND ngày 15/7/2005; Quyết định số 69/2005/QĐ-UBND ngày 31/10/2005 và trong thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục xem xét để điều chỉnh, bổ sung một số chính sách mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo tinh thần Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày 04/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh.


Nhiều công trình, dự án quan trọng đã được đầu tư xây dựng như: Chỉnh trang thành phố Tam Kỳ; Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu Công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc; Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc; các khu du lịch ven biển tại Điện Bàn, Hội An; nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã và đang được hình thành phát triển trên địa bàn toàn tỉnh; công trình đường Hồ Chí Minh qua Quảng Nam, thuỷ điện A-Vương, đường du lịch ven biển Hội An-Điện bàn, v.v...
Toàn tỉnh có 05 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp đang thu hút mạnh đầu tư. Khu kinh tế mở Chu lai đã có 44 dự án hoạt động với tổng số vốn đầu tư trên 195 triệu USD; Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có 27 dự án đang hoạt động; Có 88 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch (17 dự án đã đi vào hoạt động); 12.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.
4.2- Số lượng, diện tích các khu vực đất đang triển khai thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng chậm tiến độ so với phương án được duyệt (chi tiết xem ở bảng 3)
Hiện nay đã có 18 dự án có sử dụng đất đang triển khai thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng chậm tiến độ so với phương án được duyệt với tổng diện tích là 321 ha.
4.3- Những mặt tích cực và những tồn tại, yếu kém:
* Những mặt tích cực:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành trong việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữa các cấp, các ngành ngày càng được chặt chẽ và đồng bộ hơn. Chính sách ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn, được sự đồng thuận của nhân dân trong vùng dự án; đáp ứng kịp thời về giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi cho việc thu hút, huy động vốn đầu tư.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thời gian gần đây sau khi thực hiện Luật Đất đai 2003, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ đã có những chuyển biến tích cực có lợi hơn cho người sử dụng đất bị thu hồi, đó là:

+ Việc điều chỉnh giá đất ở, đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp tăng và tương đối sát với giá thị trường chuyển nhượng ở thời điểm gần nhất.

+ Tiến độ giải quyết về tiền bồi thường, hổ trợ, tái định cư được giải quyết có nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu giải phóng mặt bằng, góp phần cho việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, dân cư, thủy điện ...
- Chính sách về giá, những quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện ở các khu vực (cụ thể sau Quyết định 31/2005/QĐ-UB là Quyết định 2677/QĐ-UB và Quyết định 69/2005/QĐ-UBND và Công văn số 3030/UBND-KTTH ngày 14/11/2005 của UBND tỉnh quy định một số cơ chế hỗ trợ ngoài các quy định hiện hành đang áp dụng hiện nay về bồi thường, GPMB của các hộ dân thuộc diện giải tỏa trắng tại xã Tam Quang).
* Một số tồn tại, vướng mắc:

- Đa số người dân thuộc diện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để GPMB trên địa bàn tỉnh thuộc diện lao động nông nghiệp, do đó việc di chuyển đến nơi ở mới tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, làm thay đổi cơ bản phong tục, tập quán và sản xuất của cộng đồng nên trong quá trình thực hiện công tác này gặp rất nhiều trở ngại.

- Chính sách chưa đồng bộ kịp thời, giá đất bồi thường tuy có điều chỉnh nhưng chưa đáp ứng đông đảo nguyện vọng của người có đất bị thu hồi. Việc đào tạo nghề, tạo việc làm trong khi phải chuyển đổi chỗ ở, thiếu đất sản xuất chưa được quan tâm hỗ trợ kịp thời.

- Việc triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thực tiễn còn bất cập, chưa đồng bộ ở các địa phương; dự án thực hiện trước và sau; những dự án thực hiện kiểm kê bồi thường trước Luật Đất đai 2003 nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết.


- Công tác quản lý hiện trạng, xử lý vi phạm về xây dựng, cơi nới lấn chiếm trái phép về đất đai ở các khu quy hoạch chưa kịp thời nên chưa ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm của người dân.

- Một số trường hợp chưa được bố trí kịp thời nơi ở mới, khu tái định cư cho người dân khi bị thu hồi đất.

Việc bố trí tái định cư mới chỉ quan tâm đến chỗ ở, chưa chú trọng đến việc quy hoạch khu dân cư phải thuận lợi cho nhân dân trong việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới tăng thu nhập, chưa chú trọng đến việc xây dựng các khu dân cư nông thôn, khu dân cư ven đô để phục vụ rộng rãi cho các đối tượng tái định cư.

- Vai trò của UBND các xã, phường, thị trấn đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là hết sức cơ bản. Tuy nhiên hiện nay các địa phương còn lúng túng trong việc xác nhận thời điểm sử dụng đất, nguồn gốc đất cho các đối tượng sử dụng đất hoặc theo dõi quản lý quy hoạch dẫn đến tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án được triển khai chậm hoặc phát sinh các vụ khiếu kiện kéo dài.


III. Một số kiến nghị, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện:
1. Đối với công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.1- Toàn tỉnh còn 06/17 huyện, thị xã, thành phố và 107/233 xã, phường, thị trấn chưa có qui hoạch sử dụng đất. Ước tính nguồn kinh phí để thực hiện qui hoạch sử dụng đất cấp huyện (bình quân 300 triệu đồng/đơn vị huyện) khoảng 1,8 tỷ đồng và cấp xã (bình quân 55 triệu đồng/xã) khoảng 5,85 tỷ đồng, tổng cộng là 7,65 tỷ đồng. UBND tỉnh kính đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương xem xét phân bổ nguồn ngân sách để các địa phương triển khai thực hiện qui hoạch sử dụng đất theo tinh thần Chỉ thị 05/2004/CT-TTg ngày 09/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
1.2- Thời gian qui hoạch sử dụng đất các cấp là 10 năm, kế hoạch sử dụng đất các cấp là 5 năm. Như vậy việc lập quy hoạch sử dụng đất của các cấp vào năm 2007 thì chu kỳ quy hoạch của cấp đó được tính đến năm 2017 … Nội dung này đề nghị Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn cụ thể để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.

1.3- Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý sử dụng đất theo qui hoạch, kế hoạch đã được xét duyệt; phát huy dân chủ của nhân dân nơi qui hoạch để họ tham gia và giám sát.


Trong công tác quy hoạch phải tính đến việc hình thành quỹ đất để bồi thường như: Đất ở tái định cư, đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống nhân dân.
+ Đối với các khu tái định cư quy hoạch tập trung xây dựng theo hướng mô hình làng nghề, vùng nghề bố trí gần với khu quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp, làng nghề để người nông dân có thể tiếp tục với ngành nghề truyền thống.

+ Đối với đất tái định cư riêng lẻ nên bố trí gần các khu công nghiệp, thương mại du lịch, dịch vụ, trường học, vùng ven đô thị....để nhân dân mất đất sản xuất dể tìm kiếm được việc làm, như: tổ chức các hoạt động dịch vụ, nhận hàng gia công tại nhà cho các doanh nghiệp...


2. Đối với các dự án đầu tư
2.1- Tập trung nguồn vốn đầu tư cho những hạng mục công trình trọng điểm, có nhu cầu thiết thực phục vụ cho cộng đồng. Đối với vùng núi, hải đảo hoặc những vùng đặc biệt khó khăn cần phải có những chính sách ưu đãi riêng về đất đai, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho các dự án đầu tư đối với vùng này so với các vùng khác nhằm phân bổ các dự án đầu tư được đồng đều giữa các vùng.
2.2- Việc chọn đối tác ban đầu cần xem xét về năng lực kinh tế và tính pháp lý của dự án, tổ chức đàm phán có cam kết về thời gian triển việc đầu tư và hoàn thành đưa vào sản xuất mới lập thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định.
2.3- Đối với các dự án đã giao đất nhưng chậm triển khai, quản lý sử dụng đất không đúng mục đích phải xử lý cương quyết đúng luật định để tránh sự lãng phí tài nguyên đất đai.
3. Đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
3.1- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân để có sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc giao đất cho nhà nước vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế - xã hội; phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ đảng, cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, tham gia xử lý kịp thời những vướng mắc, kiến nghị, bức xúc của nhân dân trong vùng dự án.
3.2- Trước khi thu hồi đất phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án bố trí tái định cư cụ thể cho người có đất bị thu hồi, đồng thời có biện pháp về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
3.3- Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư được phê duyệt khi có đủ nguồn lực triển khai thực hiện trong thời gian ngắn. Nếu dự án nhỏ thì tập trung giải phóng mặt bằng trong vòng 01 năm, nếu dự án lớn thì chia tiến độ khối lượng để phê duyệt thực hiện trong 01 năm (tránh tình trạng phê duyệt xong lại thay đổi vì giá cả, tình hình khối lượng phát sinh, nguồn lực không đủ để chi trả).
3.4- Nhà nước chỉ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, đối với các dự án mà Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất theo Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ Về thi hành Luật đất đai. Còn lại nhà đầu tư căn cứ vào qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt mà thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất (khoản 6, Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP) để giảm bớt áp lực đối với cơ quan Nhà nước các cấp về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng.
3.5- Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng:

+ Các đối tượng trong độ tuổi lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dưới hình thức đào tạo ở các trường, các trung tâm đào tạo nghề. Việc đào tạo nghề phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng được hỗ trợ theo hình thức thỏa thuận với các nhà đầu tư.

+ Các đối tượng ngoài độ tuổi lao động mà bị thu hồi đất thì được hỗ trợ bằng chính sách bảo hiểm.

+ Lao động bị mất đất sản xuất được ưu tiên xuất khẩu lao động; ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hợp đồng gia công tại nhà cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.


3.6- Đối với những dự án lớn phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư (như Thuỷ điện A Vương, Tam Quang), làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế xã hội, truyền thống văn hoá... thì phải có chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định riêng vượt trội ngoài các quy định hiện hành, để nhanh chóng ổn định tình hình trong đời sống xã hội của các đối tượng bị ảnh hưởng trong vùng dự án.
3.7- Bổ sung chính sách khen thưởng một cách hợp lý cho các địa phương, hộ gia đình, cá nhân làm tốt công tác quản lý hiện trạng và giải phóng mặt bằng theo đúng tiến độ.
UBND tỉnh kính báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Chính phủ và cho ý kiến chỉ đạo./.


Nơi nhận:


- Bộ TN&MT (báo cáo);

- TT HĐND tỉnh, TT UBND tỉnh;

- Sở TN&MT;

- LĐVP (A.Thu);

- Lưu VT, TH, KTN.

()


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Lê Minh Ánh






Каталог: vbpq quangnam.nsf -> 84e48cd07e547fcc47256f9600295f0f
vbpq quangnam.nsf -> TỈnh quảng nam số: 2483/ubnd-ktn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Danh môc vµ gi¸ Gãi thçu thiõt bþ D¹y nghò mua s¾M §îT 2 N¡M 2008 cña tr­êng trung cÊp nghÒ tØnh qu¶ng nam
vbpq quangnam.nsf -> Số: 3571 /QĐ-ubnd
vbpq quangnam.nsf -> U Ỷ ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng nam
vbpq quangnam.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng nam số: 1150 /1998/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
84e48cd07e547fcc47256f9600295f0f -> TỈnh quảng nam

tải về 82.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương