UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH



tải về 3.59 Mb.
trang2/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH



I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH NINH BÌNH


1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Ninh Bình nằm trong Vùng công nghiệp đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1.378,1 km2 và được chia thành 08 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 06 huyện là Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô.

Ranh giới hành chính của tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt), có hệ thống sông ngòi phong phú. Ngoài ra, tỉnh còn nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Do vậy, vị trí địa lý của tỉnh Ninh Bình có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.



1.2. Địa hình

Địa hình Ninh Bình khá đa dạng, thấp dần từ vùng núi đồi phía Tây sang vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi và xuống đồng bằng phì nhiêu, bãi bồi ven biển phía Đông.

Nhìn chung, địa hình của tỉnh được chia thành 03 tiểu vùng cơ bản:

- Vùng đồi núi: Gồm các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, núi đất và đồi đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, trong tiểu vùng có dạng địa hình bình nguyên. Vùng này chủ yếu thuộc huyện Nho Quan, phía Bắc và Đông Bắc huyện Gia Viễn và phần lớn thị xã Tam Điệp với diện tích chiếm gần 30% diện tích của tỉnh.

- Vùng đồng bằng trũng trung tâm: Đặc thù là vùng đất lúa trũng, nhiều hồ, ao xen kẽ núi đá vôi với các hang động đẹp. Vùng bao gồm phần còn lại của huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình và một phần của huyện Yên Mô. Vùng có diện tích xấp xỉ 40% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Vùng đồng bằng và bãi bồi ven biển: Vùng có diện tích chiếm trên 30% diện tích toàn tỉnh, bao gồm: toàn bộ huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh và một phần huyện Yên Mô. Vùng có đất đai phì nhiêu và có bờ biển dài ~18km, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

Tuy nhiên, do địa hình bị sông, núi chia cắt mạnh, vùng núi có độ dốc lớn, đồng bằng nằm ven biển nên hàng năm tỉnh chịu nhiều thiên tai như bão, lụt... gây những trở ngại nhất định cho phát triển kinh tế - xã hội.



1.3. Khí hậu, thời tiết

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô lạnh có gió mùa Đông Bắc; mùa xuân ấm, ẩm có mưa xuân; mùa hạ nóng có mưa rào và gió mùa Đông Nam, thường xuyên có bão (4-5 cơn bão/năm) và mùa thu mát dịu, thời tiết thuận lợi. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC, lượng mưa trung bình từ 1.400-1.900mm.

Khí hậu của tỉnh có 8 tháng nhiệt độ trung bình đạt trên 200C nên khá phù hợp cho phát triển và đa dạng các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, chế độ thủy văn lại đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp: mùa mưa bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn với tổng lượng mưa lớn, gây lụt lội nhiều hơn; mùa khô ngắn hơn với tổng lượng mưa giảm đáng kể nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đời sống dân cư.

Nhìn chung, các đặc điểm về khí hậu, thủy văn của tỉnh khá thuận lợi cho việc phát triển một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, cần có những kế hoạch phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày phù hợp đối với từng mùa và từng vùng trên địa bàn tỉnh để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển.

2. Dân số và lao động

2.1. Hiện trạng dân số và lao động

Dân số của tỉnh năm 2013 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm 2012. Trong đó, dân số thành thị chiếm ~12,4%. Trung bình từ năm 2010, mỗi năm dân số của tỉnh tăng thêm ~7.100 người.

Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km2, thuộc loại thấp so với mật độ trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng là 932 người/km2. Dân cư phân bố khá đều giữa các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình (Tp.Ninh Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km2... thấp nhất là huyện Nho Quan ~331 người/km2).

Bảng 1: Cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế

Đơn vị: 1.000 người


Chỉ tiêu

2005

2010

2011

2012

2013

Tổng số lao động

455,2

514,4

550,9

569,4

587,5

Cơ cấu

100%

100%

100%

100%

100%

- NLTS

69,2%

48,5%

47,7%

47,5%

46,4%

- CN

14,8%

23,2%

20,1%

20,3%

20,7%

- XD

2,9%

8,2%

11,4%

11,4%

11,6%

- TM-DV

13,1%

20,1%

20,8%

20,8%

21,2%

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)

Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vực kinh tế (chiếm 63,4% dân số). Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013. Lao động ngành công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2010. Riêng Lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng 20,7% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh



2.2. Hệ thống đào tạo

Đến nay tỉnh Ninh Bình có 01 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng và 03 trường Trung cấp.



Bảng 2: Số sinh viên, học sinh tốt nghiệp qua các hệ đào tạo

Đơn vị: Người

TT

Hệ đào tạo

2005/2006

2010/2011

2011/2012

2012/2013

1

Đại học

-

155

105

722

2

Cao đẳng

195

775

2.870

2.260

3

Trung cấp chuyên nghiệp

1.569

3.083

8.979

4.020




Tổng

1.764

4.013

11.954

7.002

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)

Tổng số học sinh qua đào tạo các năm gần đây tăng khá nhanh, đặc biệt trong năm học 2011/2012. Trong tổng số học sinh đã qua đào tạo, học sinh được đào tạo trình độ đại học và cao đẳng đang dần được tăng cao. Đây là lực lượng lao động trực tiếp, quan trọng mà các cơ sở sản xuất có nhu cầu rất lớn. Vì vậy, tỉnh cần có chương trình, kế hoạch mở rộng và thu hút học sinh thuộc loại hình đào tạo này. Ngoài ra, cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường, các cơ sở đào tạo để đảm bảo có một đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng một phần cho nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh.

3. Tiềm năng về đất

Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2013, diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 137.758,18 ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất, trên 95.600 ha chiếm 69,4% tổng diện tích. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có 61.307,22 ha chiếm 44,5%; đất lâm nghiệp có rừng có 28.347,49 ha chiếm 20,6%.



Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

137.758,18

100

1

Đất nông nghiệp

95.600,62

69,4




- Đất trồng cây hàng năm

52.926,39

38,4




- Đất trồng cây lâu năm

8.380,83

6,1




- Đất lâm nghiệp có rừng

28.347,49

20,6




- Đất nuôi trồng thủy sản

5.737,33

4,2




- Đất nông nghiệp khác

208,58

0,2

2

Đất phi nông nghiệp

34.323,31

24,9

3

Đất chưa sử dụng

7.834,25

5,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)

Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn khoảng 7.834 ha chiếm 5,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển các ngành kinh tế-xã hội trong tương lai.

4. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thủy sản

Toàn tỉnh có đủ 03 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng). Trong đó, đáng chú ý là Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan) và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng ngập mặt ven biển (huyện Kim Sơn) là 02 khu vực có đặc trưng điển hình về rừng nhiệt đới nguyên sinh và cảnh quan thiên nhiên.

Nguồn lợi thủy sản của tỉnh cũng khá phong phú và đa dạng với ba vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Khả năng khai thác thủy sản trên 50.000 tấn/năm, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá thu, cá mực, cá chép, cá trắm đen, cá quả... Ngoài ra, có thể khai thác tôm, cua, ghẹ và ốc, sò… với sản lượng hàng nghìn tấn.

Hiện tại, tổng diện tích mặt sông, hồ và đầm ven biển có thể phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh có khoảng 10.000 ha với tiềm năng khá lớn.

5. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Ninh Bình nói chung không phong phú và không có nhiều chủng loại. Tuy nhiên, có một số loại khoáng sản có trữ lượng và chất lượng tốt phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất VLXD.



Các khoáng sản chủ yếu gồm:

- Đá vôi: Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ tỉnh Hòa Bình qua huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận biển Đông với chiều dài hơn 40 km. Trữ lượng đá vôi của tỉnh có tới hàng chục tỷ m3 chiếm diện tích trên 1,2 vạn ha, rất thuận lợi để phát triển ngành sản xuất VLXD.

- Đá đôlômit: Có trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn, chất lượng tốt, hàm lượng MgO từ 17%-19% đáp ứng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và làm một số hóa chất khác. Đôlômit trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung ở Phú Long (huyện Nho Quan), Yên Đồng (huyện Yên Mô), Đông Sơn (thị xã Tam Điệp).

- Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và vùng tương đối bằng phẳng thuộc thị xã Tam Điệp, các huyện Nho Quan, Gia Viễn và Yên Mô cùng các bãi bồi ven sông để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất xi măng và ngành đúc.

- Nước khoáng: Có 02 nguồn đáng chú ý ở Kênh Gà (huyện Gia Viễn) và Cúc Phương (huyện Nho Quan) có trữ lượng lớn, hàm lượng MgCO3 và các khoáng chất cao có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

- Than bùn: Có trữ lượng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn được phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (huyện Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.

Ngoài ra, tỉnh nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thủy điện Hòa Bình; Nhiệt điện Phả Lại... thuận lợi cho Ninh Bình đáp ứng các nhu cầu về than, năng lượng điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân cư.

6. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trong tỉnh khá dồi dào gồm nước mặt và nước ngầm trong đó nước mặt là chủ yếu vì có lượng mưa cao, có biển và hệ thống sông ngòi khá dày cùng với nhiều hồ có trữ lượng nước lớn và vùng đất chiêm trũng. Diện tích đất sông ngòi và mặt nước chuyên dùng chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2 cùng lưu lượng dòng chảy tương đối phong phú (~30 lít/s/km2). Các tuyến sông chính như: Sông Đáy, Sông Hoàng Long, Sông Vạc, Kênh Yên Mô, Sông Ân, Sông Bôi, Sông Cà Mau, Sông Chanh, Sông Rịa,...đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy phục vụ đắc lực cho các dự án sản xuất công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong việc vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình tương đối lớn, khai thác tương đối thuận lợi. Chất lượng nước ngầm của tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn nước khoáng gồm: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53–54 độC, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần magiêbicarbonat cao.

7. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch rất đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ninh Bình là một trong số ít địa phương trên cả nước hội tụ nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

- Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư: Đây là quần thể hang động và các di tích lịch sử - văn hóa – tâm linh rất phong phú, độc đáo, với khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, khu cố đô Hoa Lư, khu hang động Tam Cốc - Bích Động, tuyến Linh Cốc - Hải Nham, và Thạch Bích - Thung Nắng. Hiện Tràng An đang được lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên – văn hóa – lịch sử thế giới.

- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Là khu du lịch sinh thái có cảnh quan đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á. Diện tích khu vực khoảng 3.710 ha với nhiều loài sinh vật quý hiếm (547 loài thực vật và 39 loài động vật). Đặc hữu của vùng đất ngập nước, có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu khoa học.

- Vườn Quốc gia Cúc Phương: Khu vực Vườn thuộc tỉnh Ninh Bình có diện tích ~11.000 ha, đây là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực vật). Với việc phát hiện và khai thác nguồn nước khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.

- Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): Từ những năm 60 của thế kỷ trước, nước suối Kênh Gà đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng chữa trị được một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Động Vân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.

- Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: Đặc điểm nổi bật và độc đáo của quần thể được thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự kết hợp giữa kiến trúc Gotic của Châu Âu và kiến trúc đình chùa Á Đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan.

- Làng nghề truyền thống: Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng chục làng nghề truyền thống như: làng nghề chạm khắc đá, làng nghề thêu ren, làng nghề mây tre đan, làng nghề cói… góp phần phát triển kinh tế-xã hội và thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua bán.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương