UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ, GIẤY



tải về 3.59 Mb.
trang19/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   37

III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ, GIẤY


1. Phương hướng phát triển

Đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu tập trung với các loại cây có ưu thế (keo lai, luồng…), tạo các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, khai thác rừng hàng năm đạt ~ 200-250 ha/năm; sản lượng lâm sản khai thác đạt 15.000 m3 gỗ các loại, 100.000 ster củi, 2 triệu cây tre, nứa, luồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và khai thác 18.000 m3 gỗ các loại, 120.000 ster củi, 5 triệu cây tre nứa, luồng trong giai đoạn đến năm 2020.

Trong tình hình nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ các quy định quốc tế và giá cũng tăng cao, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản tham gia trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương.



2. Mục tiêu và Quy hoạch phát triển

Ổn định sản xuất các nhà máy chế biến gỗ, lâm sản hiện có trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã các sản phẩm như bàn ghế các loại, giường tủ... phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Đến năm 2015, đạt giá trị sản xuất công nghiệp ~780 tỷ đồng (giá so sánh 1994) với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 12,0%/năm.

Đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 1.200 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 9,0%/năm.



Bảng 47: Mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến gỗ, giấy

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

443,1

780

1.201

Tỷ trọng trên toàn ngành công nghiệp

5,12%

4,0%

3,43%

Quy hoạch phát triển:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo một phần nguyên liệu và ổn định sản xuất cho các cơ sở chế biến gỗ, giấy trên địa bàn tỉnh.

Ổn định sản xuất, phát triển sản xuất nhà máy chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu Tài Anh tại KCN Gián Khẩu với công suất 30.000 SP/năm và 7.780 m2/năm.

Hoàn thành và đưa vào sản xuất Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ tại KCN Tam Điệp (Cty TNHH Thành Đạt), vốn đầu tư 90 tỷ đồng; Dự án Nhà máy chế biến gỗ cao cấp tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan (Công ty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long) vốn đầu tư 71,38 tỷ đồng

Khuyến khích đầu tư phát triển một số cơ sở sản xuất ván băm, ván sợi ép, ván ép bương tre… với công suất ban đầu khoảng 5.000-8.000 SP/năm.

Khuyến khích đầu tư sản xuất 01 cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hàng mộc gia dụng cao cấp tại CCN. Công suất 5.000 đồ gỗ mỹ nghệ. Vốn đầu tư 35 tỷ đồng.

Tiếp tục duy trì đẩy mạnh phát triển sản xuất gỗ mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển sản xuất các sản phẩm có nhiều ưu thế trong phục vụ du lịch.

- Giai đoạn sau năm 2020

Phát huy hết công suất Nhà máy chế biến gỗ cao cấp của Công ty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, công suất: dăm gỗ 150.000 tấn/năm, gỗ ván thanh 90.000 m3/năm, sản xuất đồ gỗ là 20.000 sản phẩm/năm. Tổng vốn đầu tư 71,38 tỷ đồng.

Tùy theo điều kiện của thị trường, nâng công suất cơ sở sản xuất ván băm, ván sợi ép, ván ép bương tre… lên 8.000-10.000 SP/năm.



IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG


1. Dự báo thị trường tiêu thụ

- Nhu cầu vật liệu xây dựng cả nước: Theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, và Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng VN giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng cả nước như sau:

Bảng 48: Nhu cầu VLXD cả nước đến năm 2020

Chủng loại

Đơn vị

2015

2020

Xi măng

Triệu tấn

75-76

93-95

Gạch ốp lát

Triệu m2

302

414

Sứ vệ sinh

Triệu SP

13

21

Kính xây dựng

Triệu m2

135

200,4

Vật liệu xây

- VL xây không nung

Tỷ viên

32

6,4-8

42

12,6-16,8

Vật liệu lợp

Triệu m2

171

224

Đá xây dựng

Triệu m3

148

204

Cát xây dựng

Triệu m3

136

190

(Nguồn: QH tổng thể VLXD VN đến 2020 và QH phát triển CN Xi măng VN đến năm 2030)

Thay thế dần gạch đất sét nung bằng gạch không nung xi măng với tỷ lệ 25% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.



- Mục tiêu ngành sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình:

Căn cứ theo Quyết định số 631/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt Quy hoạch Phát triển VLXD tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, mục tiêu phát triển một số sản phẩm ngành VLXD của tỉnh như sau:



Bảng 49: Mục tiêu sản phẩm chủ yếu ngành VLXD của tỉnh đến năm 2020.

Chủng loại

Đơn vị

2015

2020

Xi măng (năng lực SX)

Triệu tấn

11,86

13,06

Vật liệu xây

- Gạch xây

- VL xây không nung

Tr.v QTC

873

655

218

1.091

655

436

Bê tông đúc sẵn+thương phẩm

1.000 m3

130

130

Vôi công nghiệp

1.000 tấn

208

208

Kính xây dựng

Tr.m2

4,0

4,0

Vật liệu lợp

Tr.m2

3,5

4,5

(Nguồn: QH phát triển VLXD tỉnh Ninh Bình đến 2020, định hướng đến 2030)

2. Phương hướng phát triển

Phát triển ngành sản xuất VLXD trên cơ sở tài nguyên sẵn có tại địa phương, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Phát triển đa dạng các chủng loại VLXD, đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý. Tranh thủ các cơ hội để đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh.

Tập trung phát triển sản phẩm xi măng, vật liệu xây không nung, vật liệu trang trí… xem đây là hướng đầu tư chính của ngành sản xuất VLXD của tỉnh trong giai đoạn tới. Khuyến khích phát triển một số chủng loại VLXD mới, công nghệ cao phục vụ cho xây dựng đô thị, khu, cụm công nghiệp như bê tông siêu nhẹ, bê tông khí trưng áp, vữa khô trộn sẵn... Quan tâm phát triển một số sản phẩm VLXD giá thành thấp phục vụ phát triển nông thôn như vật liệu xây, lợp nhà, vật liệu xây dựng đường xá, kênh mương, thủy lợi…



3. Mục tiêu và Quy hoạch phát triển

Phấn đấu đến năm 2015, năng lực sản xuất xi măng của tỉnh đạt 11,86 triệu tấn và đến năm 2020, tăng thêm 1,2 triệu tấn và đưa năng lực xi măng toàn tỉnh đạt mức ~13,06 triệu tấn.

Phấn đấu đến năm 2015 thay thế 25% gạch không nung và trong giai đoạn đến năm 2020 thay thế 40% gạch không nung.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011-2015: 16,4%/năm và giai đoạn 2016-2020: 10,5%/năm. Cụ thể:



Bảng 50: Chỉ tiêu chính phát triển ngành sản xuất VLXD đến 2020

Chỉ tiêu

2010

2015

2020

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

4.486

9.583

15.789

Tỷ trọng trên toàn ngành công nghiệp

51,8%

49,1%

45,7%

* Quy hoạch phát triển ngành

3.1. Sản xuất xi măng

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Ổn định sản xuất và phát huy 100% công suất thiết kế các nhà máy xi măng hiện có đưa năng lực sản xuất xi măng của tỉnh đạt 11,86 triệu tấn.

Hoàn thành đầu tư và ổn định sản xuất (giai đoạn I) công suất 1,8 triệu tấn/năm của nhà máy Xi Măng Hệ Dưỡng (huyện Hoa Lư). Từng bước đầu tư phát triển (giai đoạn II) nâng công suất của nhà máy lên 3,6 triệu tấn/năm.

Đầu tư phát triển và hoàn thành Dự án nhà máy xi măng Phú Sơn, công suất 1,2 triệu tấn/năm tại huyện Nho Quan. Vốn đầu tư 2.180 tỷ đồng.



- Giai đoạn sau năm 2020:

Ổn định các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh, duy trì sản lượng ổn định các nhà máy đang hoạt động.

Hoàn thành đầu tư và phát triển sản xuất Nhà máy xi măng Phú Sơn (huyện Nho Quan) công suất 1,2 triệu tấn/năm. Đưa năng lực sản xuất xi măng toàn tỉnh đạt 13,06 triệu tấn/năm.

3.2. Vật liệu xây

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Không bổ sung và phát triển thêm các dự án đầu tư sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn.

Duy trì hoạt động ổn định và nâng cao chất lượng các dây chuyền gạch tuynel toàn tỉnh với tổng công suất khoảng 655triệu viên QTC/năm đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh và các địa phương xung quanh.

Thu hút đầu tư, phát triển các dây chuyền sản xuất gạch không nung gần các cơ sở khai thác đá với công suất thấp nhất khoảng 1-2 triệu viên gạch Block/năm. Phấn đấu đạt sản lượng 108 triệu viên QTC/năm vào năm 2015.

Khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất gạch không nung tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, với công suất 100 triệu viên/năm. Vốn đầu tư ~5 triệu USD.

Đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu không nung tại các huyện Yên Mô, Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Nho Quan và Tam Điệp với công suất ~3 triệu viên QTC/cơ sở/năm. Tổng sản lượng đạt ~84 triệu viên QTC/năm.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở đang sản xuất gạch block bê tông bọt tại huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp để nâng công suất gạch block nhẹ lên 24.000 m3/năm (tương đường 26 triệu viên QTC/năm).

- Giai đoạn sau năm 2020

Trong giai đoạn đến năm 2030, hầu hết các dự án sản xuất sản phẩm từ đất sét nung không còn nguyên liệu. Các sản phẩm gạch nung sẽ chuyển đồi dần sang các loại vật liệu không nung. Dự báo các sản phẩm chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu, gạch từ bê tông bọt, bê tông khí chưng áp AAC...

Ổn định sản lượng các dây chuyền gạch tuynel toàn tỉnh với tổng công suất 655 triệu viên QTC/năm trong giai đoạn đến năm 2020.

Thu hút đầu tư, phấn đấu nâng công suất các dự án gạch không nung trên địa bàn tỉnh đạt ~436 triệu viên QTC trong giai đoạn đến năm 2020.

Đầu tư mới 02 cơ sở sản xuất gạch từ bê tông khí chưng áp (ACC) tại huyện Yên Mô và huyện Nho Quan, công suất 100.000 m3/năm/cơ sở (tương đương 218 triệu viên QTC/năm).

3.3. Đá xây dựng

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Ổn định các mỏ đá đã được cấp phép khai thác làm VLXD thông thường hiện có.

Quy hoạch khai thác 47 mỏ vào sản xuất và chế biến với tổng công suất khoảng 3,251 triệu m3/năm (trong đó ~20% là đá mạt từ 0-5mm).

Quy hoạch khai thác 49 mỏ vào sản xuất với tổng công suất ~3,96 triệu m3/năm (trong đó 20% là đá mạt).



- Giai đoạn sau năm 2020:

Dự kiến đến năm 2030 có 13 mỏ hết trữ lượng, còn lại 40 mỏ, trong đó có nhiều mỏ trữ lượng lớn tiếp tục được nâng công suất (thay thế sản lượng 13 mỏ hết trữ lượng) để đảm bảo duy trì sản lượng như năm 2020, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm 14 mỏ mới (trong quy hoạch) nhằm phục vụ nhu cầu VLXD của tỉnh.



3.4. Gạch, đá ốp lát

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Thu hút đầu tư 02 cơ sở sản xuất gạch ốp lát với tổng công suất 200.000m2/năm tại KCN Tam Điệp.

Phát triển 01 cơ sở đá ốp lát ngoài trời chất lượng cao, công suất 150.000m2/năm.

Đầu tư 01 dây chuyền sản xuất gạch lát bê tông màu (gạch lát vỉa hè) chất lượng cao, công suất 50.000 m2/năm.

Phát triển 02 cơ sở đá ốp lát tại khu vực làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (huyện Hoa Lư) và khu vực thị xã Tam Điệp với tổng công suất 100.000m2/năm.

Thu hút đầu tư thêm 02 cơ sở sản xuất gạch lát bê tông màu (gạch lát vỉa hè) chất lượng cao tại huyện Nho Quan và Kim Sơn. Công suất 50.000m2/năm/cơ sở.

Phát triển thêm 01 dây chuyền đá xẻ ốp lát tại khu vực Gia Tường (huyện Nho Quan), công suất 50.000m2/năm

3.5. Một số sản phẩm khác

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Đầu tư xây dựng 01 cơ sở sản xuất tấm lợp cao cấp, công suất 1,5 triệu m2/năm tại thị xã Tam Điệp và 04 cơ sở tấm lợp kim loại tại Tp. Ninh Bình, Tx. Tam Điệp, huyện Nho Quan và Yên Mô. Công suất 0,5 triệu m2/năm/cơ sở.

Phát huy công suất Nhà máy kính nổi Tràng An tại khu công nghiệp Khánh Phú (huyện Yên Khánh) công suất 300 tấn/ngày, vốn đầu tư 295 tỷ đồng. Nhu cầu lao động 300 người.

Phát triển nhà máy kính nổi CFG tại KCN Khánh Cư (huyện Yên Khánh), công suất 2x600 tấn/ngày. Vốn đăng ký đầu tư 2.987,8 tỷ đồng.

Ổn định và phát huy hết công suất sản phẩm ống cống (6.000 SP/năm); cột điện (15.000 cột/năm) và trạm trộn bê tông (6.000m3/năm) của Công ty CP bê tông-thép Ninh Bình.

Phát triển sản xuất, phấn đấu đạt 60-70% công suất xí nghiệp sản xuất sản phẩm cột điện ly tâm và chữ H (Cty TNHH 1 thành viên điện lực Ninh Bình) tại KCN Gián Khẩu.

Thu hút đầu tư phát triển Nhà máy sản xuất vữa khô trộn sẵn tại khu công nghiệp, công suất ban đầu 200.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 230 tỷ đồng.

Đầu tư thêm 02 cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại 3 lớp, công suất 0,5 triệu m2/năm/cơ sở tại huyện Kim Sơn và Gia Viễn.

Phấn đấu đạt 100% công suất Xí nghiệp sản xuất sản phẩm cột điện ly tâm và chữ H (Cty TNHH 1 thành viên điện lực Ninh Bình) tại KCN Gián Khẩu. Công suất 45.000 cột điện các loại/năm.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy sản xuất và ứng dụng nhũ tương nhựa đường công suất 13.500 tấn/năm tại Khu công nghiệp Gián khẩu

Thu hút đầu tư 02 cơ sở sản xuất tấm nhựa ốp trần và tường tại Tx. Tam Điệp và huyện Nho Quan với công suất 360.000m2/năm/cơ sở.

- Giai đoạn sau năm 2020:

Duy trì và phát triển như năm 2020, căn cứ định hướng phát triển KT-XH của tỉnh nghiên cứu đầu tư, mở rộng sản xuất phù hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.



Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương