UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH



tải về 3.59 Mb.
trang14/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   37

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH


Bước vào giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo, kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình nói chung và ngành công nghiệp nói riêng ngoài những yếu tố thuận lợi và những thách thức thì việc phát triển công nghiệp của tỉnh còn chịu tác động của một số yếu tố cụ thể sau:

1. Định hướng phát triển KT-XH và công nghiệp cả nước giai đoạn 2011-2020

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm. GDP cả nước năm 2020, bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp.

Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, công nghiệp quốc phòng. Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược... Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ để bảo đảm phát triển cân đối, hiệu quả giữa các vùng.

Phương hướng, mục tiêu phát triển khu công nghiệp cả nước giai đoạn đến năm 2020:

Điều chỉnh phân bố khu công nghiệp trên các vùng theo hướng tăng đáng kể tỷ trọng diện tích tại các vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và giảm dần tỷ trọng diện tích khu công nghiệp tại vùng Đông Nam Bộ.

Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản lấp đầy diện tích các khu công nghiệp đã được thành lập, đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp, khu chế xuất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu lên khoảng 50% vào năm 2015.

Trong giai đoạn 2011-2020 phấn đấu hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 60.000-80.000 ha. Thu hút thêm khoảng 6.500-6.800 dự án với tổng lượng vốn đầu tư khoảng 36-39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện từ 50-60%.

2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020”, các mục tiêu đó như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt mức 14-14,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt 11,5%/năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp+xây dựng dẫn đầu và đạt tỷ trọng khoảng 48%, ngành thương mại-dịch vụ đạt ~42% trong cơ cấu kinh tế giai đoạn từ nay đến năm 2015 và đến năm 2020, ngành công nghiệp+xây dựng giảm xuống còn ~45% và ngành thương mai-dịch vụ đạt ~48% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Phấn đấu VA (GDP) bình quân đầu người toàn tỉnh sớm vượt mức trung bình của cả nước và Vùng đồng bằng sông Hồng, tạo thế và thuận lợi phát triển trong tương lai.

3. Tác động của Vùng kinh tế

Ninh Bình là một tỉnh nằm trong Vùng đồng bằng sông Hồng, sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng cần gắn liền với phát triển chung của Vùng, đóng góp và tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn Vùng.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2020, mục tiêu phát triển chung là xây dựng Vùng thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối, tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, đóng vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31/3/2014 của Bộ Công Thương về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đó là dịch chuyển theo hướng thân thiện với môi trường, công nghiệp sạch, công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ và thiết bị hiện đại, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao, mang tính khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất công nghiệp toàn cầu. Chuyên ngành điện tử, cơ khí chế tạo, cơ điện tử là các ngành công nghiệp chủ lực, chi phối, có tính chủ động cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp trong nước và tham gia xuất khẩu.

Với các tác động qua lại, trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cũng đã và đang trở thành một tác nhân phát triển của Vùng, với hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận tiện, sẽ tạo cho tỉnh có mối quan hệ kinh tế và thương mại gắn bó mật thiết hơn với các địa phương trong vùng kinh tế.

4. Hành lang kinh tế trong Vùng đồng bằng sông Hồng

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn đến năm 2020, việc xây dựng và phát triển các tuyến hành lang kinh tế trong vùng có ý nghĩa quan trọng, các hành lang kinh tế này ngoài việc gắn các khu đô thị trên địa bàn vùng mà còn gắn các khu công nghiệp của các địa phương với nhau, tạo thành các hành lang kinh tế tổng hợp, đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế của toàn vùng. Một số hành lang kinh tế đã và sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ngành công nghiệp của tỉnh nói riêng có:



- Tuyến hành lang kinh tế ven biển Móng Cái (Quảng Ninh)-Hải Phòng-Kim Sơn (Ninh Bình):

Đây là tuyến hành lang kinh tế quan trọng, không chỉ có ý nghĩa quốc tế mà còn có ý nghĩa kinh tế lớn đối với việc phát triển chung của Vùng đồng bằng sông Hồng gắn với Chiến lược phát triển biển Việt Nam đến năm 2020. Tuyến hành lanh kinh tế này được hình thành trên cơ sở mở mới tuyến giao thông dọc ven biển nối tiếp từ Nga Sơn (Thanh Hóa) qua địa phận huyện Kim Sơn (Ninh Bình) kết nối vào Thịnh Long sang Quất Lâm (Nam Định) sang Thái Bình (tại Cống Lâu) rồi qua Hải Phòng (tại Tiên Lãng). Toàn bộ tuyến hành lang này dài khoảng 200 km. Ngoài thành phố Hải Phòng, trên tuyến sẽ xuất hiện nhiều đô thị loại vừa, trong đó có Kim Sơn (Ninh Bình) và gắn với chúng là các khu, cụm công nghiệp cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp, các cụm công nghiệp cảng, khu kinh tế, các khu nuôi trồng thủy hải sản…



- Hành lang kinh tế Hà Nội-Ninh Bình (theo tuyến Quốc lộ 1A):

Tuyến Quốc lộ 1A nối thủ đô Hà Nội với thành phố Ninh Bình và đi tiếp vào khu iV (cũ), trong thời gian tới, sẽ hoàn thành việc cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng và trở thành một tuyến hành lang kinh tế quan trọng với độ dài ~80 km có chức năng kết nối các khu công nghiệp tạo tiền đề phát triển tiểu Vùng nam đồng bằng sông Hồng, cũng như gắn với các công trình sản xuất xi măng lớn của tỉnh (tại Hoa Lư, Gia Viễn, tam Điệp) cũng như hệ thống công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trên tuyến hành lang.

Khi hoàn thành tuyến đường sẽ thu hút nhiều hàng hóa và là một trục kinh tế lớn của các địa phương trong tuyến cũng như của cả tiểu vùng kinh tế và góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh ninh Bình phát triển.

Trong tương lai, khi Tam giác tăng trưởng phía Bắc mở rộng tới Khu kinh tế tổng hợp Nghi Sơn (hà Nội-Hạ Long-Nghi Sơn) thì tuyến hành lang kinh tế Hà Nội-Ninh Bình càng có vị trí quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nói chung và tiểu Vùng Nam đồng bằng sông Hồng nói riêng.

5. Nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp chế biến

5.1. Cây công nghiệp hàng năm

Năm 2013, diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm toàn tỉnh có trên 9.309 ha. Trong đó, chủ yếu là diện tích trồng đậu tương với 3.178 ha chiếm 34%. Đậu tương chủ yếu được trồng nhiều ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô với 95,3% diện tích trồng đậu tương cả tỉnh. Sản lượng đậu tương năm 2013 đạt 4.373 tấn. Diện tích trồng lạc có 4.948 ha chiếm 53% diện tích cây công nghiệp hàng năm và được trồng nhiều ở huyện Nho Quan, Yên Khánh, Tam Điệp và Yên Mô với 93,6% diện tích. Ngoài ra, còn một số diện tích cây công nghiệp khác, nhưng có diện tích không lớn như: diện tích trồng mía 1.000 ha (chiếm 10,7%); cói (64 ha); vừng (79 ha)...

Định hướng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cây đậu tương sẽ ổn định diện tích ~10.000 ha, sản lượng đậu tương dự kiến đạt 16.000 tấn vào năm 2015 và đạt 18.000 tấn vào năm 2020. Nhằm đảm bảo một phần cho nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển nghề chế biến cói truyền thống trên địa bàn huyện Kim Sơn, Yên Khánh và Yên Mô, dự kiến diện tích cói toàn tỉnh sẽ ổn định ở mức 400 ha cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 và phân bố toàn bộ diện tích tại huyện Kim Sơn. Sản lượng phấn đấu đạt 3.200 tấn vào năm 2015 và 3.280 tấn vào năm 2020.

5.2. Diện tích trồng cây ăn quả

Diện tích trồng cây ăn quả của tỉnh năm 2013 có gần 5.543 ha, trong đó diện tích lớn nhất là ở thị xã Tam Điệp với 3.013 ha, chiếm 54,4% diện tích trồng cây ăn quả cả tỉnh. Các loại cây ăn quả hiện được trồng trên địa bàn tỉnh là cây dứa (2.183 ha); cây chuối (1.098 ha); Nhãn (574 ha); Na (645 ha)…

Diện tích trồng dứa của tỉnh được trồng chủ yếu ở thị xã Tam Điệp với diện tích 1.727 ha (chiếm 79,1% diện tích trồng dứa toàn tỉnh). Năm 2013, sản lượng dứa toàn tỉnh đạt gần 48.931 tấn. Diện tích trồng chuối được phân bố ở tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Năm 2013, sản lượng chuối toàn tỉnh đạt 18.104 tấn.

Dự kiến quy hoạch diện tích cây ăn quả các loại của tỉnh đến năm 2015 và năm 2020 đạt ổn định ở mức 7.000 ha. Cụ thể: vùng sản xuất dứa sẽ tập trung 3.000 ha ở thị xã Tam Điệp và huyện Nho Quan để phục vụ nhu cầu chế biến của Cty thực phẩm XK Đồng Giao. Cây chuối sẽ phát triển đến 1.200 ha và tập trung ở thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô và Nho Quan. Tổng sản lượng cây ăn quả phấn đấu đạt 80.500 tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 đạt 90.000 tấn (trong đó sản lượng dứa chiếm ~57% tổng sản lượng cây ăn quả).


5.3. Nguyên liệu từ chăn nuôi

Chăn nuôi của tỉnh chủ yếu tại các hộ cá thể, gia đình. Số lượng gia súc, gia cầm được phân bố đều ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Sản lượng thịt lợn và gia cầm hơi xuất chuồng năm 2013 đạt gần 45.474 tấn tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi chiếm chủ yếu (chiếm 93,7%) và có nhiều ở các huyện Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn.

Trong thời gian tới, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh sẽ chuyển dần sang chăn nuôi gia trại, trang trại công nghiệp và bán công nghiệp nhằm tăng nhanh sản lượng thịt hơi toàn tỉnh.

Dự kiến đến năm 2015, tổng sản lượng thịt hơi đạt gần 71.180 tấn tăng 34,2 % so với năm 2010; năm 2020, sản lượng thịt hơi phấn đấu đạt 90.886 tấn, trong đó sản lượng thịt lợn chiếm ~83%, thịt trâu, bò chiếm 4,7%, gia cầm chiếm 11,3% và thịt dê chiếm ~1%).



5.4. Nguyên liệu gỗ và lâm sản

Năm 2011 toàn tỉnh có trên 26.965 diện tích đất lâm nghiệp có rừng, tuy nhiên phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng (chiếm 91,6% diện tích đất lâm nghiệp có rừng). Đất rừng sản xuất của tỉnh hiện có 2.366 ha. Năm 2013, sản lượng khai thác gỗ tròn của tỉnh đạt 10.902 m3, 59.979 tấn củi, 1475 nghìn cây tre, nứa, luồng...

Định hướng trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu tập trung với các loại cây có ưu thế như keo lai, luồng, tre giống mới và cây bản địa. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiến hành trồng mới khoảng 2.800 ha rừng sản xuất (trồng mới 800 ha và trồng sau khai thác 2.000 ha). Trong kỳ quy hoạch khai thác khoảng 200-250ha/năm với sản lượng khai thác đạt ~15.000m3 gỗ các loại vào năm 2015 và đạt 18.000 m3 vào năm 2020.

5.5. Nguyên liệu thủy sản

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản các loại năm 2013 toàn tỉnh đạt 10.279 ha. Diện tích nước mặn, lợ để nuôi cá, tôm và các loại thủy sản khác là 2.758 ha, chiếm 26,8%; diện tích nước ngọt để nuôi cá, tôm và các loại thủy sản khác là 7521 ha trong đó diện tích nuôi cá nước ngọt chiếm 99,5%). Sản phẩm cá thịt các loại chủ yếu được nuôi trồng và khai thác chủ yếu ở 05 huyện Nho Quan, Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh và Gia Viễn.

Phấn đấu sản lượng thủy sản các loại 70.340 tấn vào năm 2015 và đạt trên 88.800 tấn vào năm 2020.

6. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật

Việc hoàn thành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng về giao thông, thủy lợi, cầu cảng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu, cụm công nghiệp... là một trong những giải pháp chủ yếu, đồng thời cũng là những nhân tố hỗ trợ tạo bước cơ sở trong việc phát triển công nghiệp tỉnh trong thời gian tới.

Ninh Bình với vị trí là cửa ngõ của miền Bắc, nằm trên hệ thống giao thông xuyên Việt với nhiều dự án cao tốc đã và đang được triển khai là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của tỉnh.



Đường cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình: Là tuyến cao tốc nối hai đầu mối giao thông thủ đô Hà Nội và thành phố Ninh Bình thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Tuyến đường có điểm đầu nối với đường cao tốc Pháp Vân-cầu Giẽ (tại Phú Xuyên) và điểm cuối gần thành phố Ninh Bình đã đi vào khai thác, nơi khởi đầu của đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa.

Đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa: Dài 121km với quy mô 6 làn xe, bắt đầu từ Km 260 (điểm cuối của đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình) đến điểm cuối là Km 380+705 (nút giao với đường Nghi Sơn-Bãi Chành thuộc dự án đường HCM). Trên tuyến dự kiến xây dựng 9 nút giao liên thông, các nút được bố trí tại các vị trí giao cắt giữa đường cao tốc với các đường quốc lộ, trục chính đô thị, đường trục chính vào các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Đầu tư xây dựng cầu đường sắt Non Nước, cầu vượt đường sắt Ninh Phong. Tham gia tích cực thực hiện dự án quy hoạch và xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Xây dựng ga Ninh Bình trở thành một trong những ga trung chuyển hàng hóa lớn của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng và khu vực miền Bắc.

Đầu tư nạo vét, chỉnh trị cửa Đáy, đảm bảo phục vụ cho tàu 3.000 tấn và các tuyến sông. Đầu tư mở rộng và xây dựng mới hệ thống cảng và kho bãi trong đó có tính đến các loại hàng hóa đặc thù là xi măng, đá xây dựng, than, phân bón. Đầu tư phát triển cảng Ninh Phúc lên 3 triệu tấn/năm, cảng khô iCD, các cảng Gián Khẩu, Nho Quan, Kim Đài... và một số cảng nhỏ khác nhằm phát huy lợi thế của tỉnh để phát triển công nông nghiệp và dịch vụ. Gắn liền với mở mang, nâng cấp hệ thống các công trình dịch vụ, trước hết là nhà ga, kho bãi (Logistic)... Phát huy hiệu quả sử dụng công trình Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền tại cửa Đáy (huyện Kim Sơn).

Phát triển hệ thống lưới điện 500kV và 220kV theo Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (Tổng sơ đồ VII). Xây dựng hệ thống lưới điện và các trạm biến áp đảm bảo cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2012 lắp mới máy T2-450MVA trạm 500 kV Nho Quan trở thành trạm (2x450) MVA; xây dựng mới các trạm 220/110kV Tam Điệp công suất (1x250) MVA; trạm Nho Quan công suất 125MVA; Nhánh rẽ ĐZ Ninh Bình-Ba Chè vào trạm 220kV Tam điệp mạch kép AC330/5km; mạch 2 đường dây 220kV từ trạm 220kV Ninh Bình đi trạm 220kV Nam Định 31,5km/2xACSR300. Cải tạo các đường dây 273 trạm 500kV Nho Quan đi 272 trạm 220kV Ninh Bình; di chuyển 4,5km đường dây 220kV tiết diện 2xACSR300 từ vị trí cũ 220kV Ninh Bình đến vị trí mới đồng bộ với di chuyển trạm 220kV Ninh Bình...

Từng bước nâng cấp, cải tạo các nhà máy nước hiện có, mở rộng mạng đường ống cấp nước nhằm khai thác có hiệu quả công suất của các nhà máy.

Đối với các đô thị và các khu công nghiệp tập trung phải đảm bảo cấp nước sạch thường xuyên và giải quyết nước thải, tránh ô nhiễm môi trường. Tiếp tục thực hiện các dự án cấp nước cho những đô thị chưa có nhà máy nước, các đô thị mới thành lập, khu dân cư, khu công nghiệp.

Như vậy, với mạng lưới các cơ sở hạ tầng được cải tạo, đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới, sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp của Ninh Bình từ nay đến năm 2020.

7. Xu thế hội nhập

Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của các quốc gia. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế, 130 tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ năm 1995, APEC năm 1998 và năm 2006 Việt Nam gia nhập chính thức WTO đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam tham gia vào thị trường kinh tế thế giới.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mỗi khi có sự biến động và ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, của việc hội nhập kinh tế của một nền kinh tế lớn hay khu vực trên thế giới tất yếu ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung cũng như tỉnh Ninh Bình nói riêng.

Một mặt, trong quá trình hội nhập, các nước trong khu vực cũng cần phải hợp tác với Việt Nam để khai thác các tiềm năng có thể bổ sung cho nền kinh tế của chính họ. Riêng với tỉnh Ninh Bình và không gian lãnh thổ xung quanh là một vùng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển.

Xu thế chuyển dịch công nghệ và các nguồn vốn đầu tư đang diễn ra trên thế giới sẽ giúp các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia đi sau như Việt Nam có điều kiện tiếp cận và phát huy có hiệu quả nếu như biết nắm bắt những cơ hội này. Đó là các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển (ODA), vốn đầu tư gián tiếp (FII) thông qua hệ thống ngân hàng, trái phiếu, thị trường chứng khoán, vốn kiều hối… Ngoài ra, hiện đang có xu thế chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào Việt Nam thay vì chọn các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan... nhằm để phân tán rủi ro.

Theo điều tra của JETRO, các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đánh giá, ngoài những lợi thế chính về chi phí sản xuất thấp và ổn định xã hội, Việt Nam “đang được xem là vùng đệm nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc quá mức đối với Trung Quốc và đồng thời cân bằng những rủi ro trên toàn khu vực”.

Trong thời gian tới, với việc chuẩn bị hình thành và phát triển nhiều khu, cụm công nghiệp, tỉnh Ninh Bình đã và sẽ trở thành một tác nhân phát triển trong Vùng đồng bằng sông Hồng có hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt khá thuận tiện, sẽ tạo cho tỉnh có nhiều cơ hội trong việc thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ nước ngoài để phát triển.



PHẦN THỨ TƯ

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH

Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương