UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020



tải về 3.59 Mb.
trang6/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)

Sản phẩm khai thác chủ yếu của ngành trong giai đoạn qua là các khoáng sản phục vụ cho ngành sản xuất VLXD như: đá vôi xi măng, đá sét xi măng, sét gạch ngói, đá ong, đất đá san lấp... phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

2. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

Ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp tỉnh Ninh Bình. Số cơ sở sản xuất trên địa bàn năm 2011 có 6.595 cơ sở sản xuất với gần 12.300 lao động, chiếm 10,9% lao động toàn ngành công nghiệp. Trong số các cơ sở sản xuất có 28 công ty, doanh nghiệp với gần 2.620 lao động, chiếm 21,3% lao động của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt 526 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 0,4% trong giai đoạn 2011-2013 (giai đoạn 2006-2010 đạt 15,0%/năm).

Giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, từ 8,3% năm 2005 giảm còn 5,9% năm 2010 và đến năm 2013 còn 3,3%..



Bảng 24: Giá trị sản xuất ngành CB nông sản, thực phẩm và đồ uống

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 1994)

Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng trưởng (%/n)

01-05

06-10

11-13

GOCN ngành

253

509


516

25,7

15,0

0,4

GOCN toàn ngành CN

3.045

8.658

15.398

26,8

23,2

21,2

Tỷ trọng (%)

8,3%

5,9%

3,3%










(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)

2.1. Ngành chế biến thủy sản

Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng nhất định để phát triển ngành chế biến thủy hải sản với tiềm năng nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nuôi lồng bè) và đánh bắt tương đối lớn. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2010 đạt 24.820 tấn tăng bình quân 12,1% trong giai đoạn 2006-2010. Trong đó, sản lượng nuôi trồng năm 2010 đạt 36.948 tấn gấp ~2,3 lần so với năm 2005.

Hiện nay sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 36.688 tấn tăng 14,0% so với năm 2011 và tăng 1,5 lần so với năm 2010.

Tuy nhiên, thực tế ngành chế biến thủy hải sản của tỉnh chưa thực sự phát triển, toàn tỉnh hiện có khoảng 20 cơ sở chế biến và được phân bố rải rác, không tập trung. Các cơ sở chủ yếu kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản chỉ là một trong những lĩnh vực kinh doanh. Cơ sở đáng ý trên địa bàn tỉnh có: Xí nghiệp chế biến hải sản Kim Hải (huyện Kim Sơn)…



2.2. Sản xuất đồ uống

Hiện trên địa bàn tỉnh có 01 nhà máy sản xuất bia chai công suất 10 triệu lít bia/năm của Công ty CP Bia Ninh Bình. Sản lượng bia của nhà máy năm 2013 đạt gần 1,5 triệu lít bia đạt 15% công suất.



- Sản phẩm rượu

Trên địa tỉnh, hiện có một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất rượu tại Lai Thành, huyện Kim Sơn với khoảng 966 hộ sản xuất. Tổng sản lượng rượu của các hộ sản xuất hiện đạt khoảng 3,87 triệu lít/năm.

Sản phẩm rượu Lai Thành-Kim Sơn đã và đang được các cấp chính quyền và doanh nghiệp xúc tiến đầu tư và xây dựng trở thành một nhãn hiệu tập thể. Dựa trên quy trình chưng cất rượu truyền thống, Công ty TNHH Tân Quỳnh Ngọc (nay là Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Kim Thành) đã đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín với công suất 1.000 lít/ngày. Sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ trên thị trường với thương hiệu “Rượu Tràng An” và một số doanh nghiệp sản xuất rượu thủ công như: DNTN Phú Quý, Công ty TNHH Nga Hải,...

- Nước giải khát

Công ty cổ phần nước khoáng Cúc Phương (huyện Nho Quan) đi vào sản xuất từ năm 1996 trên dây chuyền công nghệ của Italia với công suất 10 triệu lít/năm. Năm 2010, công ty đạt sản lượng khoảng 6 triệu lít, thu hút ~60 lao động.

Công ty cổ phần nước giải khát Hoa Lư (huyện Yên Mô) là cơ sở sản xuất bia hơi và bia chai với công suất 3,0 triệu lít/năm. Hiện công ty đã ngừng hoạt động.

Thống kê năm 2013, giá trị sản xuất của ngành sản xuất đồ uống của tỉnh đạt khoảng 104,4 tỷ đồng giảm 5,5%/năm trong giai đoạn 2011-2013 và đóng góp trên 20,2% giá trị trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành chế biến nông, thủy sản, thực phẩm đồ uống của tỉnh.



2.3. Sản xuất thực phẩm

- Chế biến rau quả: Trên địa bàn tỉnh hiện có Công ty CP thực phẩm XK Đồng Giao (Tx. Tam Điệp), một trong những trung tâm chế biến thực phẩm lớn của cả nước, được hình thành từ năm 1955. Công ty hiện có vùng nguyên liệu diện tích 5.500 ha và được trồng các loại cây rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, ổi, vải…

Dây chuyền sản xuất của công ty bao gồm các sản phẩm rau và hoa quả đóng hộp (công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm); nước dứa cô đặc (công suất 5.000 tấn/năm); dây chuyền làm lạnh hoa quả (công suất 8.000 tấn/năm) và dây chuyền chế biến nước quả tự nhiên (công suất 1.500 tấn/năm).



- Mì ăn liền: Cơ sở đáng chú ý là Công ty TNHH Thái Bình Dương tại khu công nghiệp Gián Khẩu, sản xuất các sản phẩm mì và phở ăn liền các loại với tổng công suất 26.140 tấn/năm, thu hút khoảng 300 lao động. Hiện sản lượng của công ty hàng năm đạt khoảng 3.000-4.000 tấn/năm bằng 15% công suất thiết kế.

- Thực phẩm đông lạnh: Doanh nghiệp đáng chú ý là Công ty CP chế biến nông sản thực phẩm XK Ninh Bình với 02 dây chuyền sản xuất thịt hộp (công suất 700 tấn/năm) và sản xuất lợn sữa (công suất 1.500 tấn/năm), thu hút 90 lao động.

Sản phẩm của công ty bao gồm lợn sữa đông lạnh xuất khẩu, đồ hộp (thịt, hải sản, thủy sản) và rau quả chế biến các loại với sản lượng hàng năm khoảng 600-800 tấn/năm. Hiện sản lượng của dây chuyền thịt đông lạnh và thịt hộp của công ty đạt khoảng 65% và 7,0% công suất thiết kế. Riêng dây chuyền sản xuất đồ hộp của công ty đang bị thu hẹp sản xuất do sản phẩm không cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.



2.4. Chế biến cói

Sản phẩm chế biến từ cói là một trong những sản phẩm truyền thống có từ lâu đời của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp và ~37.200 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Trong đó, chủ yếu các sản phẩm và lao động tập trung ở huyện Kim Sơn với 50% cơ sở chế biến và 54,3% số lao động ngành chế biến cói toàn tỉnh.

Hiện sản lượng cói của tỉnh không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Nguồn nguyên liệu cói phục vụ sản xuất của tỉnh chủ yếu được thu mua từ huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) với sản lượng khoảng 60-65% nguyên liệu cói cần dùng cho sản xuất.

Đến nay, các sản phẩm từ cói của cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh khá đa dạng về mẫu mã và chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: thảm các loại; túi, hộp, giỏ, khay cói các loại… với sản lượng xuất khẩu năm 2013 đạt 1000 m2 thảm cói, 246.000 sản phẩm cói, mây tre.

Cơ sở đáng chú ý của ngành hiện có: DNTN cói Năng Động, DNTN cói Ngọc Sơn, Xí nghiệp tư doanh chiếu cói Quang Minh, Cty TNHH thủ công mỹ nghệ Đổi Mới,…

2.5. Chế biến tinh bột sắn

Hiện nay diện tích trồng sắn của tỉnh hiện nay là 976 ha và được trồng chủ yếu ở huyện Nho Quan với diện tích 790 ha (chiếm 80,9% diện tích toàn tỉnh). Năm 2013, sản lượng sắn thu hoạch trên địa bàn tỉnh đạt 26.280 tấn.

Trên địa bàn tỉnh có 01 cơ sở chế biến tinh bột sắn đáng chú ý là Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Cty TNHH 1 thành viên ELMACO tại huyện Nho Quan, công suất 15.000 tấn/năm, sản xuất từ năm 2005.

Do gặp vấn đề về môi trường nên nhà máy tạm dừng sản xuất trong năm 2010. Đến nay đã hoạt động trở lại và thu hút ~60 lao động.



2.6. Sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đàn lợn của tỉnh hiện có khoảng 352.100 con lợn và số lượng gia cầm đạt trên 4,7 triệu con. Do vậy, hàng năm nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khá lớn. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của tỉnh hiện có 02 cơ sở sản xuất đáng chú ý là Cty CP thương mại Khánh An tại huyện Yên Khánh, hoạt động từ năm 2006 với công suất ~65.000 tấn/năm và Nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ phế thải nông sản thực phẩm của Cty TNHH Alpha Vina-Hàn Quốc.

3. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

Ngành chế biến gỗ, giấy chiếm một vị trí đáng kể trong công nghiệp tỉnh Ninh Bình với số cơ sở sản xuất trên địa bàn là 22.010 cơ sở, lao động của ngành có số lượng đông đảo nhất trong tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh. Thống kê năm 2013, số lao động của ngành có ~38.251 lao động chiếm 35,3% lao động công nghiệp toàn tỉnh. Trong đó: có khoảng 58 công ty, doanh nghiệp với gần 2.830 lao động với quy mô trung bình ~50 lao động/doanh nghiệp.



- Sản xuất giấy

Hiện có 279 cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (có 06 doanh nghiệp), cơ sở sản xuất có quy mô đáng chú ý là:

Cty TNHH giấy Tiến Dũng (Tp. Ninh Bình): Là doanh nghiệp sản xuất bao bì carton và giấy các loại với năng lực sản xuất đạt 1.500 tấn/năm và tạo việc làm ổn định cho 150 lao động. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường các tỉnh phía Bắc và một phần được xuất khẩu trực tiếp sang Hàn Quốc. Hiện công ty đã và đang đầu tư phát triển thêm 01 dây chuyền giấy Garat công suất 3.500 tấn/năm và dây chuyền sản xuất bột giấy từ rơm rạ.

Cty TNHH giấy vở Hồng Điệp (Tp. Ninh Bình): Sản phẩm của công ty chủ yếu là giấy vở học sinh các loại với doanh thu hàng năm của công ty đạt 5-6 tỷ đồng. Sản phẩm giấy vở học sinh các loại của công ty hiện có từ 35-40 mẫu các loại và chiếm khoảng 60-80% thị phần trên địa bàn tỉnh.



- Chế biến gỗ và lâm sản

Trên địa bàn tỉnh hiện có 45 công ty, doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất và chế biến gỗ, lâm sản đáng chú ý có:

Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu Tài Anh tại KCN Gián Khẩu (huyện Gia Viễn) có công suất 30.000 sản phẩm/n và 7.780 m2/n, thu hút 200 lao động. Sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng mộc ngoài trời, trong nhà, cửa công trình và ván sàn trang trí nội thất các loại.

Cơ sở sản xuất thiết bị trường học và thiết bị văn phòng của DN tư nhân Thanh Sơn với số lao động 175 người. Sản phẩm chủ yếu của cơ sở là bảng các loại và bàn ghế học sinh, với công suất 83.000 m2/năm và 16.000 bộ/năm.

Ngoài ra, trên địa bàn các địa phương còn có trên 23.508 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình với số lao động trung bình 16 lao động/10 cơ sở.

Bảng 25: Một số chỉ tiêu sản xuất ngành chế biến gỗ, giấy

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 1994)


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng trưởng (%/n)

01-05

06-10

11-13

GOCN ngành

147,8


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương