UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013



tải về 3.59 Mb.
trang4/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013


1. Các thành tựu kinh tế

Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao (đạt 15,6%/năm), các ngành kinh tế như công nghiệp, dịch vụ đều có mức tăng trưởng tốt. Chất lượng tăng trưởng ổn định (tỷ lệ VA/GO nền kinh tế ở mức 36% năm 2010).

Kinh tế phát triển với sự đóng góp của nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đều được tạo cơ hội và điều kiện phát triển. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, đạt mức tăng trưởng 47,6%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Tổng vốn đầu tư 05 năm đạt trên 52.000 tỷ đồng, gấp 5 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, bao gồm hệ thống đô thị, các khu, cụm công nghiệp và hệ thống công trình hạ tầng khác như: đường giao thông, hệ thống điện, nước… đáp ứng yêu cầu phát triển.

Nhiều địa phương trong tỉnh có khả năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả như mía, lạc, cói đậu tương, dứa... tạo điều kiện xây dựng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm.

Cơ chế chính sách đầu tư đã có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, Ngành trung ương trong việc thu hút và thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn.

Vị trí và vai trò của tỉnh Ninh Bình trong Vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước đã và đang được chú ý, đánh giá cao.

2. Những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế

Nằm gần thủ đô Hà Nội và giáp Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là thị trường hàng hóa lớn và là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nền kinh tế của Ninh Bình sẽ có được những ảnh hưởng từ sự phát triển kinh tế lan tỏa của Vùng.

Trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, 10, 12B và Quốc lộ 45 tạo cơ hội cho thu hút đầu tư, giao lưu, thông thương, để phát triển kinh tế với các địa phương xung quanh (cách Tp Phủ Lý 35 km; cách Tp. Nam Định 30 km; Tp. Thái Bình 48 km; Tp. Thanh Hóa 47 km).

Hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp đã và đang từng bước được hoàn thiện với hệ thống các đường quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc cầu Giẽ-Ninh Bình,…

Những ngành công nghiệp truyền thống và sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh được tiếp tục giữ vững và phát triển như xi măng, phân bón, lắp ráp ôtô… trong giai đoạn tới, Ninh Bình có điều kiện để phát triển nhiều ngành công nghiệp mới như chế biến thực phẩm và đồ uống, hóa chất, sản xuất kim loại, cơ khí, các ngành công nghiệp công nghệ cao…

Thời tiết phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, cây lương thực, các loại cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa và phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến. Hệ thống lưu vực và lượng nước trên các sông suối lớn thuận tiện cho các hoạt động sản xuất các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào khu vực và địa bàn tỉnh đang được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển.

Tốc độ phát triển đô thị và dịch vụ đang được đẩy mạnh tạo tiền đề và cơ hội cho ngành công nghiệp tỉnh phát triển ổn định và bền vững.

3. Một số thách thức

Tác động tiêu cực của các vấn đề vĩ mô trong và ngoài nước như lạm phát và lãi suất cao, thắt chặt và cắt giảm đầu tư, giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất biến động mạnh, nguy cơ phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp của người lao động… sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp của tỉnh và tạo ra hàng loạt các vấn đề xã hội cần giải quyết.

Tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn thấp. Ngân sách Trung ương phải trợ cấp bổ sung hàng năm vẫn còn cao trong tổng thu ngân sách của tỉnh.

Nhiều Bộ, ngành ra nhiều văn bản và chính sách chồng chéo, thiếu đồng bộ, đôi khi thiếu thực tế và nhiều chính sách thiếu sự ổn định tương đối nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài, cũng như dẫn đến bất cập, khó khăn cho các cơ quan quản lý địa phương trong công tác triển khai, thực hiện.

Không có nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao trong phát triển công nghiệp, chưa nhiều các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực về tài chính và quy mô sản xuất kinh doanh lớn, thiếu các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường có dấu hiệu ngày càng cao do sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế trong thời gian qua.


PHẦN THỨ HAI

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH

GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2013



I. THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT


1. Cơ sở sản xuất công nghiệp

Thống kê năm 2013, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 37.737 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN đang hoạt động (tăng 1.609 cơ cở so với năm 2010).

Bảng dưới đây cho thấy diễn biến về số cơ sở sản xuất công nghiệp qua giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013 như sau:

Bảng 11: Số cơ sở sản xuất công nghiệp

Đơn vị: Cơ sở


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng trưởng

06-10

11-13

Tổng số cơ sở

21.468

36.128

37.737

10,9%/n

14,6%/n

Theo ngành công nghiệp
















1. CN khai khoáng

228

132

48

-10,4%/n

-28,6%/n

2. CN chế biến, chế tạo

21.224

35.840

37.297

11,0%/n

1,3%/n

3. SX, PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

6

91

58

72,3%/n

-13,9%/n

4. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

10

65

334

45,4%/n

72,6%/n

(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)

Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 có tốc độ tăng bình quân đạt ~4,9%/năm và ~10,9%/năm.

Theo ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp ngành khai thác khoáng sản đang có xu hướng giảm, từ 228 cơ sở năm 2005 giảm xuống còn 132 cơ sở năm 2010 và đến năm 2013 chỉ còn 48 cơ sở. Số lượng cơ sở ngành công nghiệp chế biến tăng mạnh, hiện có 37.297 cơ sở tăng thêm 1.457 cơ sở so với năm 2010. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt ... có xu hướng giảm từ 91 cơ sở năm 2010 xuống còn 58 cơ sở năm 2013; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng mạnh, hiện có 334 cơ sở so với năm 2010 là 65 cơ sở.

Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, số lượng doanh nghiệp công nghiệp năm 2010 tăng ~2 lần so với năm 2005. Trong số 394 doanh nghiệp công nghiệp, gia tăng nhiều nhất là ngành sản xuất VLXD với 78 doanh nghiệp (năm 2005 là 21 doanh nghiệp); tiếp theo là ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại hiện có 74 doanh nghiệp (năm 2005 có 17 doanh nghiệp), ngành dệt may-da giày đứng thứ ba với 51 doanh nghiệp (năm 2005 là 16 doanh nghiệp).

Qua số liệu về cơ sở sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp của tỉnh Ninh Bình cho thấy, có sự tăng nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, thể hiện quy mô của ngành công nghiệp tỉnh đang từng bước được tăng lên.

2. Lao động ngành công nghiệp

Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh năm 2013 là khoảng 108.461 lao động, tăng thêm 4.300 lao động so với năm 2010. Trong đó, lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chiếm khoảng 45%, còn lại là lao động thuộc các cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể, hộ gia đình (chiếm ~55%).

Ngành công nghiệp chế biến là ngành có số lượng lao động đông đảo nhất với 102.087 lao động, chiếm tới 94,1%, tiếp theo là công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, xử lý rác thải chiếm trên 3,3% và nhóm ngành công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 2,6%.



Bảng 12: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp

Đơn vị: Lao động

Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng 06-10

Tăng

11-13

Lao động công nghiệp

66.591

104.161

108.461

9,5%/n

1,4%/n

Phân theo ngành CN
















1. Khai thác khoáng sản

2.694

3.185

2.716

3,4%/n

-5,2%/n

2. Công nghiệp chế biến

61.697

98.021

102.087

9,7%/n

1,3%/n

3. SX, PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

1683

2034

2043

3,9%/n

0,15%/n

4. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

517

921

1615

12,2%/n

20,6%/n

(Nguồn: Số liệu Thống kê KT-XH Ninh Bình 20 năm 1992-2011 và NGTK năm 2013)

Thống kê riêng các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn cho thấy, số lượng lao động trung bình trong các doanh nghiệp của tỉnh năm 2013 đạt khoảng 113 lao động/doanh nghiệp.

Lao động trung bình trong các cơ sở sản xuất cá thể, hộ gia đình có ở mức thấp, hiện trung bình đạt ~15 lao động/10 cơ sở, tương đương với mức đã đạt năm 2005.

Theo ngành công nghiệp, hiện ngành chế biến gỗ, lâm sản có số lượng lao động đông đảo nhất, chiếm 35,3% tổng số lao động công nghiệp toàn tỉnh, tiếp theo là ngành dệt may-da giày với tỷ trọng 25,8%; ngành sản xuất VLXD chiếm 12,1%; ngành chế biến nông sản, thực phẩm chiếm khoảng 10,3%...

3. Năng suất lao động

Năm 2013, năng suất lao động theo giá trị gia tăng của ngành công nghiệp đạt 68,2 triệu đồng/người/năm, gấp 1,7 lần so với mức đạt năm 2010 và tăng bình quân 21,4%/năm trong giai đoạn 2011-2013 (theo giá hiện hành).

Theo ngành công nghiệp, hiện năng suất lao động của ngành sản xuất VLXD đạt cao nhất với gần 247 triệu đồng/người/năm, gấp 3,6 so với mức năng suất lao động công nghiệp bình quân toàn tỉnh. Tiếp theo là ngành Hóa chất và Cơ khí, sản xuất kim loại có giá trị tương đương nhau và cùng gấp 1,8-2,0 lần so với mức bình quân toàn tỉnh... thấp nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống và chế biến gỗ, giấy, đạt khoảng 17-19 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng khoảng 30% so với mức bình quân của ngành công nghiệp tỉnh (giá hiện hành).

Theo giá trị sản xuất công nghiệp, năng suất lao động ngành công nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 có mức tăng bình quân 12,6%/năm, thấp hơn giai đoạn trước (đạt 17,4%/năm). Đến năm 2013, năng suất lao động toàn ngành có mức tăng trưởng khá cao, đạt 19,5%/năm trong giai đoạn 2011-2013 và đã đưa giá trị lên đạt gần 142 tr.đ/người/năm (so với năm 2010 là 83,1 tr.đ/người/năm).

Theo thành phần kinh tế, năng suất lao động công nghiệp của khu vực Nhà nước Trung ương hiện cao nhất, đạt mức trên 520 triệu đồng/người/năm gấp 15,6 lần khu vực kinh tế Nhà nước địa phương (đạt 33,3 triệu đồng/người/năm). Khu vực kinh tế tư nhân đạt trên 115 triệu đồng/người/năm và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt giá trị 152,5 triệu đồng/người/năm, gấp 3,8 lần so với năm 2010.

Bảng 13: NSLĐ công nghiệp theo GOCN và theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng/lao động


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng

06-10

Tăng

11-13

Toàn tỉnh

45,9

83,1

142

12,6%/n

19,6%/n

1. Nhà nước TƯ

244,6

393,0

520,3

10,0%/n

9,8%/n

2. Nhà nước ĐP

131,2

59,0

33,3

-14,8%/n

-17,4%/n

3. Ngoài Nhà nước

22,6

72,6

115,5

26,2%/n

16,7%/n

4. FDI

-

39,6

152,5

-

56,7%/n

(Nguồn: Số liệu từ NGTK tỉnh Ninh Bình các năm)

So sánh tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thì khu vực ngoài Nhà nước có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 26,2%/năm trong giai đoạn 2006-2010, tiếp theo là khu vực Nhà nước trung ương đạt 10,0%/năm. Khu vực Nhà nước địa phương có xu hướng giảm đạt -14,8%/năm.

4. Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 15.398 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 21,2% trong giai đoạn 2011-2013. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,2%/năm, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (đạt 26,8 %/năm). Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các khu vực kinh tế đóng góp cho công nghiệp Ninh Bình giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2013 cho thấy có đặc điểm sau:

- Kinh tế Nhà nước trung ương phát triển ở mức không cao trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng đạt 5,1%/năm (tăng bình quân 16,2%/năm trong giai đoạn 2011-2013). Hiện giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực đạt 2.831 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2010 và chiếm ~18,4% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh và có xu hướng giảm mạnh từ năm 2005 đến nay (giá so sánh 1994).

- Kinh tế Nhà nước địa phương giảm rất mạnh với mức tăng trưởng âm trong giai đoạn 2006-2010 là -26,9%/năm và tiếp tục giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2013 với mức bình quân -26,9%/năm, sụt giảm tỷ trọng trong toàn ngành công nghiệp từ mức 10,6% năm 2005 còn ~0,8% năm 2010 và đến nay (năm 2013) chỉ còn chiếm khoảng 0,17%.

- Kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2006-2010 (đạt 37,0%/năm) và giai đoạn 3 năm 2011-2013 tiếp tục tăng khá với mức bình quân đạt 14,5%/năm. Do những năm gần đây các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời cùng các chương trình cổ phần hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển nhanh và hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp, đạt khoảng 61,9% trong năm 2013.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới được hình thành trong một số năm vừa qua và có giá trị tăng nhanh. Năm 2006, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này đạt gần 3,4 tỷ đồng, đến nay đã đạt 3.008 tỷ đồng, gấp 884,7 lần so với năm 2006 và mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2013 là 163,6%/năm. Với tốc độ phát triển nhanh, khu vực FDI đã nâng dần tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh từ mức 5% năm 2010 lên 19,5% năm 2013 và khả năng trong thời gian tới, với nhiều dự án công nghiệp nước ngoài đang được xây dựng và đi vào sản xuất, thành phần kinh tế này chắc chắn sẽ có cơ hội phát triển mạnh và có những đóng góp đáng kể trong ngành công nghiệp của tỉnh.



Bảng 14: Giá trị sản xuất công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 1994)

Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng trưởng (%/năm)

01-05

06-10

11-13

Tổng số

3.045,6

8.658

15.398

26,8%/n

23,2%/n

27,8%/n

Nhà nước

1.730

1.874

2.857

21,1%/n

1,6%/n

15,1%/n

- Trung ương

1.407

1.806

2.831

25,9

5,1%/n

16,2%/n

- Địa phương

323,3

67,2

26,3

8,1

-26,9%/n

-26,9%/n

Ngoài NN

1.315,6

6.349

9.532

37,9%/n

37%/n

14,5%/n

FDI

3,37*

434

3.008




236,9%/n*

90,6%/n

(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Bình các năm)

Ghi chú: * Là số liệu năm 2006 và tốc độ tăng trưởng 04 năm 2007-2010

5. Cơ cấu ngành công nghiệp

Trong giai đoạn 2001-2005, nhóm 02 ngành công nghiệp sản xuất VLXD và ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại là 02 ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh (chiếm trên 60% vào năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng của nhóm 02 ngành công nghiệp này vẫn chiếm chủ đạo trong giá trị công nghiệp toàn tỉnh với tỷ trọng năm 2010 đạt 70,3%. Mặc dù ngành chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại trong giai đoạn 2006-2010 có xu hướng giảm từ 30,4% năm 2005 giảm còn 18,5% năm 2010, nhưng do sự tăng trưởng cao của ngành sản xuất VLXD (chủ yếu là sản phẩm xi măng) đã đưa tỷ trọng của ngành sản xuất VLXD từ 29,6% năm 2005 lên 51,8% năm 2010.

Giai đoạn 2011-1013 có sự chuyển dịch mạnh của ngành dệt may – da giày với mức tăng tỷ trọng từ 7,13% năm 2010 lên 15,8% năm 2013, đạt ngang với ngành chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại trở thành ngành có tỷ trọng lớn thứ ba sau ngành sản xuất VLXD. Hiện ba nhóm ngành này chiếm đến 81% tỷ trọng trong cơ cấu GOCN tỉnh.



Ngành chế biến nông thủy sản, thực phẩm, mặc dù có mức tăng trưởng tốt (đạt 20,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010), nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp vẫn ở mức khiêm tốn (năm 2010 chiếm ~5,9%) và đến năm 2013 giảm còn ~3,3% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Tương tự vậy, ngành chế biến gỗ giấy cũng giảm tỷ trọng từ 7,11% năm 2005 xuống còn 5,12% năm 2010 và 4,5% năm 2013.

Bảng 15: Cơ cấu GOCN tỉnh Ninh Bình

Đơn vị: % (giá so sánh 1994)

TT

Cơ cấu các ngành CN

2005

2010

2011

2013

1

CN khai thác khoáng sản

4,18

3,94

2,75

1,32

2

CB thực phẩm đồ uống

8,31

5,89

4,41

3,35

3

CN chế biến gỗ, giấy

7,11

5,12

3,89

4,46

4

CN sản xuất VLXD

29,63

51,8

57,11

49,4

5

CN hóa chất, phân bón

4,57

2,6

2,15

6,0

6

CN dệt may-da giày

3,30

7,13

12,02

15,8

7

CN chế tạo máy, điện tử, GCKL

30,44

18,5

14,95

16,2

8

CN in và khác

0,10

0,09

0,11

0,05

9

CN SXPP điện, nước, môi trường

12,36

4,87

2,62

3,25

Tổng cộng

100

100

100

100

(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)

Cơ cấu công nghiệp tỉnh theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2013 có sự chuyển dịch mạnh từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước. Khu vực ngoài Nhà nước tăng thêm 30,15% đơn vị trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2013, kinh tế ngoài nhà nước đã giảm nhẹ còn chiếm khoảng 61,9%. Khu vực kinh tế FDI cũng có xu hướng tăng, nhưng không cao, cụ thể từ 0% năm 2005 tăng lên 5% năm 2010, Trong giai đoạn 2011-2013, thành phần kinh tế FDI đã chuyển dịch mạnh và đạt ~19,5% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.



Bảng 16: Cơ cấu GOCN theo thành phần kinh tế

TT

Thành phần kinh tế

2005

2010

2013

Chuyển dịch 05/10

Chuyển dịch 10/13

1

Nhà nước

56,8%

21,65%

18,6%

-35.15%

-3,05%

2

Ngoài Nhà nước

43,2%

73,35%

61,9%

30,15%

-11,45%

3

FDI

0%

5,0%

19,5%

5,0%

14,5%

Tổng cộng

100%

100%

100%







(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp cho thấy, ngoài ngành sản xuất VLXD tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh, các ngành công nghiệp còn lại đều có xu hướng giảm dần, hoặc tăng giảm không ổn định về tỷ trọng. Ngành cơ khí, chế tạo máy và sản xuất kim loại giảm mạnh tỷ trọng từ 30,4% năm 2005 xuống còn 18,5% năm 2010 và 16,2% năm 2013 do sự tăng mạnh tỷ trọng của ngành dệt may – da giày từ 3,3% năm 2005 lên 7,13% năm 2010 và 15,8% năm 2013; ngành khai thác và chế biến khoáng sản, Chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, Chế biến gỗ, giấy và ngành SX, PP điện, nước đều có xu hướng giảm và cùng chiếm tỷ trọng khoảng 3-5%.

Trong các giai đoạn tới, công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã và đang có nhiều cơ hội, đạt những bước phát triển cao và bền vững hơn. Cùng với ngành sản suất VLXD, các ngành công nghiệp khác như: Chế biến nông, thủy sản thực phẩm; công nghiệp cơ khí, điện tử, sản xuất kim loại và ngành hóa chất, phân bón sẽ có cơ hội phát triển mạnh và dự báo sẽ dần chiếm tỷ trọng cao và sẽ tạo những tác động tới quá trình phát triển KTXH của tỉnh.

6. Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp)

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 của ngành công nghiệp đạt 18,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành kinh tế, đã đạt là 15,6%/năm (giai đoạn 2001-2005, đạt 25,4%/năm). Trong giai đoạn 03 năm 2011-2013, ngành công nghiệp vẫn có mức tăng trưởng khá ổn định.

Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp năm 2013 (theo giá so sánh 1994) đạt trên 4.252 tỷ đồng, tăng 18,7%/năm trong giai đoạn 03 năm 2011-2013 và tăng gấp 1,67 lần so với năm 2010.

Tỷ trọng VA công nghiệp trong VA toàn nền kinh tế của tỉnh trong các giai đoạn vừa qua (giá hiện hành) tiếp tục đang có xu hướng giảm dần. Từ 27,6% năm 2005, xuống còn 26,2% năm 2010 và đến nay (năm 2013) đạt khoảng 25,8%.

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh về giá trị gia tăng của ngành công nghiệp với nền kinh tế tỉnh Ninh Bình.

Bảng 17: Tổng hợp giá trị VA ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tăng (%/năm)

01-05

06-10

11-13

1. VA toàn nền KT

(giá so sánh 1994)

3.397

7.006

9.826

11,9

15,6

11,9

-VA ngành CN

1.092

2.540

4.252

25,4

18,4

18,7

2. VA toàn nền KT

(giá hiện hành)

4.979

18.857

28.714










-VA ngành CN

1.374

4.949

7.400










- Cơ cấu CN/VA KT

27,6%

26,2%

25,8%










(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)

7. Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp

Tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của Ninh Bình trong 05 năm 2006-2010 đạt trên 23.542 tỷ đồng, chiếm khoảng 41,0% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn và đạt mức tăng trưởng bình quân 67,4%/năm.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp các năm từ 2006-2010 có xu thế tăng dần, từ 29%-30% năm 2005 tăng lên đạt 44-45% năm 2010 trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong giai đoạn 2011-2013, do ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng và suy giảm kinh tế, dẫn đến các nguồn vốn đầu tư sụt giảm, do đó vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp cũng có mức giảm rất mạnh so với các năm trước và chỉ còn chiếm khoảng 32,7% tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn nền kinh tế.

Theo ngành công nghiệp, trong giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 263,7%/năm, ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng 71,6%/năm và thấp nhất là ngành sản xuất và PP điện, nước... đạt mức tăng trưởng gần 18,4%/năm.



Bảng 18: Tổng VĐT ngành CN giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005

2010

2011

2012

2013

Tổng VĐT toàn tỉnh

2.747,7

23.843

22.817

17.600

18.823

Tổng VĐT ngành CN

816,5

10.739

10.822

4.877

4.553

- CN khai thác

0,4

254,8

413,9

257,4

290,3

- CN chế biến

684,4

10.178

10.066

4.268

3.677

- SX và PP điện

100,2

219,9

145,1

37,4

233,9

- Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải

31,6

86,5

197,3

314,6

352,2

% CN/toàn tỉnh

29,7%

45,0%

47,5%

27,7%

24,1%

(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)

Trong giai đoạn 03 năm, 2011-2013, vốn đầu tư cho ngành chế biến đã có mức suy giảm và đạt mức tăng trưởng -28,8%/năm; trong khi đó ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng nhẹ ở mức 2,1%/ năm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải có mức tăng khá cao đạt 59,7%/năm; ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đạt khoảng 4,4%/năm.

8. Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp công nghiệp

Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp ngành công nghiệp trong các giai đoạn vừa qua đều có xu hướng tăng nhanh. Thống kê đến năm 2012, giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 32.601 tỷ đồng, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010, chiếm 72,0% tổng giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp toàn tỉnh.



Bảng 19: Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005

2010

2012

Tăng

06-10

Tăng

11-12

Giá trị TSCĐ của DN tỉnh

4.692

22.406

45.249

36,7%/n

42,1%/n

TSCĐ của DN ngành CN

2.894

14.172

32.601

37,4%/n

51,6%/n

TSCĐ ngành CN/toàn tỉnh (%)

61,7%

63,3%

72,0%







(Nguồn: Số liệu của Cục thống kê Ninh Bình)

Trong các giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất VLXD luôn có giá trị tài sản cố định lớn nhất và chiếm chủ yếu trong tổng tài sản cố định của doanh nghiệp ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2012, giá trị tổng tài sản cố định của ngành sản xuất VLXD đã giảm từ 67,6% năm 2010 xuống còn khoảng 44% năm 2013. Lý do, là doanh nghiệp ngành hóa chất đã được đầu tư phát triển mạnh, đã đưa giá trị tài sản cố định của ngành tăng đột biến, từ 0,6% năm 2010, tăng lên chiếm 35,2% năm 2012.



Do giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp ngành VLXD và ngành Hóa chất hiện chiếm chủ yếu (hiện chiếm 79,2%), nên giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp các ngành còn lại, mặc dù có mức tăng trưởng khá, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị tài sản cố định toàn tỉnh. Doanh nghiệp ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại hiện có giá trị trên 3.580 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,0%; tiếp theo là các ngành Dệt may-da giày (chiếm 3,5%); công nghiệp SX và PP điện, nước... (chiếm 2,9%)...
Bảng 20: Cơ cấu giá trị TSCĐ của doanh nghiệp công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005

2010

2012

Tăng trưởng

06-10

11-12

Tổng giá trị TSCĐ

2.894

14.172

32.601

37,4%/n

51,6%/n

Cơ cấu

100%

100%

100%







CN khai thác

1,7%

4,1%

1,9%

64,0%

3,0%/n

CB NTS, T.phẩm

4,3%

2,5%

1,0%

22,9%

-2,1%/n

CN CB gỗ, giấy

1,2%

0,9%

0,4%

30,9%

-0,6%/n

CN sản xuất VLXD

56,3%

67,6%

44,0%

42,5%

22,4%/n

CN hóa chất

1,4%

0,6%

35,2%

16,7%

364 lần/n

CN dệt may-da giày

1,5%

6,8%

3,5%

86,9%

9,0%/n

Cơ khí và SXKL

22,1%

12,5%

11,0%

22,7%

1,9%/n

CN khác

0,07%

0,05%

0,03%

29,2%

21,9%/n

SX và PP điện, nước

11,5%

4,9%

2,9%

16,0%

16,8%/n

(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2013)

Đánh giá chung, tổng tài sản cố định của doanh nghiệp ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình có sự chênh lệch lớn giữa giá trị của ngành sản xuất VLXD và ngành công nghiệp Hóa chất với các doanh nghiệp ngành công nghiệp còn lại. Trong giai đoạn tới, cần từng bước chú ý tới việc cân đối đầu tư mới tài sản cố định các ngành công nghiệp để ngành công nghiệp tỉnh có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển ổn định và bền vững hơn so với giai đoạn trước.

9. Đánh giá trình độ công nghệ ngành công nghiệp

Do chưa có các khảo sát và điều tra chuyên sâu, chi tiết về thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị các cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN trên địa bàn tỉnh, nhưng qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khảo sát sơ bộ một số cơ sở công nghiệp chủ yếu tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể nhìn nhận và đánh giá khái quát về trình độ công nghệ và thiết bị trong ngành công nghiệp Ninh Bình hiện nay như sau:

Ninh Bình là địa bàn tập trung một số nhà máy lớn trong ngành công nghiệp sản xuất VLXD (Nhà máy xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp…); công nghiệp cơ khí và sản xuất kim loại (Nhà máy lắp ráp ô tô Thành Công-Huyndai, Nhà máy cán thép Tam Điệp...); công nghiệp hóa chất, phân bón (Công ty phân lân Ninh Bình...). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có một số dự án công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng như: Nhà máy phân đạm Ninh Bình, Dự án nhà máy luyện cán thép chất lượng cao,... Các nhà máy này đều có công nghệ tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng và tính cạnh tranh ngày càng cao của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp công nghiệp còn lại, ngoài một số thiết bị công nghệ chuyên dùng thuộc thế hệ mới, nói chung trình độ công nghệ, thiết bị của đa số các đơn vị sản xuất ở mức trung bình-khá, một số ít doanh nghiệp dây chuyền còn thiếu đồng bộ, gây ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức sản xuất.

Tại các khu, cụm công nghiệp, qua khảo sát cho thấy công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình-khá là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiến chưa cao, nhất là trong các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp còn thấp nên chưa thể sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị, công nghệ mới tiên tiến. Do đó, các doanh nghiệp phải tốn kinh phí và thời gian để đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của tỉnh, các cơ sở công nghiệp cá thể và hộ gia đình chiếm đại đa số (trên 98%) với lượng vốn đầu tư thấp, nên hầu hết các trang thiết bị của các các cơ sở đều đã cũ, lạc hậu hoặc bán thủ công. Hơn nữa các cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu dân cư nên không thể dễ dàng đầu tư mở rộng, trang bị thêm thiết bị hiện đại. Vì vậy, cần có những giải pháp tập trung các doanh nghiệp nhỏ lẻ, sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm thành các doanh nghiệp lớn hơn, để tập trung nguồn lực về vốn, về đất đai và nhân lực KH-CN phát triển thành các doanh nghiệp hiện đại có quy mô lớn hơn đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn tới.

10. Một số sản phẩm của ngành công nghiệp

Năm 2013, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh so với năm 2010 có mức tăng trưởng tốt như: cần gạt nước 168%; phân hóa học 122%; giày dép vải 182%; quần áo may sẵn 138%; xi măng 64,1%...



Bảng 21: Một số sản phẩm CN chủ yếu GĐ 2006-2010 và đến năm 2013

TT

Sản Phẩm

ĐV

2005

2010

2013

1

Than

1.000 T

148

140

-

2

Đá khai thác

1.000 m³

1.832

6.128

2.921

3

Thép xây dựng

1.000 T

139

137

213,6

4

Nông cụ cầm tay

1.000 chiếc

233

257

141,1

5

Phân hóa học

1.000 T

163

242

538,9

6

Thuốc nước y tế

1.000 lít

197

1

32

7

Thuốc viên

Tr.viên




457

180

8

Xi măng

1.000 tấn

1.155

5.832

9.571

9

Bê tông đúc sẵn

1000 m³

20

34

40,6

10

Gạch nung

Tr.viên

283

468

403

11

Vôi

1.000 tấn

55

52

111

12

Gỗ xẻ

1.000 m³

53

32

93

13

Sứ dân dụng

1.000 cái

0

6

1

14

Gạo, ngô xay xát

1.000 tấn

499

507

578

15

Thịt đông lạnh

Tấn

2.922

1.070

157

16

Bia

1.000 lít

4.649

3.095

1.524

17

Chiếu cói

1.000 lá

5.253

3.192

5.723

18

Hàng thêu

1.000 bộ/c

947

1.912

6.048

19

Nước mắm

1.000 lít

171

143

101

20

Trang in

Tr.trang

166

247

317

21

Khí công nghiệp

1.000 m³

754

850

271

22

Đất đèn

Tấn

1.316

832

-

23

Điện

Tr.Kw.h

661

763

784

24

Nước máy

1.000 m³

4.771

5.981

8.906

25

Quặng, Crom

Tấn




159.561

-

26

Quần áo may sẵn

1.000 cái

1.891

18.847

45.006

27

Giày dép vải

1.000 đôi




858

16.528

28

Cần gạt nước ô tô

1.000 cái




92

15.587

29

Xe ô tô 4 chỗ

Cái




54

1.349

30

Kính nổi

1.000 m²







75.488

(Nguồn: NGTK Ninh Bình các năm)

Đến nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tạo dựng được một số sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và giá trị xuất khẩu cao và ổn định như: sản phẩm vật liệu xây dựng (xi măng, gạch xây); sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm (thịt đông lạnh, hoa quả hộp, thảm cói, mây tre đan); sản phẩm may mặc, hàng thêu...

11. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn đến 2010

Trên cơ sở phương án chọn của “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2006-2020”, báo cáo “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020” được xây dựng năm 2008 và từ tình hình hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp tỉnh trong thời gian qua và đến năm 2010, so sánh với Dự án quy hoạch đã xây dựng trước đây, có thể có một số đánh giá như sau:



11.1. Đánh giá về một số chỉ tiêu công nghiệp

Nhìn chung, các chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp Ninh Bình đã đạt được trong thời kỳ năm 2006 đến năm 2010 về cơ bản đã bám sát các chỉ tiêu Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp đã đề ra, mặc dù một số dự án chậm phát huy hiệu quả dẫn đến không đạt được một số chỉ tiêu của quy hoạch xây dựng trước đây.



Dưới đây là số liệu so sánh chỉ tiêu đã đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra:

Về giá trị VACN+XD năm 2010 đạt trên 3.852 tỷ đồng (giá so sánh 1994) tương đương với giá trị dự tính năm 2010 của Quy hoạch đã đề ra.

Hiện tốc độ tăng trưởng VA công nghiệp 05 năm 2006-2010 đạt mức 20,9%/năm tương đương mức tăng trưởng so với mức quy hoạch đã đề ra.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 8.658 tỷ đồng so với mức quy hoạch là 9.672 tỷ đồng đạt khoảng 89,5%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp+xây dựng năm 2010 cao hơn so với dự báo. Hiện năm 2010, chỉ số VA/GOCN+XD đạt 29,3% so với mức chỉ tiêu xây dựng trước đây là 26,2%.

Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế đến năm 2010 đã đạt tương đương so với quy hoạch trước đây đề ra (47,6% so với 46%-48%).

Bảng 22: Một số chỉ tiêu so sánh tình hình triển khai quy hoạch


Đến năm 2010

QH cũ

Thực hiện

So sánh

GO sản xuất CN (Tỷ đ, giá 1994)

9.672

8.658

89,5%

VA sản xuất CN+XD (Tỷ đ, giá 1994)

3.879

3.852

99,3%

Tăng trưởng GOCN 2006 - 2010

26%/n

23,2%/n




Tăng trưởng VA CN+XD

21%/n

20,9/n




VA (GDP)/người (Tr.đ, giá HH)

- Quy USD

13,57

680

20,9

1.072

154%

Tỷ trọng CN+XD (giá hiện hành)

46%-48%

47,6%




Kim ngạch XK (Tr.USD)

50

98,2

196%



11.2. Đánh giá những kết quả đạt được của công nghiệp giai đoạn 2006-2010

Việc thực hiện Quy hoạch phát triển KT-XH cũng như Quy hoạch công nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 đã góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong phát triển công nghiệp Ninh Bình và trong phát triển KT-XH của tỉnh. Các hoạt động công nghiệp bước đầu đã được mở rộng theo vùng, lãnh thổ và đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, góp phần chuyển dịch kinh tế trong tỉnh theo hướng công nghiệp hóa.

Cơ bản đã đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Sự chỉ đạo phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 là đúng hướng nên đã phát huy được những thế mạnh, tiềm năng nhất định của địa phương.

Cơ cấu công nghiệp được tăng cao và đã có những tác động đến phát triển kinh tế-xã hội, đã định hình và tạo được nền móng cho các ngành công nghiệp chính của tỉnh phát triển hiệu quả hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

Các công trình đầu tư cho công nghiệp giai đoạn trước đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn 2006-2010 tạo nên giá trị sản xuất đáng kể cho công nghiệp toàn tỉnh. Các công trình công nghiệp mới đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 cũng đã bắt đầu phát huy hiệu quả như trong ngành VLXD (xi măng, gạch xây), ngành phân bón, hóa chất (phân lân+ NPK), ngành may mặc... Một số dự án đã phát huy hiệu quả và tiếp tục phát triển như: Dự án xi măng The Vissai, các dự án nhà máy gạch tuynen, Nhà máy phân lân Ninh Bình (công suất 450.000 tấn/năm), dự án ngành dệt may…

Nhiều nhân tố mới cho sản xuất công nghiệp đã xuất hiện trong giai đoạn để tạo nên cơ hội cho ngành công nghiệp tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới như: Dự án nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám (công suất 560.000 tấn/n); dự án nhà máy sản xuất thép chất lượng cao (công suất 1,5 triệu tấn/n); Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép (công suất 10.000 tấn/n); các dự án mở rộng công suất nhà máy xi măng…

Số lượng lao động tăng cao, trình độ lao động trong các doanh nghiệp tuy vẫn còn bất cập nhưng từng bước đã và đang được cải thiện. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển công nghiệp ở quy mô và trình độ cao hơn so với giai đoạn trước.

Vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến đã dần được hình thành rõ nét trên địa bàn và đang đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất, chế biến trên địa bàn.



11.3. Một số tồn tại và nguyên nhân

- Tồn tại

Sản phẩm của ngành công nghiệp (trừ sản phẩm xi măng) hầu hết chưa có giá trị gia tăng cao do việc chế biến sâu chưa được phát triển mạnh.

Một số công trình công nghiệp dự kiến phát triển, nhưng không phát huy được hiệu quả sản xuất nên đã phải thu hồi giấy phép đầu tư, như: Dự án nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình (công suất 200.000 tấn/n); dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial (công suất 300.000 chiếc/n); Nhà máy sản xuất nhôm thanh định hình (công suất 3.600 m3/n).... hoặc các dự án công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa đồng bộ hoặc hiệu quả sản xuất chưa được như mong đợi, như: Nhà máy nghiền đá Đôlômitcanxit (công suất 84.000 tấn/n); Dự án nhà máy kính Tràng An (công suất 300 tấn/ngày); Dự án nhà máy dệt may Lux Fashion (công suất 5.800 tấn SP vải dệt/n; 6 triệu SP quần áo/n); Dự án nhà máy sản xuất bột đá Đôlômit và phụ gia xi măng (10.000 tấn/n và 30.000 tấn/n)...

Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chủ yếu vẫn phụ thuộc vào vốn Ngân sách Nhà nước, chưa thu hút được nhiều sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Một số nơi việc giải phóng mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư còn kéo dài, gây khó khăn dẫn đến chậm tiến độ và cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.

Mối liên kết, tác động qua lại giữa khu, cụm công nghiệp, giữa các ngành công nghiệp với các ngành dịch vụ khác của tỉnh còn hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển.

Tình trạng ô nhiễm môi trường do một số cơ sở sản xuất gây ra đã trở thành vấn đề cần được giải quyết cấp bách, để đảm bảo cho ngành công nghiệp tỉnh phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.



- Nguyên nhân

Giai đoạn vừa qua tình hình kinh tế thế giới và tình hình kinh tế chung cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền kinh tế tỉnh cũng như các ngành kinh tế. Giá cả tăng cao, tình hình lạm phát phức tạp, thị trường nguyên liệu, thị trường đầu ra sản phẩm đều bị ảnh hưởng.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh còn hạn chế, chất lượng các công trình phục vụ cho phát triển công nghiệp (như giao thông, điện nước…) còn chưa đồng bộ.

Chưa huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp. Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, hoặc các nhà đầu tư trong nước có nguồn vốn lớn, có công nghệ hiện đại và có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm về thị trường.

Các vùng nguyên liệu tập trung chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương