UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bình sở CÔng thưƠng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh ninh bình đẾn năM 2020


II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH



tải về 3.59 Mb.
trang3/37
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích3.59 Mb.
#21653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH


1. Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Ninh Bình giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 15,6%/năm, cao hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra là 14,5%/năm và cao hơn kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005 (đạt 11,9%/năm).



Bảng 4: So sánh tốc độ tăng trưởng VA (GDP)

Đơn vị: %/năm

Giai đoạn

Ninh Bình

Vùng ĐB sông Hồng

Cả nước

2001-2005

11,9

11,0

7,5

2006-2010

15,6

10,5

7,0

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng bình quân VA (GDP) giai đoạn 05 năm 2006-2010 của các ngành kinh tế cho thấy ngành Xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 26,6%/năm; tiếp theo là ngành Thương mại-DV đạt 19,5%/năm; ngành Công nghiệp đạt 18,4%/năm và ngành Nông nghiệp đạt -1,6%/năm.

Bảng 5: Tăng trưởng VA (GDP) giai đoạn 2006-2010 và 2013

Đơn vị: Tỷ đồng (giá so sánh 1994)

TT

KV Kinh tế

2005

2010

2013

Tăng

01-05

Tăng

06-10

Tăng

11-13

Tổng VA (GDP)

3.397

7.006

9.826

11,9%/n

15,6%/n

11,9%/n

1

Công nghiệp

1.092

2.540

4.252

25,4%/n

18,4%/n

18,7%/n

2

Nông nghiệp

986

909

945

2,2%/n

-1,6%/n

1,3%/n

3

Dịch vụ

920

2.244

3.195

12,0%/n

19,5%/n

12,5%/n

4

Xây dựng

403

1.312

1.433

17,3%/n

26,6%/n

3,0%/n

(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Bình năm 2013)

Trong giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Công nghiệp đạt 18,7%/năm, cao hơn mức bình quân 18,4%/năm của giai đoạn 2006-2010, tiếp theo là ngành Thương mại-DV đạt 12,5%/năm, thấp hơn so với giai đoạn trước; ngành Nông nghiệp đã có mức tăng trưởng dương đạt 1,3%/năm và ngành Xây dựng đã tăng trưởng chậm lại và chỉ đạt 3,0%/năm..

Giá trị VA (GDP)/người của tỉnh hiện đạt 30,9 triệu đồng người, xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước và gấp 1,47 lần so với năm 2010 (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 1994 thì VA(GDP)/người của tỉnh hiện gấp 1,4 lần so mức bình quân cả nước (năm 2010 mới đạt 1,2 lần).

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế



2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế

Căn cứ vào giá trị tổng sản phẩm VA (GDP) của các ngành kinh tế cho thấy, cơ cấu kinh tế hiện tại của Ninh Bình là cơ cấu CN-XD, Thương mại-Dịch vụ và Nông, lâm, thủy sản.

Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực 1 và tăng dần tỷ trọng khu vực 2, từ 38,2% năm 2005 tăng lên 47,6% năm 2010 (so với năm 2000 là 26,1%). Theo số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2006-2010, sự tăng tỷ trọng khu vực 2 chủ yếu là do ngành Xây dựng với tỷ trọng từ 10,6% năm 2005 tăng lên 21,4% năm 2010; ngành Công nghiệp có xu hướng tăng nhẹ tỷ trọng và duy trì ở mức từ 27%-29% trong cùng giai đoạn 2006-2010.

Trong 3 năm 2011-2013, ngành công nghiệp của tỉnh mặc dù có mức tăng cao (bình quân 18,7%/năm), nhưng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu vẫn đang có xu hướng giảm và hiện chiếm khoảng 25,8% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Ngành xây dựng có mức tăng trưởng thấp và duy trì chiếm khoảng 17%-18% trong cơ cấu kinh tế.

Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp có sự giảm đáng kể tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, từ 29,1% năm 2005 giảm xuống còn 17,5% vào năm 2010 và đến năm 2013 chỉ còn 14,0%. Ngành Thương mại-DV tăng nhẹ và duy trì từ 34%-35% trong giai đoạn 2006-2010 và trong giai đoạn 2011-2013 đã tăng nhanh và hiện chiếm tỷ trọng 42,6%.

Bảng 6: Cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế


Đơn vị: %

TT

Khu vực kinh tế

2005

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng


100

100

100

100

100

100

1

Ngành CN+XD

38,2

47,2

47,6

49,0

46,2

43,3

+ Công nghiệp

27,6

29,4

26,3

32,0

28,8

25,8

+ Xây dựng

10,6

17,7

21,4

17,0

17,3

17,6

2

Ngành NLTS

29,1

17,7

17,5

15,0

15,2

14,0

3

Ngành TM-DV

32,5

35,0

34,8

36,0

38,6

42,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)

2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2013, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhất, từ 69,8% năm 2005 tăng lên 75,9% năm 2010 và hiện đạt khoảng 71,5%. Khu vực kinh tế Nhà nước trung ương có xu hướng chuyển dịch giảm dần tỷ trọng trong khi đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có sự cải thiện bước đầu từ mức 0,5% năm 2010 lên 4,0% năm 2013.



Bảng 7: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Đơn vị: %

TT

Thành phần kinh tế

2005

2010

2013

2010/ 2005

2010/

2012

Cơ cấu

100

100

100

+/-

+/-

1

Nhà nước TƯ

18,9

15,1

14,3

-3,8

-0,8




Nhà nước ĐP

11,3

8,5

10,2

-2,8

1,7

2

Ngoài Nhà nước

69,8

75,9

71,5

6,1

4,3

3

VĐT nước ngoài

0,01

0,5

4,0

0,5

3,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)

3. Thu, chi ngân sách trên địa bàn



Tổng thu trên địa bàn tỉnh năm 2013 đạt trên 5.400 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với năm 2010. Tổng thu trong 05 năm 2006-2010 đạt khoảng 23.632 tỷ đồng, gấp 4,7 lần tổng thu 5 năm 2001-2005. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 35,2%/năm (so với mức tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 73,0%/năm). Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn ngân sách bổ sung hàng năm từ trung ương tuy vẫn còn cao, nhưng có xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng thu ngân sách của tỉnh, hiện (năm 2013) nguồn ngân sách này chiếm khoảng 46,1% tổng thu ngân sách toàn tỉnh (so với năm 2010 và 2005 là 55,7% và 59,3%).

Bảng 8: Thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn thu

2005

2010

2013

Tăng

06-10

11-13

Tổng thu

1.600,8

7.225,3

5.402

35,2%/n

-9,2%

Thu trên địa bàn

650,6

3.066,5

2.825

36,4%/n

-2,7%

+ Thu nội địa

563

2.416,1

2.458

33,8%/n

0,57%

+ Thuế XNK

87,6

650,4

367

49,3%/n

-17,4%

Thu trợ cấp từ TW

950,2

3.861,2

2.492

32,4%/n

-13,6%

Thu khác

-

297,6

85




-32,8%

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2013)

Tốc độ tăng bình quân chi ngân sách giai đoạn 2006-2010 là 27,9%/năm (so với giai đoạn 2001-2005 là 31,5%/năm). Tổng chi ngân sách năm 2013 đạt 5.007,1 tỷ đồng, giảm 55,6% so với năm 2012. Trong đó, chi thường xuyên là 3.620,6 tỷ đồng chiếm 72,3%; chi đầu tư phát triển là 712,04 tỷ đồng chiếm 14,2%; chi khác là 674,4 tỷ đồng, chiếm 13,5%.

4. Kim ngạch xuất khẩu

Trong giai đoạn 05 năm, mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 39,5%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 24,8%/năm). Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của tỉnh tiếp tục tăng khá nhanh, đạt khoảng 584,8 triệu USD vào năm 2013, gấp gần 6 lần so với năm 2010.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 là hàng may mặc (34,6 triệu cái); hàng thêu (290.000 bộ); Thịt đông lạnh (1.003 tấn); xi măng (44,9 triệu tấn)...

Bảng 9: Kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 và 2013

Đơn vị: 1.000 USD


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Giá trị xuất khẩu

- Xuất khẩu địa phương

21.906,4

13.261,1

98.220,4

84.014,6

584.860,6

572.853

Theo nhóm ngành

100%

100%




- CN nặng và khoáng sản

-

13,0%

2,5%

- CN nhẹ và TTCN

98,6%

84,3%

97,4%

- Nông sản+lâm sản

1,3%

3,8%

-

- Thủy sản

-

-

-

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)

Chia theo nhóm hàng xuất khẩu, trong giai đoạn 2006-2010, giá trị xuất khẩu tập trung chủ yếu từ nhóm ngành công nghiệp nhẹ và TTCN và luôn duy trì ở mức trên 80% giai đoạn 2006-2010 và tăng khá mạnh trong 03 năm 2011-2013 trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

5. Cơ sở hạ tầng

5.1. Giao thông

- Đường bộ: Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây luôn được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đến nay, tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh đạt 1.972 km. Trong đó, có 05 tuyến quốc lộ là: Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, 12B, 38B và Quốc lộ 45 với tổng chiều dài 132,6 km (chiếm 7%); 15 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 197,7 km (chiếm 10%). Ngoài ra, còn có khoảng 140,5 km tuyến đường huyện; 171,1 km tuyến đường đô thị; 118,6 km đường chuyên dùng… Các tuyến đường này hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngoài ra, với việc đường cao tốc Ninh Bình-cầu Giẽ được hoàn thành toàn tuyến vào năm 2012 và đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa, đoạn đi qua Ninh Bình dài ~23,8km; đường cao tốc Ninh Bình –Hải Phòng –Quảng Ninh, đoạn đi qua Ninh Bình dài ~20,0km, tuyến đường bộ ven biển Thanh Hóa –Ninh Bình –Hải Phòng qua huyện Kim Sơn đã và đang được xúc tiến xây dựng sẽ tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh việc thông thương hàng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh dài 21,6 km với 04 ga, khá thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ sản xuất, nhất là các sản phẩm vật liệu xây dựng

- Đường thủy: Trên địa bàn Ninh Bình có 16 tuyến sông, kênh có thể khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài ~300 km. Trong đó: Trung ương quản lý 04 sông dài gần 156 km, địa phương quản lý 12 sông, kênh dài trên 143 km. Các tuyến đường thuỷ nội địa chính của tỉnh gồm: Quảng Ninh- Ninh Bình vận chuyển than cám; Quảng Ninh- Bút Sơn vận chuyển than cám; Ninh Bình - Hải Phòng, Ninh Bình - Hoàng Thạch vận chuyển Clanhke; Hải Phòng - Ninh Bình vận chuyển phôi thép; Ninh Bình – Thanh Hóa vận chuyển xi măng, VLXD. Có 02 cảng sông chính là cảng Ninh Bình và cảng Ninh Phúc. Ngoài ra, còn có một số cảng, bến thủy có khả năng thông qua từ 100.000-350.000 tấn/năm. Một số cảng đáng chú ý có:

+ Cảng Ninh Bình: nằm ở hữu ngạn sông Đáy (phường Thanh Bình-Tp.Ninh Bình). Cảng cách QL 1A khoảng 2 km và QL10 khoảng 1,5 km. Tổng diện tích mặt bằng cảng rộng 0,88 ha, diện tích cầu, bến cảng rộng 576 m2, chiều dài cầu cảng 200m, độ sâu cầu tàu -5m và năng lực thông qua 1,2 triệu tấn/năm. Hàng hóa thông qua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi. Công suất thực tế của cảng đạt khoảng 400.000 tấn/năm.

+ Cảng Ninh Phúc: là bộ phận của cảng Ninh Bình, cách cảng Ninh Bình khoảng 03 km về phía hạ lưu. Cảng thuộc xã Ninh Phúc, cách QL 10 khoảng 0,5 km. Cảng được hình thành từ năm 1965 phục vụ bốc xếp các loại hàng hóa: than đá, xi măng, clinke, phân bón, đá xây dựng, thép xây dựng, xăng dầu... Thông số của cảng: tổng diện tích mặt bằng 0,47 ha; độ sâu cầu tàu, bến cảng -6m và công suất quy hoạch đạt 2,5 triệu tấn/năm. Cảng đảm bảo tàu cỡ 1.000 – 3.000DWT cập bến. Hàng hóa thông qua cảng khá đa dạng chủ yếu là than, clanke, đá, cát sỏi và chuyên phục vụ vận chuyển xi măng cho các nhà máy xi măng Duyên Hà, The Vissai.... Hiện nay công suất thực tế của cảng đạt từ 1,3 - 1,5 triệu tấn/năm.

+ Cảng K3-nhà máy điện: nằm giữa cảng Ninh Bình và Ninh Phúc, thuộc nhà máy điện Ninh Bình. Cảng có diện tích 846 m2, độ sâu cầu tàu bến cảng -5m, năng lực thông qua hiện tại của cảng đạt khoảng 130.000- 400.000 tấn/năm, chuyên phục vụ vận chuyển than cho nhà máy điện Ninh Bình.

+ Cảng Gián Khẩu: được hình thành từ năm 1970, nằm cạnh QL 1A dưới chân cầu Gián Khẩu tại vị trí hợp lưu của sông Hoàng Long và sông Đáy. Hiện KCN Gián Khẩu đã và đang hoạt động, do đó vai trò của cảng Gián Khẩu ngày càng trở nên quan trọng.

+ Cảng Cầu Yên: nằm ở vị trí ngã ba sông Vân và sông Vạc, cảng nằm dưới chân cầu Yên, kết nối trực tiếp với QL 1A. Vị trí của cảng thuận lợi cho vận chuyển và phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho nhà máy phân lân Ninh Bình; nhà máy xi măng Hệ Dưỡng và Duyên Hà; sản phẩm TTCN và công nghiệp trong CCN Mai Sơn và CCN Ninh Vân. Ngoài ra cảng có thể kết nối thông thương với bất cứ tỉnh nào trong vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

+ Cảng Hệ Dưỡng: nằm trên sông Hệ Dưỡng, phục vụ bốc xếp hàng hóa VLXD cho cụm nhàm áy XM địa phương, xi măng Bộ Công an và làng nghề của xã Ninh Vân. Cảng kết nối với QL 1A thông qua đường tỉnh 478B.

+ Cảng iCD Phúc Lộc (ninh Phúc): Được thành lập theo quyết định số 2386/QĐ-BtC ngày 28/10/2008 của Bộ Tài Chính công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa ninh Phúc – Ninh Bình. Đây là địa điểm thuận lợi về giao thông, đồng thời cũng là nơi có lượng hàng hoá XNK bằng container tập trung lớn. hiện nay cảng đang được đầu tư hoàn thiện 6 cầu bến 1.000 – 3.000 DWT.

+ Cảng Nhà máy Đạm: nằm trên sông Đáy, cách QL 10 khoảng 03km, thuộc KCN Khánh Phú, phục vụ bốc xếp hàng hóa của Cty TNHH Tiến Hưng; công ty TNHH Đạm Ninh Bình. Hiện tại cảng Đạm Ninh Bình có 3 cầu cảng với 2 băng chuyền.

+ Cảng nhà máy xi măng The Vissai - Ninh Bình: Cảng có vị trí nằm trên bờ tả sông Hoàng Long, thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, cách Ngã ba Gián Khẩu 2,4 km về phía thượng lưu. Chức năng chủ yếu của cảng: Phục vụ nhà máy xi măng The Vissai …Về kết nối giao thông đường bộ: Cảng được nối với QL1A thông qua đường tỉnh ĐT.477. Từ đây có thể nối thông thương với bất cứ tỉnh nào trong vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

+ Cảng công ty CP chế tạo cẩu và các thiết bị phi tiêu chuẩn: nằm ở trên bờ sông Đáy cạnh cảng Ninh Phúc, chuyên phục vụ bốc xếp hàng hoá của công ty, hiện nay đang được đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, còn có một số dự án cảng như: cảng xăng dầu, dầu khí Ninh Bình; cảng Long Sơn, cảng Xuân Thái; cảng Phúc Lộc,.. mở rộng dọc theo sông Đáy, tiếp giáp với KCN Khánh Phú... đang trong giai đoạn thu hút đầu tư và phát triển.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường thủy nội địa của tỉnh Ninh Bình khá dồi dào và có những tuyến sông, kênh huyết mạch do Trung ương quản lý cùng với các tuyến sông kênh dọc theo các trục Bắc – Nam và Đông – Tây do địa phương quản lý đã tạo ra mạng lưới giao thông thủy nội địa khá tiện lợi và là địa bàn thông qua của khu vực Tây Bắc và vùng ĐBSH, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phục vụ giao thương vận tải hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội

5.2. Hệ thống cấp điện

Hệ thống điện tỉnh Ninh Bình nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc. Ninh Bình được cấp từ 02 nguồn chính:

- Nguồn cấp từ nhà máy nhiệt điện Ninh Bình với công suất phát 100MW, hòa lưới điện quốc gia 110kV và cấp cho tỉnh Ninh Bình thông qua trạm biến áp 6/35/110kV-2x31,5 MVA với công suất 30-45 MW, cung cấp khoảng 70% nhu cầu toàn tỉnh.

- Nguồn cấp từ trạm 220 kV Ninh Bình đặt tại thành phố Ninh Bình (nhận điện từ đường dây 220kV từ trạm 500 kV Nho Quan) với 2 máy (250+125)MW đang vận hành 59% và 61% công suất.

Trên địa bàn tỉnh còn có 11 trạm 110kV; 25 trạm trung gian và chuyên dùng; 270,8 km đường dây 35kV; 39,5 km đường dây 22 kV và 902,6 km đường dây 10kV. Hệ thống lưới điện của tỉnh trong thời gian qua phát triển khá nhanh và từng bước được cải tạo nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của tỉnh. Tuy nhiên, lưới điện phân phối còn chậm chuyển sang 22 kV nên tổn thất lưới trung áp chưa được cải thiện nhiều.

Theo thống kê, lượng tiêu thụ điện cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên địa bàn (năm 2010 chiếm 72,1%) và việc cung cấp điện đã đảm bảo cho các hoạt động của ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với việc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng và thu hút nhiều dự án công nghiệp lớn, thì việc tiêu thụ điện năng cho ngành công nghiệp và xây dựng sẽ tăng mạnh. Do đó, cần có kế hoạch phát triển điện lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.



5.3. Hệ thống cấp nước sạch

Đến nay, thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và thị trấn của các huyện đều đã xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. Tổng công suất các nhà máy hiện đạt khoảng 56.500m3/ngày, đêm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao do công nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước lớn trong thời gian tới có thể phát triển thành ngành công nghiệp mạnh của tỉnh như ngành chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, ngành sản xuất thép (cán thép)… vì vậy, tỉnh cần cân đối nhu cầu sử dụng nước sạch cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt để có kế hoạch phát triển các nhà máy nước trên địa bàn.

5.4. Hệ thống thông tin truyền thông

Hệ thống thông tin, truyền thông của tỉnh tương đối phát triển. Đến nay, hệ thống thông tin truyền thông của tỉnh đã phát triển rộng khắp đến các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Mạng lưới bưu điện của tỉnh hiện có 40 bưu cục phục vụ trong đó có 02 bưu cục trung tâm, 07 bưu cục huyện và 31 bưu cục khu vực.

Hệ thống điện thoại cố định hiện có 161.799 số thuê bao, với tỷ lệ 18 máy/100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng 100% huyện, thị với tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 6,2 máy/100 dân.

Mạng Internet tốc độ cao ADSL đã có tại các trung tâm huyện, các khu công nghiệp và các xã, phường… và nhiều dịch vụ viễn thông hiện đại khác. Tổng số thuê bao Internet trên địa bàn đạt gần 22.000 thuê bao.

6. Vị trí kinh tế của Ninh Bình trong Vùng đồng bằng sông Hồng

Ninh Bình có diện tích 1.390 km2 với dân số năm 2010 là 901,7 ngàn người chiếm 6,5% về diện tích và 4,5% về số dân của Vùng đồng bằng sông Hồng (Vùng bao gồm 11 tỉnh) là vùng công nghiệp 2 theo phân vùng công nghiệp của Quy hoạch phát triển tổng thể các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng, lãnh thổ (Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 4/4/2006).

Nền kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng trưởng 15,6%/năm cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Vùng là 10,5%/năm và cao hơn bình quân cả nước (7,0%/năm).

Giá trị đóng góp VA (GDP) của tỉnh trong Vùng năm 2010 đạt 7.006 tỷ đồng (giá so sánh 1994) chiếm tỷ trọng ~3,9% trong cơ cấu kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng. Theo giá hiện hành thì VA (GDP) của tỉnh đạt trên 18.857 tỷ đồng chiếm tỷ trọng ~4,1% trong cơ cấu Vùng.

Bình quân VA/đầu người của Ninh Bình năm 2010 đạt khoảng 20,9 triệu đồng (giá hiện hành) tương đương với 1.072 USD/người, bằng 91,7% mức bình quân của Vùng.



Bảng 10: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng đồng bằng sông Hồng

Chỉ tiêu

Đơn vị

Ninh Bình

Vùng ĐBSH

Tỷ lệ %
Diện tích

km2

1.378,1

21.063

6,5%

Dân số năm 2010

1.000 ng

901,7

19.770

4,5%

Tổng đầu tư xã hội năm 2010

Tỷ đ

23.843

201.340

11,8%

Tổng thu ngân sách năm 2010

Tỷ đ

6.927

141.706

4,9%
Tăng trưởng KTế 2006-2010

%/năm

15,6

10,5




VA (GDP) giá SS năm 2010

Tỷ đồng

7.006

176.978

3,9%

VA (GDP) giá HH năm 2010

Tỷ đồng

18.857

451.285

4,1%

Cơ cấu CN+XD/toàn nền KT

%

47,6%

35%




Tăng trưởng VA CN+XD 06-10

%/năm

20,9%/n

12,3%/n




VA công nghiệp+XD 2010(CĐ)

Tỷ đồng

3.852

157.950

2,4%

Xuất khẩu

Tr.USD

98,2

15.430

~0,6%

VA/đầu người

(giá hiện hành)



2005

Tr.đồng

5,57

9,94

38,5%

2010

Tr.đồng

20,9

22,8

91,7%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các tài liệu)

So sánh theo giá trị gia tăng (VA), ngành Công nghiệp+Xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 20,92%/năm cao hơn mức tăng trưởng của Vùng là 12,3%/năm. Năm 2010, VA ngành Công nghiệp+Xây dựng của tỉnh đạt gần 3.852 tỷ đồng (giá so sánh 1994) chiếm ~2,4% tổng VA Công nghiệp+Xây dựng trong Vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo số liệu báo cáo giá trị sản xuất công nghiệp từ 63 tỉnh, thành phố năm 2010, hiện giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình (theo giá so sánh 1994) có tỷ trọng chiếm 2,9% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp Vùng đồng bằng sông Hồng (cao hơn so với năm 2005 là 1,9%).


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 3.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương