UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 55.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích55.56 Kb.
#16932


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HẢI DƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 167 /BC- UBND

Hải Dương, ngày 25 tháng 11 năm 2013


BÁO CÁO

Đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Quyết định 267/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em

giai đoạn 2011-2015.


Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4006/LĐTBXH-BVTE ngày 17/10/2013, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:



I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện các Dự án của Chương trình Bảo vệ trẻ em, đồng thời xem xét khả năng đạt được các mục tiêu đề ra, xác định các vấn đề cần đánh giá và đề xuất những giải pháp ưu tiên nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình đến năm 2015.


II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

  1. Công tác chỉ đạo, triển khai Chương trình.

a) Tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai Chương trình

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành Kế hoạch 86 – KH/TU ngày 04/11/2013 về việc thực hiện Chỉ thị số 20 – CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định số 2166/QĐ – UBND ngày 29/06/2011 phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã chủ động hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các Nghị định, Quyết định, Chị thị của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, Uỷ ban nhân dân đồng thời cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, đặc biệt giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể xây dựng các Kế hoạch thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em đó là: Kế hoạch số 1821/KH-SLĐTBXH ngày 28/11/2011 thực hiện Quyết định số 1787/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Dự toán chi ngân sách Nhà nước; Công văn số 286/SLĐTBXH – BVCSTE ngày 13/03/2012 về việc hướng dẫn công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2012 ; Kế hoạch số 533/KH – SLĐTBXH ngày 02/05/2013 về việc thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Hải Dương năm 2013; Công văn 541/SLĐTBXH – BVCSTE ngày 02/05/2013 về việc thực hiện các nội dung về Chương trình Bảo vệ trẻ em năm 2013.

Công an tỉnh Hải Dương đã xây dựng Kế hoạch số 442/KH – CAT (PC45) thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020 và chỉ đạo 255/265 xã, phường, thị trấn xây dựng 255 mô hình về quản lý giáo dục trẻ em tại cộng đồng dân cư. Qua kiểm tra phân loại đánh giá các mô hình quản lý giáo dục trẻ em hư, trẻ em làm trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang hoạt động, mô hình đã có tác dụng tốt trong công tác quản lý giáo dục các em

Hàng năm, chỉ đạo các địa phương tổ chức Tháng hành động vì trẻ em từ 01/6 - 30/6 để vận động toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, xây dựng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để giúp các em tái hoà nhập cộng cộng đồng và có cơ hội phát triển; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai mô hình trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em có nguy cơ lang thang, trẻ em lao động nặng nhọc, trẻ em có nguy cơ lao động nặng nhọc và các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác



b) Nguồn lực thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em

- Ngân sách Trung ương:

+ Năm 2011: 175.000.000 đ (Một trăm bảy mươi lăm triệu đồng)

+ Năm 2012: 625.000.000 đ (Sáu trăm hai mươi lăm triệu đồng)

+ Năm 2013: 1.155.000.000đ (Một tỷ một trăm năm mươi lăm triệu đồng)



- Ngân sách địa phương:

+ Năm 2012: 400.000.000 đ (Bốn trăm triệu đồng)

+ Năm 2013: 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng)

2. Việc triển khai thực hiện các Dự án, mô hình thuộc chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

a) Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ trẻ em (Dự án 1).

Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh như: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Hải Dương, Sở Tư­ pháp, Sở Thông tin - Truyền thông , Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công an tỉnh ...căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng các hoạt động tuyên truyền bảo vệ trẻ em cụ thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em… Tuyên truyền về g­ương ng­ười tốt, việc tốt vì trẻ em; hàng năm tổ chức các cuộc Gặp gỡ những người yêu trẻ cấp tỉnh nhằm biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đã dành nhiều ưu tiên trong việc đưa tin bài phản ánh các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên báo, tạp chí và sóng phát thanh - truyền hình tỉnh cụ thể như: Tổ chức phát sóng các phim truyện ngắn, phim hoạt hình tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Xây dựng 77 phóng sự, chuyên trang, chuyên mục và hàng trăm tin, bài tuyên truyền các nội dung về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức 09 cuộc thi tìm hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh và cấp huyện; tổ chức được 93 buổi nói chuyện chuyên đề về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý, các tổ chức sự nghiệp có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các thầy cô giáo trong nhà trường tiểu học và trung học cơ sở, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên của các xã triển khai thực hiện mô hình cho 625.000 lượt người trên địa bàn toàn tỉnh; hàng tuần, hàng tháng các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên hệ thống loa phát thanh của xã với tổng lượng tin bài là 38.658. Xây dựng được 18 pa nô, áp phích tuyên truyền về Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội luôn có vai trò hết sức đặc biệt trong việc tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của cộng đồng nói chung và của từng gia đình, từng cá nhân nói riêng.

b) Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. (Dự án 2)

Từ năm 2011 đến nay, đã tổ chức được 19 lớp tập huấn nâng cao năng lực về Chương trình Bảo vệ trẻ em cho 3.341 lượt cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức hội nghị truyền thông vận động nâng cao năng lực, nhận thức cho 170 cộng tác viên, tình nguyện viên tại các xã triển khai thực hiện mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tổ chức tập huấn, kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ tốt, các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cho 1.360 cha mẹ, những người nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 17 buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề cuộc thi về kỹ năng sống cho 1.756 trẻ em tiểu học và trung học cơ sở. Qua các hoạt động tập huấn, các buổi truyền thông, các buổi nói chuyện chuyên đề đã góp phần tích cực giúp cho các cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở và các cộng tác viên, tình nguyện viên của các xã nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, giúp các bậc cha mẹ, những người chăm sóc trẻ nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, có kiến thức, phương pháp và kỹ năng chăm sóc và giáo dục con em mình; giúp cho trẻ em có kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình.



c) Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. (Dự án 3)

Dự án được thực hiện thí điểm tại huyện Bình Giang từ năm 2012 và triển khai nhân rộng tại huyện Cẩm Giàng và Tứ Kỳ năm 2013. Các địa phương triển khai thực hiện Dự án đã Xây dựng Kế hoạch thực hiện và thành lập Ban chỉ đạo; nhóm công tác liên ngành (Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục, Y tế, Tư pháp, Đoàn thanh nhiên, Hội phụ nữ....). Thành lập Ban bảo vệ trẻ em, nhóm công tác liên ngành; Mạng lưới cộng tác viên thôn bản; nhóm trẻ em nòng cốt cấp xã (có 9 xã thành lập nhóm công tác liên ngành); các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được hình thành và hoạt động theo mô hình, một số xã Ban điều hành được thành lập theo cơ chế hoạt động của xã. Chế độ chi cho cộng tác viên 50.000đ/tháng đối với cộng tác viên của các xã triển khai mô hình thuộc Dự án 4 bằng nguồn ngân sách chi cho công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh. Thành lập điểm tư vấn cho trẻ em tại trường học, truyền thông tại xã cho cha mẹ...Thành lập Câu lạc bộ trẻ em trong các nhà trường: tổ chức các buổi sinh hoạt cho trẻ em với nhóm trẻ em nòng cốt tại các Câu lạc bộ trong các nhà trường và tại cộng đồng dân cư.

Dịch vụ phòng ngừa trẻ em ở cả 3 cấp độ được triển khai thực hiện cụ thể bằng các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cha mẹ và trẻ em, các quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em thông qua việc xây dựng các tài liệu truyền thông, thông tin đại chúng tại cộng đồng; giáo dục cha mẹ, những người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí dành cho trẻ em và thanh thiếu niên nhi đồng; triển khai các hoạt động tham vấn trợ giúp cho trẻ em, giải quyết những khó khăn trước mắt; tổ chức 08 buổi tập huấn trang bị kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ mình cho trên 900 trẻ em của 03 huyện. Thiết lập các điểm tư vấn, tổ tư vấn và đuờng dây nóng tại các xã thực hiện Dự án thí điểm; Thành lập Các Câu lạc bộ trong các nhà trường và nhóm trẻ em nòng cốt, đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình năng nổ hoạt động tích cực tạo thành mạng lưới bảo vệ trẻ em, tiếp nhận các thông tin về trẻ em theo đúng quy trình can thiệp và trợ giúp.

d) Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. (Dự án 4)

UBND tỉnh Hải Dương giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Dương chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố lựa chọn các xã, phường thị trấn trọng điểm để xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình trợ giúp có nguy cơ lang thang và nguy cơ rơi vào lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm tại 08 xã, phường của 03 huyện, thành phố: Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn từ năm 2012. Các mô hình tập trung Xây dựng chỉ đạo rà soát và lập hồ sơ đối với nhóm trẻ em hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn và chỉ đạo Cộng tác viên kịp thời nắm bắt các thông tin về các nhóm trẻ em này. Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng và trong các nhà trường như: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tập trung quan tâm giáo dục cho các em các kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng giải quyết khó khăn

Tổ chức Tết Trung thu và Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho các em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt là 540 em, tập huấn cho 320 cha, mẹ phương pháp kỹ năng nuôi dạy và giáo dục con cái, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ em có nguy cơ cao. Thông qua các hoạt động của mô hình trên, tỉnh đã kịp thời thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em, đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội trợ giúp trẻ em thuộc đối tượng của mô hình nói trên.

e) Dự án Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ trẻ em. (Dự án 5).

Sau 09 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bên cạnh sự chăm lo của nhà nước, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh Hải Dương từng bước được xã hội hóa, đã có nhiều hoạt động trợ giúp trẻ em, nhiều phong trào từ thiện giúp đỡ trẻ em một cách hiệu quả, thiết thực. Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo vệ trẻ em; tổ chức truyền thông thông qua các cơ quan chức năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; tổ chức thường xuyên các hoạt động vui chơi tặng quà, học bổng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; triển khai xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; tư vấn bảo vệ các ca trẻ em bị bạo lực, xâm hại, ngược đãi; Chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em tính đến 2013 đạt tỷ lệ 90%; thực hiện có hiệu quả Quyết định 84/2009/QĐ – TTg ngày 04/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Chương trình Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em..., tổ chức đánh giá 8 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đề xuất một số nội dung cần sửa đổi trong Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em…Để có được kết quả trên chính là nhờ công tác truyền thông vận động, thay đổi hành vi, xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương luôn ưu tiên đến nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, trẻ em vùng khó khăn, miền núi, trẻ em con dân tộc.



3. Đánh giá những kết quả đạt được so với mục tiêu đầu kỳ.

Khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 267/QĐ-TTg và UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2166/QĐ – UBND ngày 29/06/2011 phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh bắt đầu tập trung nguồn lực cho chương trình này, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được củng cố và phát triển; công tác theo dõi, đánh giá các hoạt động của chương trình được lồng ghép với việc theo dõi đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, công tác này được thực hiện ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, giảm thiểu và trợ giúp. Trong các cấp độ trên, tỉnh đã ưu tiên cho hoạt động phòng ngừa (cấp độ 1) là chủ yếu và cũng đáp ứng được đầy đủ ba yêu cầu đó là chính xác, kịp thời và toàn diện. Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em đã góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu số lượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; giảm thiểu tốc độ gia tăng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức, đạo đức và xã hội; góp phần duy trì sự bình yên và hạnh phúc của các gia đình; giảm bớt sự bức xúc trong xã hội có liên quan đến ngược đãi, xâm hại, và bóc lột trẻ em; giảm thiểu các nguy

cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc gây tổn hại cho trẻ em; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nhóm trẻ em có nguy cơ cao, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng xã hội và chính bản thân các em về việc thực hiện các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được bảo vệ và an toàn của trẻ em; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ và nhóm trẻ em nghèo. Tạo được môi trường pháp lý và hành chính thuận lợi cho việc thiết lập các mạng lưới bảo vệ trẻ em.

4. Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Dự án của Chương trình.

a) Những khó khăn, vướng mắc

Việc thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều hạn chế, chưa huy động được sự ủng hộ tích cực của nhiều thành phần trong xã hội. Hệ thống dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tư vấn trẻ em của tỉnh chưa được hình thành và phát triển. Nguồn kinh phí dành cho việc thực hiện các Dự án của Chương trình còn chưa nhiều

Tình trạng chênh lệch về thu nhập, sự phân hoá giàu nghèo gia tăng làm cho sự phân tầng xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, đời sống kinh tế của nhân dân một số vùng còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, bên cạnh đó một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay đang vướng vào các tệ nạn xã hội nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vai trò, trách nhiệm của một bộ phận các gia đình trong việc nuôi dạy, quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế.

b) Nguyên nhân của những khó khăn

Một là, do khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng; tệ nạn xã hội và bệnh tật nguy hiểm có xu hướng phát triển; thiên tai, dịch bệnh xảy ra hàng năm đã tác động trực tiếp đến trẻ em và gia đình làm gia tăng đối tượng trẻ em có nguy cơ và rơi vào nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Hai là, do nhận thức của cán bộ làm công tác BVCSTE một số địa phương về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế. công tác chỉ đạo chưa tích cực dẫn đến tình trạng chưa quyết tâm trong việc thực hiện công tác này.

Ba là, Công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa sâu rộng, chưa thường xuyên liên tục ở các xã, thôn, làng và hiệu quả tác động thay đổi hành vi về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế.

Bốn là, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế và phù hợp với mục tiêu đề ra dẫn đến một số hoạt động của Chương trình chưa được triển khai và chưa có cơ chế phụ cấp phù hợp cho đội ngũ cộng tác viên.

5. Đề xuất kiến nghị cho việc thực hiện chương trình của những năm tiếp theo.

Bố trí đủ cán bộ làm công tác BVCSTE các cấp và đội ngũ cộng tác viên thôn bản, có cơ chế phụ cấp phù hợp cho đội ngũ cộng tác viên.

Để thực hiện được Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nêu trên không chỉ ở các địa phương thí điểm mà sẽ nhân rộng ra các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quan tâm bố trí đủ kinh phí cần thiết theo các nội dung đề xuất của chương trình cho phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của địa phương./.



Nơi nhận:

- Bộ LĐTBXH;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Sở LĐTBXH;

- LĐVP: Ô Khương, Ô Long;

- CV: Ô Thoan;



- Lưu: VT, VX.Lai(13).


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký


Nguyễn Văn Quế




Каталог: ChinhQuyen -> hethongvanbanpq -> Documents
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠng số: 141 /bc-ubnd
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hải dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> TỈnh hải dưƠng số: 1018 /ubnd-vp v/v kiểm tra, kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> Ủy ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG
Documents -> UỶ ban nhân dân tỉnh hải dưƠNG

tải về 55.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương