UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam


Mục 3 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾN HÀNH DỊCH VỤ NỔ MÌN



tải về 350.82 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích350.82 Kb.
#928
1   2   3   4


Mục 3

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾN HÀNH DỊCH VỤ NỔ MÌN



Điều 19. Dịch vụ nổ mìn chỉ do những đơn vị có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ nổ mìn và được Bộ Công Thương cấp Giấy phép sử dụng VLNCN để thực hiện dịch vụ nổ mìn. Quá trình tiến hành dịch vụ nổ mìn phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định trong Hợp đồng dịch vụ nổ mìn đã được ký kết.

Điều 20. Đơn vị thực hiện dịch vụ nổ mìn phải thoả mãn các điều kiện đối với đơn vị sử dụng VLNCN quy định từ Điều 8 đến Điều 18 tại Mục 2, Chương II của Quy chế này.
Mục 4

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VLNCN
Điều 21. Trước khi lập hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng VLNCN, đơn vị phải lập Thiết kế cơ sở khai thác mỏ (đối với khai thác quy mô công nghiệp); nếu sản lượng nhỏ (dưới 100.000m3/năm) hoặc thi công các công trình khác thì lập Phương án khoan - nổ mìn. Thiết kế cơ sở hoặc Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo của đơn vị ký duyệt.

Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của Quốc gia nằm trong phạm vi ảnh hưởng do nổ mìn, thiết kế cơ sở hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp giấy phép sử dụng VLNCN xem xét phê duyệt.



Điều 22. Đơn vị có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi hồ sơ xin cấp Giấy phép sử dụng VLNCN (theo quy định tại bộ thủ tục hành chính do UBND tỉnh ban hành) về Sở Công Thương để kiểm tra, thẩm định; Hồ sơ lập thành 04 bộ, mỗi bộ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo đơn vị ký, (mẫu phụ lục 1 kèm theo Quy chế này);

2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3. Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

4. Bản sao hợp lệ Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc Quyết định trúng thầu, Hợp đồng nhận thầu thi công công trình;

5. Thiết kế thi công khai thác mỏ đối với các công trình quy mô công nghiệp; Phương án nổ mìn đối với các mỏ quy mô nhỏ khai thác thủ công do lãnh đạo đơn vị ký duyệt;

6. Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02: 2008/BCT do lãnh đạo đơn vị ký duyệt;

7. Văn bản xác nhận đơn vị có kho đủ điều kiện bảo quản VLNCN; hoặc hợp đồng thuê kho với đơn vị có kho đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ này;

8. Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp.

Điều 23. Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của đơn vị gửi đến, trong thời hạn không quá 04 ngày (tính theo ngày làm việc), Sở Công Thương phải tiến hành kiểm tra, thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét cấp Giấy phép theo thẩm quyền. Nếu không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đơn vị xin cấp giấy phép và nói rõ lý do chưa cấp.

Thời gian kiểm tra, thẩm định và thời gian cấp Giấy phép hoặc có văn bản trả lời cho đơn vị tổng cộng không quá 07 ngày (tính theo ngày làm việc).



Điều 24. Đơn vị xin cấp Giấy phép sử dụng VLNCN phải nộp một khoản phí theo quy định tại Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh.

Điều 25. Thời hạn của Giấy phép sử dụng VLNCN phục vụ xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng… phụ thuộc vào thời gian thi công công trình (không quá hai năm). Đối với các đơn vị khai thác khoáng sản quy mô sản lượng nhỏ, khai thác thủ công kết hợp cơ giới, thời hạn Giấy phép sử dụng VLNCN tương ứng với thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản (không quá ba năm).

Đối với các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản theo quy mô công nghiệp, thời hạn Giấy phép sử dụng VLNCN cấp 05 (năm) năm một lần và được cấp lại liên tục trong suốt thời gian được phép hoạt động của mỏ.



Điều 26. Trước khi Giấy phép sử dụng VLNCN hết hạn 30 ngày, đơn vị có nhu cầu xin cấp lại phải lập hồ sơ theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này gửi các cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định. Sau khi được cấp, đơn vị phải vào sổ đăng ký tại Sở Công Thương theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương.
Mục 5

QUY ĐỊNH VỀ KHO CHỨA VLNCN
Điều 27. Các kho chứa VLNCN (không kể quy mô lớn, nhỏ) đều phải được quản lý chặt chẽ về kỹ thuật an toàn, về an ninh trật tự xã hội và phòng chống cháy nổ. Đơn vị xây dựng kho phải có đủ Hồ sơ được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp phép xây dựng và khi đưa vào sử dụng phải được nghiệm thu theo quy định hiện hành.

Điều 28. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện xây dựng, đồng thời chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng, quản lý Hồ sơ và các điều kiện khác liên quan đối với kho chứa VLNCN trên địa bàn tỉnh.

Chương III

TRÁCH NHIỆM, THẨM QUYỀN VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP

Điều 29. Trách nhiệm, thẩm quyền của các Sở, ngành, UBND các cấp và sự phối kết hợp trong công tác quản lý hoạt động VLNCN trên địa bàn:

1. Sở Công Thương:

Là đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với VLNCN trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các cấp tuyên truyền, hướng dẫn; thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý tiền chất, thuốc nổ, kinh doanh và sử dụng VLNCN theo quy định của pháp luật, đồng thời tổ chức thực hiện Quy chế này;

c) Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, cụ thể như sau:

- Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho (nếu đơn vị có kho chứa VLNCN);

- Danh mục các thiết bị nổ mìn và các thiết bị có tính chất đặc thù nghiêm ngặt về an toàn chuyên ngành công nghiệp cần phải kiểm định;

- Hồ sơ về trình độ chuyên môn của người chỉ huy nổ mìn;

- Danh sách những người làm việc liên quan trực tiếp đến VLNCN theo quy định tại Phụ lục C trong QCVN 02: 2008/BCT;

- Báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước (nếu đơn vị xin cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN nhưng không thay đổi địa điểm, quy mô hoạt động).

d) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng đồng thời phối hợp quản lý chặt chẽ đối với các kho chứa VLNCN trong quá trình hoạt động trên địa bàn tỉnh.

đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với lãnh đạo, giám đốc điều hành mỏ và những lao động của các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động VLNCN đáp ứng được theo quy định hiện hành.

e) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương các hoạt động VLNCN định kỳ 6 tháng, cả năm theo quy định.

2. Công an tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đơn vị về công tác PCCN;

b) Cấp lệnh (M) vận chuyển VLNCN;

c) Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, đảm bảo giữ gìn ANTTXH trong quá trình quản lý hoạt động VLNCN;

d) Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan kiểm tra, thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện tốt Bộ Luật Lao động, đảm bảo các điều kiện về ATLĐ và bảo hộ lao động;

b) Kiểm tra chứng chỉ về kỹ thuật an toàn các đối tượng làm công việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN theo qui định tại QCVN 02:2008/BCT;

c) Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan kiểm tra, thanh tra về hoạt động VLNCN trên địa bàn.

4. UBND huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện):

a) Chỉ đạo phòng Công Thương, Kinh tế, UBND các xã và các cơ quan liên quan quản lý về hoạt động VLNCN trên địa bàn huyện;

b) Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan kiểm tra, thanh tra về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn;

c) xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động VLNCN theo quy định hiện hành.

5. UBND cấp xã nơi có hoạt động VLNCN: Quản lý hoạt động về VLNCN của các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành của tỉnh, phòng Công Thương huyện kiểm tra hoạt động VLNCN trên địa bàn.



Chương IV

Каталог: vi-vn -> stp -> TaiLieu -> Q%C4%90
Q%C4%90 -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
Q%C4%90 -> Quy định quản lý chất thải rắn và nước thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Q%C4%90 -> Quyết định số 02/2010/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc giao thẩm quyền công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Q%C4%90 -> UỶ ban nhân dân tỉnh hà nam
Q%C4%90 -> Quyết định số 956/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 08 năm 2008 của ubnd tỉnh Hà Nam V/v quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công Thương tỉnh Hà Nam
Q%C4%90 -> Quyết định số 08/2010/QĐ-ubnd ngày 09 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam V/v ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thư điện tử tỉnh Hà Nam
Q%C4%90 -> Quyết định số 1085/2005/QĐ-ubnd ngày 08 tháng 07 năm 2005 của ubnd tỉnh Hà Nam Về việc uỷ quyền cho các huyện, thị xã quản lý, đăng ký phương tiện thuỷ nội địa
Q%C4%90 -> Quyết định số 11/2010/QĐ-ubnd ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam
Q%C4%90 -> Quyết định số 29/2010/QĐ-ubnd ngày 11 tháng 9 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Q%C4%90 -> Quyết định số 09/2010/QĐ-ubnd ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu làng nghề tỉnh Hà Nam

tải về 350.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương