UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 87.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích87.36 Kb.
#12637

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 1905/QĐ-UBND Đồng Hới, ngày 23 tháng 11 năm 1998



QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH

Về việc ban hành Quy định quản lý tài nguyên khoáng sản và các

hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Khoáng sản 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại văn bản số 437/QLKS-CN ngày 10/11/1998,




QUYẾT ĐỊNH



Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về quản lý tài nguyên khoáng sản và các hoạt động khoáng sản (gọi tắt là các hoạt động khoáng sản) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các tổ chức và cá nhân có hoạt động khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.


TM/UỶ BAN NHÂN DÂN

Nơi nhận: CHỦ TỊCH

- Như Điều 2; (Đã ký)

- Văn phòng Chính phủ; Phạm Phước

- Bộ Công nghiệp;

- Cục Địa chất khoáng sản; Báo cáo

- VPQLHĐKSMiền Trung;

- TV Tỉnh uỷ, TTHĐND tỉnh;

- Ban Kinh tế Tỉnh uỷ;

- Thông tin Báo chí của tỉnh;

- Lưu VT, CVCN.


QUY ĐỊNH


VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ

CÁC HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH QUẢNG BÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1905/QĐ-UB ngày 23/11/1998

của UBND tỉnh Quảng Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1: Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mõ mà sau này được khai thác lại, cũng là khoáng sản... do Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản (LKS), Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Khoáng, các quy định của Bộ Công nghiệp, các Bộ quản lý ngành liên quan và bản Quy định này.

- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản (TNKS) là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế và các đơn vị lực lượng vũ trang.


Điều 2: Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản (viết tắt là HĐKS) bao gồm: Khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, kể cả khai thác tận thu (viết tắt là KTTT) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều phải tuân theo các quy định của Luật Khoáng sản, các quy định Pháp luật khác có liên quan và bản Quy định này.

Điều 3: 1. Nghiêm cấm, tạm thời cấm hoặc hạn chế những HĐKS thuộc các khu vực sau:

a. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, khu vực vành đai bảo vệ các công trình văn hoá, đất tôn giáo, rừng cấm quốc gia, khu vực đất quốc phòng, công trình quốc phòng, khu vực quân sự theo Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ khu vực công trình quốc phòng và Nghị định số 09/CP ngày 12/02/1996 của Chính phủ về chế độ quản lý sử dụng đất quốc phòng an ninh (trừ những trường hợp được Chính phủ cho phép)

b. Khu vực hành lang chuyển tải điện, hệ thống thông tin liên lạc, các mốc trắc địa của quốc gia và các khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

2. Nghiêm cấm những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu vực có TNKS như:

a. Xây dựng các công trình kiến trúc kiên cố, nghĩa địa.




b. Bãi thả các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.


c. Nổ bom mìn và các chất nổ khác.

Điều 4: Các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng đất và mục đích sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp trong các khu vực có TNKS được tiếp tục sử dụng nhưng phải chấp hành theo các điều khoản của bản Quy định này.

Chương II

THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TNKS


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Điều 5: Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền:

1. Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép, cho phép chuyển nhượng hoặc thừa kế giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, giấy phép chế biến khoáng sản và giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

2. Tham gia ý kiến với Bộ Công nghiệp về việc cấp giấy phép các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về TNKS, giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền của Bộ Công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Giải quyết các điều kiện liên quan cho các tổ chức, cá nhân được phép HĐKS tại địa phương.



Điều 6: Sở Công nghiệp có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về TNKS theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ.

Sở Công nghiệp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về TNKS của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước về TNKS của Sở Công nghiệp theo quy định kèm theo Quyết định số 329/QĐ-TCCB ngày 26/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cụ thể như sau:

1. Căn cứ vào quy định của Chính phủ, của Bộ công nghiệp giúp UBND tỉnh xây dựng hoặc tham gia xây dựng để ban hành theo thẩm quyền các quy định hướng dẫn chi tiết các quy định của Chính phủ và Bộ Công nghiệp về quản lý, bảo vệ TNKS và các HĐKS tại địa phương.

2. Đề xuất và giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ TNKS và các HĐKS, phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.

3. Giúp UBND tỉnh phối hợp với các Bộ liên quan để khoanh vùng các diện tích cấm khai thác hoặc tạm thời cấm khai thác khoáng sản, lập các diện tích tận thu trình Bộ Công nghiệp quyết định.

4. Giúp UBND tỉnh tiếp nhận, thẩm định đơn, hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và khai thác tận thu theo thẩm quyền của UBND tỉnh, tham gia thẩm định các dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản, đánh giá tác động môi trường trong HĐKS thuộc thẩm quyền của tỉnh, giúp UBND tỉnh chuẩn bị văn bản tham gia ý kiến đối với việc cấp giấy phép HĐKS khi Bộ Công nghiệp có yêu cầu.

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc giải quyết các điều kiện về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về TNKS và HĐKS tại địa phương.

6. Đăng ký, theo dõi, tổng hợp tình hình HĐKS tại địa phương, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp.

7. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân ở địa phương. Thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản theo Quy chế tổ chức hoạt động thanh tra khoáng sản do Bộ Công nghiệp ban hành.

8 Giúp UBND tỉnh để phối hợp với các cơ quan giải quyết, hoặc tham gia giải quyết những vấn đề tranh chấp về HĐKS và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản phát sinh tại địa phương hoặc tại các vùng giáp ranh giữa các tỉnh theo thẩm quyền, hoặc báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp giải quyết.

Điều 7: Sở Địa chính có trách nhiệm:

1. Trình UBND tỉnh quyết định cho phép các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản, được thuê đất để khai thác, chế biến khoáng sản, hoặc quyết định thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân xin trả lại, hoặc bị thu hồi giấy phép khai thác chế biến khoáng sản.

2. Ký hơp đồng thuê đất với các tổ chức cá nhân có giấy phép khai thác chế biến khoáng sản.

Điều 8: Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Công nghiệp trình UBND tỉnh quy định mức thu, sử dụng và đền bù thiệt hại do các HĐKS gây ra; lệ phí thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn các loại giấy phép HĐKS thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Điều 9: UBND các huyện, thị xã, các xã, phường có trách nhiệm bảo vệ TNKS chưa khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản. Cụ thể là:

1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ TNKS chưa khai thác ở địa phương.

2. Trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình, giải quyết các điều kiện liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép HĐKS điều tra cơ bản địa chất về TNKS tại địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của UBND tỉnh.

3. Tuyên truyền giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản, tham gia giải quyết những vấn đề tranh chấp về HĐKS và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về khoáng sản phát sinh tại địa phương.

Phòng Công nghiệp các huyện, thị xã có trách nhiệm giúp UBND huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ TNKS trên địa bàn.

Điều 10: Các tổ chức, cá nhân nằm ngoài địa bàn tỉnh Quảng Bình có giấy phép HĐKS hợp lệ, đều phải đăng ký Nhà nước khu vực HĐKS tại Sở Công nghiệp và chịu sự giám sát kiểm tra của Sở Công nghiệp và các ngành chức năng liên quan.

Chương III




THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN

KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG THAN BÙN

VÀ KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN



Điều 11: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản (KTKS)

1. Các tổ chức Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, Hơp tác xã và tổ chức kinh tế khác mà mục đích thành lập có nội dung HĐKS được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nói trên muốn được cấp giấy phép, phải có đủ vốn đầu tư ban đầu theo Đề án khả thi (kể cả vốn vay) được cơ quan có thẩm quyền duyệt theo đúng quy định hiện hành để thực hiện dự án.



Điều 12: Việc khai thác khoáng ản làm vật liệu xây dựng thông thường trong các trường hợp sau đây không phải xin giấy phép khai thác khoáng sản:

1. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong khuôn khổ các dự án xây dựng công trình hạ tầng của Nhà nước, như: Xây dựng đập, kênh đào thuỷ điên, thuỷ lợi, san gạt nền đường, đào đường hầm, nạo vét sông, hồ bến cảng, công trình quốc phòng và các công trình khác của Nhà nước có tính chất tương tự, mà không KTKS ở ngoài diện tích xây dựng, không bán sản phẩm khai thác dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Việc tận thu, chuyên chở và sử dụng đất hốc đá thải của mỏ đang hoạt động mà sản phẩm chính chủa mỏ không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không nhằm mục đích kinh doanh trong phạm vi diện tích đất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng.



Điều 13: Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn của các tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Công nghiệp gồm:

1. Đơn xin khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, hoặc than bùn (theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp)

2. Quyết định phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò của Bộ Công nghiệp và phiếu nộp lưu trữ địa chất báo cáo kết quả thăm dò.

3. Đề án khai thác khoáng sản khả thi vật liệu xây dựng thông thường hoặc than bùn và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và quyết định phê duyệt của UBND tỉnh.

5. Ban đồ khu vực khai thác khoáng sản theo hệ UTM toạ độ vuông gốc, tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.

6. Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc quyết định bổ sung chức năng nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Các văn bản xác nhận về tài sản và năng lực tài chính của chủ đơn.



Điều 14: Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thương, than bùn được xác định dựa trên cơ sở đề án khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở quy hoạch của tỉnh. Thời gian không quá ba mươi (30) năm.

Điều 15: Các tổ chức, cá nhân xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, than bùn phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp trước khi giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, gồm:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, than bùn theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp ban hành.

2. Báo cáo tổng hợp kết quả khai thác và quản lý mỏ đến thời điểm xin gia hạn, diện tích trữ lượng khoáng sản chưa khai thác và chương trình kế hoạch tiếp tục khai thác.

3. Bảng kê khai các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn giấy phép. Gồm: Thuế tài nguyên, lệ phí giấy phép, bồi thường thiệt hại, tái tạo môi trường được UBND xã, huyện sở tại xác nhận.

4. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường do Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường xác nhận.

5. Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ theo hệ UTM, toạ độ vuông gốc tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.

Giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, than bùn được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

Điều 16: Tổ chức, cá nhân muốn trả lại giấy phép được một phần diện tích khai thác khoáng sản, phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp (theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp).

1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích KTKS, vật liệu xây dựng thông thường, than bùn.

2. Báo cáo kết quả KTKS kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích KTKS.

3. Bảng kê khai các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích KTKS.

4. Đề án đóng cửa mỏ theo quy định của Bộ Công nghiệp (nếu trả lại giấy phép).

5. Bản đồ hiện trạng khu vực KTKS theo hệ UTM, toạ độ vuông gốc tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.



Điều 17: Tổ chức, cá nhân muốn chuyển nhượng hoặc thừa kế KTKS vật liệu xây dựng thông thường hoặc than bùn, phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp gồm:

1. Đơn xin chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền KTKS theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp.

2. Hợp đồng chuyển nhượng hoặc vản bản pháp lý chứng minh là người thừa kế hợp pháp.

3. Bản kê khai giá trị tài sản sẽ được chuyển nhượng, hoặc thừa kế quyền KTKS vật liệu xây dựng thông thường (hoặc than bùn)

4. Báo cáo kết quả KTKS và nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền KTKS.

5. Bản đồ hiện trạng khu vực mỏ đến thời điểm xin chuyển nhượng hoặc thừa kế theo hệ UTM, toạ độ vuông gốc tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.

6. Các văn bản xác nhận tư cách pháp lý tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng, hoặc thừa kế quyền KTKS.

7. Bản sao giấy phép đầu tư có xác nhận của Công chứng Nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc thừa kế là tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn và hồ sơ hợp lệ, Sở Công nghiệp phải xem xét trình UBND tỉnh quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc quyền KTKS không được chuyển nhượng hoặc thừa kế.

Việc chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền KTKS được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép KTKS mới cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền KTKS phù hợp với quy định tại giấy phép cũ bị thu hồi đồng thời.

Trường hợp quyền KTKS không đủ điều kiện chuyển nhượng hoặc thừa kế theo quy định tại Điều 56 của Nghị định số 68/CP thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại giấy phép KTKS theo quy định tại Điều 16 của bản quy định này.

Điều 18: Tổ chức cá nhân không có giấy phép KTKS muốn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (CBKS) phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép CBKS (theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp).

2. Báo cáo (hoặc đề án) nghiên cứu khả thi về CBKS, có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền kèm theo.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, có quyết định phê duỵêt của cấp có thẩm quyền kèm theo.

4. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn.

Thời hạn của giấy phép CBKS căn cứ vào từng báo cáo (hoặc dự án) khả thi và phù hợp với giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư.



Điều 19: Việc trả lại giấy phép, chuyển nhượng giấy phép hoặc thừa kế quyền chế biến khoáng sản tuân theo quy định tương tự của Điều 16, 17 của bản Quy định này.

Điều 20: Các tổ chức, cá nhân được lập hồ sơ làm thủ tục để xin cấp giấy phép khai thác tận thu (KTTT) khoáng sản trong điều kiện sau:

1. Công cụ và phương pháp KTTT khoáng sản chủ yếu là thủ công, có thể dùng cơ giới nhỏ trong một số công đoạn.

2. Đối với tổ chức xin giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:

- Khối lượng khai đào (gồm đất thải và khoáng sản) cấp trong một giấy phép không quá năm ngàn tấn một năm (5000 tấn/năm).

- Diện tích khu vực khai thác tận thu không quá hai mươi (20) héc ta.

3. Đối với cá nhân xin giấy phép khai thác tận thu:

- Khối lượng khai đào (gồm đất thải và khoáng sản) cấp trong một giấy phép không quá một trăm ngàn tấn một năm (100.000 tấn/năm).

- Diện tích khu vực khai thác tận thu không quá một (01) héc ta.



Điều 21: Tổ chức, cá nhân xin giấy phép KTTT khoáng sản phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp:

1. Đơn xin giấy phép KTTT khoáng sản (theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp).

2. Báo cáo khảo sát sơ bộ về địa chất và khoáng sản.

3. Đề án KTTT được phê duyệt, hoặc thẩm định của cơ quan quản lý cấp trên.

4. Bản đồ vị trí khu vực KTTT khoáng sản theo hệ UTM, toạ độ vuông gốc, tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.

5. Các văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tài sản và năng lực tài chính, của tổ chức, cá nhân xin giấy phép KTTT.

6. Ý kiến thoả thuận bằng văn bản của UBND xã, phường, huyện, thị nơi có khoảng sản chủ đơn xin giấy phép KTTT khoáng sản. Nếu liên quan đến đất nông nghiệp, đất có rừng, đất chuyên dùng... thì phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý liên quan và cơ quan quản lý đất đai ở địa phương.

Điều 22: Việc xin gia hạn giấy phép KTTT, xin trả lại giấy phép, xin chuyển nhượng giấy phép hoặc thừa kế quyền KTTT khoáng sản tuân theo quy định tương tự tại Điều 15, 16, 17 của bản Quy định này.

- Thời hạn của một giấy phép KTTT không quá ba mươi sáu (36) tháng và được gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng, với điều kiện sau đây tại thời điểm xin gia hạn giấy phép.

- Tổ chức cá nhân được phép KTTT khoáng sản đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản.

- Khu vực xin gia hạn giấy tận thu còn phù hợp với hình thức khai thác tận thu theo quy định của Luật Khoáng sản và Điều 65, 66 của Nghị định 68/CP.

- Giấy phép khai thác TTKS còn hiệu lực ít nhất ba mười (30) ngày.

Chương IV

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN


HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 23: Các tổ chức, cá nhân HĐKS có các quyền sau đây:

1. Sử dụng số liệu thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép HĐKS theo quy định của Luật Khoáng sản.

2. Tiến hành khảo sát thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong khu vực đã được cấp giấy phép.

3. Cất giữ, vận chuyển tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác, chế biến theo quy định của pháp luật.

4. Xin gia hạn, trả lại giấy phép khai thác, chế biến, hoặc trả lại từng phần diện tích khai thác theo quy định của Chính phủ.

5. Chuyển nhượng hoặc thừa kế quyền KTCB cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

6. Khai thác khoáng sản đi kèm khoáng sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ các vấn đề liên quan đến việc KTKS đi kèm đó theo quy định của pháp luật.

7. Khiếu nại, hoặc khiếu nại về quyết định thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản, hoặc quyết định xử lý khác của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.

8. Các tổ chức, cá nhân được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật Khoáng sản.

Điều 24: Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép HĐKS như sau:

1. Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu thông tin về TNKS của Nhà nước, thuế tài nguyên và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khoáng sản phù hợp với báo cáo (dự án) nghiên cứu khả thi về TNKS và thiết kế mỏ được chấp nhận.

3. Tận thu khoáng sản, bảo vệ TNKS, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp vơi báo cáo đánh giá tác động môi trường được chấp nhận.

4. Thu nhập, gửi số liệu thông tin về TNKS, báo cáo kết quả HĐKS cho cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS, báo cáo hoạt động khác cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ và ngày bắt đầu HĐKS với cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS, thông báo kế hoạch HĐKS cho UBND tại nơi có mỏ và cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS trước khi thực hiện.

6. Thực hiện các nghĩa vụ về việc đảm bảo quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Khoáng sản.

7. Bồi thường thiệt hại do HĐKS gây ra theo quy định của luật pháp.

8. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép tiến hành trong khu vực khai thác, cho việc xây dựng các công trình giao thông, đường dẫn nước, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ trên cơ sơ đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được phép KTKS.

9. Nộp báo cáo HĐKS định kỳ 6 tháng, 1 năm cho cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS, thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép LTKS chấm dứt hiệu lực theo các quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn chính trị trật tự xã hội, và an ninh quốc gia.

11. Thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của Luật Khoáng sản.



Chương V

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ KHOÁNG SẢN, GIẢI QUYẾT


TRANH CHẤP, XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TRONG HĐKS
Điều 25: Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản (gọi tắt là TTKS) theo quy định tại Điều 73 của Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 do Sở Công nghiệp đảm nhận và thực hiện theo quy định số 48/1998/QĐ-BCN ngày 28/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Điều 26: Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra khoáng sản được quy định theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 48/1998/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp như sau:

1. Nhiệm vụ gồm:

a. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về:

- Nội dung giấy phép HĐKS,

- Giữ gìn bí mật Nhà nước về TNKS,

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý TNKS,

- Quyền và nghĩa vụ cá nhân được phép HĐKS,

b. Phối hơp với Thanh tra Nhà nước về lao động và thanh tra liên ngành về bảo vệ môi trường và cơ quan khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ thanh tra an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong HĐKS.

c. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động thanh tra về khoáng sản.

d. Kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại tố cáo trong HĐKS.

2. Quyền hạn của Thanh tra khoáng sản gồm:

a. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên đưa ra.

b. Điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.

c. Quyết định đình chỉ HĐKS không có giấy phép, tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây ra tai nạn nguy hiểm cho người, hoặc tổn thất nghiêm trọng tài nguyên, môi trường, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý.

d. Xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản.

Điều 27: Giải quyết tranh chấp HĐKS theo quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản.

Điều 28: Giấy phép HĐKS bị thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực thi hành, được thực hiện theo quy định tại Điều 39, 40 của Luật Khoáng sản.

Điều 29: Xử lý các vi phạm hành chính trong HĐKS theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về TNKS.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH



Điều 30: Quy định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quy định này đều bãi bỏ.

Điều 31: Quy định này áp dụng cho các Sở, Ban, ngành có liên quan, các huyện, thị xã và tất cả các tổ chức cá nhân HĐKS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, phát sinh thì các ngành, các cấp phản ảnh, qua Sở Công nghiệp để trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi.


TM/UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phạm Phước





Каталог: vbpq -> vbpq qb.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 49/2003/QĐ-ub đồng Hới, ngày 16 tháng 09 năm 2003
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quang bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1021/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 1051 /QĐ-ub
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh v/v quy định điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 87.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương