UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


Thực trạng nhà ở tại các đơn vị hành chính



tải về 2.06 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

3. Thực trạng nhà ở tại các đơn vị hành chính


Căn cứ báo cáo số liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về thực trạng nhà ở của các đơn vị hành chính của tỉnh để tiến hành phân tích thực trạng nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn từng đơn vị theo đặc điểm, mức độ phát triển kinh tế – xã hội của từng đơn vị hành chính.

a) Thành phố Bến Tre

- Số liệu cơ bản

+ Loại đô thị: Loại III.

+ Tổng dân số: 117.320 người, chiếm 9,3% dân số toàn tỉnh.

+ Bình quân nhân khẩu: 3,3 người/hộ.

+ Diện tích nhà ở: 2.470.841 m2, diện tích bình quân: 21,1 m2 /người.

+ Nhà kiên cố: 2.017 căn.

+ Nhà bán kiên cố: 24.488 căn.

+ Nhà thiếu kiên cố: 3.191 căn.

+ Nhà đơn sơ : 2.485 căn.

Về tính chất đô thị: Là đô thị trung tâm của tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bến Tre, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực

- Thực trạng nhà ở thành phố Bến Tre

+ Khu vực đô thị:

Từ 10 năm trở lại, Bến Tre có sự phát triển tương đối nhanh về cơ sở vật chất, đặc biệt là các công sở và công trình phúc lợi. Vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ của Tỉnh và ngày càng được khẳng định khi các vùng nông thôn trong tỉnh đã có những bước phát triển mới về chất.

Trong quá trình đô thị hóa thành phố Bến Tre, quỹ nhà ở đã tăng nhanh, do việc xây dựng các khu dân cư tập trung, do nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường, do nhu cầu mở rộng đô thị và xu hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Số lượng, chất lượng nhà kiên cố, bán kiên cố tăng nhanh đạt tỷ lệ 89,86% trong khu vực nội thành, dự đoán sẽ tăng cao hơn vào các năm tới. Đến nay, thành phố Bến Tre đã hình thành 7 khu dân cư tập trung là: khu Ao Sen, Chợ Chùa; khu dân cư Sao Mai; khu dân cư 225; khu tái định cư Mỹ Thạnh An; khu tái định cư Công An; khu tái định cư Phú Hào; khu tái định cư Phú Dân. Nhà ở của thành phố phát triển nhanh về số lượng và được cải tạo nâng dần về chất lượng.

Chất lượng nhà ở chia theo khu vực đô thị và nông thôn


Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán

kiên cố


Thiếu

kiên cố


Đơn sơ

Khu vực đô thị

17.197

1.128

14.156

1.029

884

Khu vực nông thôn

14.984

889

10.332

2.162

1.601

Tổng cộng

32.181

2.017

24.488

3.191

2.485

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, phường trên địa bàn thành phố Bến Tre. Tính đến ngày 31/12/2012, thành phố có 32.181 căn, bao gồm 17.197 căn khu vực đô thị (53,44% toàn thành phố) và 14.984 căn khu vực nông thôn (46,56%). Số căn nhà kiên cố đạt 2.017 căn , nhà bán kiên cố đạt 24.488 căn, thiếu kiên cố là 3.191 căn, và nhà đơn sơ là 2.485 căn. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở trên địa bàn thành phố Bến Tre, chất lượng nhà ở trong những năm qua của thành phố đã được cải thiện đáng kể, số lượng nhà kiên cố, bán kiên cố tăng nhanh, tuy nhiên tỷ lệ nhà kiên cố chưa thật sự cao, vẫn tồn tại số lượng lớn nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Trong thời gian tới thành phố Bến Tre cần tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, và bán kiên cố.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Đô thị

1.394.290

120.334

1.193.324

51.450

29.172

Nông thôn

1.076.551

80.899

815.904

118.910

60.838

Tổng cộng

2.470.841

201.243

2.009.228

170.360

90.010

Tỷ lệ hộ có diện tích nhà ở từ 16m2/người đến 30m2/người phân bố chủ yếu tại khu vực đô thị (47,81%). Tỷ lệ nhà ở có diện tích lớn hơn 30 m2/người tại khu vực đô thị cũng khá cao, đạt mức 35,5%.

Nhà ở kiên cố tập trung chủ yếu ở các tuyến phố lớn, chính của thành phố bước đầu đã tạo được cảnh quan kiến trúc khá ngay ngắn. Nhà trong ngõ, xóm có nhiều loại hình đa dạng, chất lượng thấp hơn nhà mặt phố, chủ yếu là nhà liền kề và nhà vườn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố cũng có loại hình nhà biệt thự nhưng phân bố rải rác, quy mô chưa đáng kể.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển nhà ở, trong những năm qua tỉnh cũng chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan đô thị, nên nhà ở và các công trình cơ sở hạ tầng kết hợp thành một khối hài hòa, mang lại diện mạo đồng nhất, khang trang cho thành phố Bến Tre.

+ Khu vực nông thôn:

Khu vực nông thôn của thành phố Bến Tre gồm có 6 xã là xã Sơn Đông, xã Bình Phú, xã Phú Hưng, xã Mỹ Thạnh An, xã Nhơn Thạnh và xã Phú Nhuận. Các xã này bao quanh khu vực trung tâm, khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như hoạt động thương mại, dịch vụ thấp hơn so với mặt bằng chung. Kinh tế kém phát triển, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, trong đó bao gồm cả vấn đề về chất lượng nhà ở.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, khu vực nông thôn của thành phố Bến Tre có tổng diện tích sàn là 1.076.551 m2, tương ứng 14.984 căn nhà, diện tích bình quân 20,4 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 5,93%, bán kiên cố đạt 68,95%, thiếu kiên cố 14,43% và đơn sơ chiếm 10,68%. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở khu vực nông thôn của thành phố Bến Tre, đó là đảm bảo về mặt số lượng nhà, diện tích bình quân đầu người, nhưng về chất lượng nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tỷ lệ nhà kiên cố thấp, trong khi tỷ lệ nhà đơn sơ còn nhiều, những căn nhà tạm bợ, xây dựng bằng cột cây, vách ván, mái lá, chưa đảm bảo an toàn và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt khi xảy ra thiên tai, lũ lụt.

+ Công tác phát triển nhà ở:

Thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho gia đình chính sách có công nhằm tạo điều kiện ổn định về nhà ở và từng bước cải thiện, nâng mức sống gia đình chính sách ngang bằng mức sống trung bình của người dân địa phương nơi cư trú. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện kinh tế của thành phố còn khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo cho các đối tượng chính sách. Bên cạch việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thành phố Bến Tre phát triển khá mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đã huy động được nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài thành phố. Bằng nguồn vận động từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa của thành phố Bến Tre và sự hỗ trợ đóng góp của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tính từ năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 đã xây dựng được 295 căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính, với tổng kinh phí là 8.511.550.900 đồng; trong đó: xây dựng nhà tình nghĩa cho 12 gia đình ngoài địa bàn thành phố Bến Tre đã có công nuôi giấu cán bộ thị xã Ủy (nay là thành Ủy Bến Tre).

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, công tác huy động nguồn lực từ các tổ chức, các phong trào vận động, đóng góp quỹ “Ngày vì người nghèo”; kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng; vận động cộng đồng, dòng họ giúp đỡ nhằm phát huy phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, dân tự làm”. Với sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền, đặc biệt với sự tham gia hưởng ứng rất tích cực, hiệu quả của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, dòng họ và của chính người dân được hỗ trợ nên cuộc vận động đã đạt được kết quả rất lớn với tổng số vốn huy động hỗ trợ xây dựng từ năm 2002 đến ngày 31/12/2012 là 979 căn nhà với tổng kinh phí là 12.561.896.186 đồng, trong đó có 123 căn nhà tình thương cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo quỹ phát triển cộng đồng thành phố Bến Tre đã vận động Hiệp hội Đô thị Việt Nam hỗ trợ vốn để xây dựng 40 căn nhà cho hộ nghèo.

b) Huyện Mỏ Cày Bắc

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Xã Phước Mỹ Trung (Loại V).

+ Tổng dân số: 110.997 người, chiếm 8,76 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,3 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 2.527.946 m2, diện tích bình quân: 22,8m2/người

+ Nhà kiên cố: 6.445 căn

+ Nhà bán kiên cố: 19.741 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 5.400 căn

+ Nhà đơn sơ: 1.509 căn

Các đơn vị hành chính của huyện Mỏ Cày Bắc bao gồm xã Phước Mỹ Trung và 12 xã.

- Thực trạng nhà ở huyện Mỏ Cày Bắc

+ Khu vực đô thị

Huyện Mỏ Cày Bắc được tái thành lập vào ngày 30 tháng 04 năm 2009, theo Nghị định số 08/NĐ- CP ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Được chia tách từ huyện Mỏ Cày và 02 xã Hưng Khánh Trung A và Phú Mỹ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 154,6km2, chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã. Trung tâm huyện đặt tại xã Phước Mỹ Trung, xã mới được công nhận đô thị loại V vào tháng 10 năm 2012, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện và cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của huyện.



Kinh tế của huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển còn yếu, thương mại dịch vụ phát triển chậm (địa bàn huyện có 03 chợ loại 3, còn lại là chợ tạm). Dân số toàn huyện 109.464 người, gồm có 32.208 hộ, mật độ dân số trung bình là: 694 người/km2.

Chất lượng nhà ở chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

2.096

516

1.120

395

65

Khu vực nông thôn

30.999

5.929

18.621

5.005

1.444

Tổng cộng

33.095

6.445

19.741

5.400

1.509

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc. Tính đến ngày 31/12/2012, huyện Mỏ Cày Bắc có 33.095 căn, bao gồm 2.096 căn khu vực đô thị (6,33% toàn tỉnh) và 30.999 căn khu vực nông thôn (93,67%). Số căn nhà kiên cố đạt 516 căn, nhà bán kiên cố chiếm chủ yếu đạt 1.120, thiếu kiên cố là 395 căn, và nhà đơn sơ là 65 căn. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, do huyện mới tiến hành thay đổi địa giới hành chính nên quy mô khu vực đô thị nhỏ (chỉ chiếm 6,33%, trước đây là xã Phước Mỹ Trung) nên chất lượng nhà ở khu vực đô thị còn thấp, chủ yếu là nhà bán kiên cố. Số lượng nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn khá nhiều. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới huyện Mỏ Cày Bắc cần tiếp tục mở rộng, nâng cao cả về số lượng, và chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố và mở rộng quy mô đô thị.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu

kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

144.565

46.440

78.400

17.775

1.950

Khu vực nông thôn

2.383.381

503.780

1.541.716

269.489

68.396

Tổng cộng

2.527.946

550.220

1.620.116

287.264

70.346

Tỷ lệ hộ có diện tích nhà ở từ 16m2/người đến 30m2/người phân bố chủ yếu tại khu vực đô thị (chiếm 71,98%). Tỷ lệ nhà ở có diện tích lớn hơn 30 m2/người tại khu vực đô thị cũng khá cao, đạt mức 25,64%. Tuy nhiên do quy mô đô thị còn nhỏ, nên số lượng nhà ở trên chưa thể đem lại bộ mặt khang trang cho khu vực đô thị của huyện.

Nhà ở cho thuê, khu vực địa bàn xã Phước Mỹ Trung có khoảng 30 phòng cho thuê ở thời hạn thuê tháng, diện tích phòng khoảng 20m2/ phòng. Hiện trạng nhà ở ven kênh rạch có nguy cơ sạt lở, trên địa bàn huyện có các tuyến sông lớn như: sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông, sông Cái Hàn, sông Cái Cẩm, sông Mỏ Cày, sông Thom và sông Giồng Quéo. Trong những năm qua tình hình sạt lở trên địa bàn huyện không đáng kể, tổng số từ năm 2009 đến nay trên địa bàn huyện sạt lở 03 hộ, với tổng số tiền 46 triệu đồng; 02 hộ ở xã Tân Thanh Bình; 01 hộ ở xã Nhuận Phú, do mùa mưa, nước dâng gây sạt lở nhanh.

+ Khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn của huyện Mỏ Cày Bắc gồm có 12 xã. Khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như hoạt động thương mại, dịch vụ thấp, kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, trong đó bao gồm cả vấn đề về chất lượng nhà ở.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31/12/2012, khu vực nông thôn huyện Mỏ Cày Bắc có tổng diện tích sàn là 2.527.946 m2, tương ứng 33.095 căn nhà, diện tích bình quân 22,8 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 19,13%, bán kiên cố đạt 60,1%, thiếu kiên cố 16,15% và đơn sơ chiếm 4,66%. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở khu vực nông thôn của huyện Mỏ Cày Bắc, đó là đảm bảo về mặt số lượng nhà, diện tích bình quân đầu người, nhưng về chất lượng nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tỷ lệ nhà đơn sơ còn nhiều, những căn nhà dột nát hoặc tạm bợ, xây dựng bằng cột cây, vách ván, mái lá …, không đảm bảo an toàn và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt khi xảy ra thiên tai, lũ lụt.

+ Công tác phát triển nhà ở

Kể từ sau khi tách huyện, được sự chỉ đạo của Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện, về việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, bằng hình thức xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách; qua thực hiện những năm qua huyện đã vận động xây dựng được 365 căn nhà tình nghĩa gồm: Gia đình liệt sỹ: 301 hộ; gia đình thương bệnh binh :57 hộ; gia đình có công với cách mạng :07 hộ, với tổng số huy động đầu tư là :11.842 triệu đồng, trước mắt huyện giải quyết được những gia đình chính sách cho hộ liệt sỹ từ 02 con liệt sỹ trở lên và gia đình thương binh từ hạng 1 đến hạng 2; còn lại 173 căn huyện đưa ra nghị quyết đến năm 2014 xây dựng hòa tất các hộ gia đình chính sách trên địa bàn huyện gồm: Gia đình liệt sỹ : 106 hộ; gia đình thương bệnh binh: 65 hộ; sửa chữa lại 02 nhà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Giai đoạn 2009 - 2011, huyện đã thực hiện xây dựng được 1.351căn nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với số vốn đầu tư là 31.073 triệu đồng. Huyện đã khảo sát và đề nghị triển khai xây dựng nhà theo chương trình 167 giai đoạn 2, tổng số hộ trên địa bàn huyện cần xây dựng hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là 903 căn( hộ có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên), riêng hộ nghèo trên địa bàn huyện bình xét cuối năm 2012 chiếm tỷ lệ là 12,51%, với tổng số hộ nghèo là 4.540 hộ.



c) Huyện Mỏ Cày Nam

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Thị trấn Mỏ Cày (Loại V)

+Tổng dân số: 148.736 người, chiếm 11 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,8 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 3.147.456 m2, diện tích bình quân: 21,2m2 /người

+ Nhà kiên cố: 13.884 căn

+ Nhà bán kiên cố: 18.162 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 7.121 căn

+ Nhà đơn sơ: 3.381 căn

+ Các đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Mỏ Cày và 16 xã.

- Thực trạng nhà ở huyện Mỏ Cày Nam

+ Khu vực đô thị

Huyện Mỏ Cày Nam vốn là một phần của huyện Mỏ Cày. Ngày 25 tháng 3 năm 2009, sau khi phần phía Bắc của huyện Mỏ Cày và một phần nhỏ của huyện Chợ Lách hợp lại thành huyện Mỏ Cày Bắc. Phần còn lại của huyện Mỏ Cày được lập thành Mỏ Cày Nam. Thị trấn Mỏ Cày là trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn hướng về thành phố Bến Tre, quy mô phát triển đô thị khá cao so với các đô thị khác trong tỉnh.



Về hoạt động kinh tế, thương mại – dịch vụ khá phát triển, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kết cấu hạ tầng đô thị phát triển cao và có xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn 2015, 2020.

Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu

kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

3.418

1.280

1.760

365

13

Khu vực nông thôn

39.130

12.604

16.402

6.756

3.368

Tổng cộng

42.548

13.884

18.162

7.121

3.381

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam. Tính đến ngày 31/12/2012, huyện Mỏ Cày Nam có 42.548 căn, bao gồm 3.418 căn khu vực đô thị (8,03% toàn tỉnh) và 39.130 căn khu vực nông thôn (93,67%). Số căn nhà kiên cố đạt 1.280 căn, nhà bán kiên cố chiếm chủ yếu đạt 1.760, thiếu kiên cố là 365 căn, và nhà đơn sơ là 13 căn. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, là một trong những đô thị dẫn đầu trên địa bàn tỉnh nên chất lượng nhà ở khu vực đô thị khá tốt, chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố. Số lượng nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn ít, đặc biệt là nhà đơn sơ chỉ còn 13 căn. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới huyện Mỏ Cày Nam cần tiếp tục mở rộng, nâng cao cả về số lượng, và chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố và mở rộng quy mô đô thị.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

265.970

115.200

132.000

18.250

520

Khu vực nông thôn

2.881.486

1.110.621

1.273.563

373.405

123.897

Tổng cộng

3.147.456

1.225.821

1.405.563

391.655

124.417

Diện tích nhà ở huyện Mỏ Cày Nam trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể. Do tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố, các căn nhà đơn sơ, vật liệu tạm bợ thay thế bằng nhà có kết cấu cứng, bền chắc, nên không chỉ diện tích, mà độ bền tuổi thọ nhà ở cũng được tăng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ có diện tích nhà ở từ 16m2/người đến 30m2/người phân bố chủ yếu tại khu vực đô thị (67,81%). Tỷ lệ nhà ở có diện tích lớn hơn 30 m2/người tại khu vực đô thị cũng khá cao, đạt mức 25,5%.

Các loại hình nhà ở trên địa bàn thị trấn Mỏ Cày khá đơn giản, chủ yếu là nhà mặt phố và nhà trong ngõ, xóm, khu dân cư. Nhà mặt phố tập trung chủ yếu ở các tuyến đường chính của thị trấn tạo được cảnh quan kiến trúc khá ngay ngắn. Các nhà mặt phố chủ yếu là nhà riêng lẻ, nhà liền kề có mặt tiền khá rộng; xây dựng kiên cố, có quy mô từ 1 đến 3 tầng khá nhiều hình thức kiến trúc đa dạng. Nhà trong ngõ, xóm phân bố tập trung ven kênh, rạch, chất lượng thấp hơn nhà mặt phố, chủ yếu là nhà liền kề và nhà vườn.

+ Khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn của huyện Mỏ Cày Nam gồm có 16 xã. Khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như hoạt động thương mại, dịch vụ thấp hơn so với khu vực thị trấn Mỏ Cày. Kèm theo kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, trong đó bao gồm cả vấn đề về chất lượng nhà ở.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31/12/2012, khu vực nông thôn huyện Mỏ Cày Nam có tổng diện tích sàn là 2.881.486 m2, tương ứng 39.130 căn nhà, diện tích bình quân khu vực nông thôn 21 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 32,21%, bán kiên cố đạt 41,92%, thiếu kiên cố 17,27% và đơn sơ chiếm 8,61%. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở khu vực nông thôn của huyện Mỏ Cày Nam,, đó là đảm bảo về mặt số lượng nhà, diện tích bình quân đầu người. Về cơ bản chất lượng nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm tỷ lệ cao, đáp ứng được nhu cầu của người dân về chất lượng nhà ở. Tuy nhiên, tỷ lệ nhà đơn sơ còn nhiều, những căn nhà dột nát hoặc tạm bợ, xây dựng bằng cột cây, vách ván, mái lá …, không đảm bảo an toàn và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt khi xảy ra thiên tai, lũ lụt. Đây là vấn đề chính cần phải khắc phục trong tương lai.

Nhà ở của nhân dân đa số là tự xây dựng, việc quản lý kiến trúc, quy hoạch, giấy phép xây dựng chưa đi vào nề nếp, nhận thức của người dân về kiến trúc – thẩm mỹ công trình còn đang hạn chế nên tình trạng phát triển nhà lộn xộn, gây nhiều bức xúc ảnh hưởng bộ mặt kiến trúc – cảnh quan các đô thị và nông thôn.



d) Huyện Ba Tri

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Thị trấn Ba Tri (Loại V);

+ Các đơn vị hành chính huyện Ba Tri bao gồm thị trấn Ba Tri và 23 xã.

+ Tổng dân số: 189.178 người, chiếm 14.9 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,7 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 3.848.080 m2, diện tích bình quân: 20,3 m2/người

+ Nhà kiên cố: 20.417 căn

+ Nhà bán kiên cố: 23.545 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 5.303 căn

+ Nhà đơn sơ: 846 căn

- Thực trạng nhà ở Huyện Ba Tri

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Ba Tri là đô thị có quy mô phát triển, hoạt động thương mại dịch vụ lớn thứ 2 trong tỉnh. Thị trấn được hình thành trên giống Cát nằm trên bở rạch Ba Tri và giao lộ TL.885 và ĐH 14 cách thành phố Bến Tre 36km, theo TL.885. Điểm thuận lợi nhất của thị trấn Ba Tri là trung tâm ngư trường khu vực biển Đông. Tại thị trấn đã xây dựng một số cơ sở chế biến hải sản của các doanh nghiệp. Nhiều cơ sở dịch vụ phát triển theo không gian thị trấn… nhìn chung kinh tế xã hội của đô thị Ba Tri khá phát triển, là tiền đề cho công tác phát triển nhà ở tại địa phương được phát triển mạnh.



Thị trấn Ba Tri đã được quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong thực hiện và quản lý quy hoạch là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông. Do việc xây dựng đô thị tự phát trước đây nên nhà ở, với các công trình dịch vụ của dân tập trung chủ yếu ven bờ sông, kênh, rạch. Các khu vực còn lại có mật độ xây dựng rất thấp, chủ yếu tập trung dọc theo các trục đường chính của huyện.

Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán

kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

2.790

1.236

1.025

523

6

Khu vực nông thôn

47.321

19.181

22.520

4.780

840

Tổng cộng

50.111

20.417

23.545

5.303

846

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri. Tính đến ngày 31/12/2012, huyện Ba Tri có 50.111 căn nhà, bao gồm 2.790 căn khu vực đô thị (5,57% toàn huyện) và 47.321 căn khu vực nông thôn (94,4%). Tại khu vực đô thị, số căn nhà kiên cố chiếm chủ yếu đạt 1.236 căn, nhà bán kiên cố đạt 1.025 căn, thiếu kiên cố là 523 căn, và nhà đơn sơ là 6 căn. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở trên địa bàn huyện Ba Tri, là một trong những đô thị dẫn đầu trên địa bàn tỉnh nên chất lượng nhà ở khu vực đô thị khá tốt, chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố. Số lượng nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn ít, đặc biệt là nhà đơn sơ chỉ còn 6 căn. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới huyện Ba Tri cần tiếp tục mở rộng, nâng cao cả về số lượng, và chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố và mở rộng quy mô đô thị.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán

kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

224.636

114.948

83.025

26.150

240

Khu vực nông thôn

3.623.717

1.624.649

1.710.640

258.437

29.991

Tổng cộng

3.848.080

1.739.597

1.793.665

284.587

30.231

Tỷ lệ hộ có diện tích nhà ở từ 16m2/người đến 30m2/người phân bố chủ yếu tại khu vực đô thị (chiếm 65%). Tỷ lệ nhà ở có diện tích lớn hơn 30 m2/người tại khu vực đô thị cũng khá cao, đạt mức 22,5%.

Tương tự các huyện khác trong tỉnh, các loại hình nhà ở trên địa bàn thị trấn Ba Tri cũng khá đơn giản, nhà kiên cố tập trung chủ yếu ở các tuyến đường chính của thị trấn, nhà trong ngõ, xóm phân bố tập trung ven kênh, rạch, chất lượng thấp hơn nhà mặt phố, chủ yếu là nhà liền kề và nhà vườn.

+ Khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn của huyện Ba Tri gồm có 24 xã. Khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như hoạt động thương mại, dịch vụ thấp hơn so với khu vực thị trấn Ba Tri. Kèm theo kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong đó trồng lúa và chăn nuôi bò là hai lĩnh vực chính, đời sống người dân tương đối khá so với thu nhập khu vực nông thôn của tỉnh, điều này dẫn đến chất lượng về nhà ở của khu vực nông thôn Ba Tri có chất lượng cao hơn so với một số huyện khác.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31/12/2012, khu vực nông thôn huyện Ba Tri có tổng diện tích sàn là 3.623.717 m2, tương ứng 47.321 căn nhà, diện tích bình quân khu vực nông thôn 20,3 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 40,53%, bán kiên cố đạt 10,1%, thiếu kiên cố 17,27% và đơn sơ chiếm 1,78%. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở khu vực nông thôn của huyện Ba Tri,, đó là đảm bảo về mặt số lượng nhà, diện tích bình quân đầu người. Về cơ bản chất lượng nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm tỷ lệ cao, đáp ứng được nhu cầu của người dân về chất lượng nhà ở.

+ Về phát triển nhà ở

Trên địa bàn Huyện hiện có dự án Khu đô thị Việt Sinh - An Bình do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và phát triển dự án Việt Sinh Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư với quy mô 24,42 ha, quy hoạch 1057 căn nhà phố, với 111.954m2 sàn sử dụng, đáp ứng được nhu cầu khoảng 4.300 người sinh sống. Dự án được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí 132 tỷ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Khu tái định cư Tiệm Tôm, xã An Thủy, huyện Ba Tri do Ủy ban nhân dân huyện làm chủ đầu tư với quy mô 4,4ha, đáp ứng được nhu cầu cho 900 dân, hiện đang xây dựng giai đoạn 2 phần hạ tầng, với tổng vốn đầu tư khoảng 14 tỷ đồng.

Ngoài ra huyện cũng đã có chủ trương lập quy hoạch các khu dân cư như: Cánh Đồng Bé, thị trấn Ba Tri, quy mô 17,39 ha ở khu phố 5,thị trấn Ba Tri, quy hoạch 580 nền, đáp ứng được nhu cầu cho 2300 dân sinh sống, hiện đang kêu gọi đầu tư; Khu dân cư nông thôn trên tuyến Kinh Lấp thuộc địa bàn xã Tân Xuân - Phước Tuy- Phú Ngãi dự kiến bố trí 1000 hộ dân.

Hiện trên địa bàn huyện có 3 nhà công vụ giáo viên đã xây dựng xong, vơi quy mô 19 phòng, diện tích 912m2, đáp ứng được nhu cầu cho 76 CB, CC, VC. Riêng nhà công vụ giáo viên thị trấn Ba Tri, với quy mô 8 phòng, đang chuẩn bị khởi công xây dựng.

Thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo khó khắn về nhà ở, các chương trình đền ơn đáp nghĩa, các đơn vị tài trợ....trên địa bàn huyện đã xây dựng được khoảng 1.500 căn nhà. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn huyện có: 5.312 hộ gia đình chính sách, hộ có công; 1.586 hộ đối tượng chính sách, xã hội đặc biệt khó khăn; 7.582 hộ nghèo tại đô thị và nông thôn theo chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011-2015.

đ) Huyện Bình Đại

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Thị trấn Bình Đại (Loại V)

+ Tổng dân số: 133.296 người, chiếm 10 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,5 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 2.900.036 m2, diện tích bình quân: 21,8 m2/người

+ Nhà kiên cố: 15.089 căn

+ Nhà bán kiên cố: 15.769 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 5.018 căn

+ Nhà đơn sơ: 1.679 căn

Huyện Bình Đại là 1 trong 9 đơn vị hành chính và là 1 trong 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre. Các đơn vị hành chính huyện Bình Đại bao gồm thị trấn Bình Đại và 19 xã.

- Thực trạng nhà ở huyện Bình Đại

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Bình Đại nằm trên khu vực trung gian giữa vùng mặn và vùng lợ, gần cảng cá Bình Thắng, là trung tâm kinh tế biển mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Về các hoạt động kinh tế, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng đất nhưng các hoạt động thương mại – dịch vụ khá phát triển và tăng trưởng nhanh, có tiềm năng liên kết với Bình Thắng trở thành đô thị quy mô lớn.



Thị trấn Bình Đại: đã được công nhận là đô thị loại V, là trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của huyện. Nhà ở mặt phố tập trung nhiều ở trung tâm của thị trấn Bình Đại, mà chủ yếu nằm dọc hai bên đường chính của thị trấn.

Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

2.571

1.698

868

5

0

Khu vực nông thôn

34.984

13.391

14.901

5013

1.679

Tổng cộng

37.555

15.089

15.769

5.018

1.679

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã thị trấn trên địa bàn huyện Bình Đại. Tính đến ngày 31/12/2012, thị trấn có 37.555 căn, bao gồm 2.571 căn khu vực đô thị (6,8% toàn tỉnh) và 34.984 căn khu vực nông thôn (93,2%). Số căn nhà kiên cố đạt 1.689 căn , nhà bán kiên cố đạt 868 căn, thiếu kiên cố là 5 căn, và nhà đơn sơ là 0 căn. Chất lượng nhà ở trong những năm qua của thị trấn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại số lượng lớn nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ. Trong thời gian tới huyện Bình Đại cần tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, và bán kiên cố.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

231.202

154.518

76.384

300

0

Khu vực nông thôn

2.668.834

1.167.702

1.147.245

281.690

72.197

Tổng cộng

2.900.036

1.322.220

1.223.629

281.990

72.197

+ Khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn huyện Bình Đại gồm 19 xã. Nhìn chung chất lượng nhà ở nông thôn còn đơn giản, chủ yếu là nhà tạm, nhà đơn sơ, trong đó nhiều nhà ở chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn. Kiến trúc nhà ở nông thôn còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình (với chủ yếu hệ thống sông, rạch), do đó, nhà ở được người dân xây dựng cho phù hợp với đặc trưng này và tận dụng các nguyên liệu sẵn có như dừa nước.

Nguồn nước cấp sinh hoạt, dân sinh trong khu vực chủ yếu sử dụng giếng khoan. Tình trạng thoát nước thải, nước sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng đều được cho xả tự nhiên, vệ sinh môi trường thu gom rác thải không có. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực nông thôn huyện Bình Đại đang dần được hoàn thiện, tỷ lệ giao thông được nhựa hóa gần 50%. Nhìn chung đời sống nông thôn huyện Bình Đại còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

e) Huyện Châu Thành

- Số liệu cơ bản

+ Thị trấn Châu Thành (Loại V)

+ Tổng dân số: 158.329 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,3 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 3.392.103 m2, diện tích bình quân: 21,4 m2/người

+ Nhà kiên cố: 13.620 căn

+ Nhà bán kiên cố: 21.041 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 8.163 căn

+ Nhà đơn sơ: 1.638 căn

+ Các đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Châu Thành và 22 xã.

- Thực trạng nhà ở huyện Châu Thành

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Châu Thành nằm tại ngã tư Quốc lộ 60 – Đường tỉnh 883 – đường huyện 175 (Ngã tư huyện). Nằm về tả ngạn sông Ba Lai đến cầu Ba Lai. Là thị trấn mới được thành lập trong quá trình lập Huyện mới từ sau 1975.

Thị trấn phát triển gắn với sự phát triển trọng điểm công nghiệp của Tỉnh và là đầu mối giao thông với đường QL60 là tuyến đường bộ quan trọng từ Bến Tre đi Mỹ Tho – Thành phố Hồ Chí Minh và từ Bến Tre đi Cần Thơ.

Thị trấn Châu Thành là nơi tập trung các cơ quan đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước của huyện. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển đô thị thị trấn còn kém. Lợi thế của thị trấn Châu Thành là nằm tiếp giáp với Thành phố Bến Tre, là nơi xuất phát các trục giao thông thủy bộ quan trọng, là cửa ngõ đối ngoại của tỉnh Bến Tre với các vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.

Nhà ở được phát triển tập trung tại các tuyến phố chính nối tới trung tâm thị trấn. Nhiều nhà ở mặt phố được xây dựng mới nên có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên vẫn xen lẫn với nhà 1-2 tầng còn có nhà 1 tầng, chất lượng thấp.

Châu Thành là huyện đông dân thứ 3 trong tỉnh. Dân cư phân bố rải rác trên địa bàn huyện, chủ yếu tập chung ở vùng nông thôn.



Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

1.144

340

629

114

61

Khu vực nông thôn

43.318

13.280

20.412

8.049

1.577

Tổng cộng

44.462

13.620

21.041

8.163

1.638

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành. Tính đến ngày 31/12/2012, thị trấn có 44.462 căn, bao gồm 1.144 căn khu vực đô thị (2,4% toàn tỉnh) và 43.318 căn khu vực nông thôn (97,6%). Số căn nhà kiên cố đạt 340 căn , nhà bán kiên cố đạt 629 căn, thiếu kiên cố là 114 căn, và nhà đơn sơ là 61 căn. chất lượng nhà ở trong những năm qua của thị trấn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại số lượng lớn nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

87.735

31.280

47.175

6.840

2.440

Khu vực nông thôn

3.304.368

1.161.430

1.621.353

462.367

59.218

Tổng cộng

3.392.103

1.192.710

1.668.528

469.207

61.658

Tổng diện tích nhà ở là 3.392.103 m2, trong đó nhà kiên cố và nhà bán kiên cố chiếm 86,6% tổng diện tích nhà ở của địa phương. So với mặt bằng chung của toàn thành phố nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ trong huyện vẫn nhiều, chiếm 13,4% tổng diện tích nhà toàn huyện.

+ Khu vực nông thôn

Nhà ở khu vực nông thôn tập trung đông theo các ven các kênh sông, rạch chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện có 02 khu công nghiệp: khu công nghiệp Giao Long, khu công nghiệp An Hiệp... nhưng hiện tại tất cả công nhân của các công ty trên phải thuê nhà trọ. Số lượng nhà trọ trên địa bàn huyện không nhiều và nằm tập trung gần các khu công nghiệp, hầu hết đều do tư nhân tự bỏ tiền đầu tư xây dựng với hình thức, chất lượng khá tốt nhưng số lượng không nhiều, số còn lại là những căn nhà tạm, nhà kém chất lượng.

Hệ thống hạ tầng của huyện được đầu tư khá tốt, giao thông đường bộ được trải nhựa, bê tông hóa đạt 64,97%, cấp điện đạt 95,08%, công trình hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ được đầu tư xây dựng cơ bản (đạt khoảng 65%). Nguồn nước cấp sinh hoạt, dân sinh trong khu vực chủ yếu sử dụng nước mặt ( từ ao, hồ, sông rạch ) để sinh hoạt. Tình trạng thoát nước thải, nước sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng đều được cho xả tự nhiên, vệ sinh môi trường có bãi thu gom rác thải của tỉnh. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực nông thôn huyện Châu Thành khá tốt, tỷ lệ giao thông được nhựa hóa đạt 63,83%. Nhìn chung đời sống nông thôn huyện Châu Thành còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

+ Công tác phát triển nhà ở

Những năm qua huyện cũng trích quỹ xây dựng 371 căn nhà tình nghĩa với số tiền 11,887 tỷ đồng, vận động các mạnh thường quân xây dựng 1.748 căn nhà tình nghĩa với số tiền 19,04 tỷ đồng, xây dựng 1.325 căn nhà theo quyết định 167 với số tiền 19,875 tỷ đồng.

Ngoài nhà ở, nhà trọ cho công nhân nhiều năm qua được thực hiện theo phương thức xã hội hóa từ các cá nhân, hộ gia đình rất tốt. Hiện trên địa bàn huyện có 4.388 phòng trọ với tổng diện tích cho thuê là 0,76 triệu m2. Mặc dù chất lượng nhà trọ vẫn chưa được đồng bộ nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công nhân tại các khu công nghiệp.

Kết quả này không chỉ cơ bản giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà còn cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho người dân.

Bên cạnh đó trên địa bàn huyện đang có 02 dự án khu tái định cư và nhà ở công nhân tại 02 khu công nghiệp Giao Long và An Hiệp. Hiện các dự án đang triển khai thực hiện, khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ giải quyết chỗ ở cho trên 10.000 công nhân và lao động trong và ngoài tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp.

Ngoài ra, cùng với định hướng mở rộng khu công nghiệp An Hiệp, xây dựng mới khu công nghiệp Giao Hòa, huyện sẽ được tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng mới các khu tái định cư và khu nhà ở công nhân tại 02 khu công nghiệp trên.



f) Huyện Chợ Lách

- Số liệu cơ bản

+Đô thị: Thị trấn Chợ Lách (Loại V)

+ Tổng dân số: 110.963 người, chiếm 8,7 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,4 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 2.266.555m2, diện tích bình quân: 20,4 m2/người

+ Nhà kiên cố: 6.256 căn

+ Nhà bán kiên cố: 16.660 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 6882 căn

+ Nhà đơn sơ: 2088 căn

Các đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Chợ Lách và 10 xã.

- Thực trạng về nhà ở huyện Chợ Lách

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Chợ Lách được hình thành trên trục đường thủy quốc gia (kênh Lách). Thị trấn này hoạt động kinh tế chủ yếu là thương mại dịch vụ. Nhìn chung quy mô đô thị còn nhỏ, các khu dân dụng chật hẹp, đất nông nghiệp còn nhiều và tốc độ phát triển đô thị chậm, đặc trưng cho vùng kinh tế vườn. Hiện thị trấn Chợ Lách có khuynh hướng mở rộng them hướng về bến phà Tân Phú. Thế mạnh của huyện là vựa trái cây đặc sản của Bến Tre như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm… Nổi tiếng và có khả năng hỗ trợ với thành phố Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức những Lễ hội trái cây lớn giới thiệu về Bến Tre với khách du lịch trong ngoài nước.



Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

2.377

274

1.652

313

138

Khu vực nông thôn

29.509

5.982

15.008

6.569

1.950

Tổng cộng

31.886

6.256

16.660

6.882

2.088

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chợ Lách. Tính đến ngày 31/12/2012, thị trấn có 31.886 căn, bao gồm 2.377 căn khu vực đô thị (7,4% toàn tỉnh) và 29.509 căn khu vực nông thôn (92,5%). Số căn nhà kiên cố đạt 274 căn , nhà bán kiên cố đạt 1.652 căn, thiếu kiên cố là 313 căn, và nhà đơn sơ là 138 căn. chất lượng nhà ở trong những năm qua của thị trấn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại số lượng lớn nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

183.868

25.208

135.464

18.780

4.416

Khu vực nông thôn

2.082.687

499.890

1.139.688

372.984

70.125

Tổng cộng

2.266.555

525.098

1.275.152

391.764

74.541

Diện tích nhà ở khu vực đô thị trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể, với tổng diện tích nhà ở là 2.266.555 m2. Trong đó, chủ yếu là nhà kiên cố và nhà bán kiên cố, chiếm 79,4% tổng diện tích nhà ở của địa phương. So với mặt bằng chung của toàn thành phố nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ trong huyện vẫn nhiều, chiếm 20,5% tổng diện tích nhà toàn huyện.

Hệ thống cấp nước và hệ thống điện của thị trấn Chợ Lách khá tốt, cấp nước đạt 95%, hệ thống điện đạt 99,2%. Các công trình hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ chất lượng còn chưa cao, nhưng cũng đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân. Hệ thống thoát nước thải, sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng đều được cho xả tự nhiên (kênh, rạch) chưa có hệ thống xử lý nước thải. Việc thu gom rác thải bình quân đạt 70% trên toàn huyện.

+ Khu vực nông thôn

Tại các khu dân cư nông thôn và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, mật độ xây dựng thấp và tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố thấp hơn so với khu vực đô thị. Nhà ở khu vực nông thôn Chợ Lách có ba dạng: nhà mặt phố bám theo trục đường chính, nhà vườn, nhà kết hợp với vườn ươm cây giống, hoa cây cảnh ngay tại nhà. Hệ thống hạ tầng của huyện được đầu tư khá tốt, giao thông đường bộ được trải nhựa, bê tông vào tận các thôn, ấp. Các đường giao thông này chạy dọc theo các kênh, rạch. Các công trình văn hóa, y tế, giáo dục chất lượng còn chưa cao, vài trường vẫn lợp bằng mái tôn phiproxi-măng. Nguồn nước cấp sinh hoạt, dân sinh trong khu vực chủ yếu sử dụng nước mặt ( từ ao, hồ, sông rạch) để sinh hoạt. Tình trạng thoát nước thải, nước sinh hoạt của các hộ dân, nhà vệ sinh được dựng lên tạm bợ và cho xả tự nhiên xuống kênh, rạch, vệ sinh môi trường thu gom rác thải không có. Nhìn chung đời sống nông thôn huyện Chợ Lách còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31/12/2012, khu vực nông thôn huyện Chợ Lách có tổng diện tích sàn là 2.082.687 m2, tương ứng 29.509 căn nhà, diện tích bình quân 20,2 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 20,27%, bán kiên cố đạt 50,86%, thiếu kiên cố 22,26% và đơn sơ chiếm 6,61%. Như vậy, huyện chỉ đảm bảo về mặt số lượng nhà, còn diện tích bình quân đầu người và chất lượng nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhà đơn sơ còn nhiều, những căn nhà dột nát hoặc tạm bợ, xây dựng bằng cột cây, vách ván, mái lá …, không đảm bảo an toàn và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt khi xảy ra thiên tai, lũ lụt.

g) Huyện Giồng Trôm.

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Thị trấn Giồng Trôm (Loại V)

+ Tổng dân số: 169.469 người, chiếm 13 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,3 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 3.741.026 m2, diện tích bình quân: 22,1 m2/người

+ Nhà kiên cố: 25.280 căn

+ Nhà bán kiên cố: 14.581 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 11.965 căn

+ Nhà đơn sơ: 748 căn

Các đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Giồng Trôm và 21 xã.

- Thực trạng về nhà ở huyện Giồng Trôm

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Giồng Trôm nằm tại giao điểm ĐT.885 và ĐH.10. Trung tâm thị trấn bao gồm chợ, các công trình dịch vụ và các khu dân cư. Thị trấn có quy mô dân số nhỏ. Hiện tại các hoạt động kinh tế như thương mại – dịch vụ cũng đã tương đối phát triển và trải dài theo tuyến ĐT.885; các cơ sở công nghiệp – TTCN không nhiều, quy mô nhỏ, đất nông nghiệp chiếm đến 69% diện tích tự nhiên.

Về bố trí mặt bằng, do diện tích khu vực tập trung dân cư khá chật hẹp, khu vực ngoại thị còn rất nhiều đất nông nghiệp, mật độ dân số đô thị bình quân thấp, các khu chức năng chủ yếu là tự phát và chưa có sự phân định rõ rang. Nhìn chung các cơ sở hạ tầng đô thị vẫn còn thiếu và yếu.

Nhà ở đô thị phát triển nhiều nhà kiên cố và bán kiên cố. Đặc biệt là khu trung tâm của huyện có mật độ xây dựng cao, nhà ở chủ yếu là dạng nhà lô mặt phố, buôn bán hàng hóa phát triển, có chiều cao từ 2-3 tầng. Tuy nhiên xen lẫn các nhà ở kiên cố vẫn có nhà 1 tầng, lợp mái ngói, mái lá dừa, hoặc tấm phiproxi-măng gây cảnh quan kiến trúc lộn xộn.



Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

3.021

847

455

1679

40

Khu vực nông thôn

49.553

24.433

14.126

10.286

708

Tổng cộng

52.574

25.280

14.581

11.965

748

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Tính đến ngày 31/12/2012, thị trấn có 52.574 căn, bao gồm 3.021căn khu vực đô thị (5,7% toàn tỉnh) và 49.553 căn khu vực nông thôn (94,2%). Số căn nhà kiên cố đạt 847 căn , nhà bán kiên cố đạt 455 căn, thiếu kiên cố là 1679 căn, và nhà đơn sơ là 40 căn. chất lượng nhà ở trong những năm qua của thị trấn đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn tồn tại số lượng lớn nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ.

Diện tích nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

209.461

74.536

32.305

100.740

1.880

Khu vực nông thôn

3.531.565

2.008.308

964.906

529.955

28.396

Tổng cộng

3.741.026

2.082.844

997.211

630.695

30.276

Diện tích nhà ở khu vực đô thị trong những năm qua cũng tăng lên đáng kể, với tổng diện tích nhà ở là 3.741.026 m2. Trong đó, chủ yếu là nhà kiên cố và nhà bán kiên cố, chiếm 82,3% tổng diện tích nhà ở của địa phương. So với mặt bằng chung của toàn thành phố nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ trong huyện vẫn nhiều, chiếm 17,7% tổng diện tích nhà toàn huyện.

Hệ thống cấp nước sạch của huyện còn kém, chưa xây dựng hệ thống dẫn nước ngọt, là 1 trong 3 huyện cấp nước sạch thấp nhất tỉnh. Hệ thống điện của thị trấn Giồng Trôm khá tốt đạt 99,5%. Các công trình hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ chất lượng còn chưa cao, nhưng cũng đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân. Hệ thống thoát nước thải, sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng đều được cho xả tự nhiên (kênh, rạch) chưa có hệ thống xử lý nước thải. Việc thu gom rác thải đã triển khai xuống các xã, thị trấn. Rác thải sinh hoạt tại các trung tâm xã được thu gom về bãi rác tập trung.

+ Khu vực nông thôn

Nhà ở khu vực nông thôn huyện Giồng Trôm phần lớn là nhà 1 tầng, mái lợp ngói, tôn, phiproxi-măng, có sân vườn; nhà bán kiên cố chiếm đa số, nhưng tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ vẫn còn nhiều, đa phần các căn nhà này nằm ở vùng sâu, vùng xa, nhà nằm trên bờ kênh, rạch và một phần nằm trong diện hộ nghèo của huyện nên trong quá trình nâng chất lượng nhà ở vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống hạ tầng của huyện được đầu tư khá tốt, giao thông đường bộ được trải nhựa, bê tông vào từng thôn, ấp. Nguồn nước cấp sinh hoạt, dân sinh trong khu vực chủ yếu sử dụng giếng khoan. Tình trạng thoát nước thải, nước sinh hoạt của các hộ dân và các công trình công cộng đều được cho xả tự nhiên, vệ sinh môi trường thu gom rác thải không có.

+ Phát triển nhà ở

Thời gian vừa qua, các xã trên địa bàn huyện Giồng Trôm được các tổ chức, cá nhân trợ kinh phí cùng với ngân sách TW, tỉnh, huyện, sự vận động đối ứng của xã cà các hộ gia đình đối ứng để xây dựng nhà ở. Giai đoạn 2009 -2012 toàn huyện đã xây dựng được 1416 căn ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí 30,24 tỷ đồng đã giải quyết khó khăn kịp thời về nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó địa phương cũng quan tâm vận động xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương từ năm 2010-2012 vận động xây dựng được 628 căn với tổng kinh phí vận động 11,37 tỷ đồng.

Hiện tại, trên địa bàn huyện còn khoảng 385 căn ở của các hộ nghèo cần được hỗ trợ.

h) Huyện Thạnh Phú

- Số liệu cơ bản

+ Đô thị: Thị trấn Thạnh Phú (Loại V)

+ Tổng dân số: 128.577 người, chiếm 10 % dân số toàn tỉnh

+ Bình quân nhân khẩu: 3,7 người/hộ

+ Diện tích nhà ở: 2.229.601 m2, diện tích bình quân: 17,3 m2/người

+ Nhà kiên cố: 5.616 căn

+ Nhà bán kiên cố: 17.446 căn

+ Nhà thiếu kiên cố: 7.693 căn

+ Nhà đơn sơ: 4.513 căn

Các đơn vị hành chính bao gồm: Thị trấn Thạnh Phú và 17 xã.

- Thực trạng về nhà ở huyện Thạnh Phú

+ Khu vực đô thị

Thị trấn Thạnh Phú là đô thị cực Nam của tỉnh trên cù lao Minh, nằm trên bở rạch Miễu nối ra sông Băng Cung và trên TL.888 nối ra QL.60 ở Mỏ Cày, cách thành phố Bến Tre 43 km. Thị trấn Thạnh Phú cũng nằm trên khu vực trung gian giữa vùng mặn và vùng lợ thuộc cù lao Minh, với đường bờ biển dài 25km thuận lợi phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy hải sản; các kết cấu hạ tầng đô thị vẫn còn yếu, các khu chức năng chưa hoàn thiện.



Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng số căn

Phân theo loại nhà (căn)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

2.565

266

1.524

729

46

Khu vực nông thôn

32.703

5.350

15.922

6.964

4.467

Tổng cộng

35.268

5.616

17.446

7.693

4.513

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Tính đến ngày 31/12/2012, huyện Thạnh Phú có 35.268 căn nhà, bao gồm 2.565 căn khu vực đô thị (7,23% toàn tỉnh) và 32.703 căn khu vực nông thôn (92,77%). Số căn nhà kiên cố đạt 266 căn, nhà bán kiên cố chiếm chủ yếu đạt 1.524, thiếu kiên cố là 729 căn, và nhà đơn sơ là 46 căn. Điều này phản ánh đúng thực trạng nhà ở trên địa bàn huyện Thạnh Phú, do kinh tế đô thị tăng trưởng chậm nên chất lượng nhà ở khu vực đô thị còn thấp, chủ yếu là nhà bán kiên cố. Số lượng nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ còn khá nhiều. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới huyện Thạnh Phú cần tiếp tục mở rộng, nâng cao cả về số lượng, và chất lượng nhà ở (sửa chữa, cải tạo và xây mới) nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ, nâng cao tỉ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố để đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Chất lượng nhà ở chia theo chia theo khu vực đô thị và nông thôn

Khu vực

Tổng diện tích

Phân theo loại nhà (m2)

Kiên cố

Bán kiên cố

Thiếu kiên cố

Đơn sơ

Khu vực đô thị

184.231

24.738

115.824

41.553

2.116

Khu vực nông thôn

2.045.370

438.622

1.076.918

370.068

159.762

Tổng cộng

2.229.601

463.360

1.192.742

411.621

161.878

Diện tích nhà ở huyện Thạnh Phú đến nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ có diện tích nhà ở từ 16m2/người đến 30m2/người tại khu vực đô thị còn ít (chỉ chiếm 48,27%). Bên cạnh đó, tỷ lệ nhà ở có diện tích dưới 15 m2/người tại khu vực đô thị còn khá cao, chiếm 44,4%. Đặc biệt, tỷ lệ nhà có diện tích dưới 5 m2/người chiếm 10,86%, tương đương 283 hộ. Đây là huyện có diện tích bình quân nhà ở/người thấp nhất trong tỉnh. Bình quân huyện Thạnh Phú đạt 17,3 m2/người trong khi mức bình quân toàn tỉnh đạt 20,93 m2/người. Như vậy, trong quá trình phát triển nhà của huyện, ngoài chất lượng về độ bền chắc, địa phương cũng cần phải lưu ý đến diện tích bình quân để đảm bảo không gian sống cho người dân.

+ Khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn của huyện Thạnh Phú gồm có 16 xã. Khu vực này có hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cũng như hoạt động thương mại, dịch vụ thấp hơn so với khu vực nội thành. Là khu vực có kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ, trong đó bao gồm cả vấn đề về chất lượng nhà ở.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo tính đến ngày 31/12/2012, khu vực nông thôn huyện Thạnh Phú có tổng diện tích sàn là 2.045.370 m2, tương ứng 32.703 căn nhà, diện tích bình quân 17,2 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố đạt 16,36%, bán kiên cố đạt 48,69%, thiếu kiên cố 21,29% và đơn sơ chiếm 13,65%. Đây là khu vực có chất lượng nhà thấp nhất tỉnh, số căn nhà thiếu kiên cố là 6.964 và đặc biệt số căn nhà đơn sơ là 4.467 căn. Như vậy, huyện chỉ đảm bảo về mặt số lượng nhà, còn diện tích bình quân đầu người và chất lượng nhà ở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Nhà đơn sơ còn nhiều, những căn nhà dột nát hoặc tạm bợ, xây dựng bằng cột cây, vách ván, mái lá …, không đảm bảo an toàn và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong sinh hoạt thường ngày và đặc biệt khi xảy ra thiên tai, lũ lụt. Điều này đòi hỏi công tác phát triển nhà của địa phương phải có kế hoạch cụ thể và được triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.

+ Công tác phát triển nhà ở

Được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh, nhà hảo tâm đã ủng hộ xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách, người có công 236 căn (tính từ năm 2011 đến nay) với diện tích trung bình từ 45-60m2/căn. Đặc biệt là xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ là 1.898 căn diện tích trung bình 35-50m2/căn. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện còn rất nhiều hộ gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Cụ thế:

. Hộ gia đình chính sách, hộ có công: 314 căn.

. Hộ nghèo theo chuẩn (giai đoạn 2011-2015): 1.251 căn.

+ Những mặt khó khăn, hạn chế

Việc xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở đa phần huyện, xã phải vận động một phần vốn đối ứng nhưng do mặt bằng thu nhập của người dân còn thấp nên việc vận động đóng góp còn hạn chế.

Một số hộ khi khảo sát thực tế là có đất xây dựng, nhưng khi tiến hành khởi công thì xảy ra tranh chấp. Ngoài ra còn có một số người già neo đơn qua đời hoặc rời bỏ địa phương nên phải đề nghị về trên thay đổi hộ khác làm ảnh hưởng chung cho huyện.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương