UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


PHẦN III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH



tải về 2.06 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Vai trò của nhà ở trong ngành xây dựng


Kể từ sau năm 1991 (sau khi Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh nhà ở năm 1991) và đặc biệt là kể từ sau khi Nhà nước ban hành Hiến pháp năm 1992 và có Luật Đất đai năm 1993, với quy định coi đất đai là có giá, quyền sử dụng đất được coi là hàng hoá và được phép tham gia giao dịch, trao đổi trên thị trường thì thị trường nhà ở cũng bắt đầu được hình thành và phát triển. Tiếp theo đó khi Nhà nước ban hành nhiều chính sách để điều chỉnh thị trường như Luật Nhà ở, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 và một số Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ liên quan hướng dẫn thi hành các Luật nêu trên, đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho thị trường này phát triển. Trải qua một số chu kỳ phát triển, đến nay thị trường bất động sản nhà ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, dần khẳng định là động lực, đầu kéo góp phần thúc đẩy các thị trường khác phát triển nhanh như: thị trường lao động, thị trường vật liệu xây dựng, các vật liệu điện, đồ gỗ, nội thất...

Nhà ở là nhu cầu rất cần thiết không thể thiếu đối với mọi tầng lớp nhân dân, nó có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các ngành phụ trợ. Những năm gần đây lĩnh vực nhà ở đã có những chuyển biến khá rõ nét, số lượng nhà ở, diện tích bình quân đầu người đã được tăng lên nhiều lần so với thời gian trước đó, chất lượng nhà ở, điều kiện và môi trường sống của người dân ngày càng được cải thiện, mô hình cuộc sống văn minh hiện đại tại các khu đô thị đã dần thay thế cho các khu nhà nhà ở tạm bợ, mất vệ sinh, các hộ gia đình nghèo, các đối tượng có khó khăn về nhà ở cũng từng bước được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để tạo lập chỗ ở ổn định.

Hiện nay, ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng công trình và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi lãnh vực của đất nước và xã hội, nó còn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao.

Trong một nghiên cứu mới đây của Chương trình Định cư con người (UN - HABITAT) thuộc Liên Hợp Quốc cho thấy lĩnh vực phát triển nhà ở luôn chiếm vai trò trung tâm của nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, cả các nước phát triển và đang phát triển. Hầu hết các nước mới phát triển (NICs) đều ghi nhận lĩnh vực nhà ở là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng xã hội thịnh vượng và là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ gia đình, cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như nền văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc.


II. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển nhà ở của khu vực, của nhà nước tác động đến phát triển nhà ở của tỉnh


Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế thì trong lĩnh vực nhà ở cũng đã từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học trong việc xây dựng nhà ở để đẩy nhanh tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng và an toàn hơn đối với nhà ở, sử dụng các vật liệu công nghệ mới, tiết kiệm các nguyên vật liệu xây dựng, giúp giảm chi phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm.

Các dự án nhà ở, các khu đô thị mới và đặc biệt là xu hướng phát triển nhà ở chung cư tại các đô thị lớn sẽ tác động và ít nhiều ảnh hưởng đến phong tục, tập quán xây dựng nhà ở của người dân. Chất lượng nhà ở của người dân ngày càng được nâng cao từ mức có chỗ ở an toàn ổn định chuyển sang giai đoạn quan tâm tới tiện nghi sử dụng. Quá trình này sẽ góp phần làm cho chất lượng nhà ở, kiến trúc về nhà ở của tỉnh ngày một tốt hơn.

Hoạt động quản lý dự án sau đầu tư và thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc sử dụng nhà ở cũng ngày một đổi mới, bảo đảm cuộc sống của cư dân tại các khu dân cư, khu đô thị mới được xây dựng trong thời gian tới, các khu nhà ở ngày càng được đáp ứng tối đa nhu cầu của mình. Với các dịch vụ đồng bộ và đầy đủ sẽ giúp cho cư dân an tâm hơn và được chăm sóc tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân.

III. Thực trạng nhà ở khu vực đô thị, nông thôn tỉnh Bến Tre

1. Hiện trạng chung về nhà ở


a) Về diện tích nhà ở(6)

Theo tổng hợp báo cáo, đến đầu tháng 3 năm 2013:

- Tổng số nhà ở toàn tỉnh là 366.003 căn trong đó khu vực đô thị có 39.249 căn nhà, chiếm tỉ lệ 10,72% ; khu vực nông thôn có 326.754 căn nhà, chiếm tỉ lệ 89,28%.

- Tổng diện tích nhà ở của Tỉnh Bến Tre là 26.523.644 m2; Diện tích nhà ở trung bình theo nhân khẩu thì toàn tỉnh đạt 20,9 m2/người, diện tích nhà ở bình quân theo hộ đạt 72,8 m2/hộ.



Các chỉ tiêu về nhà ở nói trên cũng có sự chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị, ở thành thị nhà ở bình quân hộ đạt 74m2 trong khi đó ở khu vực nông thôn nhà ở bình quân hộ đạt 72,7m2. Diện tích nhà ở bình quân theo nhân khẩu không có sự chênh lệch nhiều giữa khu vực thành thị và nông thôn: khu vực đô thị bình quân đạt 21,8m2/người, khu vực nông thôn đạt 20,8m2/người;

b) Về chất lượng nhà ở

Tiêu chí phân loại chất lượng nhà ở được phân loại theo kết cấu vật liệu chính cấu thành nhà ở như cột ( trụ hoặc tường chịu lực), mái và tường/ bao che (theo độ bền chắc của 3 thành phần chính của ngôi nhà: vật liệu chính làm mái nhà, vật liệu chính làm tường , cột nhà).

Trong đó:

- Nhà kiên cố: Là nhà có cả 3 thành phần trên được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà bán kiên cố: Là nhà có 2 trong 3 thành phần trên được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà thiếu kiên cố: Là nhà có 1 trong 3 thành phần trên được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

- Nhà đơn sơ: Là nhà mà cả 3 thành phần trên không được xây dựng bằng vật liệu bền chắc.

Theo thống kê của đợt tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 trên địa bàn tỉnh tỉ lệ nhà kiên cố chiếm tỉ lệ 8,6%, nhà ở bán kiên cố chiếm tỉ lệ 74,4%, nhà ở thiếu kiên cố chiếm tỉ lệ 9,4% và nhà ở đơn sơ chiếm tỉ lệ 7,6%(7).

Qua khảo sát thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh và tổng hợp số liệu báo cáo của các xã, phường, thị trấn, đến đầu năm 2013 tỷ lệ nhà kiên cố chiếm tỉ lệ 35,07 %; nhà bán kiên cố chiếm tỉ lệ 49,71%; nhà thiếu kiên cố chiếm tỉ lệ 12,51%; nhà đơn sơ chiếm 2,7%(8).

Như vậy, so với năm 2009 tỉ lệ nhà kiên cố và nhà bán kiên cố năm 2012 của tỉnh có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tăng tỉ lệ nhà kiên cố, giảm dần tỉ lệ nhà bán kiên cố (chủ yếu do các hộ gia đình có điều kiện kinh tế tự cải tạo, nâng cấp nhà ở hiện có). Tỷ lệ nhà ở đơn sơ cũng giảm mạnh từ 7,6% năm 2009 còn 2,7% năm 2013. Tuy nhiên tỷ lệ nhà ở tạm thiếu kiên cố lại tăng, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tốc độ xây dựng nhà tạm, nhà cho thuê với kết cấu mái nhà và kết cấu bao che không bền chắc (mái được lợp bằng tôn hoặc fibro - xi măng, tường xây bằng gạch không có kết cấu cột, giằng bền chắc) ở khu vực thành thị và nông thôn tăng lên. Điều này góp phần thỏa mãn một phần nào nhu cầu sinh sống tại thành thị của những người di cư nông thôn.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương