UỶ ban nhân dân tỉnh bến tre chưƠng trình phát triển nhà Ở TỈnh bến tre đẾn năM 2020, ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2030


II. Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển



tải về 2.06 Mb.
trang3/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.06 Mb.
#19675
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

II. Đặc điểm xã hội và xu hướng phát triển

1. Đơn vị hành chính


Các đơn vị hành chính của tỉnh Bến Tre gồm có 8 huyện và một thành phố trực thuộc Tỉnh: Thành phố Bến Tre, Huyện Châu Thành (thị trấn Châu Thành), Huyện Ba Tri (thị trấn Ba Tri), Huyện Mỏ Cày Bắc; Huyện Mỏ Cày Nam (thị trấn Mỏ Cày), Huyện Bình Đại (thị trấn Bình Đại), Huyện Thạnh Phú (thị trấn Thạnh Phú), Huyện Giồng Trôm (thị trấn Giồng Trôm), Huyện Chợ Lách ( thị trấn Chợ Lách).

Trong đó, thành phố Bến Tre là đô thị trực thuộc tỉnh; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, thương mại và dịch vụ tổng hợp của tỉnh Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km.


2. Phân bố dân cư


- Bến Tre là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với đặc thù hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đa số dân cư nông thôn phân bố tự nhiên theo các tuyến đường giao thông thủy bộ. Trên các tuyến dân cư đó, cứ cách khoảng 20-25km hình thành các điểm, cụm dân cư nông thôn giống như thị tứ, đô thị thu nhỏ.

- Với mật độ dân số không cao, hình thái phân bố dân cư theo tuyến tạo nên nhiều tuyến dân cư phân tán. Sự phân tán dân cư này gây nhiều trở ngại cho việc cải thiện các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế.., các cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn như: giao thông, cấp nước, cấp điện…Sự phân tán dân cư trải dài còn làm ngành dịch vụ kém phát triển tại các vùng nông thôn.

- Dân số tập trung nhiều tại các trung tâm huyện và thành phố, các khu vực nông thôn qui mô dân số ít hơn.

3. Dân số và xu hướng phát triển


Tổng hợp kết quả báo cáo về dân số từ các đơn vị hành chính của tỉnh Bến Tre tính đến ngày 31/12/2012 thì dân số của tỉnh là 1.267.534(2) người. Trong đó dân số đô thị là 134.042 người, chiếm 10,58%, dân số nông thôn là 1.133.492 người, chiếm 89,42%. Bình quân 3,4 người/hộ.

Trong những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng của tỉnh ngày càng được nâng cao kéo theo tỷ trọng dân số đô thị cũng tăng đáng kể. Dự kiến trong những năm tới, tỉ lệ dân số sẽ như sau:



Hiện trạng và dự báo dân số tỉnh Bến Tre đến năm 2020(3)

TT

Thành phần dân số

Dân số (hiện tại và dự kiến) (người)

Năm 2012

Năm 2015

Năm 2020

1

Tổng dân số

1.266.927

1.287.641

1.317.941

2

Dân số đô thị

133.742

273.923

459.715

3

Dân số nông thôn

1.133.185

1.013.717

858.226

III. Điều kiện kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển

1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội


Mặc dù là một tỉnh nhỏ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai, sông rạch và biển khá phong phú. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển đồng bộ các khu vực kinh tế mang tính chất tiểu vùng như khu công nghiệp theo hướng chế biến nông ngư sản; khu liên hiệp cảng cá - công nghiệp - dịch vụ - dân cư ven biển; khu thương mại tập trung, khu dân cư mới ... đồng thời tỉnh cũng có vai trò quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng đối với tiểu vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2012, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, giá nông sản, thủy sản giảm thấp, dịch bệnh trong nuôi thủy sản phát sinh, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các công trình triển khai chậm do khó khăn về nguồn vốn và vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng,…tình hình trên đã tác động bất lợi đến việc triển khai các nhiệm vụ đề ra, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, song được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy đạt kết quả khá trên một số lĩnh vực. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước tăng 6,61%; thu nhập bình quân đầu người tương đương 1.300 USD. Trong đó: khu vực nông, lâm thủy sản tăng 2,5%; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 11,9%; khu vực dịch vụ tăng 8,48%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 430,2 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10.712 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.350 tỷ đồng; và trong năm 2012 lần đầu tiên tỉnh Bến Tre có doanh nghiệp FDI xuất khẩu đạt mức 100 triệu USD; vốn thu hút đầu tư trong nước cũng tăng gấp 4 lần và vốn FDI tăng gấp 2 lần so với năm 2011(4).

Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định, năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm với những mục tiêu cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2013 đạt 7%; trong đó, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 2,69%, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 13,17%, ngành thương mại-dịch vụ tăng 8,27%;

Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực I chiếm 47,3%; khu vực II chiếm 19% và khu vực III chiếm 33,7%; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 20% so năm 2012; tổng kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD, tăng 16,2%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 12.500 tỷ đồng, tăng 16,7%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 1.460 tỷ đồng, tăng 8,1%; doanh thu du lịch tăng 21,7% so năm 2012; thu nhập bình quân đầu người 30,59 triệu đồng, tăng 13,08%;


2. Cơ cấu kinh tế và hướng chuyển dịch


STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tính đến 31/12/2012

Dự báo đến năm

2015

2020




Cơ cấu kinh tế

 










a

Nông, lâm, thuỷ sản

%

47,3

30,3

19,0

b

Công nghiệp - Xây dựng

%

19,0

27,4

32,6

c

Dịch vụ

%

33,7

42,3

48,2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Bến Tre đến 2020

Mặc dù do tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, sự phát triển của một số ngành cơ bản trên địa bàn không đạt tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng cơ cấu tăng trưởng của các ngành có sự dịch chuyển đúng hướng nâng dần tỷ trọng của nhóm ngành du lịch.

Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế Quốc dân của tỉnh Bến Tre dự kiến phát triển như sau:

Đến năm 2015 là : Nông, lâm, thủy sản chiếm 30,3%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 27,4%; Dịch vụ chiếm 42,3%.

Đến năm 2020 là: nông, lâm, thủy sản chiếm 19%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 32,6%; Dịch vụ chiếm 48,2%.

3. Dự báo tăng trưởng kinh tế đến năm 2020:

Theo Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13 tháng 1 năm 2011 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Quan điểm phát triển:

- Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bến Tre đến 2020 gắn với định hướng chiến lược biển Việt Nam đến 2020 nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, nền công nghiệp công nghệ cao; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tạo ra các sản phẩm mũi nhọn có giá trị cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tiến tới hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao. Trong giai đoạn 5 năm cuối của kỳ quy hoạch, tăng cường đầu tư mạnh vào lĩnh vực phúc lợi xã hội nhằm từng bước tiến đến phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và đồng bộ.

- Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh trong điều kiện tỉnh Bến Tre nằm trong vùng ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trong thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Đông Nam Á.

- Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, có giải pháp chủ động ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tầm nhìn dài hạn; trong đó, tập trung phát triển các nguồn lực, bố trí dân cư đô thị và nông thôn phù hợp với quy hoạch chung, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng.

+ Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020(5):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 13,8%/năm trong 10 năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD vào năm 2015 và khoảng 3.300 USD vào năm 2020; chỉ số HDI đạt khoảng 0,9.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 30,3% - 27,4% - 42,3%; đến năm 2020 là 19,2% - 32,6% - 48,2%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 575 triệu USD năm 2015 và khoảng 1,4 tỷ USD năm 2020, tăng bình quân 20%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 13%/năm theo giá so sánh. Tiết kiệm trong dân năm 2020 đạt 22%GDP; chỉ số ICOR toàn thời kỳ khoảng 2,8.



tải về 2.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương