UỶ ban nhân dân huyện quảng trạCH


II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ YẾU KÉM



tải về 174.31 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích174.31 Kb.
#17766
1   2   3

II - NHỮNG TỒN TẠI VÀ YẾU KÉM:

1. Nền kinh tế tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp, nhiều yếu tố chưa ổn định, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thiếu đồng bộ, sản xuất hàng hoá còn nhỏ lẻ, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây giá trị kinh tế chiếm tỷ trọng còn thấp. Trên lĩnh vực nông nghiệp chưa tạo ra được các loại sản phẩm hàng hoá có giá trị cao, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp. Chưa phát huy được tiềm năng lợi thế của tài nguyên. Việc chuyển đổi diện tích lúa vụ 10 và lúa vụ chiêm năng suất thấp sang các loại cây trồng có giá cao còn chậm. Các mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được triển khai nhân rộng, đặc biệt mô hình cây vụ đông còn gặp

khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

- Lĩnh vực chăn nuôi là một lợi thế của huyện, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, tỷ lệ chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Nhiều xã có điều kiện phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê nhưng chưa được khai thác, chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, chưa tạo ra được các đàn trâu, bò, dê có số lượng lớn, chất lượng vật nuôi chưa cao, chưa tạo những đột phá trong khâu giống, chế biến và tiêu thụ. Chương trình cải tạo đàn bò tiến triển còn chậm nên tỷ lệ bò lai còn thấp, lợn nái ngoại phát triển chậm, chăn nuôi gia cầm chủ yếu là giống địa phương với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán.

- Lĩnh vực thuỷ sản chưa được đầu tư khai thác hết các tiềm năng lợi thế của huyện; thực hiện chương trình đánh bắt xa bờ hiệu quả thấp, các hợp tác xã, cá nhân vay vốn đầu tư đánh cá xa bờ bị thua lỗ. Trên địa bàn chưa đầu tư được cơ sở chế biến hải sản, nên sản phẩm của ngư dân còn bị tư thương ép giá. Việc chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp, ao hồ mặt nước sang nuôi trồng thuỷ sản tuy đã có chuyển biến nhưng mức độ còn chậm, năng suất bình quân còn thấp.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh đạt kết quả chưa cao, nhất là các chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn còn lúng túng, hiệu quả còn thấp. Việc du nhập các ngành nghề mới vào còn khó khăn, lúng túng, người dân chưa hào hứng, không chịu khó, các sản phẩm du nhập về để triển khai còn đơn điệu. Lãnh đạo chính quyền địa phương chưa năng động, tích cực, các bộ chỉ đạo của huyện của quá mỏng. Chương trình xuất khẩu chưa thực hiện được còn bế tắc. Hiệu quả chương trình phát triển TTCN và làng nghề nông thôn còn nhiều hạn chế. Kinh tế HTX còn lúng túng, chưa xác định được phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường đội ngũ cán bộ HTX nói chung còn yếu chưa theo kịp với cơ chế mới. Kinh tế trang trại còn nhỏ lẻ manh mún, kinh tế vườn phát triển còn chậm, chưa tạo được các mô hình có thu nhập cao.

- Việc ứng dụng KHCN chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Việc chuyển giao các mô hình tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn cũng như việc xây dựng các mô hình điển hình trên tiến còn hạn chế.

- Một số vấn đề về ô nhiễm môi trường trên địa bàn chưa được giải quyết dứt điểm như Nhà máy xi măng Thanh Trường, Xí nghiệp chế biến gỗ Ba Đồn nhân dân còn kiến nghị nhiều lần do quy hoạch xây dựng nhà máy chưa phù hợp còn xen lẫn với khu dân cư.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chú trọng, song nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, nhiều công trình bức thiết chưa được đáp ứng; Ngân sách các xã nguồn thu còn thấp, tỷ lệ được điều tiết không đáp ứng nhu cầu chi, phần lớn các xã còn dựa vào bổ sung ngân sách cấp trên, hiện nay mới có 2 xã tự cân đối được ngân sách.

2. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội vẫn còn những khó khăn, bức xúc:

- Hệ thống trường lớp của các bậc học, cấp học ở một số địa phương còn thiếu và xuống cấp; đặc biệt là phòng học của bậc học mầm non nhiều nơi còn tạm bợ, nhiều lớp học phổ thông TH, THCS đầu tư từ những năm 1975-1976 nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa có ngân sách để đầu tư xây dựng mới. Các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu. Chất lượng giáo dục toàn diện ở một số trường còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất ngành VHTT-TDTT, TTTH còn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá như: Nhà văn hoá, sân bãi TDTT, khu vui chơi giải trí ở nhiều địa phương chưa được quan và đầu tư đúng mức.

- Chất lượng khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ bác sỹ tuyến xã còn thiếu và - yếu về chuyên môn nên chất lượng khám và điều trị chưa cao. Cơ sở vật chất của ngành y tế xuống cấp cả tuyến huyện và tuyến xã thiếu ngân sách đầu tư nhất là tuyến xã.

- Số người sinh con thứ 3 trong những năm gần đây còn cao, đời sống nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn ở mức cao và tập trung ở các xã miền núi, vùng sâu, các xã cồn bãi điều kiện khó khăn cho việc phát triển kinh tế, dân trí thấp khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức làm ăn nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngân sách đầu tư cho các xã nghèo chỉ mới đầu tư về cơ sở hạ tầng còn các nguồn lực giúp cho nhân dân thoát nghèo còn hạn chế, nên tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm tỷ lệ còn cao.
3. Công tác QP-AN được tăng cường nhưng chưa toàn diện:

Nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ về 2 nhiệm vụ chiến lược ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế. Công tác xây dựng cơ sở an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu chất lượng chưa cao; An ninh nông thôn ở một số nơi chưa thực đảm bảo tốt, một số vụ việc xảy ra chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm. Trật tự an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo tích cực nhưng số vụ tai nạn xảy ra giảm chưa đáng kể.



4. Công tác quản lý Nhà nước vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trên một số mặt vẫn còn hạn chế như: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng xây dựng vi phạm quy hoạch còn diễn ra. Công tác quán lý đất đai còn nhiều tồn tại, việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân tiến hành còn chậm, một số trường hợp còn cấp sai quy định; Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm, các chương trình phát triển kinh tế hiệu quả chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND một số xã chưa đáp ứng yêu cầu, nên giải quyết các công việc cho nhân dân còn chậm trễ, ách tắc. Năng lực tham mưu của mộ số cán bộ phòng ban chuyên môn còn hạn chế nên việc giải quyết các công việc còn chậm trễ, gây ách tắc, phiền hà cho nhân dân. Cán bộ nhân dân ở một số địa phương còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự bao cấp của ngân sách nhà nước, nên việc huy động nội lực trong nhân dân để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng còn yếu.



III - NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, YẾU KÉM:

1. Nguyên nhân khách quan:

Quảng Trạch nền kinh tế xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế phục vụ cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Điều kiện về địa hình, khí hậu, thời tiết chưa thật thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Các tiềm năng về đất đai, khoáng sản, rừng, biển chưa thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nên chưa tạo ra được động lực để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Các chính sách khuyến khích cho các chương trình như: TTCN và ngành nghề nông thôn, chương trình phát triển chăn nuôi, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh... đã được chú trọng nhưng chưa đủ mạnh để thu hút.

2. Nguyên nhân chủ quan:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở còn có những hạn chế. Đặc biệt là trong công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đội ngũ cán bộ các cấp còn có một bộ phận hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn nên hiệu quả công tác tham mưu và chỉ đạo điều hành còn thấp. Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở phần lớn chưa qua đào tạo cơ bản, nên ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Mặt bằng dân trí trong nhân dân còn thấp và chưa đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.


Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM (2006-2010)
Quảng Trạch là huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, có biển, rừng. Có khu công nghiệp Cảng biển Hòn La đang được xây dựng, khu du lịch Vũng chùa - Đảo yến. Giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, quốc lộ 12A đã được nâng cấp nối liền với khu kinh tế cửa khẩu Cha lo, Nhà máy xi măng Sông Gianh là những lợi thế cho Quảng Trạch phát triển kinh tế nhất là thương mại, dịch vụ. Với những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH giai đoạn 2001-2005 sẽ là bài học quý báu trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch 2006-2010.

- Khó khăn: Quảng trạch vẫn là huyện xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chưa mạnh, các sản phẩm hàng hoá mang tính sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo ra được các vùng chuyên canh, thâm canh với quy mô lớn. Các ngành thương mại dịch vụ phát triển còn hạn chế, tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác hợp lý. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu. Nguồn thu ngân sách còn thấp và chưa ổn định; Công tác quản lý nhà nước còn hạn chế chưa theo kịp với cơ chế thị trường; Đời sống nhân dân ở một số vùng núi, cồn bãi còn khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế, đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã phần lớn đang theo học các lớp tại chức, trung cấp để đủ chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác.

Trên cơ sở phân tích những kết quả và hạn chế, tồn tại của quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2001-2005) và những dự báo có thể ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà trong giai đoạn 2006-2010. Căn cứ vào Kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) của huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 36/2000/QĐ-UB ngày 22/12/2000; Chi thị của Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh; hướng dẫn của Sở KH-ĐT về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010. UBND huyện Quảng Trạch xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (giai đoạn 2006-2010) như sau:
I - MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH 5 NĂM (2006-2010).

1. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 là: Tiếp tục giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại. Huy động tối đa và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, tăng cường củng cố quan hệ sản xuất tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng các ngành kinh tế mũi nhọn như: thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Nâng cao đời

sống nhân dân lên gấp đôi mức hiện nay, tập trung các nguồn lực khai thác tiềm năng lợi thế sẵn có, đưa nền kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ nhanh, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực, đời sống, trình độ dân trí trên địa bàn huyện; Phát triển KT-XH gắn liền với việc ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

2. Các mục tiêu chủ yếu:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 10-11%.

- Cơ cấu kinh tế: Tiếp tục giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2010:

* Công nghiệp - TTCN XD chiếm 41-43%.

* Dịch vụ - Thương mại chiếm 32-33%.

* Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 24-27%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng bình quân: 20-22%.

- Giá trị ngành Dịch vụ - Thương mại tăng bình quân: 12-14%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân: 6,5-7%.

- Sản lượng lương thực đến năm 2010: 56.700 tấn.

- Nguồn thu ngân sách cố định trên địa bàn hàng năm tăng 15-17%.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đến năm 2010 là 8,5%o; giảm tỷ suất sinh đến 2010 là 0,5%o.

- Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục THCS: Phấn đấu đến năm 2010 có 50% số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục phổ thông trung học.

- Giải quyết việc làm: Trong 5 năm (2006-2010) giải quyết việc làm mới cho 23.500 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết được 4.700 lao động).

- Xoá đói giảm nghèo: tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ: 2,5-3%.

- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh: đến năm 2010 là 80%.

- Tỷ lệ hộ dùng điện: đến 2010 là 99,5%.

- Trạm y tế: Phấn đấu đến năm 2010 là 100% số xã, thị trấn có trạm xá cao tầng và 100% trạm y tế có bác sỹ.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: đến năm 2010 là 10%.

- Gia đình văn hoá đạt tỷ lệ 90%.

- Số làng, đơn vị văn hoá đạt tỷ lệ 70%.



II - NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Nông nghiệp:

a) Trồng trọt: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh việc đưa các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chú trọng các cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, ớt, hồ tiêu... và cây công nghiệp dài ngày. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông đối với diện tích có điều kiện trồng ngô, rau, diện tích ngô 1.100 ha (trong đó ngô vụ đông 500 ha), rau 2000 ha, lạc 1.300 ha chỉ đạo tăng diện tích trồng sắn phục vụ nhà máy tinh bột sắn: 1000 ha và ổn định các loại diện tích cây trồng khác. Xây dựng 70% số xã có mô hình thu nhập lừ 30-50 triệu đồng/ha, mỗi mô hình từ 20-30 ha. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gò đồi, kinh tế trang trại.

b) Chăn nuôi: Tập trung chuyển đổi vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, năm 2010 chăn nuôi chiếm tỷ trọng: 40% trong nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 tổng đàn gia súc là 169.800 con, trong đó đàn trâu 8.000 con, đàn bò 29.300 con, đàn lợn 130.000 con. Tổng đàn gia cầm 450.000 con.

c) Thủy sản: Phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản bảo đảm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; Tăng cường phát triển đánh bắt cá xa bờ kết hợp bảo vệ an ninh vùng biển, tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Chú trọng đầu tư đồng bộ tàu thuyền ngư cụ đảm bảo đánh bắt xa bờ có hiệu quả. Đa dạng hoá trong nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản, nâng cao chất lượng các sản phẩm thuỷ hải sản xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 sản lượng đánh bắt 15.000 tấn, diện tính nuôi trồng 800 ha, sản lượng nuôi trồng 2.400 tấn.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến như nước mắm, ruốc, mực khô cá khô, tạo điều kiện khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân làm tốt công tác thu mua chế biến hải sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng, phấn đấu tỷ lệ xuất khẩu đạt 40%.



d)Lâm nghiệp: Đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng để rừng thực sự rừng có chủ, tăng cường các biện pháp hạn chế nạn chặt phá rừng trái phép, đảm bảo mỗi năm trồng 300 ha rừng tập trung, chú trọng trồng cây nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Trồng cây phân tán mỗi năm tăng 20%, tăng độ che phủ rừng đạt 70% đến năm 2010. Đẩy mạnh công tác trồng rừng phòng hộ ven biển, trồng rừng kinh tế kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, có kế hoạch khai thác hợp lý các tài nguyên từ rừng để góp phần vào tổng thu nhập kinh tế hàng năm. Chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình tăng diện tích khoanh nuôi bảo vệ.

2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn như: Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, các nhà máy sản xuất bao bì, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, bột giấy... để đi vào sản xuất nhất là công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất...

- Kết hợp với các sở ban ngành của tỉnh hoàn chỉnh quy hoạch các cụm TTCN - khu làng nghề trên địa bàn đến năm 2015 có tính đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các khu làng nghề, khu TTCN khi được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các cơ sở sản xuất vào đầu tư.

Khuyến khích phát triển các làng nghề, phấn đấu mỗi xã có 1 ngành nghề TTCN. Xây dựng các làng nghề gắn với các cụm kinh tế. Tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế, không ngừng nâng cao chất lượng và tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hoá để có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Kết hợp với sở Công nghiệp nghiên cứu du nhập các ngành nghề mới ở các địa phương trong tỉnh về trên địa bàn nhất là các xã chưa có ngành nghề phụ còn thuần nông tạo thành những vùng, liên xã sản xuất mang tính tập trung tạo thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2010 giá trị CN-TTCN đạt 649,389 tỷ đồng; trong đó TTCN là 212,22 tỷ đồng.



3. Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Phấn đấu giá trị thương mại tăng hằng năm từ 12-14%, đến năm 2010 tỷ trọng dịch vụ chiếm 32%.

Xây dựng Trung tâm thương mại ở thị trấn Ba Đồn, quy hoạch lại chợ Ba Đồn với quy mô và vị trí thích hợp; Phát triền các chợ nông thôn gắn với quy hoạch các cụm kinh tế ở vùng Roòn, vùng Nam và vùng Tây của huyện. Khai thác lợi thế hành lang Quốc lộ 12A, phát triển dịch vụ Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La và các bãi tắm ven biển như ở Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Thọ; Phát triển dịch vụ vận tải phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển CN-TTCN trên địa bàn. Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh để từng bước triển khai Khu du lịch ở Vũng Chùa - Đảo Yến. Nghiên cứu để mở thêm một số tuyến du lịch ở Đèo Ngang, Hòn La, từ Sông Gianh đi Phong Nha - Kẻ Bàng và một số nơi khác, gắn với các tua các tuyến du lịch trong tỉnh; Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá có giá trị phục vụ tham quan du lịch.

Nâng cao chất lượng phục vụ của các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn.



4. Về quan hệ sản xuất: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn, chú trọng các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh như: phát triển tiểu thủ công nghiệp; khai thác chế biến hải sản; chương trình xuất khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, có những chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên lĩnh vực xây dựng - thương mại chuyển hướng đầu tư sang sản xuất tạo ra sản phẩm trên địa bàn. Chú trọng phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tạo mọi điều kiện khuyến khích và hỗ trợ cho thành phần kinh tế này phát triển cả về số lượng và quy mô đặc biệt là các HTX nông nghiệp đã chuyển đổi còn bế tắc trong phương thức hoạt động, củng cố các hợp tác xã nghề cá để nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ. Đối với các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu chỉ đạo các địa phương thành lập hợp tác xã để hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

5. Xây dưng cơ sở hạ tầng:

- Đầu tư phát triển đô thị: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Thị trấn Ba Đồn và các xã vùng phụ cận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV chú trọng hệ thống giao thông đầu tư kiên cố theo quy hoạch và các công trình như sân vận động, bãi rác, công viên... Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thị tứ nhằm hình thành các cụm kinh tế vùng Roòn, vùng Nam, vùng Tây.


- Về thuỷ lợi: Từ nay đến 2010 chú trọng nâng cấp các hồ, đập đã bị xuống cấp, đồng thời xây dựng mới một số hồ đập cần thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hoàn thành việc kiên cố hoá kênh mương đảm bảo diện tích tưới cho sản xuất ổn định phục vụ thâm canh cây trồng, ngoài ra còn phục vụ nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản.

- Về giao thông: Đến năm 2010 hệ thống giao thông toàn huyện cơ bản được kiên cố hoá tăng 118,3km đường bê tông và nhựa (Trong đó đường liên xã 75,8 km, đường nội thị 42,5 km). Đường liên thôn và liên xóm tăng thêm 92,8 km được bê tông hóa, làm 330 cầu bê tông các loại.

- Về xây dựng dân dụng: Đến năm 2010, các trụ sở làm việc của 34 xã và thị trấn cơ bản được cao tầng hoá, 100% trạm y tế và các trường học ở các cấp học được cao tầng hoá. Công sở làm việc của các cơ quan nhà nước được xây dựng khang trang.



- Về điện nông thôn: Từ nay đến năm 2010 phấn đấu 100% số thôn trên địa bàn huyện được dùng điện.

5. Tài chính - tín dụng:

- Về thu ngân sách: đến năm 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt 100 tỷ đồng, thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm tăng 12- 15%. Tập trung quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn chống thất thu và gian lận thương mại, chú trọng đầu tư và nuôi dưỡng nguồn thu nhất là nguồn thu ngân sách xã để tăng số xã tự cân đối ngân sách.



-Về chi ngân sách: Chấp hành đúng luật ngân sách đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả chống thất thoát lãng phí, tăng cường kiểm tra thu chi cơ sở nhất là xã, thị trấn đảm bảo đúng dự toán giao. Ưu tiên chi đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là các hạng mục thiết yếu để Ba Đồn và các xã phụ cận đủ tiêu chí về cơ sở hạ tầng của đô thị loại IV để lên thị xã. Đảm bảo ngân sách phục vụ các mục tiêu về xã hội.

- Các ngân hàng thương mại, chính sách trên địa bàn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các chương trình kinh tế trọng điểm để phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của nhân dân. Nâng cao chất lượng phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thuận lợi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Tăng cường chỉ đạo các xã có điều kiện để phát triển thêm các quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

6. Khoa học công nghệ - Tài nguyên môi trường:

Tăng cường ứng dụng các chương trình về khoa học công nghệ gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chú trọng trong các ngành sản xuất như chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản.

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cho cấp xã. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Chú trọng đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm.

7. Văn hoá - xã hội:

- Văn hoá TT-TDTT và PT-TH: Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa; Thực hiện có hiệu quả việc phòng chống các tệ nạn xã hội; Đẩy mạnh và nâng cao một bước cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hóa, gia đình thể thao; Coi trọng việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao quần chúng, đồng thời tiếp tục quan tâm xây dựng hệ thống sân chơi, bãi tập thể thao từ huyện đến cơ sở. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

- Về giáo dục đào tạo: Tiếp tục củng cố và phát triển vững chắc hệ thống trường lớp, đảm bảo các hoạt động dạy và học đi vào nền nếp kỷ cương, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi vào trường, tăng cường vận động mở lóp phổ cập, lớp bổ túc trung học cơ sở, nhằm củng cố vững chắc phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS trên toàn huyện. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia của các bậc học để đến năm 2010 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2010 có 50% số xã, thị trấn phổ cập PTTH. Chú trọng công tác bồi dưỡng nhân tài, hướng nghiệp dạy nghề và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Chính sách xã hội: Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3%. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 80%. Số hộ dùng điện lưới quốc gia 99,5%. Chăm lo và giải quyết kịp thời đúng chế độ các đối tượng chính sách xã hội, thương binh, gia đình liệt sỹ, các đối tượng có công với cách mạng. Đồng thời đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động nhân đạo từ thiện, chăm lo tốt hơn các đối tượng khó khăn. Nghiên cứu có cơ chế chính sách để hỗ trợ khuyến khích các xã và người nghèo tự lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo mỗi cách bền vững.

- Y tế- DS - GĐ và TE: Trong 5 năm tới phải đầu tư xây dựng Bệnh viện huyện thành Bệnh viện khu vực, không ngừng nâng cao công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tập trung củng cố mạng lưới y tế cơ sở theo Chỉ thị 05-CT/TW của Ban Bí thư. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chú trọng đạo tạo đội ngũ cán bộ KHKT chuyên sâu để phục vụ cho việc khám và điều trị tại chỗ cho nhân dân trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2010 có 100% trạm y tế cơ sở có bác sỹ; xây dựng bệnh viện huyện và 34 trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế, xây dựng hệ thống y tế thôn bản vững mạnh, thực hiện tốt mục tiêu gia đình ít con, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc tiến bộ.

Đến năm 2010 dân số trung bình đạt 212.097 người, với mật độ dân số là 346 người/km2; Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ suất sinh từ 0,5- 0,6%o; Hạ thấp tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số xuống 8,5%o. Nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu đến mức sinh thay thế ổn định. Thực hiện tốt công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em.


Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> ToChucBoMay -> UBNDHuyenThanhPho
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
File -> QuyếT ĐỊnh về việc giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai giữa
File -> Về việc giải quyết (lần 2) đơn khiếu nại của ông Lê Đức Thịnh, thường trú tại thôn Xuân Tổng, xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá. Chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
File -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
File -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 20/2010/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
UBNDHuyenThanhPho -> Ủy ban nhân dân huyện tuyên hóA
UBNDHuyenThanhPho -> PHẦn I đẶC ĐIỂm kinh tế XÃ HỘi của huyện minh hoá

tải về 174.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương