UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp phép niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việc niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 0.57 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.57 Mb.
#22846
1   2   3   4   5   6   7   8





3.1 Hội sở chính của Công ty

    • Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

    • Điện thoại: 0321-942.887

    • Fax: 0321-942.226

Hội sở chính là trung tâm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Tại Hội sở chính có các phòng ban với chức năng cơ bản như sau:

      1. Phòng Tổ chức hành chính:

    • Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực: Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, tổ chức sắp xếp nhân lực;

    • Thực hiện công tác định mức lao động, tiền lương, chế độ chính sách, bảo hiểm cho người lao động;

    • Duy trì và phát huy hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000;

    • Thực hiện công tác quản trị hành chính, văn phòng, đời sống cán bộ công nhân viên, tổ bảo vệ.

      1. Phòng kế hoạch đầu tư:

    • Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực điều hành sản xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh;

    • Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý kinh tế, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản;

    • Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, xây dựng các quy chế quản lý kinh tế nội bộ Công ty.

      1. Phòng công nghệ và nghiên cứu phát triển:

Tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực:

    • Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ, vật liệu, quy trình mới để sản xuất ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí đồng thời tăng hiệu quả sản xuất;

    • Quản lý thiết bị;

    • Quản lý cơ điện gồm các lĩnh vực: Cơ khí, điện - tự động hoá, đo lường;

    • Công tác đào tạo;

    • Kỹ thuật công nghệ, sáng kiến tiết kiệm;

    • Lĩnh vực an toàn, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp;

    • Công tác quản lý cơ giới.

      1. Phòng tài chính kế toán:

Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính tín dụng, kế toán của Công ty, quản lý tài sản cố định, kiểm tra giám sát mọi hoạt động liên quan đến tài chính tín dụng của Công ty. Nội dung cơ bản bao gồm:

    • Hàng tháng lập kế hoạch tài chính cho Công ty;

    • Lập kế hoạch tài chính - đầu tư và tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho Công ty;

    • Xây dựng quy chế thanh toán nội bộ;

    • Thực hiện công tác quản lý và sử dụng vốn;

    • Phối hợp với Phòng kế hoạch đầu tư để xây dựng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm;

    • Thực hiện công tác kế toán vật tư;

    • Thực hiện công tác kế toán thành phẩm;

    • Theo dõi và quản lý tài sản cố định của Công ty;

    • Thực hiện công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm và các khoản chi phí khác cho người lao động;

    • Tổ chức thực hiện mạng lưới thống kê.

      1. Phòng kinh doanh:

Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty về các vấn đề:

    • Xây dựng định hướng Marketing, mô hình bán hàng, kế hoạch kinh doanh, cơ chế chính sách phục vụ công tác tiêu thụ thép trong từng thời kỳ, kế hoạch quảng cáo và xây dựng thương hiệu thép VIS, tiêu thụ sản phẩm thép VIS và thu hồi công nợ;

    • Thực hiện công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu thép VIS theo định hướng của Công ty;

    • Tiến hành thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý chất lượng sản phẩm (phòng thí nghiệm VILAS 114);

    • Giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác khách hàng.

      1. Phòng hợp tác quốc tế:

Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các vấn đề:

    • Tìm hiểu thông tin của thị trường phôi thép, thị trường thép trong và ngoài nước liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời thông báo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để đưa ra định hướng phát triển phù hợp trong từng thời kỳ;

    • Đề xuất các phương án giải quyết thực hiện trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty;

    • Nhập khẩu phôi thép, phế liệu luyện phôi thép và thiết bị, phụ tùng từ nước ngoài;

    • Quản lý vật tư, mua vật tư, đặt hàng trong nước, quản lý kho bãi…

Ngoài ra, tại Hội sở chính của Công ty còn có các phân xưởng sản xuất sản phẩm bao gồm: xưởng cán, xưởng cơ điện, xưởng sản xuất phụ.

3.2 Các chi nhánh

        3.2.1 Chi nhánh Tây Bắc

    • Địa chỉ: Khu CN Chiềng Sinh, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La

    • Điện thoại: 022-210.457

    • Fax: 022-214.469

Chức năng chính:

    • Thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty, kể cả chức năng đại diện theo Uỷ quyền;

    • Liên hệ với các Sở, ban, ngành của các tỉnh phía Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai…) nhằm thực hiện nội dung công việc được giao;

    • Thiết lập, tổ chức mạng lưới tiêu thụ thép VIS.

        3.2.2 Chi nhánh Đà Nẵng

    • Địa chỉ: Lô 14, khu Vận tải II, đường Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

    • Điện thoại: 0511-920.236

    • Fax: 0511-920.318

Ngoài ra chi nhánh Đà Nẵng còn có văn phòng bán hàng tại thành phố Hồ Chí Minh:

    • Địa chỉ: 453 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

    • Điện thoại: 08-9.713.827

Chức năng chính:

    • Thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty, kể cả chức năng đại diện theo Uỷ quyền;

    • Liên hệ với các Sở, ban, ngành của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ được giao;

    • Thiết lập, tổ chức mạng lưới tiêu thụ thép VIS.

3.3 Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện Công ty cổ phần Thép Việt Ý tại Hà Nội

    • Địa chỉ: Tầng 1, nhà 17 T4, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

    • Điện thoại: 04-2.511.091                 

    • Fax: 04-2.511.090

Chức năng chính:

    • Tổ chức quản lý, hỗ trợ bán hàng;

    • Bán hàng trực tiếp và bán hàng nội bộ Tổng Công ty;

    • Thu hồi công nợ;

    • Nghiên cứu thị trường và quảng cáo, xây dựng thương hiệu thép VIS;

    • Quản lý chất lượng sản phẩm

    • Các công tác khác…

3.4 Ban quản lý dự án sản xuất phôi thép

    • Địa chỉ: Khu Công nghiệp Tổng hợp, Nam Cầu Kiền, xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

    • Điện thoại: 031-594.584

    • Fax: 031-594.084

Chức năng chính:

    • Làm thủ tục đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép đã được Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao cho;

    • Liên hệ làm việc với Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, các Sở, ban, ngành chức năng để thực hiện được dự án;

    • Phối hợp với các đơn vị có năng lực thực hiện dự án để đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, đúng quy định của Nhà nước về đầu tư.

    1. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Bộ máy hoạt động của Công ty được hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2. Cơ cấu bộ máy hoạt động của Công ty


Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Tây Bắc

Xưởng cán

Xưởng Cơ điện

Xưởng sản xuất phụ


BQL

Dự án sản xuất phôi


Phòng Tổ chức Hành chính

Phòng Công nghệ và Nghiên cứu phát triển


Phòng Hợp tác Quốc tế


Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Kinh Doanh

Phòng Kế hoạch Đầu tư

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TGĐ

Văn phòng đại diện Hà Nội

PHÓ TGĐ

PHÓ TGĐ

PHÓ TGĐ

Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày ….tháng …. năm …., được sửa đổi theo Mẫu Điều lệ Công ty niêm yết và có hiệu lực từ ngày …. tháng ….. năm …….



4.1 Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ:



    • Thông qua định hướng phát triển của công ty; Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty;

    • Thông qua Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý Công ty của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc;

    • Thông qua Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở Công ty;

    • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị;

    • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

    • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ

    • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty và chỉ định người thanh lý;

    • Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

4.2 Hội đồng quản trị

Số thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông:



    • Quyết định chiến lược, định hướng phát triển, kế hoạch trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

    • Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư và Điều lệ Công ty;

    • Quyết định các hợp đồng, giao dịch theo Điều 36 của Điều lệ Công ty;

    • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và một số chức danh quan trọng khác; quyết định mức lương và lợi ích khác của những chức danh đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

    • Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

    • Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

    • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

    • Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

    • Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

    • Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

4.3 Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên với nhiệm 05 năm. Ban Kiểm soát bao gồm những người thay mặt Cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất, kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát có các quyền hạn và trách nhiệm như sau:



    • Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

    • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

    • Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

    • Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

    • Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

4.4 Ban giám đốc:

Ban Giám đốc gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng Giám đốc có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau:



    • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

    • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

    • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

    • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

    • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

    • Tuyển dụng lao động;

    • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

    • Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và quyết định của Hội đồng quản trị.

    1. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG NẮM GIỮ TỪ TRÊN 5% VỐN CỔ PHẦN CỦA VISCO; DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP VÀ TỶ LỆ CỔ PHẦN NẮM GIỮ1

Vốn cổ phần tính đến ngày trước khi niêm yết là 100.000.000.000 VNĐ được chia thành 10.000.000 cổ phần với mệnh giá 10.000 VNĐ/cổ phần.

Bảng 1. Cơ cấu vốn cổ phần tại thời điểm …………..

STT

Cổ đông

Số lượng cổ đông

Tổng mệnh giá

(triệu đồng)

Tỷ lệ vốn cổ phần

Loại cổ phần

I

Trong Công ty










Phổ thông

II

Ngoài Công ty










Phổ thông




Pháp nhân










Phổ thông




Thể nhân










Phổ thông

III

Cổ đông Nhà nước










Phổ thông




TỔNG




100.000

100%

Phổ thông

Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS)

5.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty

Bảng 2. Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần tại thời điểm ……….

STT

Cổ đông

Tỷ trọng

vốn góp (%)

Vốn góp

( triệu đồng )

Số cổ phần phổ thông

1.

Tổng Công ty Sông Đà (cổ đông Nhà nước)

Địa chỉ: Nhà G10, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội

……….

……..

………

2.

Công ty ……………..

Địa chỉ: ………….

……..

……….

…………...

Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS)

5.2 Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ cổ phần nắm giữ

Bảng 3. Danh sách cổ đông sáng lập tại thời điểm …………………

STT

Cổ đông sáng lập

Tỷ trọng vốn góp (%)

Vốn góp

(triệu đồng)

Số cổ phần phổ thông

(cổ phần)



















TỔNG










Nguồn: Công ty cổ phần Thép Việt Ý (VIS)


    1. DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA TỔ CHỨC XIN NIÊM YẾT, NHỮNG CÔNG TY MÀ TỔ CHỨC NIÊM YẾT ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC XIN NIÊM YẾT

6.1 Danh sách những công ty mẹ và công ty con của tổ chức xin niêm yết

Không có


6.2 Danh sách những công ty mà tổ chức niêm yết yết đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối

Không có


6.3 Danh sách những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức xin niêm yết

Tính đến thời điểm …………., …….. vốn cổ phần của Công ty cổ phần Thép Việt Ý được nắm giữ bởi Tổng Công ty Sông Đà.

Tổng Công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng. Tổng Công ty được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thủy điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà.

Giai đoạn 1979 - 1994 là giai đoạn có ý nghĩa đặc biệt với Tổng Công ty, Công trình xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà đã ghi danh Tổng Công ty vào lịch sử. Cũng giai đoạn này, đơn vị được đổi tên thành Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Năm 1995, Tổng Công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng Công ty 90 với tên gọi là Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà. Tháng 3 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 285/QĐ-BXD đổi tên Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà thành Tổng Công ty Sông Đà.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, đến nay Tổng Công ty Sông Đà đã trở thành một tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Khởi đầu chỉ là một công ty nhỏ chuyên về xây dựng thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.


    1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

7.1 Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm

VISCO hiện được trang bị một dây chuyền cán thép vào loại hiện đại nhất do tập đoàn Danieli (Ý) cung cấp. Với lợi thế như vậy, VISCO có khả năng cung cấp ra thị trường hàng năm 250.000 tấn các sản phẩm thép đa dạng và phong phú về chủng loại. Các sản phẩm thép mà VISCO có thể sản xuất theo thiết kế bao gồm các loại thép cuộn ø 5,5 đến ø 12 và thép thanh từ D10 đến D40 được sử dụng làm bê tông, cốt thép chịu lực chính cho các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng cơ sở... Các sản phẩm của VISCO khi cung cấp ra thị trường luôn đáp ứng các tiêu chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất của thép xây dựng chất lượng cao như: TCVN 1651 - 1997 (Việt Nam), JIS G3112 (Nhật Bản), ASTM A615/A615M - 00 (Mỹ), BS4449 - 1997 (Anh).

Chỉ sau 4 năm có mặt trên thị trường, các sản phẩm thép của VISCO đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình. Điều này thể hiện bằng sản lượng tiêu thụ, doanh thu và thị phần của VISCO các năm kể từ 2003 đến nay. Thị phần thép VIS năm 2005 chiếm khoảng 10% toàn miền bắc và chiếm hơn 4% thị phần toàn quốc.

Với chủ trương tận dụng các phế nguyên liệu bắt buộc, đồng thời da dạng hóa sản phẩm kinh doanh từ đó tiến tới tăng doanh thu, lợi nhuận cho toàn công ty, tháng 11/2005, VISCO đã đầu tư xây dựng xưởng sản xuất phụ. Xưởng phụ sẽ chuyên sử dụng các phế nguyên liệu bắt buộc để sản xuất ra các sản phẩm như: dây buộc thép mạ kẽm, thép vuông, thép góc, thép hộp, thép lưới, bi đạn, tấm lót… Các sản phẩm này sẽ bổ sung thêm vào chủng loại hàng hóa của VISCO và sẽ được phân phối thông qua hệ thống khách hàng sẵn có. Xưởng đã bắt đầu sản xuất vào tháng 8/2006.



Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện nay thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thép cán vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng doanh thu của Công ty, chiếm tới sấp xỉ 96%. Doanh thu từ phế liệu, thu hồi từ cán thép và từ thu nhập bất thường chỉ chiếm khoảng 4% trên tổng doanh thu.

Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương