UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU


DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA MSB, NHỮNG CÔNG TY MÀ MSB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI MSB



tải về 0.54 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.54 Mb.
#1951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

DANH SÁCH NHỮNG CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON CỦA MSB, NHỮNG CÔNG TY MÀ MSB ĐANG NẮM GIỮ QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI, NHỮNG CÔNG TY NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT HOẶC CỔ PHẦN CHI PHỐI ĐỐI VỚI MSB.

Không có

  1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.


    1. TUYÊN BỐ MỤC TIÊU

Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “An toàn và bền vững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, gắn bó lâu năm với MSB, thông qua các kênh phân phối đa dạng và bằng các sản phẩm phong phú và năng động của một ngân hàng hiện đại.
7.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA MSB

Là một trong các ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam.




      1. Chủng loại và chất lượng sản phẩm

Với mục tiêu phân phối đa dạng, sản phẩm phong phú, năng động của một ngân hàng hiện đại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, MSB đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm của MSB rất đa dạng, có chính sách riêng tập trung vào danh mục khách hàng mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng quản lý bằng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao, sản phẩm của MSB đa dạng và có chất lượng dịch vụ tốt, luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng;

Trong sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, MSB là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ;

Với tốc độ tăng trưởng nhanh về mạng lưới phân phối và tính thích hợp của sản phẩm, MSB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô ngày càng khẳng định thương hiệu MSB trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần;

Bên cạnh đó, MSB đã từng bước xây dựng và giới thiệu các sản phẩm phái sinh.




      1. Huy động vốn

Việc huy động vốn, MSB tập trung vào hai khu vực thị trường.

Thị trường I: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức kinh tế và dân cư.

Qua các năm, với sự tăng truởng mạnh việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư tính đến thời điểm cuối năm 31 tháng 12 năm 2005 đạt 3.334 tỷ đồng, tăng 1.319 tỷ đồng tương ứng 65% so với năm 2004. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 đạt 3.673 tỷ đồng, tăng 339 tỷ đồng tương ứng 10,17%.

Nguồn: MSB
Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tế luôn được MSB coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình. Là một ngân hàng cổ phần với thành phần tham gia cổ đông sáng lập là các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho MSB trong hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, MSB luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng; hệ thống mạng lưới chi nhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, MSB đã có được hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong suốt 16 năm hoạt động, MSB luôn tự hào là ngân hàng có nguồn vốn dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình.

Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và huy động từ Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn: MSB

Đây là thị trường được MSB quan tâm và chú trọng phát triển trong năm 2006 và có sự tăng trưởng rất mạnh, do có chính sách phát triển cho khu vực thị trường này như tái cơ cấu tổ chức, mô hình các đại lý và văn phòng đại diện được mở rộng và phát triển mạnh trong năm 2006. Do vậy, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt 3.493 tỷ đồng, tăng 2.917 tỷ đồng, tương đương 506%.


      1. Hoạt động tín dụng

- Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân

Nguồn: MSB


Khác với các ngân hàng cổ phần được thành lập vào những năm đầu của thập niên 90, ngay từ những ngày đầu thành lập, MSB đã có được số lượng đông đảo khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng Hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, MSB đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của MSB đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có lịch sử hoạt động hiệu quả thuộc những ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế - xã hội cũng được MSB quan tâm và khuyến khích phát triển thông qua các khoản cấp tín dụng trung hạn phục vụ các dự án đầu tư mới, cũng như tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu tăng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Với chiến lược phát triển MSB thành một ngân hàng bán lẻ, trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay khối khách hàng ngoài quốc doanh đã tăng đáng kể.

Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của MSB ngày càng được cải thiện. Đối tượng khách hàng cá nhân của MSB là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện thông qua các tổ chức công đoàn cơ sở, các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực.


- Cung ứng dịch vụ ngân hàng

Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của MSB ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an toàn và thanh toán nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của MSB. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác. Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của MSB, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của MSB ngay từ ngày thành lập. Dự án thẻ đang được MSB khẩn trương triển khai với quy mô lớn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được triển khai trong toàn hệ thống MSB.

Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống MSB. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho Ngân hàng nguồn thu an toàn với chi phí thấp. Trong năm 2006, các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng vững chắc với tổng số thu phí dịch vụ MSB đạt 27,4 tỷ đồng tăng 40,9% so với năm 2005.

Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Ngân hàng nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng với doanh thu dịch vụ thanh toán tăng 10,15% so với năm trước. Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của MSB ngày càng được củng cố, hệ thống khách hàng ngày càng mở rộng và trong năm không phát sinh sai sót nào trong công tác chuyển tiền.

Bên cạnh sự phát triển của các hoạt động bảo lãnh trong nước với mức tăng gần gấp đôi năm trước, bằng việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các cam kết LC của MSB đã tăng đáng khích lệ: Doanh số phát hành LC trong năm đạt: 117,86 triệu bằng 108,96% so với năm 2005 (doanh số phát hành LC trả ngay đạt 110,43 triệu USD và LC trả chậm đạt 7,43 triệu USD); doanh số thanh toán LC là 110,27 triệu USD với thanh toán LC trả ngay là 99,73 triệu USD, thanh toán LC trả chậm đạt 10,54 triệu USD.

Trong năm 2006, công tác thẩm định khách hàng từng bước được củng cố, toàn hệ thống chấp hành tốt các quy định về bảo lãnh và không có phát sinh rủi ro về nghiệp vụ này.

Với 16 loại ngoại tệ mạnh khác nhau, hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng được thực hiện ở tất cả các chi nhánh trong hệ thống. Doanh số mua bán cả năm đạt 1,475.7 triệu USD. Thu lãi từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt 6,1 tỷ đồng tăng 2,86 lần so với năm 2005. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho Ngân hàng.

- Các giao dịch với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính

Nguồn: MSB

Với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, với yêu cầu chủ động thanh khoản, hoạt động huy động vốn thị trường liên ngân hàng đã được MSB chú trọng một cách đặc biệt trong những năm gần đây. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm 2006 đã tạo điều kiện thuận lợi cho MSB trong khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Với tốc độ tăng trưởng trên 4 lần so với năm 2005 đã khẳng định vị thế của MSB trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển MSB trở thành một ngân hàng thương mại đa năng trên thị trường tài chính và tiền tệ. Lợi thế huy động vốn nêu trên đã tạo điều kiện cho MSB tái đầu tư vào thị trường tiền tệ và tài chính một cách an toàn và hiệu quả, tạo thêm nguồn thu lợi nhuận lớn cho các Cổ đông.

- Các hoạt động khác:

Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, MSB đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, liên kết liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ v.v...



      1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán

 Nguồn: MSB



7.2.4.1 Kinh doanh ngoại tệ

Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ có mức tăng trưởng nhanh năm 2006 đạt 1,476 triệu USD tăng 29% so với năm 2005. Các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu chủ yếu bằng đồng USD.



7.2.4.2 Hoạt động thanh toán trong nước

Do mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch luôn được mở rộng cùng với số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của MSB tại các tổ chức tín dụng khác (Nostro) khắp trên toàn quốc được bố trí phù hợp với nhu cầu của khách hàng, hoạt động thanh toán trong nước của MSB đã có sự tăng trưởng không ngừng. Năm 2006, đạt 993,989 tỷ VND tăng 56% so với năm 2005.



7.2.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Năm 2006 doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước do có chính sách tiếp thị cũng như ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, mức kỹ quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách ngoại tệ. Cụ thể trong năm 2006 đạt 1.018 USD, tăng 114% so với năm 2005.



7.3 QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BẢO TOÀN VỐN

- MSB đã xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động thường xuyên của Ngân hàng nhằm chủ động đề ra các biện pháp đối phó với các tình huống rủi ro, khủng hoảng phát sinh, tập trung xây dựng hệ thống phần mềm quản lý rủi ro trên cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, công tác giám sát thông qua các chỉ số báo cáo, xém xét lại các quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu những hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

- Trong năm 2005 và 2006, MSB đã tiến hành sắp xếp, tái cấu trúc lại bộ máy từ Hội sở cho đến các chi nhánh theo cơ cấu đa dạng và chuyên nghiệp hóa, nhằm thực hiện chuẩn hóa hơn nữa các quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

7.4 THỊ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

7.4.1 Mạng lưới chi nhánh

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch, các Chi nhánh và các phòng Giao dịch đã được thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho MSB nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng hạn chế rủi ro.

Trong năm 2006, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Quản trị MSB đã ban hành Quy chế số 35/QĐ-HĐQT ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tổ chức hoạt động của Chi nhánh MSB, ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, nâng cấp chi nhánh cấp 2 đã được thành lập thành các chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính. Theo đó, hệ thống mạng lưới của Ngân hàng đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 như sau:


  • Khu vực Hà Nội: Sở Giao dịch và ba Chi nhánh;

  • Khu vực Hải phòng: Ba Chi nhánh;

  • Khu vực Quảng Ninh: Hai Chi nhánh;

  • Khu vực Đà Nẵng: Hai Chi nhánh và một Phòng Giao dịch;

  • Khu vực Hồ Chí Minh: Bốn Chi nhánh

  • Tại các khu vực khác: Ba Chi nhánh và một Phòng Giao dịch

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như theo lộ trình tăng trưởng mở rộng tới năm 2010 và bằng khả năng tăng mạnh vốn điều lệ tạo cơ sở vốn đối ứng mở chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, MSB đã khẩn trương triển khai công tác phát triển các điểm giao dịch của mình, kế hoạch năm 2007 sẽ mở mới 23 điểm giao dịch đưa tổng số điểm giao dịch của toàn hệ thống lên 43 điểm, năm tháng đầu năm 2007 đã mở được 8 điểm giao dịch.

      1. Mạng lưới khách hàng và các loại dịch vụ cho khách hàng:

Việc phát triển mở rộng các điểm giao dịch nhằm phục vụ mạng lưới khách hàng chủ đạo của MSB như:

  • Các doanh nghiệp thuộc các cổ đông lớn và truyền thống của MSB hoạt động trong các ngành như: Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Xăng dầu, Khai thác, chế biến thuỷ hải sản, Xuất khẩu lương thực, thực phẩm, Xi măng ...

  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành kinh tế, có chú trọng tới các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp và dân dụng.

  • Các hộ kinh doanh cá thể, nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ truyền thông khác. Dịch vụ tài trợ thương mại được quan tâm một cách đặc biệt.

      1. Thị phần và khả năng cạnh tranh

Trong năm 2005 và năm 2006, MSB có sự tăng trưởng cao về thu nhập, huy động vốn, mở rộng mạng lưới hoạt động, đã được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A. MSB đã từng bước khẳng định được vị thế của một ngân hàng Thương mại cổ phần trong thị trường tín dụng - ngân hàng nói chung và thị trường ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng.

Trong năm 2006 so với một số ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải có các chỉ tiêu cơ bản như sau:

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

MSB

VP

Habubank

VIB

MB

Tổng tài sản

8.520

10.159

11.685

16.552

13.529

Vốn huy động

7.504

9.065

9.735

14.852

11.949

Dư nợ cho vay

3.445

5.006

5.983

8.966

6.195

Lợi nhuận trước thuế TNDN

109

157

248

200

253

Nguồn: Báo cáo tài chính công khai của các Ngân hàng

Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước các dịch vụ, công nghiệp hàng hải cũng phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Nhu cầu huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực còn mới này ngày càng nhiều. Xuất phát từ Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng Hàng Hải có một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng tạo tiền đề phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.



      1. Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện

Góp vốn mua cổ phần đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 của các công ty:

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương;

  • Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng;

  • Công ty Vận tải Biển Hải Âu;

  • Công ty nhựa Đà Nẵng.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương