UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU


TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MSB



tải về 0.54 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.54 Mb.
#1951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MSB.


  1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.

    1. Thành lập

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là Ngân hàng TM được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/6/1991, Giấy phép số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. Ngày 12/7/1991, MSB đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

      1. Tầm nhìn

Với lợi thế của các Cổ đông lớn của Ngân hàng là các doanh nghiệp hàng đầu của ngành Hảng hải, Bưu chính - Viễn thông, Bảo hiểm, Hàng không,… MSB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân hàng thương mại phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu Việt Nam.

      1. Mục tiêu

  • Thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành Hàng hải, Bưu chính - Viễn thông, Hàng không, Bảo hiểm;

  • Phát triển bền vững, tin cậy với Khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ;

  • Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng;

  • Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

      1. Chiến lược

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:

  • Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;

  • Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để bảo đảm cho sự tăng trưởng được bền vững;

  • Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng MSB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngành ngân hàng Việt Nam;

  • Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm bảo đảm quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

  • Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Tuy MSB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công.

    1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN - CÁC CỘT MỐC ĐÁNG GHI NHỚ.

Với tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên đã được cổ đông và cán bộ nhân viên MSB theo đuổi trong suốt 16 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với MSB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của MSB:

  • Năm 1991, mốc son quan trọng nhất, đó là việc khai trương hoạt động vào ngày 12/7/1991. Sự ra đời của MSB là bước đột phá quan trọng, một minh chứng sống động của sự đổi mới thành công từ chế độ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường của thành phố Cảng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

  • Thời kỳ 1992 - 1994, MSB là một điển hình trong việc thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng, là một địa chỉ danh tiếng về chất lượng dịch vụ, mà đặc biệt là thanh toán quốc tế. Thương hiệu, hình ảnh và uy tín của MSB đã trở thành niềm tự hào, sự ngưỡng mộ của nhiều doanh nhân và công chúng.

  • Năm 1995, tại Trụ sở chính MSB đã thực hiện việc tách riêng Trung tâm Điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành Hệ thống với Hội sở đảm nhận việc trực tiếp giao dịch, kinh doanh. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này.

  • Năm 1996, MSB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên đã phát triển được mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.

  • Năm 1997, với sự bảo lãnh của Chính phủ, MSB đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua Ngân hàng Mỹ (B.O.A) để đầu tư vào 3 Dự án trọng điểm quốc gia: Đường Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 51 và Quốc lộ 14, góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư - Thu phí - Trả nợ cho các công trình giao thông của Việt Nam.

  • Thời kỳ 1998 - 2000, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, MSB cũng đã gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

  • Năm 2001, MSB là một trong 6 Ngân hàng Thương mại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. MSB là ngân hàng TMCP duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của Dự án này từ năm 2005 đến nay.

  • Thời kỳ 2002-2004, là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của MSB. Với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, cũng như toàn thể CBNV, MSB đã vượt qua gian nan, thử thách để khẳng định vị thế của mình.

  • Năm 2005, MSB đã chuyển Trụ sở chính từ Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá hàng đầu của cả nước. Sự kiện diễn ra vào tháng 8 năm này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của MSB trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

  • Năm 2006-2007, MSB đang tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các Khối nghiệp vụ (Khối Dịch vụ và Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Kinh doanh Nguồn vốn và Khối Quản lý rủi ro) đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng Khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn Khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng mục tiêu.

  • MSB là thành viên của nhiều tổ chức Ngân hàng trong nước và quốc tế như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT,… Với số vốn điều lệ không ngừng tăng lên, mạng lưới được mở rộng đến các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang,… MSB đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với vị thế của một ngân hàng đa năng, hiện đại. Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ toàn diện với các doanh nghiệp lớn là đối tác truyền thống thuộc các ngành Hàng hải, Hàng không, Bưu chính - Viễn thông, Bảo hiểm,... MSB cũng đã chú trọng phát triển các Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như Khách hàng dân cư, để mở rộng thị trường, sẵn sàng cho quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.

  • Song hành với chính sách đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa công nghệ, MSB còn không ngừng chú trọng đến sự phát triển và nâng cao chất lượng lao động. Đội ngũ cán bộ nhân viên của MSB được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và tâm huyết với nghề.

  • Bên cạnh mục tiêu phát triển hiệu quả, sự ổn định vững chắc cũng luôn được coi là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với một ngân hàng. Chính vì vậy “tạo lập giá trị bền vững” không chỉ là cam kết mà còn là truyền thống của MSB.

    1. THÀNH TÍCH VÀ SỰ GHI NHẬN.

      1. Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, MSB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ của MSB ban đầu là 40 tỷ đồng, đến 31/12/2006 đã đạt 700 tỷ đồng, tăng 17,5 lần so với ngày thành lập. Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, đến ngày 31 tháng 5 năm 2007 đã đạt gần 14.209 tỷ đồng, tăng 103,7 lần. Dư nợ cho vay cuối năm 1991 là 34 tỷ đồng, đến ngày 31 tháng 5 năm 2007 đạt 3.263 tỷ đồng, tăng 95,9 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1991 là 1,6 tỷ đồng, năm 2006 đạt 109,4 tỷ đồng đồng, đến ngày 31 tháng 5 năm 2007 đạt 85,1 tỷ đồng.

Sản phẩm dịch vụ của MSB được cung cấp dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. MSB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, MSB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng thương mại.

      1. Nhận định và đánh giá về MSB của các tổ chức xã hội.

  • Năm 2006, MSB được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng thưởng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngân hàng năm 2006.

  • Năm 2006, MSB được Ngân hàng Wachovia Banhk - một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu của Mỹ tặng giải thưởng Ngân hàng đạt tiêu chuẩn trong quá trình xử lý điện thanh toán quốc tế.

  • MSB đã xây dựng và duy trì được một đội ngũ Khách hàng truyền thống gắn bó từ những năm đầu hoạt động.

  • Năm 2006, MSB được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A. MSB cũng luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%.

  • Tốc độ tăng trưởng cao của MSB trong cả huy động và cho vay cũng như số lượng khách hàng suốt hơn 16 năm qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của khách hàng dành cho MSB. Đây chính là cơ sở và tiền đề cho sự phát triển của MSB trong tương lai.

  • Kể từ khi NHNN ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMEL để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì trong hai năm qua MSB luôn luôn xếp hạng A. Hơn nữa, MSB luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% được quy định trong Thỏa ước Basel I của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS - Bank for International Settlements) mà NHNN áp dụng. Đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm qua luôn dưới 3%, cho thấy tính chất an toàn và hiệu quả của MSB.


  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương