UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU


CÁC NHÂN TỐ RỦI RO RỦI RO VỀ LÃI SUẤT



tải về 0.54 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.54 Mb.
#1951
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

              1. RỦI RO VỀ LÃI SUẤT.


Lãi suất thị trường là yếu tố gây tác động mạnh đến thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng, khi lãi suất thay đổi gây sự chệnh lệch về kỳ hạn và tính thanh khoản giữa vốn huy động và sử dụng vốn huy động.

Rủi ro lãi suất phát sinh khi có chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng.

Tại MSB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Ban Quản lý vốn và thanh khoản sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm: Biểu đồ lệch kỳ hạn tái định giá (repricing gap). Thời lượng của tài sản nợ và tài sản có (duration). Hệ số nhạy cảm (factor sensitivity). Báo cáo về nội dung nói trên do Phòng Quản lý rủi ro của MSB lập định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho từng loại tiền và vàng. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Ban Quản lý vốn và thanh khoản. Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của Ngân hàng, dẫn đến việc cơ thể không thu đủ vốn.

              1. RỦI RO VỀ TÍN DỤNG.


Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có, cụ thể khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã được MSB bảo lãnh, hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn gốc và lãi các khoản vay được MSB cấp.

Để quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng, MSB đã thiết lập và thực hiện chính sách tín dụng với nhiều công cụ nhằm tối thiểu hóa rủi ro tín dụng.



    • Các quy định về thẩm định và phê duyệt, bao gồm phân tích phương án kinh doanh, đánh giá, xếp loại khách hàng theo từng loại khách hàng về mặt tài chính và phi tài chính để tránh rủi ro khi thực hiện dịch vụ cung cấp tín dụng.

    • Các quy định về bảo đảm tín dụng, bao gồm danh mục các tài sản được chấp nhận, thay các thủ tục pháp lý cần thiết, và các biện pháp quản lý tài sản thế chấp, cầm cố.

    • Hạn chế về mức vay, tỷ lệ tài trợ so với giá trị đảm bảo áp dụng cho từng loại sản phẩm, khách hàng, ngành nghề, ...

    • Các hạn chế về tín dụng tập trung áp dụng cho từng loại tiền vay, kỳ hạn vay, sản phẩm ngành nghề khách hàng.

    • Các quy định chặt chẽ về thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm soát và sử lý trong suốt quá trình xem xét cấp tín dụng.
  1. RỦI RO VỀ NGOẠI HỐI.


Hoạt động ngoại hối của MSB chủ yếu nhằm phục vụ thanh toán quốc tế cho các khách hàng doanh nghiệp. Các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng không lớn. Quản lý rủi ro ngoại hối tập trung vào quản lý trạng thái ngoại hối ròng và các trạng thái kinh doanh vàng (không được dương hoặc âm quá 30% vốn tự có của Ngân hàng), tuân thủ đúng các quy định hiện hành của NHNN. Ban Quản lý vốn và thanh khoản quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức về trạng thái mở và hạn mức ngăn lỗ cho các nhân viên giao dịch ngoại hối. Hội đồng Quản trị xem xét, quyết định và định kỳ xét duyệt lại hạn mức giao dịch với các đối tác. Bên cạnh đó, trạng thái cũng như rủi ro ngoại hối còn được Ban điều hành ngân quỹ xem xét và điều chỉnh hàng ngày nhằm tối ưu hóa thu nhập cho Ngân hàng.
  1. RỦI RO VỀ THANH KHOẢN.


Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, rủi ro thanh khoản được Ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản lý rủi ro thanh khoản tại MSB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN, Ban Quản lý vốn và thanh khoản, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại MSB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

  • Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

  • Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

  • Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

  • Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

  • Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

MSB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Ban Quản lý vốn và thanh khoản xem xét cập nhật hàng tháng.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:



  • Xây dựng kế hoạch: Định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.

  • Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.

  • Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: Quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.

Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chận và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.

Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông và các đối tác nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.




  1. tải về 0.54 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương