UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU



tải về 1.06 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.06 Mb.
#28320
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Cơ cấu tổ chức


Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng




Các Hội đồng và Ủy ban

        1. Cơ cấu bộ máy quản trị của Maritime Bank


4.1. Đại hội đồng Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Maritime Bank quy định.



4.2. Hội đồng Quản trị

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.



4.3. Ban Kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.



4.4. Các Hội đồng, Ủy ban

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và một Ủy ban, bao gồm:



Hội đồng tín dụng: Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

Ủy ban ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.



Hội đồng Xử lý Rủi ro: Phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro, và miễn giảm lãi theo quy định.

4.5. Tổng Giám đốc

Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Trưởng phòng Kế toán và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.


        1. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Maritime Bank và danh sách cổ đông sang lập


  1. Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Maritime bank

Căn cứ vào danh sách cổ đông của Maritime Bank chốt vào ngày 30/6/2008, cổ đông sở hữu từ trên 5% vốn điều lệ của Maritime Bank gồm:

Cổ đông

Địa chỉ trụ sở chính

(thường trú)

Số cổ phần

Tỷ lệ

sở hữu

Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Tầng 10, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Phố Đào Duy Anh, TP Hà Nội.

298.615.800.000

19,91%

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Tầng 17, Tòa nhà Ocean Park, số 1 Phố Đào Duy Anh, TP Hà Nội

163.129.960.000

10.88%

Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (Gemadept)

Tầng 15, số 35, Nguyễn Huệ, Quận I, TP Hồ Chí Minh.

99.830.944.000

6,66%

Công ty Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO)

Số 215, Trần Quốc Toản, Q. Ngô Quyền, TP Hải Phòng

92.945.160.000

6,2%

    1. Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập của Maritime Bank gồm 24 Cổ đông, sở hữu 37,29 tỷ đồng cổ phần tại thời điểm thành lập năm 1991 (đến nay đã không còn hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005)
        1. Danh sách những công ty mẹ và công ty con của Maritime Bank, những công ty mà Maritime Bank đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với Maritime Bank


Không có
        1. Hoạt động kinh doanh


    1. Tuyên bố mục tiêu

Ngân hàng TMCP Hàng Hải phấn đấu trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam, với tôn chỉ phát triển “Tạo lập giá trị bền vững” dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chuyên nghiệp đầy tâm huyết, các kênh phân phối đa dạng cùng các sản phẩm phong phú và năng động của một ngân hàng hiện đại.

    1. Ngành nghề kinh doanh của Maritime Bank

Là một trong các ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Việt Nam (Giấy phép thành lập số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và đã khẳng định được thương hiệu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Maritime Bank rất đa dạng, có chính sách riêng tập trung vào danh mục khách hàng mục tiêu bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp.

Việc huy động vốn: Maritime Bank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung vào hai khu vực thị trường.

Thị trường I: Là mảng thị trường tập trung vào các đối tượng là tổ chức kinh tế và dân cư.

Qua các năm, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đã có tăng trưởng rất nhanh. Tính đến thời điểm cuối năm 31 tháng 12 năm 2007 đạt 7.625 tỷ đồng, tăng 3.527 tỷ đồng tương ứng 86% so với năm 2006.

Huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư vào nền kinh tế luôn được Maritime Bank coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình. Là một ngân hàng cổ phần với thành phần tham gia cổ đông sáng lập là các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó, Maritime Bank luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng; hệ thống mạng lưới chi nhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, Maritime Bank đã có được hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong suốt 17 năm hoạt động, Maritime Bank luôn tự hào là ngân hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình.

Thị trường II: Là khu vực thị trường tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính.

Đây là thị trường được Maritime Bank quan tâm và chú trọng phát triển trong năm 2007 và có sự tăng trưởng rất mạnh. Do vậy, tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2007 đạt 7.821 tỷ đồng, tăng 4.328 tỷ đồng, tương đương 124 %.

Tóm tắt tình hình huy động vốn của Maritime Bank qua các năm 2006, 2007 và đến 30/9/2008 như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/2006

31/12/2007

30/9/2008

Tiền gửi của khách hàng

3.985.940

7.625.410

12.978.853

Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước

3.492.545

7.820.734

6.497.083

Tiền vay từ NHNN

25.974

32.339

23.285

Tổng cộng

7.504.459

15.478.483

19.499.221

Về hoạt động tín dụng

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã có được nền tảng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như Hàng Hải, Hàng không và Bưu chính viễn thông, Thuỷ sản và chế biến hàng xuất khẩu. Bằng sự năng động của một ngân hàng cổ phần, với thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, Maritime Bank đã tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của Maritime Bank đã góp phần vào sự phát triển mạnh của ngành Hàng Hải Việt Nam trong những năm đầu thập niên của thế kỷ 21 khi thương mại Việt Nam vươn mình ra quốc tế.

Năm 2007 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của Maritime Bank, họat động cho vay khách hàng doanh nghiệp và cá nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy tăng trưởng với tỷ lệ cao nhưng các chỉ số an toàn về hoạt động luôn được đảm bảo ở mức cao.

Để đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, đồng thời hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư, tỷ trọng tín dụng cá nhân của Maritime Bank ngày càng được cải thiện. Đối tượng khách hàng cá nhân của Maritime Bank là những người có thu nhập ổn định tại các khu vực thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm; phương thức tài trợ được thực hiện trên cơ sở các phương án kinh doanh khả thi hay các nhu cầu tiêu dùng cá nhân thiết thực đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.



BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG


Tỷ đồng



Tỷ đồng





Cung ứng dịch vụ ngân hàng

Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập; dịch vụ ngân quỹ an toàn và thanh toán nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của Maritime Bank. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác. Thanh toán quốc tế và dịch vụ bảo lãnh luôn là thế mạnh của Maritime Bank, giao dịch và kinh doanh ngoại tệ luôn là những mảng kinh doanh truyền thống của Maritime Bank ngay từ ngày thành lập. Dự án thẻ đang được Maritime Bank khẩn trương triển khai với quy mô lớn. Các dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được triển khai trong toàn hệ thống Maritime Bank.

Với sự kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại, trên cơ sở công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động dịch vụ đã góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống Maritime Bank. Đây là hoạt động có quan hệ chặt chẽ, là công cụ hỗ trợ để tăng trưởng các hoạt động khác như huy động vốn, tín dụng đồng thời đem lại cho Ngân hàng nguồn thu an toàn với chi phí thấp. Trong năm 2007, các hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng vững chắc với tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ Maritime Bank đạt 48,05 tỷ đồng tăng 149% so với năm 2006.

Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Ngân hàng nhanh chóng và rất an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng với thu phí từ dịch vụ thanh toán đạt 24,6 tỷ đồng. Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của Maritime Bank ngày càng được củng cố, hệ thống khách hàng ngày càng mở rộng và trong năm không phát sinh sai sót nào trong công tác chuyển tiền.

Bên cạnh sự phát triển của các hoạt động bảo lãnh trong nước với mức tăng gần gấp đôi năm trước, bằng việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các cam kết LC của Maritime Bank đã tăng đáng khích lệ: Doanh số phát hành LC trong năm 2007 đạt: 236,8 triệu USD, tăng 200% so với năm 2006 (doanh số phát hành LC trả ngay đạt 219,61 triệu USD và LC trả chậm đạt 17,19 triệu USD); doanh số thanh toán LC là 209,1 triệu USD với thanh toán LC trả ngay là 193,5 triệu USD, thanh toán LC trả chậm đạt 15,58 triệu USD.

Trong năm 2007, công tác thẩm định khách hàng từng bước được củng cố, toàn hệ thống chấp hành tốt các quy định về bảo lãnh và không có phát sinh rủi ro về nghiệp vụ này.

Với 16 loại ngoại tệ mạnh khác nhau, hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng được thực hiện ở tất cả các chi nhánh trong hệ thống. Doanh số mua bán cả năm đạt 1.862,6 triệu USD. Thu lãi từ hoạt động mua bán ngoại tệ đạt 6,99 tỷ đồng tăng 14% so với năm 2006. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh thu cho Ngân hàng.

Các giao dịch với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính

Với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, với yêu cầu chủ động thanh khoản, hoạt động huy động vốn thị trường liên ngân hàng đã được Maritime Bank chú trọng một cách đặc biệt trong những năm gần đây. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm 2007 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong khả năng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Với tốc độ tăng trưởng trên 2 lần so với năm 2006 đã khẳng định vị thế của Maritime Bank trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam và cũng đánh dấu bước khởi đầu tốt đẹp của chiến lược phát triển Maritime Bank trở thành một ngân hàng thương mại đa năng trên thị trường tài chính và tiền tệ. Lợi thế huy động vốn nêu trên đã tạo điều kiện cho Maritime Bank tái đầu tư vào thị trường tiền tệ và tài chính một cách an toàn và hiệu quả, tạo thêm nguồn thu lợi nhuận lớn cho các Cổ đông.



Các hoạt động khác:

Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam, Maritime Bank đã và đang xúc tiến việc thành lập các công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, liên kết liên doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, mua bán nợ v.v...



Khoản mục

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

%Tăng giảm 2007/2006

Doanh số kinh doanh ngoại tệ (triệu USD)

1.147

1.476

1.862,6

26%

Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế (triệu USD)

475

1.374

4.358

217%

Doanh số hoạt động thanh toán trong nước (tỷ VND)

32.292

79.368

229.823

189%

Lãi kinh doanh ngoại tệ (triệu VND)

2.137

6.114

6.989

14%

Doanh thu thanh toán và ngân quỹ (triệu VND)

15.211

16.761

24.648

47%

Doanh thu các dịch vụ khác (triệu VND)

1.942

4.528

23.913

428%

Quản lý rủi ro và bảo toàn vốn

Maritime Bank đã xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động thường xuyên của Ngân hàng nhằm chủ động đề ra các biện pháp đối phó với các tình huống rủi ro, khủng hoảng phát sinh, tập trung xây dựng hệ thống phần mềm quản lý rủi ro trên cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, công tác giám sát thông qua các chỉ số báo cáo, xém xét lại các quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu những hạn chế rủi ro có thể phát sinh.



    1. Thị trường hoạt động

Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động của Sở giao dịch, các Chi nhánh và các phòng Giao dịch đã được thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho Maritime Bank nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng hạn chế rủi ro.

Trong năm 2006, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Quản trị Maritime Bank đã ban hành Quy chế số 35/QĐ-HĐQT ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tổ chức hoạt động của Chi nhánh Maritime Bank, ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, nâng cấp chi nhánh cấp 2 đã được thành lập thành các chi nhánh trực thuộc Hội sở chính.

Hệ thống mạng lưới của Maritime Bank đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 gồm 39 điểm giao dịch, phân bổ như sau:


1

Khu vực Hà Nội

:

Sở Giao dịch và 5 Chi nhánh

2

Khu vực Hải phòng

:

3 Chi nhánh

3

Khu vực Quảng Ninh

:

3 Chi nhánh

4

Khu vực Đà Nẵng

:

2 Chi nhánh

5

Khu vực Hồ Chí Minh

:

5 Chi nhánh

6

Tại các khu vực khác

:

4 Chi nhánh

7

Tổng số phòng giao dịch

:

16

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như theo lộ trình tăng trưởng mở rộng tới năm 2010 và bằng khả năng tăng mạnh vốn điều lệ tạo cơ sở vốn đối ứng mở chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Maritime Bank đã khẩn trương triển khai công tác phát triển các điểm giao dịch của mình, kế hoạch năm 2008 sẽ mở mới 45 điểm giao dịch trong đó có 10 chi nhánh và 35 phòng giao dịch đưa tổng số điểm giao dịch của toàn hệ thống lên 84 điểm giao dịch.



Việc phát triển mở rộng các điểm giao dịch nhằm phục vụ mạng lưới khách hàng chủ đạo của Maritime Bank như:

  • Các doanh nghiệp thuộc các cổ đông lớn và truyền thống của Maritime Bank hoạt động trong các ngành như: Hàng hải, Bưu chính viễn thông, Hàng không, Xăng dầu, Khai thác, chế biến thuỷ hải sản, Xuất khẩu lương thực, thực phẩm, Xi măng ...

  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi ngành kinh tế, có chú trọng tới các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp và dân dụng.

  • Các hộ kinh doanh cá thể, nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ truyền thống khác. Dịch vụ tài trợ thương mại được quan tâm một cách đặc biệt.

    1. Các dự án góp vốn kinh doanh đang thực hiện

Góp vốn mua cổ phần đến ngày 30/ 9/ 2008 của các công ty:

  • Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng;

  • Công ty Cổ phần Vận tải biển Hải Âu;

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APEC);

  • Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ (SMARTLINK),

  • Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn.

  • Công ty Cổ phần Ngoại thương và Đầu tư Phát triển TP Hồ Chí Minh (FIDICO)

  • Công ty Cổ phần Container Phía nam (Viconship Sài Gòn)

Tổng số tiền góp vốn đầu tư là 95,21 tỷ đồng

Каталог: data -> OTC
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
OTC -> CÔng ty cổ phần bê TÔng ly tâm thủ ĐỨc năM 2013 thông tin chung thông tin khái quát
OTC -> TẬP ĐOÀn công nghiệp than khoáng sản việt nam công ty cp công nghiệP ÔTÔ -vinacomin 
OTC -> Descon bản cáo bạCH
OTC -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần quê HƯƠng liberty
OTC -> BÁo cáo thưỜng niêN
OTC -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam công ty cổ phần xdct 545
OTC -> CÔng ty cp vinaconex 20

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương