UỶ ban chứng khoán nhà NƯỚc cấp chứng nhậN ĐĂng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng chỉ CÓ nghĩa là việC ĐĂng ký chào bán cổ phiếU ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa cổ phiếU



tải về 1.06 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.06 Mb.
#28320
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

5.Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng


Các hoạt động ngoại bảng của Maritime Bank chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ. Maritime Bank thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng. Phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài sản thế chấp. Hội đồng Quản trị quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ, được xem xét như khoản vay.

6.Rủi ro luật pháp


Rủi ro luật pháp liên quan những sự cố hoặc sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh làm thiệt hại cho khách hàng và đối tác dẫn đến việc Ngân hàng bị khởi kiện. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này là do con người hoặc hệ thống công nghệ thông tin.

Để phòng chống rủi ro này, Ngân hàng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các quy trình nghiệp vụ chính đã được chuẩn hóa trong năm 2007 bao gồm: Nghiệp vụ tiền gửi, chuyển tiền, tín dụng, bao thanh toán, nghiệp vụ quyền chọn, kinh doanh vàng và ngoại hối. Bên cạnh đó các quy trình trong quản lý bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nội bộ, thiết kế và phát triển sản phẩm, quản lý tài sản khách hàng,... đã được tiêu chuẩn hóa nhằm giúp Maritime Bank kiểm soát được các hoạt động chính của mình. Hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng được xây dựng theo Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đảm bảo tính ổn định cao, an toàn và bảo mật. Ban pháp chế thuộc Khối Giám sát điều hành của Ngân hàng có nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo các quyền lợi hợp lý và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


7.Rủi ro pha loãng cổ phiếu


- Tổng số cổ phần chào bán: 75.000.000 cổ phần

Trong đó: Cổ đông hiện hữu: 67.500.000 cổ phần

Cán bộ nhân viên: 6.500.000 cổ phần

Đối tượng khác: 1.000.000 cổ phần (chào bán riêng lẻ)

- Giá bán cho các đối tượng là 10.000 đồng/ cổ phần

Như vậy, số lượng cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu là 67.500.000, bằng 45% số lượng cổ phần của Maritime Bank hiện đang lưu hành trên thị trường.

Sau khi lượng cổ phiếu chào bán này chính thức được đưa ra giao dích trên thị trường, nhà đầu tư nên lưu ý một số vấn đề sau:

* Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần



EPS

=

Lãi chưa chia cho cổ đông

Số lượng cổ phần bình quân lưu hành trong kỳ

Theo báo cáo tài chính của Maritime Bank đã được kiểm toán thì EPS (2007) là 2.050 đồng

* Giá trị sổ sách mỗi cổ phần (mệnh giá 10.000đ/ Cổ phần)



Giá trị sổ sách

mỗi cổ phần



=

Vốn chủ sở hữu – Nguồn kinh phí và các quĩ

Số cổ phần đã lưu hành – Cổ phiếu quĩ

Giá trị sổ sách

mỗi cổ phần (2007)


=

1.883.804.0000.000

= 12.559 đồng




150.000.000




Trên thực tế sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của Maritime Bank sẽ có ảnh hưởng đến chỉ số EPS cũng như giá trị sổ sách của Ngân hàng. Vì vậy nhà đầu tư cần đánh giá cẩn trọng vấn đề này.

* Điều chỉnh kỹ thuật giá của cổ phiếu Maritime Bank trên thị trường, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc giá cổ phiếu có thể được điều chỉnh kỹ thuật trong phạm vi nhất định, có thể tham khảo theo công thức sau:



P

=




Pt-1 + (IxPR)




1 + I

Trong đó:

P: Giá thị trường của cổ phiếu sau khi pha loãng

Pt-1: Giá thị trường của cổ phiếu trước khi pha loãng

I: Tỷ lệ tăng vốn

PR: Giá cổ phiếu bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới

Ngoài ra việc phát hành thêm 7.500.00 cổ phần cho dành cho cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác là đối tượng ngoài cổ đông hiện hữu không làm điều chỉnh kỹ thuật giá cổ phiếu nhưng về bản chất sẽ làm pha loãng chỉ số EPS và giá trị sổ sách của ngân hàng.


8.Rủi ro của đợt chào bán và rủi ro sử dụng vốn


    1. Rủi ro về đợt chào bán

Theo kế hoạch tăng vốn điều lệ đợt 1/2008 và phương án sử dụng vốn đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 28/3/2008 là tăng từ 1.500 tỷ lên 2.250 tỷ đồng được thực hiện cụ thể:

  • Đối tượng: Cho cổ đông hiện hữu, Hội đồng quản trị, Cán bộ công nhân viên và 1 số đối tượng khác.

  • Phương thức phân phối: Phát hành ra công chúng;

  • Giá bán được xác định: 10.000 đồng/ cổ phần

  • Trường hợp số lượng chứng khoán chào bán không đạt như mục tiêu đề ra của phương án phát hành và Maritime Bank không thu đủ số số tiền như dự kiến sẽ ảnh hưởng việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro này, Maritime Bankđã tính toán thận trọng và chỉ phát hành bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu, ưu đãi cho cán bộ công nhân viên và đối tượng có công với ngân hàng.

Maritime Bank đã tính toán khả năng tăng vốn của các cổ đông hiện hữu và các đối tượng khác như nghị quyết Đại hội cổ đông và tin tưởng rằng khả năng tăng vốn là thực hiện đúng kế hoạch. Bởi vì các cổ đông lớn của Maritime Bank là các tập đoàn lớn, làm ăn có hiệu quả năng lực tài chính tốt và tỷ lệ vốn góp vào Maritime Bank không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu tài chính của cổ đông. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội đã có văn bản chấp thuận cho Maritime Bank tăng vốn năm 2008.

Tuy nhiên đợt phát hành làm tăng số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường, do vậy, giá cổ phiếu có khả năng bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường.

Đợt phát hành này không được bảo lãnh phát hành nên có thể xảy ra rủi ro cổ phiếu phát hành không được mua hết. Trong trường hợp này, lượng cổ phần chưa phân phối hết sẽ được xử lý theo hướng:


  • Hội đồng quản trị tiếp tục chào bán cho các đối tượng khác theo giá tối thiểu là 10.000 đồng/ cổ phần và xin phép UBCKNN gia hạn thời gian phát hành nếu thấy cần thiết;

  • Hội đồng quản trị cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung khác để đảm bảo huy động đủ vốn phục vụ kế hoạch kinh doanh nếu phát sinh.

  • Trong trường hợp Hội đồng Quản trị không thực hiện được các nguồn tài trợ để bán hết số cố phần như dự kiến, Maritime Bank sẽ điều chỉnh kế hoạch đầu tư, cụ thể là một số dự án xây dựng trụ sở làm việc Chi nhánh Hải Phòng và Chi nhánh Nha Trang và điều chỉnh kế hoạch mở mới Chi nhánh nhằm đảm bảo theo đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong số các cổ đông lớn của Ngân hàng, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là 2 doanh nghiệp nhà nước đã có văn bản trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xin chấp thuận mua cổ phần tăng vốn đợt 1/2008 của Maritime Bank.

    1. Rủi ro về sử dụng vốn

Với mục đích chính là mở rộng kinh doanh theo chiều rộng, tăng vốn điều lệ để chủ yếu đầu tư mở rộng mạng lưới và nâng cấp tài sản như: Mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, mua văn phòng làm việc, tài sản cố định vô hình, hữu hình khác, mua mới và nâng cấp công nghệ. Do thị trường tài chính - ngân hàng được dự kiến sẽ còn phát triển mạnh về trung và dài hạn nên phương án sử dụng vốn được đánh giá là phù hợp với xu thế thị trường nói chung và Maritime Bank nói riêng.

Tuy nhiên đến hết tháng 6 năm 2008 có 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động cùng với 36 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và 12 công ty tài chính nên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Maritime Bank về khả năng huy động vốn cũng như tăng số dư nợ. và phát triển dịch vụ Mặt khác, khi mở rộng phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch Maritime Bank sẽ phải tính đến hiệu quả kinh tế mang lại. Nếu vị trí các chi nhánh, phòng giao dịch cũng như các chính sách thu hút khách hàng không phù hợp ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.

Do Ngân hàng chủ yếu là đầu tư theo chiều rộng, nên trong thời gian đầu chi phí về khấu hao, chi phí thuê văn phòng, chi phí nhân viên sẽ tăng và đồng thời ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như chính sách chia cổ tức.


Каталог: data -> OTC
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
OTC -> CÔng ty cổ phần bê TÔng ly tâm thủ ĐỨc năM 2013 thông tin chung thông tin khái quát
OTC -> TẬP ĐOÀn công nghiệp than khoáng sản việt nam công ty cp công nghiệP ÔTÔ -vinacomin 
OTC -> Descon bản cáo bạCH
OTC -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần quê HƯƠng liberty
OTC -> BÁo cáo thưỜng niêN
OTC -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam công ty cổ phần xdct 545
OTC -> CÔng ty cp vinaconex 20

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương