UỶ ban bầu cử thành phố HẢi phòNG



tải về 119.13 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích119.13 Kb.
#14262


UỶ BAN BẦU CỬ

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Số: 112/HD-UBBC




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 30 tháng 4 năm 2016

HƯỚNG DẪN


Tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và

đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021


Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 29/01/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia quy định các mẫu văn bản trong công tác bầu cử; Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia về việc bổ sung, chỉnh lý một số mẫu văn bản phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;

Để tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, Ủy ban bầu cử thành phố hướng dẫn một số công việc tổ chức ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, cụ thể như sau:



I. MỘT SỐ CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là ngày 22/5/2016 (ngày Chủ nhật).

Huyện Bạch Long Vĩ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ nhiệm kỳ 2016 – 2021 vào ngày 21/5/2016 (sớm trước 01 ngày).

Trước ngày bầu cử 02 ngày và trong ngày bầu cử, tổ chức treo cờ Tổ quốc tại trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, các đơn vị vũ trang nhân dân, các hộ gia đình (đảm bảo 100% các hộ gia đình có nhà ở mặt đường, mặt phố treo cờ Tổ quốc).

Tại trung tâm thành phố; trụ sở Ủy ban nhân dân quận, huyện; nơi công cộng; các cửa ô ra vào thành phố; đường phố chính nơi đông người qua lại treo cờ, băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền cho ngày bầu cử theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tổ chức tốt việc cổ động, tuyên truyền với khả năng cao nhất cho phép và phải đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Kể từ ngày 12/5/2016 đến ngày bầu cử 22/5/2016, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo trên hệ thống phát thanh của địa phương để cử tri biết địa điểm bỏ phiếu và thời gian bỏ phiếu là ngày 22/5/2016 (đối với huyện Bạch Long Vỹ là ngày 21/5/2016).



1. Bố trí địa điểm bỏ phiếu

Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương như nhà văn hóa, hội trường, trường học,... và căn cứ mật độ phân bố dân cư ở khu vực bỏ phiếu, Tổ bầu cử lựa chọn địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) cho phù hợp, bảo đảm thuận tiện để cử tri đến bầu cử. Địa điểm bỏ phiếu phải được trang trí thống nhất theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ; Công văn số 221/VHCS-TTCĐ ngày 11/4/2016 của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc trang trí điểm bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 và theo Ma két hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

a) Bên ngoài phòng bỏ phiếu

- Niêm yết danh sách cử tri, danh sách và tiểu sử những người ứng cử; nội quy phòng bỏ phiếu, thể lệ bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân ở vị trí thích hợp, thuận tiện để cử tri đọc, nghiên cứu; bố trí nơi tổ chức lễ khai mạc;

- Bố trí bàn, ghế để cử tri chờ thực hiện việc bỏ phiếu;

- Bố trí tăng âm, loa để phục vụ việc tuyên truyền và hướng dẫn cử tri thực hiện quyền bầu cử.

b) Bên trong phòng bỏ phiếu

- Phòng bỏ phiếu phải được bố trí trang trọng, đủ ánh sáng; có đầy đủ bàn, ghế, bút và các vật dụng khác phục vụ cho việc bỏ phiếu bảo đảm yêu cầu bỏ phiếu kín; nơi nào có hội trường rộng thì có thể tổ chức lễ khai mạc ngay trong phòng bỏ phiếu;

- Hòm phiếu bầu cử phải được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong phòng bỏ phiếu và thuận tiện cho cử tri bỏ phiếu. Tổ bầu cử phải bố trí thành viên thường trực bên hòm phiếu làm nhiệm vụ hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và bảo vệ hòm phiếu;

- Phía lối vào: bố trí bàn để thành viên Tổ bầu cử hướng dẫn và phát phiếu bầu cử, một số bàn để cử tri viết phiếu bầu cử;

- Nơi cử tri viết phiếu bầu cử có các vách ngăn đảm bảo để cử tri thực hiện “bỏ phiếu kín”;

- Phía lối ra: bố trí bàn để thành viên Tổ bầu cử đóng dấu “ĐÃ BỎ PHIẾU” vào thẻ cử tri của cử tri đã bỏ phiếu.



2. Chuẩn bị các phương tiện phục vụ ngày bầu cử

a) Hòm phiếu: Theo Hướng dẫn số 51/HD-SNV ngày 18/3/2016 của Sở Nội vụ: Mỗi phòng bỏ phiếu phải có một hòm phiếu chính và một hòm phiếu phụ (hòm phiếu lưu động); hòm phiếu phải đảm bảo chắc chắn, chứa đủ số phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, theo số lượng cử tri của từng khu vực bỏ phiếu. Hòm phiếu phải có khóa nắp đậy, được trang trí sạch đẹp, mặt trước hòm phiếu có hình Quốc huy, phía dưới Quốc huy là dòng chữ “HÒM PHIẾU”.

b) Thẻ cử tri: Theo Hướng dẫn số 51/HD-SNV ngày 18/3/2016 của Sở Nội vụ, thẻ cử tri do Tổ bầu cử phát cho cử tri trước ngày bầu cử.

c) Phiếu bầu cử: Theo Hướng dẫn số 51/HD-SNV ngày 18/3/2016 của Sở Nội vụ; phiếu bầu cử phải được quản lý chặt chẽ, an toàn tuyệt đối; khi giao, nhận phiếu bầu cử phải có biên bản bàn giao giữa người giao và người nhận về số lượng cụ thể của từng loại phiếu bầu. Nghiêm cấm mọi hành vi sao in, gian lận phiếu bầu cử; trường hợp tổ chức, cá nhân nơi nào để hỏng, mất phiếu bầu cử hoặc trong thời gian bầu cử phát hiện hành vi sao in, gian lận phiếu bầu cử phải báo cáo ngay với tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

d) Bút để cử tri viết phiếu bầu cử: thống nhất dùng loại bút bi chất lượng tốt (hoặc bút dạ) nét đậm, không dùng bút chì.

e) Các con dấu bầu cử, mực dấu, văn phòng phẩm và các tài liệu, biên bản liên quan đến bầu cử của Tổ bầu cử phải được chuẩn bị đầy đủ trước giờ khai mạc ngày bỏ phiếu bầu cử.

Trước ngày bầu cử, Tổ trưởng Tổ bầu cử cần kiểm tra lại công tác chuẩn bị, rà soát kiểm tra lại toàn bộ các phương tiện vật chất - kỹ thuật phục vụ ngày bầu cử; quán triệt nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, trách nhiệm của từng thành viên; phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên Tổ bầu cử. Trong ngày bầu cử, các thành viên Tổ bầu cử phải đeo phù hiệu của Tổ bầu cử và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được phân công.

Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn cần tạo mọi điều kiện để các Tổ bầu cử hoàn thành công việc chuẩn bị cho ngày bầu cử.



3. Bảo đảm trật tự, an toàn khu vực bỏ phiếu trước và trong ngày bầu cử

Tại mỗi địa điểm bỏ phiếu, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn và các Tổ bầu cử phải có kế hoạch, bố trí người bảo vệ cả ngày và đêm, bảo đảm an toàn cho địa điểm bỏ phiếu. Lực lượng công an, quân sự tăng cường công tác tuần tra canh gác, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn tuyệt đối ở các khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu trước và trong ngày bầu cử; chuẩn bị các phương án đối phó với tình hình thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết xấu có thể xảy ra, đảm bảo cho việc bầu cử được tiến hành liên tục, không gián đoạn.

Những người không có nhiệm vụ thì không được vào phòng bỏ phiếu. Trường hợp khách đến tham quan (kể cả người nước ngoài), có nhu cầu quay phim, chụp ảnh, thì chỉ được thực hiện ở phía ngoài phòng bỏ phiếu dưới sự hướng dẫn của thành viên Tổ bầu cử và phải đảm bảo sự an toàn, trật tự tại địa điểm bỏ phiếu. Bất kỳ người nào cũng không được quay phim, chụp ảnh cử tri đang viết phiếu bầu cử.

II. TRÌNH TỰ NGÀY BẦU CỬ

1. Khai mạc ngày bầu cử

a) Thành phần dự khai mạc

- Các thành viên Tổ bầu cử, những người có nhiệm vụ liên quan đến công tác bầu cử;

- Đại diện cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể ở địa phương;

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội (nếu có), người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cư trú trên địa bàn khu vực bỏ phiếu;

- Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc tôn giáo trong khu vực (nếu có); có thể mời đại diện cử tri trẻ tuổi, lần đầu tiên đi bỏ phiếu (nếu có);

- Cử tri đến dự lễ khai mạc;

- Phóng viên báo, đài (nếu có).

Tổ bầu cử cần gửi giấy mời hoặc mời trực tiếp những cử tri đến dự lễ khai mạc, để lễ khai mạc được đúng giờ, có đông cử tri tới dự, tạo không khí ngày hội từ lúc khai mạc.

b) Trình tự lễ khai mạc ngày bầu cử

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng ngày 22/5/2016 (đối với huyện Bạch Long Vĩ là bảy giờ sáng ngày 21/5/2016). Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng.

Phần khai mạc cần ngắn gọn, đúng trình tự và thể thức trang nghiêm; thời gian tổ chức khoảng 15 đến 20 phút trước giờ bỏ phiếu, gồm các nội dung sau:

- Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

- Đọc diễn văn khai mạc ngày bỏ phiếu bầu cử;

- Đọc nội quy phòng bỏ phiếu và thể lệ bầu cử;

- Kiểm tra hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời 02 cử tri không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ứng cử tại khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ bằng cách đóng khóa nắp đậy hòm phiếu, dán băng “NIÊM PHONG HÒM PHIẾU” ngang phần tiếp giáp giữa thân và nắp đậy hòm phiếu;

- Sau khi thực hiện thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 bắt đầu;

Trước ngày bầu cử 02 ngày và trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo trên loa phát thanh về: Nội quy phòng bỏ phiếu, Thể lệ bầu cử, Danh sách và Tiểu sử tóm tắt những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, số đại biểu được bầu ở Đơn vị bầu cử. Trong ngày bầu cử, Tổ bầu cử bố trí thành viên hướng dẫn cử tri vào phòng bỏ phiếu và làm thủ tục để cử tri nhận phiếu bầu cử, hướng dẫn việc bầu cử, cách viết phiếu bầu cử và đóng dấu "ĐÃ BỎ PHIẾU" vào thẻ cử tri để xác nhận cử tri đã bỏ phiếu bầu cử; phát thanh băng, đĩa tuyên truyền về bầu cử để tạo không khí sôi nổi, nghiêm túc trong ngày bỏ phiếu bầu cử.



2. Tiến hành bỏ phiếu

Nguyên tắc và trình tự bỏ phiếu được quy định tại Chương VII, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:

a) Khi vào phòng bỏ phiếu, mỗi cử tri được hướng dẫn bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 mà cử tri được bầu.

b) Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay; khi nhận phiếu bầu cử, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.

c) Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải đảm bảo bí mật thông tin phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

d) Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu cử khi phát ra cho thành viên Tổ bầu cử, bố trí người bảo vệ, mang hòm phiếu phụ đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ (nếu có) thực hiện việc bỏ phiếu bầu cử do không đến được phòng bỏ phiếu. Những nơi đặc biệt khác, nếu cử tri không đến được phòng bỏ phiếu thì Tổ bầu cử báo cáo Ban bầu cử, Ủy ban bầu cử cùng cấp xem xét xử lý. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu bầu cử xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu và kiểm tra việc sử dụng phiếu bầu cử đã mang theo.

e) Cử tri viết phiếu bầu cử bằng cách: Khi cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang, giữa cả họ và tên của người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không: khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng chữ họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu trên phiếu bầu cử; không được ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử, không được viết thêm nội dung khác vào phiếu bầu cử; không bầu quá số đại biểu được bầu đã ấn định trong phiếu bầu cử, không gạch tất cả những người ứng cử trong phiếu bầu cử; không được sử dụng phiếu bầu cử không có dấu của Tổ bầu cử.

Ví dụ:

- Cách viết phiếu bầu cử đúng: Nếu không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang, giữa cả họ và tên của người ứng cử đó trên phiếu bầu:



Ông NGUYỄN VĂN A ; Bà MAI THỊ M

- Cách viết phiều bầu cử không đúng:





Ông PHẠM VĂN B Bà NGÔ THỊ C

Bà NGUYỄN THỊ E Ông HOÀNG VĂN N

g) Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; nếu viết hỏng phiếu bầu cử, cử tri có quyền đổi phiếu bầu cử khác; khi đổi phiếu bầu cử do viết hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu bầu cử hỏng của cử tri, lưu giữ cẩn thận, sau đó mới được phát phiếu bầu cử khác.

h) Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “ĐÃ BỎ PHIẾU” vào mặt trước thẻ cử tri của những cử tri đã bỏ phiếu bầu cử xong.

i) Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không ai được vận động bầu cử tại nơi bỏ phiếu dưới bất kỳ hình thức nào.

k) Trong ngày bầu cử việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu và các tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, lập biên bản, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết hoặc triển khai phương án dự phòng để việc bỏ phiếu được tiếp tục.

* Lưu ý: Trong ngày bỏ phiếu bầu cử, nếu có cử tri ở nơi khác, không thuộc đơn vị hành chính cấp xã của khu vực bỏ phiếu đến đề nghị được bỏ phiếu bầu cử thì Tổ bầu cử phải hướng dẫn cử tri đó đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, xuất trình thẻ cử tri chưa có đóng dấu "ĐÃ BỎ PHIẾU" và Giấy chứng nhận đi bỏ phiếu nơi khác để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021 (kể cả đối với cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã khác trong cùng đơn vị hành chính cấp huyện). Sau khi cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử phải ghi danh sách cử tri bổ sung để theo dõi riêng và tổng hợp số liệu khi kết thúc việc bỏ phiếu.

3. Kết thúc bỏ phiếu

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: Việc bỏ phiếu bầu cử kết thúc vào bảy giờ tối cùng ngày (19 giờ). Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định kết thúc việc bỏ phiếu muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày (21 giờ).

Sau khi đã hết giờ bỏ phiếu theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thì Tổ bầu cử mới được mở hòm phiếu để kiểm phiếu.

4. Trình tự kiểm phiếu

Sau khi kết thúc việc bỏ phiếu, việc kiểm phiếu phải thực hiện theo đúng quy định tại Mục 1, Chương VIII của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 và các Điều 11, 12, Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:

a) Mở hòm phiếu

- Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản về việc sử dụng phiếu bầu cử theo mẫu số 31/BCĐBQH&BCĐBHĐND, ban hành kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia; mời hai cử tri biết chữ, không phải là người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở khu vực bỏ phiếu chứng kiến thống kê việc sử dụng phiếu bầu cử; niêm phong số phiếu bầu cử không sử dụng đến, số phiếu bầu cử cử tri xin đổi do gạch hỏng; kiểm tra niêm phong hòm phiếu trước khi mở. Nếu có hòm phiếu phụ thì tiến hành mở hòm phiếu phụ cùng với hòm phiếu chính.

- Việc kiểm phiếu bầu cử phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc; phải mời hai cử tri biết chữ không phải là người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 ở khu vực bỏ phiếu đó chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử.

- Việc các trường hợp khác chứng kiến kiểm phiếu, thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Tổ bầu cử.

b) Phân công việc kiểm phiếu

- Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công các thành viên Tổ bầu cử thành 4 nhóm kiểm phiếu bầu cử 4 cấp cùng một lúc. Đối với Tổ bầu cử không đủ số thành viên để phân thành 4 nhóm thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phân công thành viên thành các nhóm kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp. Mỗi nhóm phân công cụ thể: một người đọc, một người ghi kết quả phiếu bầu cho từng người ứng cử, một người kiểm tra việc đọc và ghi.

- Thư ký Tổ bầu cử làm công tác tổng hợp, lập các loại biên bản bầu cử.

c) Trình tự kiểm phiếu

- Chốt tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu:

+ Tổng số cử tri được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố;

+ Tổng số cử tri được bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện;

+ Tổng số cử tri được bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Chốt tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu:

+ Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố;

+ Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện;

+ Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

- Phân loại phiếu bầu trước khi kiểm phiếu: Tổ bầu cử thực hiện việc phân loại phiếu bầu cử theo màu: Phiếu bầu đại biểu Quốc hội (màu hồng); Phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố (màu vàng); Phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện (màu xanh); Phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (màu trắng).

* Lưu ý: Tổ bầu cử tiến hành kiểm tra tổng số phiếu thu vào so với tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Nếu tổng số phiếu thu vào bằng hoặc ít hơn số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử mới được tiến hành kiểm phiếu. Trường hợp tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải kiểm tra lại; nếu kiểm tra lại vẫn cho kết quả tổng số phiếu thu vào nhiều hơn tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu thì lập tức niêm phong hòm phiếu và báo cáo ngay Ban bầu cử giải quyết. Trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban bầu cử thì Ban bầu cử phải kịp thời báo cáo Ủy ban bầu cử xem xét, quyết định.

- Xác định phiếu bầu cử: phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 của mỗi cấp được phân thành 02 loại: phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ.



* Những phiếu bầu cử có đủ các điều kiện sau đây là phiếu hợp lệ:

- Phiếu bầu cử đúng quy định do Tổ bầu cử phát ra;

- Phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử;

- Phiếu bầu cử có số người được bầu bằng hoặc ít hơn số đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

- Phiếu bầu cử được viết đúng quy định tại điểm e, mục 2, phần II Hướng dẫn này.

* Những phiếu bầu cử có một trong những dấu hiệu sau đây là phiếu không hợp lệ:

- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;

- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;

- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

- Phiếu bầu cử được viết không đúng quy định tại điểm e, mục 2, phần II Hướng dẫn này.

- Phiếu gạch, xoá hết tên những người ứng cử;

- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

* Trường hợp có phiếu bầu cử được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử phải đưa ra toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ bầu cử không được gạch xóa hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.

- Sau khi xác định xong phiếu bầu cử hợp lệ, tiến hành thống kê số phiếu bầu cho 1 người, số phiếu bầu cho 2 người, số phiếu bầu cho 3 người ......, ghi kết quả vào mục 1, mục 2 của biên bản kiểm tra kết quả kiểm phiếu mẫu số 20c/BCĐBQH và mẫu số 25c/BCĐBHĐND.

- Kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử, đánh dấu vào bảng kiểm số phiếu được bầu của từng người ứng cử theo mẫu số 20a/BCĐBQH và mẫu số 25a/BCĐBHĐND, theo cách sau:

+ Mỗi lần đọc tên người ứng cử được bầu, người ghi gạch một nét, vẽ lần lượt các cạnh hình vuông và một đường chéo, cứ 5 phiếu tạo thành 1 hình

+ Ghi tổng số phiếu được bầu của người ứng cử vào ô “Cộng số phiếu được bầu”.

+ Nếu dùng tờ thứ nhất chưa kiểm hết số phiếu được bầu của người ứng cử thì ghi tiếp sang tờ tiếp theo và tổng hợp kết quả theo mẫu số 20b/BCĐBQH và mẫu số 25b/BCĐBHĐND.

- Ghi kết quả số phiếu được bầu của từng người ứng cử từ mẫu số 20b/BCĐBQH và mẫu số 25b/BCĐBHĐND vào mục 3 của biên bản kiểm tra kết quả kiểm phiếu theo mẫu số 20c/BCĐBQH và mẫu số 25c/BCĐBHĐND.

d) Kiểm tra lại kết quả kiểm phiếu

Sau khi kiểm phiếu, Tổ bầu cử tiến hành kiểm tra kết quả kiểm phiếu theo mẫu số 20c/BCĐBQH và mẫu số 25c/BCĐBHĐND.

Ví dụ: Khu vực bỏ phiếu số 3 thuộc phường N, quận M bầu cử đại biểu Quốc hội có 5 người ứng cử (A, B, C, D, E), được bầu 3 đại biểu.

Kết quả phân loại phiếu: sau khi xác định có 1.000 phiếu bầu cử hợp lệ, trong đó:

- Phiếu bầu cho 1 người có 50 phiếu.

- Phiếu bầu cho 2 người có 150 phiếu.

- Phiếu bầu cho 3 người có 800 phiếu.



Tính tổng số phiếu bầu cho những người ứng cử:

1 x 50 = 50

2 x 150 = 300

3 x 800 = 2.400

Tổng cộng phiếu bầu cho cả 5 người: 2.750

Tính tổng số phiếu bầu của những người ứng cử:

Theo kết quả số phiếu bầu cho từng người ứng cử trong mẫu số 20b/BCĐBQH ta có:

- Người ứng cử A được 916 phiếu bầu

- Người ứng cử B được 104 phiếu bầu

- Người ứng cử C được 850 phiếu bầu

- Người ứng cử D được 775 phiếu bầu

- Người ứng cử E được 105 phiếu bầu

Tổng số phiếu bầu cho cả 5 người: 2.750 phiếu

So sánh: Nếu 2 tổng trên bằng nhau (ở ví dụ bằng 2.750) thì kết quả kiểm phiếu là chính xác; nếu 2 tổng trên không bằng nhau thì phải tiến hành kiểm tra lại việc kiểm số phiếu bầu cho từng người ứng cử.

* Lưu ý:

- Sau khi kiểm tra kết quả kiểm phiếu đúng, Tổ bầu cử mới được lập biên bản kết quả kiểm phiếu theo mẫu số 20/BCĐBQH và mẫu số 25/BCĐBHĐND.

- Tỷ lệ phần trăm (%) ghi trong các biên bản của Tổ bầu cử được làm tròn số đến 02 số thập phân sau dấu phẩy và đảm bảo khi cộng lại tổng tỷ lệ của các tiêu chí, thành phần là 100%.

- Ghi rõ những kiến nghị, khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và cách giải quyết vào biên bản. Nếu Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải báo cáo ngay với Ban bầu cử để giải quyết.



5. Niêm phong và quản lý phiếu bầu cử sau khi kiểm phiếu

Việc niêm phong và quản lý phiếu bầu cử sau khi kiểm phiếu thực hiện theo Điều 13, Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ, cụ thể như sau:

- Sau khi kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu xong, các Tổ bầu cử tiến hành đưa các loại phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo từng cấp, bao gồm: Phiếu bầu cử hợp lệ, phiếu bầu cử không hợp lệ, phiếu bầu cử hỏng do Tổ bầu cử thu đổi trong ngày bỏ phiếu, phiếu bầu cử còn thừa chưa dùng đến vào trong hòm phiếu và làm thủ tục niêm phong, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ bầu cử, bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có sự chứng kiến của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

- Lập biên bản bàn giao phiếu bầu cử sau khi kiểm phiếu, biên bản có chữ ký của đại diện bên giao, bên nhận, người chứng kiến và đóng dấu Tổ bầu cử, lập thành 03 bản: 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, 01 bản gửi Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp, 01 bản Tổ trưởng Tổ bầu cử giữ.

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn có trách nhiệm quản lý các loại phiếu bầu cử do các Tổ bầu cử thuộc địa phương mình bàn giao; phân công cán bộ, công chức có trách nhiệm quản lý. Trong thời gian quản lý phiếu bầu, nếu không có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền thì tuyệt đối không được mở và kiểm tra phiếu bầu cử đã được niêm phong.

III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ

Tổng hợp kết quả bầu cử là một khâu hết sức quan trọng của công tác bầu cử, yêu cầu Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, các tổ chức phụ trách bầu cử tập trung chỉ đạo chặt chẽ, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực và cơ sở vật chất để tổng hợp kết quả bầu cử nhanh, chính xác.

Biểu, mẫu sử dụng trong việc tổng hợp kết quả bầu cử theo quy định tại Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG ngày 29/01/2016, Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia và các biểu tổng hợp theo hướng dẫn của Ủy ban bầu cử thành phố (Có danh mục biên bản, biểu tổng hợp kết quả bầu cử gửi kèm).

1. Thông tin nhanh về kết quả bầu cử

Ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu bầu cử, các Tổ bầu cử báo cáo nhanh về các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố; các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố chủ động nắm thông tin về kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, báo cáo nhanh về Ủy ban bầu cử thành phố trước 06 giờ ngày 23/5/2016, riêng đối với huyện Bạch Long Vĩ là 07 giờ ngày 22/5/2016.

Các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố phân công Thư ký chủ động nắm tình hình, phản ánh thông tin về Thư ký Ủy ban bầu cử thành phố qua đường dây nóng: 0913 530 968; 0949 634 786.

2. Tổ bầu cử tổng hợp kết quả bầu cử ở Khu vực bỏ phiếu

Sau khi kiểm phiếu theo trình tự đã hướng dẫn tại mục 4, phần II của Hướng dẫn này, Tổ bầu cử lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo mẫu số 20/BCĐBQH và biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 25/BCĐBHĐND;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016 - 2021 gửi về Ban bầu cử đại biểu các cấp tương ứng và Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 9 giờ ngày 23/5/2016.

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ nhiệm kỳ 2016 - 2021 gửi về Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ;



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 9 giờ ngày 22/5/2016.

3. Ban bầu cử tổng hợp kết quả bầu cử ở Đơn vị bầu cử

a) Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội

Cách làm: chia làm 4 bước.

Bước 1: Do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp.

Căn cứ vào biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo biểu số 01/BCĐBQH, gửi về Ủy ban nhân dân quận, huyện.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 11 giờ ngày 23/5/2016.

Bước 2: Do Ủy ban nhân dân quận, huyện tổng hợp.

Từ kết quả tổng hợp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo biểu số 01/BCĐBQH, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo biểu số 02/BCĐBQH, gửi về Ban bầu cử đại biểu Quốc hội.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 16 giờ ngày 23/5/2016.

Để tổng hợp kết quả bảo đảm chính xác, cần phải kiểm tra, đối chiếu lại kết quả tổng hợp ở bước 1.



Bước 3: Do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội tổng hợp

Từ kết quả tổng hợp của Ủy ban nhân dân quận, huyện theo Biểu số 02/BCĐBQH, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở Đơn vị bầu cử theo Biểu số 03/BCĐBQH.



Bước 4: Do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội thực hiện

Sau khi tổng hợp kết quả bầu cử theo Biểu số 03/BCĐBQH, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở Đơn vị bầu cử theo mẫu số 21/BCĐBQH, lập danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo mẫu số 23/BCĐBQH, gửi về Ủy ban bầu cử thành phố.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 19 giờ ngày 23/5/2016.

b) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố

Cách làm: chia làm 3 bước

Bước 1: Do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổng hợp

Căn cứ vào biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo biểu số 04/BCĐBHĐND, gửi về Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố (có trụ sở thường trực tại Ủy ban nhân dân quận, huyện).



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 11 giờ ngày 23/5/2016.

Bước 2: Do Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tổng hợp

Từ kết quả tổng hợp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo biểu số 04/BCĐBHĐND, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở Đơn vị bầu cử theo biểu số 06/BCĐBHĐND.



Bước 3: Do Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố thực hiện

Sau khi tổng hợp kết quả bầu cử theo Biểu số 06/BCĐBHĐND, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 26/BCĐBHĐND, gửi về Ủy ban bầu cử thành phố.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 16 giờ ngày 23/5/2016.

c) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện

Cách làm: chia làm 3 bước

Bước 1: Do Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổng hợp

Căn cứ vào biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo biểu số 04/BCĐBHĐND, gửi về Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 13 giờ ngày 23/5/2016.

Bước 2: Do Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện tổng hợp

Từ kết quả tổng hợp của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo biểu số 04/BCĐBHĐND, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016-2021 ở Đơn vị bầu cử theo biểu số 06/BCĐBHĐND.



Bước 3: Do Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện thực hiện

Sau khi tổng hợp kết quả bầu cử theo Biểu số 06/BCĐBHĐND, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 26/BCĐBHĐND, gửi về Ủy ban bầu cử quận, huyện.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 23/5/2016.

d) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các xã, phường, thị trấn

Căn cứ vào biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, các Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ, các Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 26/BCĐBHĐND, gửi về Ủy ban bầu cử huyện Bạch Long Vĩ; Ủy ban bầu cử xã, phường, thị trấn.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 13 giờ ngày 22/5/2016 đối với các Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 15 giờ ngày 23/5/2016 đối với các Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

4. Ủy ban bầu cử tổng hợp kết quả bầu cử

a) Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội

Ngay sau khi các Ban bầu cử đã nộp đầy đủ các văn bản theo quy định, Ủy ban bầu cử thành phố tiến hành lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở thành phố theo mẫu số 22/BCĐBQH.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 11 giờ ngày 24/5/2016.

b) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố

Ngay sau khi các Ban bầu cử đã nộp đầy đủ các văn bản theo quy định, Ủy ban bầu cử thành phố lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 27/BCĐBHĐND, lập danh sách những người trứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo mẫu số 28/BCĐBHĐND.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 11 giờ ngày 24/5/2016.

c) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện

Ngay sau khi các Ban bầu cử đã nộp đầy đủ các văn bản theo quy định, Ủy ban bầu cử quận, huyện lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo mẫu số 27/BCĐBHĐND, lập danh sách những người trứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo mẫu số 28/BCĐBHĐND.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 11 giờ ngày 24/5/2016.

d) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vĩ và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn

Ngay sau khi các Ban bầu cử đã nộp đầy đủ các văn bản theo quy định, Ủy ban bầu cử huyện Bạch Long Vĩ, Ủy ban bầu cử xã, phường, thị trấn tiến hành lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 theo mẫu số 27/BCĐBHĐND, lập danh sách những người trứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo mẫu số 28/BCĐBHĐND.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 23/5/2016 đối với Ủy ban bầu cử huyện Bạch Long Vĩ.

Thời gian hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 24/5/2016 đối với Ủy ban bầu cử xã, phường, thị trấn.

5. Báo cáo thống kê kết quả cuộc bầu cử

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thống kê số liệu kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 theo Biểu số 07/BCĐBQH&BCĐBHĐND gửi về Ủy ban nhân dân quận, huyện.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 24/5/2016.

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện tổng hợp số liệu kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo Biểu số 08/BCĐBQH&BCĐBHĐND gửi về Ủy ban bầu cử thành phố.



Thời gian hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 25/5/2016.

c) Ủy ban bầu cử thành phố

- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 gửi về Hội đồng bầu cử Quốc gia theo mẫu số 29/BCĐBQH&BCĐBHĐND, mẫu số 29A/BCĐBQH&BCĐBHĐND chậm nhất 17 giờ ngày 26/5/2016;

- Báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 gửi về Hội đồng bầu cử Quốc gia theo mẫu số 29B/BCĐBQH&BCĐBHĐND, mẫu số 29C/BCĐBQH&BCĐBHĐND chậm nhất 17 giờ ngày 29/5/2016;



IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

1. Nội dung thông tin, báo cáo

Công tác thông tin báo cáo trong ngày bầu cử phải được thực hiện kịp thời, chính xác và liên tục thường xuyên từ thành phố đến các quận, huyện, phường, xã, thị trấn; từ Ủy ban bầu cử đến các Ban bầu cử, Tổ bầu cử và ngược lại. Nội dung thông tin gồm các vấn đề sau:

- Các điều kiện vật chất – kỹ thuật phục vụ cho ngày bầu cử;

- Những thuận lợi, khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc, thời tiết ảnh hưởng đến việc bầu cử;

- Diễn biến của cuộc bầu cử;

- Số cử tri đi bầu cử và tiến độ cử tri đi bầu cử;

- Không khí ngày bầu cử, dư luận trong nhân dân về cuộc bầu cử và những người ứng cử;

- Tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử;

- Những tình huống phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo giải quyết (nếu có).

2. Thời gian báo cáo

- Việc báo cáo thực hiện định kỳ hai giờ một lần, vào các giờ: 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ, 18 giờ, 19 giờ, 21 giờ.

- Trường hợp khẩn cấp thì phải báo cáo ngay để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

3. Phương pháp báo cáo

Việc báo cáo, thông tin thực hiện theo từng cấp:

- Tổ bầu cử báo cáo về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn báo cáo về Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo về Ủy ban bầu cử thành phố

- Tiến độ cử tri đi bầu cử báo cáo về Ủy ban bầu cử thành phố qua phần mềm theo dõi tiến độ bầu cử đã được cài đặt, cần báo cáo rõ: Số cử tri đã đi bầu cử, tỷ lệ so tổng số cử tri ghi trong danh sách. Đối với nội dung báo cáo lúc 8 giờ cần báo cáo rõ giờ khai mạc, số người dự khai mạc, diễn biến trong giờ khai mạc.

- Các nội dung khác báo cáo qua các số điện thoại sau đây: 0949 634 786, 0913 246 623, 0984 591 199.

V. MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI SAU BẦU CỬ

1. Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử

Tại khoản 2, Điều 86, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Ủy ban bầu cử căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình chậm nhất là 10 ngày sau ngày bầu cử” (Chậm nhất là ngày 01/6/2016).



2. Xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân và cấp Giấy chứng nhận đại biểu Hội đồng nhân dân

Việc xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân và cấp Giấy chứng nhận đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 88, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; sử dụng các mẫu quy định tại Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử Quốc gia (Mẫu số 34/BCĐBHĐND, Mẫu số 34A/BCĐBHĐND và Mẫu số 36/BCĐBHĐND).



3. Việc quản lý con dấu sau bầu cử

Sau khi kết thúc cuộc bầu cử:

- Các Tổ bầu cử, Ban bầu cử và Ủy ban bầu cử xã, thị trấn bàn giao các con dấu của tổ chức mình cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để bàn giao về Ủy ban nhân dân quận, huyện (qua phòng Nội vụ) quản lý.

- Các Tổ bầu cử, Ban bầu cử và Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Bạch Long Vỹ bàn giao các con dấu của tổ chức mình về Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ để quản lý.

- Các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, các Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố sau khi kết thúc cuộc bầu cử bàn giao các con dấu của tổ chức mình về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ) để quản lý.

Khi bàn giao con dấu phải lập biên bản giao, nhận.

Ủy ban bầu cử thành phố yêu cầu Ủy ban nhân dân, Ủy ban bầu cử quận, huyện; Ủy ban nhân dân, Ủy ban bầu cử xã, phường, thị trấn; các tổ chức phụ trách bầu cử tổ chức quán triệt, nghiên cứu kỹ nội dung Hướng dẫn này và thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc nội dung chưa rõ, báo cáo về Uỷ ban bầu cử thành phố (qua Sở Nội vụ) để giải quyết; đảm bảo cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại thành phố Hải Phòng được thực hiện đúng luật định./.




Nơi nhận:

- TT BCĐ của TU;

- Các thành viên UBBC TP;

- UBND, UBBC quận, huyện;

- UBND, UBBC xã, phường, thị trấn;

- Các Ban bầu cử, các Tổ bầu cử;



- Lưu: UBBC, SNV.


TM. ỦY BAN BẦU CỬ THÀNH PHỐ

THƯ KÝ

GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ

Nguyễn Đào Sơn




Каталог: PortalFolders -> ImageUploads
ImageUploads -> Xác định đóng góp của khoa học và công nghệ vào Năng suất yếu tố tổng hợp (tfp)
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3

tải về 119.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương