Đttx 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử Việt nam BÀI 17: NƯỚc việt nam thế KỶ XIX



tải về 100.12 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích100.12 Kb.
#29734

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử Việt nam


BÀI 17: NƯỚC VIỆT NAM THẾ KỶ XIX

Tôi bắt đầu buổi sáng, buổi sáng hôm nay ta sang thời đại mới, nhưng trước khi bước sang bài mới thì tôi nói tôi đã chấm xong bài thi và đã nộp cho Học viện. Không biết ta đã biết điểm chưa? (Chưa)



Nói chung thì bài làm rất là tốt, chỉ có điều điểm tối đa là 48/50. Lý do đơn giản là bởi vì điểm 50 hay bị dòm ngó lắm. Cho nên tôi lấy 48 điểm, và tất nhiên cũng có 1 số ít người, ít thôi tổng cộng cả lớp Tăng lẫn Ni khoảng 6 đến 7 người vì lý do là hình như không bao giờ đi học, lấy quyển sách chẳng ăn nhập vào sử Việt nam cả. Đó là thứ nhất, thứ hai nữa là câu hỏi: “Tiền đề dẫn đến ra đời của nhà nước”, nhưng mà không làm câu đó, ngồi phân tích rằng: “Văn Lang là gì?” “Âu Lạc là gì?” Cái đó không phải, thì không biết làm thế nào bây giờ, nhưng số đó ít thôi, về cơ bản là như vậy. 57 năm gần 60 năm tôi chấm bài, ngày xưa cho điểm 10, người ta cho rằng được điểm 10 của tôi là rất khó và bị điểm dưới 5 là cực kỳ khó. Tôi ít bao giờ cho rớt lắm, cực chẳng đã thì mới buộc phải như vậy, cho nên cần lưu ý 1 chút xíu thôi là được rồi. Trong bài thi cũng có người mệt mõi quá cho nên viết rõ là: “Mô Phật! Xin được làm mấy câu thơ”, nói theo Bắc kỳ là hồn thơ lai láng. Cố gắng, hiện nay tôi đã có sách in ở trong tay, không biết chúng ta có chưa? Đó là sách mà bây giờ nhà nước cũng buồn cười! Ngày xưa in được sách tôi được 40 quyển gọi là sách tác giả, sau đó còn 35 quyển, rồi còn 30 quyển, rồi còn 25 quyển, rồi còn 20 quyển, rồi 15 quyển, rồi hạ xuống 10 quyển, bây giờ còn 5 quyển thôi. Tôi muốn có quyển thứ 6 tôi phải đi mua bình đẳng như tất cả mọi người khác. Nói chung, nhà nước rất chuẩn hóa bớt, vấn đề có tính qui luật là như thế. Lần này thì họ nói rằng, vì họ làm trễ cho nên họ in với số lượng rất ít để họ bán cho hết cái họ in để họ in cái khác tốt hơn là 1 lần họ in nhiều. Đây là lần đầu tiên mà sách tôi in với số lượng rất ít. Trước đây có quyển in đến 30 ngàn bản nhưng bây giờ thì in 500 bản thôi. Mô Phật! Chỗ này họ đánh giá thế nào! Bởi vây, lớp cố gắng liên hệ và mua sớm, nếu không mua sớm thì nơi khác họ mua mất không còn nữa. Trong đó có những quyển như quyển “Việt nam tư liệu tóm tắt” quyển sách nhỏ nhất, đó là quyển sách nhỏ nhất trong tất cả các quyển sách của tôi. Sách mà nhỏ nhất nặng 150 gam, có 1 lạng rưỡi, sách nặng nhất nặng 150 Kg. Cách nhau kinh hồn từ 150 gam cho đến 150 Kg. Thật là kinh hồn luôn! Như vậy, thì thấy các sách ra đến ngày mùng 1 tháng 4 sẽ đủ tất cả, họ nói với tôi như vậy. Nhưng bây giờ thì tôi cũng chẳng tin là có đúng vậy không, nên tốt nhất là các Thầy cứ hỏi chỗ mua, cô Tiến sĩ Trần Kim Nhung đó. Cô Nhung không phải là người bán sách nhưng cô đấy có 1 cái quyền rất lớn cho nên cô ấy duyệt bán giảm giá cho tất cả chúng ta. Nói chỉ khác chừng đó thôi, cô ấy là Tiến sĩ mà cô là giám đốc, cô không có bán sách đâu, nhưng cô ấy là người có quyết định giảm giá, như là giảm càng nhiều càng tốt, tôi nghĩ như thế. Các Thầy liên hệ sớm. Như hôm trước tôi hứa, quyển sách của tôi và nhà tôi sẽ tặng cho tất cả các Thầy, các Cô ở trong khóa này, mỗi người một quyển. Chiều ngày 11 tháng 4 thì sách sẽ được nhà xuất bản họ chở đến tận đây, lớp cử người 1 người nhận cho lớp, với lớp Ni cử người, lớp ta cử người. Đấy là tôi nói trước như vậy để chuẩn bị 1 chút. Quyển sách đó dày 470 trang, có tựa đề là “Thức cùng Thiên cổ”, in những bài viết của tôi và nhà tôi, trong đó có những bài liên quan tới nhà Phật, ví dụ như là: Tăng ban trong bộ máy nhà nước thời Lý Trần, ví dụ như là: Giáo dục Phật học, ví dụ như là: Nhà chùa với doanh nghiệp và doanh nghiệp với nhà chùa. Ví dụ như thế! Rồi một số bài liên quan đến các học phần nhà tôi là có những bài ví dụ: Văn hóa Phật giáo thời Lý Trần. Có những bài như vậy! Nên tôi đề nghị 2 công ty mà họ tài trợ, hai vợ chồng tôi hiến không bản thảo còn bên kia thì tôi nói rằng, thôi hãy gửi đến cho các Thầy các Cô ở đây dùng là như vậy, chứ không phải là hoàn toàn của tôi, còn cả nơi họ bỏ tiền ra họ in nữa. Thì đấy là ngày 11 tháng 4 buổi chiều. Buổi chiều tôi có dặn là bởi trường đặc biệt này là phải gửi đến đây trước 4 giờ chiều, chứ nếu sau 4 giờ chiều là không ổn. Buổi sáng thì trước 10 giờ 30, thì họ nói không kịp. Thì đấy là về sách vở.

Bây giờ ta sang thời đại mới, đó là thời đại thứ 6 Việt nam thế kỷ XIX. Nói thế kỷ XIX, nhưng thực ra không trọn thế kỷ XIX đâu. Có vài nội dung vượt qua khỏi thế kỷ 1 chút, nhưng về cơ bản, về chủ yếu thì nó nằm trong thế kỷ XIX. Nói cho chính xác nó nằm trong năm 1802 cho đến năm 1884, như vậy còn 1 tí xíu cuối cùng thế kỷ XIX nó thuộc vào thời đại khác. Cho nên chúng ta cũng có thể viết là Việt nam thời nhà Nguyễn, thì đó là thời đại thứ sáu



Trước khi đi vào thời đại này thì tôi có vài lời giải thích để chúng ta nắm rõ. Trong thực tế có nhiều người đã nhầm lẫn giữa họ Nguyễn với nhà Nguyễn, bởi lịch sử Việt nam có một giai đoạn khá lâu dài với 9 đời trị vị của các chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng và kết thúc là Nguyễn Phúc Thuần, như vậy là tổng cộng 9 đời chúa. Thì đó là các đời chúa Nguyễn, và các đời chúa Nguyễn thì nó nằm trong thời đại Đất nước trong thời kỳ đổ nát của nền thống nhất quốc gia. Tức là cái bài vừa kết thúc. Đó là các chúa Nguyễn, nhưng về sau hậu duệ của chúa Nguyễn là Gia Long đã lập ra triều đại mới Nguyễn Ánh, đó là có niên hiệu là Gia Long, lập ra triều đại mới đó là triều nhà Nguyễn. Tại sao ta phân biệt giữa chúa Nguyễn và nhà Nguyễn? Bởi vì, chúa Nguyễn chỉ quản lý một phần lãnh thổ của đất nước từ sông Gianh trở vào Nam, còn nhà Nguyễn, khi ta nói nhà thì quản lý toàn bộ cái lãnh thổ quốc gia, quốc gia lớn thì quản lý lớn, quốc gia nhỏ thì quản lý nhỏ. Ví dụ, như nói nhà Lý, cũng quản lý toàn bộ đất đai của quốc gia, nhưng lại chủ yếu là từ Quảng Bình trở ra (từ Đèo Ngang trở ra), về sau nhà Lý từ năm 1069 lấy thêm toàn bộ đất Quảng Bình cộng với 2 huyện Vĩnh Ninh và Gio Linh, nhưng cho dù kể cả Vĩnh Linh và Gio Linh từ đó trở ra thì nó cũng nhỏ. Có điều nhỏ thì nhỏ nó vẫn là toàn bộ quốc gia. Ta nói nhà Trần thì đúng cũng là triều đại quản lý toàn bộ diện tích quốc gia ở đây nói diện tích thời đấy gọi là lãnh thổ, thì quản lý vùng đất mà từ đèo Hải Vân trở ra (lấy thêm cả Châu Ô, Châu Rí của năm 1306). Đúng ra từ Điện Bàn - Quảng Nam trở ra. Về sau ví dụ như từ nhà Nguyễn, thời chúa Nguyễn, thì chúa Nguyễn chỉ quản lý vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, còn từ sông Gianh trở ra Bắc, thì cái đó danh nghĩa là nhà Lê, nhưng thực chất là của chúa Trịnh. Còn chúa Nguyễn chỉ quản lý 1 phần lãnh thổ của quốc gia. Kể từ năm 1802, một triều đại mới được thành lập, đó là triều nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn sở dĩ gọi như vậy vì đã quản lý toàn bộ diện tích lãnh thổ kéo dài từ cực bắc cho đến cực nam. Người lập ra nhà Nguyễn chính là Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, Nguyễn Phúc Luân là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Khoát. Trải một thời kỳ lâu dài, chống nhau kịch liệt với Tây Sơn, cuối cùng Nguyễn Ánh đã thắng và lên ngôi xưng là Gia Long, điều này tôi sẽ nói sau. Như vậy, toàn bộ phần thuộc về thời đại Đất nước thế kỷ XIX, tức là Đất nước dưới thời Nguyễn thì nó thuộc về những nội dung trong thời trị vì từ Gia Long mà cho đến hết thời Tự Đức 1884, còn sau đó nó thuộc về thời đại khác mà tôi sẽ nói sau. Bài này nó là như vậy, tuy bài này thời gian không dài những nó có khá nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Cho nên tôi sẽ lần lượt giới thiệu những vấn đề mà xã hội hiện đại vẫn còn đang bận tâm. Để chúng ta thấy được quan điểm chung của giới sử học hiện nay là gì? Quan điểm đó đã được thể hiện trong các cuộc chính sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam như thế nào? Bài này có mấy vấn đề, mấy nội dung lớn sau đây:

  1. SỰ THÀNH LẬP TRIỀU NGUYỄN

  1. Sau khi Quang Trung mất, Quang Toản còn quá nhỏ tuổi, mà nội bộ Tây Sơn lại mất đoàn kết nghiêm trọng, cho nên Nguyễn Ánh đã lợi dụng cơ hội đó để tổ chức phản công. Thì bây giờ tôi lần lượt phân tích vấn đề:

Quang Trung mất lúc nào? Quang Trung mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, hưởng dương 39 tuổi tây 40 tuổi ta. Xưa nay, quả thực là chúng ta nói Quang Trung mất ngày đó không ai bàn cãi, nhưng vì sao mất thì chưa rõ. Mỗi người có cách đoán định, thậm chí có người còn đổ oan cho Ngọc Hân Công Chúa tức là Bắc Phương Hoàng Hậu của Quang Trung, rằng chính Bắc Phương Hoàng Hậu Lê Thị Ngọc Hân đã bỏ thuốc độc để giết chết Quang Trung. Cuộc đời nó cũng độc miệng lắm! Miệng thế tranh lệch mà! Nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, giới sử học đã ra sức tìm tòi nhưng sử học bao giờ cũng chỉ là sử học. Gần đây có một vị Tiến sĩ Y khoa, rất mê sử học, đồng thời thông thạo Hán ngữ, ông này ở Mỹ. Và ông ấy đã lần từng trang ghi chép của sử cổ, lần từng trang của tư liệu cổ, để rồi lập ra một bệnh án cho Quang Trung. Rất hay! Rất chi tiết! Ông kết luận Quang Trung chết là bởi vì tai biến mạch máu, và liệt nửa người. Ông còn nói rõ là liệt từ bên nào trước nữa. Chi tiết rất hay… và sau đó một thời gian ngắn thì ông qua đời. Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà sử học nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ ý kiến này. Rõ ràng là Quang Trung đã chết vì tai biến mạch máu não. Cái bệnh này nó ác nghiệt lắm! Nó đã cướp đi của chúng ta không biết bao nhiêu những người tài giỏi. Cướp đi nhiều lắm! Không ít đâu. Trong số những người tài giỏi hiện đại cũng nhiều người trở thành nạn nhân của căn bệnh này. Tôi nói ví dụ, một vị giáo sư, một học giả lừng danh đó là cụ Chu Thiên, đi trên tàu hỏa (thời đó đi tàu hỏa), chẳng may té nhẹ không gây thương tích gì, nhưng sau khi té xong từ một nhà thông thái lừng danh trở thành một người có vốn ngôn ngữ không bằng một đứa trẻ 5 - 6 tuổi. Kinh hồn ghê! Tôi có một người quen, một vị giáo sư hiền lành cũng là một nhà nho, ông ở trong nhà, ngồi làm việc trên bàn bên cửa sổ. Sáng dậy, bạn bè đi ngang rủ đi tập thể dục, chào ông, ông không trả lời, hỏi ông, ông cũng không nói. Thế là bạn tức mình nói rằng: “Cái đồ khinh người”. Nhưng có biết đâu, ông ấy ngồi đó mà kì thực đã bị tai biến mạch máu não. Rồi sau đó chữa mãi, tuy là ngồi dậy đi lại được nhưng không thể làm việc được nữa. Đó là cái thiệt thòi. Có một vị giáo sư rất lừng danh người nhỏ thó, một người mà giỏi cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, và được coi là người biết nhiều ngoại ngữ nhất của thế giới trong thế kỷ thứ XX. Bởi vì nhiều người biết số lượng ngoại ngữ hơn nhưng biết cỡ như ông đó thì lại là khác. Có thể biết tiếng Mông Cổ thời Trung cổ phát âm như thế nào nữa cơ. Giỏi cỡ đó, nhưng rồi cũng bị tai biến mạch máu não mà bây giờ không làm được cái gì nữa. Cái số người bị căn bệnh này hơi nhiều, hóa ra giỏi cũng sợ lắm! Cho nên là… thôi lèn phèn có khi lại hay! Thì đấy là những nhân vật đặc biệt. Quang Trung là bị cái này và cái bệnh án của ổng là cực kỳ chi tiết viết rất dày, phân tích từng chữ một, và từ đó đi đến kết luận rất rõ chứ không phải là nói vui vui. Để thuyết phục được các nhà khoa học uyên thâm ở trong cũng như ngoài nước không phải là đơn giản, thì đấy là nói về Quang Trung. Quang Trung mất năm đó mới 39 tuổi, một cuộc đời chỉ có 39 tuổi xuân, nhưng Quang Trung đã có trên 22 năm Tả xung Hữu đột, trên 22 năm đánh Nam dẹp Bắc, trên 22 năm Quang Trung chỉ có tiến chứ chưa hề lùi dù chỉ lùi một bước ngắn, trên 22 năm Quang Trung chỉ có thắng chứ chưa hề bại dù chỉ bại một trận nhỏ. Con người ấy ra đi để lại cả một sự nghiệp lớn đang dở dang, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho nhân dân cả nước. Nhân vật đặc biệt! Tất nhiên có nhiều người tiếc nuối và cứ nói rằng: “Giả thử Quang Trung Hoàng còn sống!” Tất nhiên thương tiếc thì nói vậy nhưng với lịch sử không thể nói giả thử được, bởi vì giả thử rằng biết đến đâu cho nó tận cùng. Cho nên thương tiếc thì cứ thương tiếc, nhưng đừng giả thử bởi lịch sử chỉ có thực tế chứ không có giả thử. Bởi vì nó lạ lắm! Thông thái như Newton, tác giả của định luật vạn vật hấp dẫn, ai cũng mê, ai cũng phục. Nhưng mà hỏi, thế lúc đầu tại sao vạn vật lại có thể hấp dẫn? Ông trả lời rằng, có lẽ là do Chúa hích cho một cái. Đâu phải ai cũng tin được ông Newton trong câu trả lời đó. Nhưng mà rõ ràng, đừng có giả thử, bởi vì người ta nghiên cứu tới đâu người ta biết tới đó thôi, đừng có suy luận thêm. Thì đó là Quang Trung chết lúc còn nhỏ.

Sau đó nội bộ Tây Sơn mất đoàn kết nghiêm trọng, điều này thì rõ. Trong nội bộ Tây Sơn thì có 3 anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ là 3 anh em làm chủ chốt. Nguyễn Lữ là người xuất thân tu hành, ông tu theo đạo Ma Ní. Ma Ní là một nhánh của đạo Islam trong người Chăm, và ông ấy đi tu, và vì đi tu cho nên hiền lành. Nói chung các bậc tu hành đều rất hiền lành, nhân từ, dễ thương. Nhưng nhân từ với ai, nhưng với kẻ thù thì không được. Biết làm sao được, cuối cùng thì ông ấy đã chết trong lặng lẽ vào năm 1787, tức là trong 3 anh em thì em út chết đầu tiên. Tôi nói em út là bởi vì có nhiều tài liệu nhầm tưởng rằng Nguyễn Lữ là anh của Nguyễn Huệ. Không phải! Nguyễn Nhạc còn có tên là ông Hai Trầu, ông từng đi buôn trầu không mà, ông là con trưởng nên gọi là anh Hai, ông Hai Trầu. Nguyễn Huệ có tên là ông Ba Thơm, ông này còn có tên là Hồ Thơm mà. Cho nên gọi là Anh Ba Thơm. Còn Nguyễn Lữ còn gọi là Thầy Tư Lữ. Bản thân thế thứ đó khẳng định ai anh, ai em. Thì đó là Nguyễn Lữ mất. Còn lại Nguyễn Nhạc với Nguyễn Huệ.



Nguyễn Nhạc là người có công đầu tiên trong quá trình chuẩn bị, Nguyễn Nhạc là người có công cực lớn trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa Tây Sơn. Công lao ấy không ai quên và cũng không ai phủ nhận. Nhưng sau giai đoạn đầu, Nguyễn Nhạc bắt đầu tự mãn, và chính cái tư tưởng tự mãn đó khiến cho ông cầu an, và chính tự mãn và cầu an đã khiến ông trở nên hẹp hòi. Ông ấy đã không bằng lòng với Nguyễn Huệ bởi Nguyễn Huệ là người bừng bừng khí thế… Đánh Nam dẹp Bắc, đánh đâu thắng đó, công lao rất lớn. Ông sợ ông em sẽ vượt mình, đây là nỗi sợ hãi rất đáng trách. Tôi nghĩ rằng, ở đời khó nhất là thấy người khác tài hơn mình và khó nữa là tôn vinh cái tài của người khác. Trong cửu huyền của nhà nho thì có cái “TÔN HIỀN” đề cao người giỏi. Tưởng hai chữ đó dễ thực hiện, nhưng quả thực suốt một đời chưa chắc nhà nho đã có thể TÔN HIỀN được. Và, ngày nay cũng vậy! Suốt một đời chưa chắc người ta đã có thể tôn vinh cái tài giỏi của người khác. Nếu như người đó xa… xa…lạ…lạ, người ta có thể, nhưng người đó ở bên cạnh thì không bao giờ chấp nhận. Đó là điều hơi kỳ lạ! Ông Nguyễn Nhạc ở cạnh ông Nguyễn Huệ và thấy ông Nguyễn Huệ công lao lớn quá! Tiếng tăm lừng lẫy quá! Cho nên Nguyễn Nhạc đã bắt đầu…lúc đầu là dè dặt…sau đó rồi thì bực tức…rồi cuối cùng thì công khai tìm cách hạn chế cái ảnh hưởng của Nguyễn Huệ. Ghê gớm lắm! Tôi nói ví dụ: khi mà đánh quân Xiêm do Nguyễn Ánh rước về, thì chính Nguyễn Nhạc giao cho Nguyễn Huệ đánh, chẳng dè Nguyễn Huệ đánh nhanh quá, thắng lừng lẫy quá, Nguyễn Nhạc bắt đầu lo. Đến khi mà nhân đà thắng lợi đó, Nguyễn Huệ về và quyết tâm đánh thẳng vào Phú Xuân tức là khu vực Huế ngày nay, nơi có 3 vạn quân Trịnh đang trú ngụ tại đấy. Nguyễn Nhạc không bằng lòng, bởi vì em vừa thắng lớn quá, bây giờ đánh trận này nữa thì uy danh của em sẽ vượt trội hơn hẳn, đó là chưa nói rằng, em thắng không nói làm gì, nếu em thua, thì từ Phú Xuân vào đến chỗ Bình Định nào có bao xa. Cái cơ ngơi quyền lực của Nguyễn Nhạc bị đe dọa, cho nên Nguyễn Nhạc đã ra sức ngăn cản, nhưng mà không ngăn cản được, làm sao có thể ngăn cản được bước chân, bước tiến của Nguyễn Huệ. Đánh thắng 3 vạn quân Trịnh ở phú Xuân, Nguyễn Huệ đã thẳng tiến ra Bắc, đến đây thì Nguyễn Nhạc chịu hết nổi, Nguyễn Nhạc đã có động thái hết sức đáng chê trách đó là tìm cách cưỡng ép, cưỡng dâm đối với vợ của Nguyễn Huệ. Đó là vô đạo, đó là vô luân, đó là điều không ai có thể chấp nhận được, đành rằng thuở xưa trai làm nên 5 thê bảy thiếp, đành rằng thuở xưa là một người ở địa vị cao có thể cưới không biết bao nhiêu những người phụ nữ khác, nhưng điều ấy không có nghĩa là có thể dâm loạn theo kiểu của Nguyễn Nhạc. Và, đây không phải đơn giản là đâm loạn mà thông qua đâm loạn để tìm cách ngăn cản bước chân của Nguyễn Huệ. Đó là điều không được phép! Nhưng cả những điều đó cũng không cản được bước chân của nguyễn Huệ, cho nên Nguyễn Nhạc phải chạy thẳng ra Bắc. Nhưng ra đến nơi rồi, việc đầu tiên là đòi chiến lợi phẩm. Quả thật, tầm nhìn của ông anh thấp quá! Từ đó, hai anh em mâu thuẫn, lúc đầu chỉ là mâu thuẫn, sau đó là xung đột và điều đáng nói là xung đột vũ trang. Nguyễn Huệ mà đánh quân Xiêm, kể cả chuẩn bị nữa hơn 1 tháng, thì đánh chỉ có hơn 1 ngày. Nguyễn Huệ mà đánh quân xâm lược Mãn Thanh, do Lê Chiêu Thống rước về, kể cả chuẩn bị hơn 1 tháng, nhưng thực đánh chỉ có hơn 5 ngày. Xong, cũng chính Nguyễn Huệ đem quân đánh Nguyễn Nhạc liên tục trong 3 tháng trời, nghĩa là tình hình không đơn giản đâu. Đến phút chót, Nguyễn Nhạc phải đứng trên thành cúi xuống mà than rằng: “Em ơi, chúng ta cùng một mẹ sinh ra”, thì bây giờ mới thôi. Nhưng đừng nghĩ rằng tình mẫu tử trong con người Nguyễn Nhạc là lớn mạnh, cũng đừng nghĩ rằng tới đây thì nhân từ của Nguyễn Huệ bỗng dưng nó trổi dậy lấn át tất cả, cái chính là chỗ, cuộc chiến tranh tới đó cũng đủ cảnh cáo nhau, đủ để làm cho nhau không còn giữ được cái ý đồ ban đầu nữa. Tình hình rất là căng thẳng, nhưng mà sau đó từ căng thẳng của Nguyễn Nhạc, tức là trung ương Hoàng Đế với Nguyễn Huệ, tức là Quan Trung Hoàng Đế dẫn đến sự xung đột của các quan lại cao cấp tướng lĩnh cao cấp cuộc chém giết nội bộ khủng khiếp lắm. Chúng ta cần lưu ý rằng, binh hùng tướng mạnh của đối phương chưa dễ đã nguy hiểm bằng một kẻ phản bội ở ngay bên cạnh chúng ta, và đây là bài học lớn. Ngày 16/9/1792 Nguyễn Huệ đã qua đời, Nguyễn Nhạc tưởng được thở phào nhẹ nhõm, nhưng không, bấy giờ Nguyễn Ánh đã tấn công tới tập vào địa hạt của Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc đỡ không nổi muối mặt lắm cũng đành phải ra cầu cứu Quang Toản là con của Quang Trung. Quang Toản lập tức cho binh hùng tướng mạnh đi đánh Nguyễn Ánh, nhưng đánh đến đâu thì chiếm đất của ông Bác ruột yêu quý đến đó. Nguyễn Nhạc tức quá học máu ra mà chết, tức đến học máu mà chết chính là Nguyễn Nhạc kìa. Dạ thưa, chết như vậy buồn lắm! Tôi cũng đã được chứng kiến không phải 1 mà 3 trường hợp hiện đại chỉ vì tranh giành quyền lực không được mà tức đến hộc máu ra chết, buồn quá! Quyền lực đối với họ quan trọng đến thế hay sao, mà có quyền gì đâu, vừa vừa thôi, loại đó là quyền rơm và đá thì có! Cho nên tiếc lắm, hãy làm sao đó tập cho mình sống thanh thản với đời, điều này không dễ đâu! Có tiền người ta có thể mua được tất cả kể cả chức tổng thống nhưng sẽ không bao giờ mua được, một là sức khỏe, có người trong bụng mẹ chui ra đã khuyết tật rồi, có đến cả kho vàng cũng không thể nào làm cho như người bình thường được. Hai đó là tình yêu, cái này các Thầy không để ý, nhưng tình yêu không mua được đâu. Và thứ ba, đó là sự thanh thản cõi lòng, nếu được sống thanh thản, họ khác hẳn người bình thường khác. Tranh giành nhau làm gì vậy! Tranh giành nhau mà được ư! Quang Toản chỉ được đất trong nhất thời nhưng lại mất đi toàn bộ chữ uy tín và quan trọng hơn mất đi chính một phần thực lực của mình để sau đó bị Nguyễn Ánh đánh cho tơi bời. Thì đó là nội bộ Tây Sơn mất đoàn kết nghiêm trọng, và dựa vào cơ sở đó, điều kiện đó thì Nguyễn Ánh đã tổ chức phản công.

  1. ­­­­Quá trình phản công của Nguyễn Ánh tóm tắt qua các sự kiện lớn sau đây:

  • Sự kiến thứ nhất năm 1790, năm đó Nguyễn Ánh đã biến Gia định thành sào huyệt kiên cố của mình, thực ra Nguyễn Ánh đã chiếm được đất Gia Định từ trước. Nhưng chiếm được mới biến thành một cái khu căn cứ vững chắc thì phải đợi một thời gian (năm 1970 thì thật sự Nguyễn Ánh mới biến Gia Định thành chỗ dựa quan trọng, cái căn cứ quan trọng vững chắc của mình)

  • Năm 1799, năm đó Nguyễn Ánh đã chiếm được phủ Qui Nhơn, tôi muốn nói lại một chút, chiếm được Gia Định tức là chiếm được toàn bộ đất đai do Nguyễn Lữ quản lý. Nguyễn Lữ mất từ trước rồi 1787 nhưng chính quyền Nguyễn Lữ vẫn còn, bây giờ Nguyễn Ánh chiếm ra và chiếm được phủ Qui Nhơn, nghĩa là chiếm được toàn trung tâm, cũng là toàn bộ đất đai trước là của Nguyễn Nhạc sau đó là con Nguyễn Nhạc. Đánh Qui Nhơn này khó lắm, Nguyễn Ánh đã phải mất đi những vị tướng giỏi, những quân thần giỏi ví dụ như là Võ Tánh rồi Ngô Tùng Châu… Tuy nhiên, điều đáng nói là cuối cùng Nguyễn Ánh đã chiếm được và Nguyễn Ánh đã trao đổi phủ Qui Nhơn thành ra Bình Định, ta quen gọi là Bình Định kể từ đó. Bình Định nghĩa là đánh dẹp, ở đây là Nguyễn Ánh đánh dẹp Tây Sơn. Đây chính là cái chỗ đau khổ cho đồng bào Bình Định. Vì sao vậy, cái tên gọi Bình Định có từ năm 1799 đến bây giờ là một tên gọi lịch sử, tên gọi thân thuộc, tên gọi gắn bó, nhưng nếu như mà ca ngợi Tây Sơn thì vướng phải cái tên này, nơi thắng lợi đánh dẹp của Nguyễn Ánh. Mà ca ngợi Nguyễn Ánh thì trước đây bị coi là ca ngợi cái triều đại tệ hại, tất nhiên hồi đó là như vậy! Đó là chưa nói rằng, đây cũng là đất kinh đô của người Chăm còn lại ở đấy không biết bao nhiêu là dấu tích văn hóa của người Chăm. Đây cũng là cái nơi gắn liền với sự hình thành phát triển của Tây Sơn. Nơi trú ngụ của chính quyền trung ương Hoàng Đế, đây là nơi mà Nguyễn Ánh đã xây dựng chính quyền mới. Cho nên bây giờ, cái gì cũng lịch sử, cái gì cũng văn hóa, nhưng cái này chọi cái kia, khó khăn cho Bình Định. Đến Bình Định hãy thông cảm cho họ, cho nên đến đó đừng có thắc mắc dù tình hình nó căng thẳng không nên thắc mắc. Đấy là Bình Định, chính là vùng đó ta ra đây sẽ thấy nhiều di tích rất là nổi tiếng, không biết các thầy đã đến thành Hoàng Đế chưa? Chưa…Vâng cố gắng đến một tí, thành này thì nó ở tỉnh Bình Định và rất là nổi tiếng với nhiều khối di tích khác nhau. Bình Định đặc biệt lắm! Dân Bình Định cũng nổi tiếng lắm! Vừa rồi họ mới kỷ niệm nhân vật Lê Đại Ca, Lê Đại Ca cũng là nhân vật đặc biệt của Bình Định. Tôi có tham dự cái cuộc hội thảo về Lê Đại Cang, Lê Đại Cang đại thần là ổng, tướng cao cấp cũng là ổng, mà từng bị kỷ luật làm lính đi khiên võng cho người khác cũng là ổng. Đền thờ của ổng, thì dân Bình Định biết thay thờ cái đòn gánh võng của ổng chứ không thờ cái kiệu ổng ngồi khi làm quan đâu, bởi vì, dù ở địa vị cao nhất hay địa vị thấp nhất thì Lê Đại Cang vẫn là Lê Đại Cang, một người nhân từ khẳng khái và sống đầy trách nhiệm. Tôi có đề nghị với Bình Định, bây giờ có đền thờ Lê Đại Cang, nên sửa sang cái đường vào đó cho nó tử tế để khách du lịch còn đến viếng, và nên đặt con đường đó là đường Lê Đại Cang. Thì cả dòng họ Lê Đại Cang, nhân đân địa phương rất là phấn khởi, chính vì thế mà họ nhồi tôi ăn nem ché ở đấy liên tục, mặc dù tôi ăn ở đó cũng không phải khá, tôi ăn cái gì cũng chút chút, họ cứ nghĩ rằng chắc tôi người mảnh mai thon thả có thể ăn được, nhưng kì thực là không.

- Năm 1801, năm đó thì Nguyễn Ánh đã chiếm lại được Phú Xuân, mà chiếm được Phú Xuân tức là chiếm được thủ phủ của chính quyền Quang Toản, từ đây vấn đề vận mệnh của Tây Sơn sẽ bị định đoạt không lâu nữa, từ đây kể như là Nguyễn Ánh đã nắm được phần thắng chắc chắn ở trong tay rồi, không có gì để bận tâm nữa.

- Năm 1802, thì Nguyễn Ánh đã chiếm lại được toàn cõi nước ta. Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long và triều Nguyễn chính thức được dựng lên kể từ đó. Xin phép tôi hỏi cả lớp chúng ta, lấy niên hiệu Gia Long, Gia là gì? Long là gì? Gia là nhà, Long là rồng, tôi biết sẽ trả lời như vậy nên tôi mới hỏi… Gia không hề là nhà, Long cũng không hề là rồng, mà Gia Long chỉ có nghĩa là phúc đức bền lâu. Long là phúc tổ…tôi làm biếng viết lắm! Các Thầy là những nhà hán học lừng danh, cho nên là thôi, không ai dại gì trở củi về rừng! Thì đó là nhà Nguyễn đã được thành lập và đó cái 1 vấn đề lớn thứ nhất.



II. NHỮNG CHÍNH SÁCH THUỞ ĐẦU CỦA NHÀ NGUYỄN

Chính sách thuở đầu nhà Nguyễn có mấy chính sách lớn sau đây:



1. Chính trị: nhà Nguyễn đã làm gì

- Nhà Nguyễn đã thiết lập một bộ máy nhà nước bao trùm lên toàn cõi Việt Nam, đây là nhà nước quản lý lớn đất đai lớn nhất trong lịch sử Việt Nam trên toàn cõi Việt Nam, đây là cái bộ máy nhà nước tổ chức theo lối tập quyền đứng đầu là Hoàng Đế. Đó là chủ trương thứ nhất về mặt chính trị.



- Nhà Nguyễn đã đặt quốc hiệu mới, nhà Nguyễn xin đặt là Nam Việt. Tại sao xin đặt, ta ở cạnh Mãn Thanh, mà Mãn Thanh là Thiên Triều, ta muốn có quốc hiệu thì phải được Thiên Triều chấp thuận. Cho nên phải xin đặt, đó là Nam Việt. Từ tháng 2 năm 1802, sứ giả đi từ tháng 4 năm 1802, có điều lúc này đứng đầu triều đình Mãn Thanh là Hoàng Đế Gia Khánh, nó ngâm mãi nó không cho đến tháng 6 năm 1804, tức là hơn 2 năm sau nó mới cho, nhưng nó đổi từ Nam Việt thành ra Việt Nam, ta có quốc hiệu Việt Nam kể từ đó. Với những người mà ít hiểu biết thì cứ nghĩ rằng Mãn Thanh nó đổi một lần từ Nam Việt ra Việt Nam, nhưng không, thực chất là nó đổi đến 2 nội dung 2 lần trong một quốc hiệu. (cái này làm biếng không được á). (43:12) Lúc đầu thì ta xin đặt là Nam Việt nhưng mà Mãn Thanh Gia Khánh nó bắt đổi thành Việc Nam. Ta tưởng Nam Việt ra Việt nam là một lần đổi nhưng kì thực là không. Chữ Việt Này với chữ Việt này 2 chữ hoàn toàn khác nhau. Chữ Việt này là chỉ người Việt, nước Việt, Đại Việt là đây, Đại Cồ việt, Đại Việt là đây. Nhưng nó bắt đổi thành chữ Việt, chữ Việt này có nghĩa là chạy, là càng, ví dụ như ta nói chạy việt dã đó, hay là càng càng ngày càng lớn (40:05)…Nhưng chữ việc này nay không còn trong từ điển nữa. Bởi vậy nhiều người tưởng chỉ có cái chữ việt này, (44:19). Bắt đầu tán tỉnh rằng, sở dĩ Việt là chữ này bởi người Việt chúng ta chạy từ phương Bắc xuống và cái gốc là Việt câu tiến. No, chữ Việt và Việt câu tiến là chữ Việt này nè nó có nhiều hàng chục chữ Việt, chữ Việt câu tiến có nghĩa là cái bóng mát của lùm cây, như đường ống này nè, tán tỉnh người Việt ta hay tán tỉnh là như thế. Mà hiện tượng tán tỉnh này là bây giờ cũng nhiều lắm! Thế thì ta bắt đổi và đổi 2 lần từ Nam Việt ra Việt Nam và đổi hẳn cái chữ Việt. Tôi muốn nói rằng, hai tiếng Việt Nam như vậy là hai chữ bố thí, nhưng điều đó không quan trọng không một ai trong tất cả chúng ta phải chịu trách niệm về cái tên khai sinh của mình. Không cái mới đẻ mà đòi đặt tên cho mình hết chơn, cha mẹ đặt mà. Ta không chịu trách nhiệm với tên gọi của mình, nhưng ta phải chịu trách nhiệm về lí lịch cuộc đời của mình, nên, hư, tốt, xấu, cao sang hay thấp hèn đều hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Chẳng phải là đặt tên con là Lê Thị Hoa Hậu thế là thành ra hoa hậu, không có đâu, biết đâu nó lại mũi tẹt mắt lồi thì sao. Đặt tên là Lê Thị Bé Tí, biết đâu nó trở thành chân dài thì sao. Đặt tên là Lê Thị Sứt, cuối cùng nó thành hoa hậu thì sao. Cái tên gọi là do cha mẹ đặt chúng ta không có chịu trách nhiệm, nhưng chúng ta chịu trách nhiệm về lý lịch cuộc đời của mình. Hơn 200 năm qua, cả dân tộc chúng ta bằng xương máu, trí tuệ, tài sản chứng minh cho thế giới biết rằng hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với ngoan cường, đồng nghĩa với ý chí quật cường, đồng nghĩa với hi sinh gian khổ, đồng nghĩa với chiến thắng vẻ vang. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào với điều đó. Và bây giờ thì chúng ta vẫn giữ 2 tiếng Việt Nam đấy thôi, chúng ta hoàn toàn có quyền ngẩng cao đầu mà nói rằng, ôi thiêng liêng 2 tiếng Việt Nam, không có gì phải lo. Thì đó là cái quốc hiệu.

- Chính sách thứ 3 mà nhà Nguyễn đã đặt ra đó là nhà Nguyễn đã định đô tại Huế, thực chất chữ Huế là nói trại chữ Hóa mà ra. Hoa thì nói thành Huê, Hóa thì nói thành Huế đơn giản vậy thôi. Tại sao định đô tại đây, bởi vì các đời chúa Nguyễn, tiên tổ của nhà Nguyễn đã đặt cái trụ sở tại đây, Phú Xuân cũ đấy, Phú Xuân trở thành một bộ phận của Huế, Huế nó lớn hơn Phú Xuân nhiều, đó là kế tục cái nơi đặt trụ sở của tổ tiên, nhưng đồng thời nhà Nguyễn cũng muốn gắn bó triều đại mình với cơ sở xã hội đã được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước. Đó là chưa nói nhà Nguyễn cũng muốn xác định Huế phải là trung tâm của cả nước. Thực ra cách xác định trung tâm này chưa ổn, bởi vì trung tâm không phải là ở giữa cái đất nước, nhưng mà nói ở giữa Huế cũng không phải ở giữa đâu, chưa đâu, mà trung tâm toàn phải là cái đất, cái vùng xứng đáng là cái nơi hội tụ của đời sống chính trị, đời sống kinh tế và đời sống văn hóa. Kinh tế, văn hóa thì Huế chưa thể đảm đương được, cho nên chỗ xác định kinh đô tại đây, thì vị trí của Thăng Long vẫn không hề bị mai một. Mặc dù chữ Thăng Long trước đó, thì chữ Long ấy có nghĩa là rồng, nhà Nguyễn đổi lại chữ Long đó là phúc tổ, có đổi chữ Long đi chăng nữa thì vị trí Thăng Long cũng không phải vì thế mà mai một. Thì đấy là xác định vị trí kinh đô mới. Ngày nay chúng ta biết Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Một thành phố nhỏ thôi, người ta tổ chức những ngày hội du lịch ở đây liên tục, nhưng mà càng tổ chức thì vật giá càng leo thang. Chứ Huế không nhờ thế mà phát triển gấp bội được, chưa. Thì đấy là Huế, Huế là nơi rất đặc biệt có món ăn rất là cầu kỳ, mỗi việc uống trà không thôi là quá cầu kỳ. Tôi vừa được người ta tặng cho 2 gói trà đủ để pha 2 ấm thôi, đó là trà sen nhưng trà này tính ra mười mấy gần 20 chục triệu 1kg lận, chứ không ít đâu, cực kỳ cầu kỳ, họ chế hay lắm! Hóa ra làm Hoàng đế uống trà ngon hơn làm thường dân, kết luận là như thế. Đặc biệt lắm! Bởi vì người ta thương người ta tặng tôi vậy thôi, chứ tôi có biết uống nghệ thuật trà, không biết uống trà, trà nào như trà nào, chỉ thế thôi. Thấy ngày nào cũng… tháng nào cũng vậy, người ta đưa đến tặng trà cho tôi toàn là trà ô long, rốt cuộc rồi tôi mở trà ô long các thứ tôi xem thì đúng là trà ô hợp, chứ không phải là ô long đủ thứ, bây giờ mới xem là trà ô long, lôi thôi lắm! Ăn uống cầu kỳ, có lần tôi với nhà tôi đi ra Huế để người ta tổ chức chiêu đãi ở trong dạ tiệc trong Đại Nội, nhưng tôi và nhà tôi từ chối không vô mà đi tìm đến một nhà hàng đặc biệt, yêu cầu là cho tôi với nhà tôi ăn giống như Hoàng đế ăn cơm với Hoàng hậu. Từ cái bàn cái ghế đến món ăn, tất tất mọi thứ, để ra đó thử xem, thì mới biết được, chẳng phải tôi làm gì mà tôi cần biết Hoàng đế ăn như thế nào, để tôi còn nói cho sinh viên biết cái mà, là như vậy thôi chứ chẳng phải mục đích gì hết chơn. Thế thì ví dụ thế nào là món nem công, thế nào là món chả phượng, mỗi một món ăn luôn luôn có 6 người phục vụ. Họ chỉ cho chúng tôi từng chi tiết một để chúng tôi biết là Hoàng đế thuở xưa ăn như thế nào. Kết luận là Hoàng đế ăn ngon hơn thường dân, là như thế thôi. Tôi toàn kết luận khoa học không hà, chính xác bảo đảm không sai được, không ai ăn ngon hơn Hoàng đế. Đấy là nơi nấu rất là cầu kỳ hết sức là đặc biệt và cầu kỳ, tôi có đọc những cái sách về Hoàng Tù, tức là cái bếp của nhà vua đấy, thì tôi thấy các món ăn đặc biệt lắm, họ chế biến cực kỳ công phu. Đấy là Huế, nhưng mà chỉ phục vụ cho quý tộc thôi, ngoài ra cũng không có gì khác lắm đâu. Xác định kinh đô tại đấy.

Về chính trị nhà Nguyễn đã xử dụng các triết lý của nhà nho để làm tư tưởng trị nước, mặt đặc biệt là cho biên soạn luật Gia Long. Luật Gia Long thực chất là bộ luật phản ánh một cách đầy đủ, và rõ ràng triết lý trị nước của nhà nho, nhưng mà điều đáng tiếc là 2 cha con mà chịu trách nhiệm biên soạn bộ luật này thì đã bị xử tử đầu tiên cũng bởi chính bộ luật ấy. Hơi đặc biệt, đọc những chuyện ở đây thấy nó ngộ lắm! Là như vậy, thì đó là bộ luật Gia Long, thực ra đó là Quốc triều luật lệ nhưng mà biên soạn dưới thời Gia Long nên ta quen gọi đó là luật Gia Long. Là như thế! Thì đó là cái chính sách thuở đầu của nhà Nguyễn.



  1. VĂN HÓA DƯỚI THỜI NGUYỄN

  1. Kinh tế: Nhà Nguyễn rất chăm lo đến phát triển nông nghiệp, và nhà Nguyễn thành công nhất là ở chỗ tổ chức khẩn hoang, có rất nhiều nhà khẩn hoang xuất sắc đã ra đời trong thời kỳ này, ví dụ như là Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Thoại, rồi một loạt những người thực hiện chính sách của Nguyễn Tri Phương trong đó có Trương Cầm và con là Trương Định ở phía Nam. Ví dụ như là Nguyễn Công Trứ, người đã lập ra 2 Huyện và 2 Tổng ở ngoài Bắc. Thần Hoan là rất giỏi, tuy nhiên trong nông nghiệp nhà Nguyễn tỏ ra lúng túng về chính sách đê điều, khi thì chủ trương thì là phải đấp, khi thì chủ trương là không. Tại sao vậy? Bởi vì nhà Nguyễn không phải là những người sinh ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ, cho nên hiểu nhiều việc trị thủy ở Bắc bộ không được như người Bắc bộ, mà không biết triệt để sử dụng nhân tài ở vùng này, cho nên tỏ lúng túng, rất lúng túng, thực ra sự lúng túng đó cũng dễ hiểu thôi, ngày nay có hết đâu, Nam bộ ngày xưa làm gì có lụt, nhưng ta làm đê bao rất hay! Làm đê bao che được chỗ này nó chảy về chỗ khác, cho nên kể cả cái vùng cao nó vẫn cứ ngập như thường. Đó là trình độ lục học rất là cao. Đó là cái nông nghiệp

Trong kinh tế nhà Nguyễn cũng chăm lo tới sản xuất thủ công nghiệp, nhiều làng nghề xuất sắc đã phát triển trong giai đoạn này như: gốm Thổ Hà, như gạch bát Tràng, như làng dệt, làng chiếu, làng ngói…Các làng thủ công đã nối rất nhiều và phát triển, tuy nhiên đói với buôn bán, thì nhà Nguyễn có chính sách tương đối khác biệt, nội thương phát triển nhưng ngoại thương thì không. Nội thương phát triển đến mức mà thị trường cả nước đã bước đầu hình thành, người ta có thể đi từ Bắc vào Nam, đi từ địa phương này sang địa phương khác.

Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng

Đi như vậy, thị trường cả nước đã bước đầu hình thành, nhưng mà ngoại thương thì cũng không khác biệt lắm, chỉ giới hạn trong lãnh thổ, phạm vi và một số địa phương nhất định. Thì đó là kinh tế.



2. Về văn hóa: nhà Nguyễn đã làm gì?

- Nhà Nguyễn đã phục hưng Nho giáo. Tại sao là phục hưng? Bởi vì trước đó Nho giáo đã sụp đổ một cách thảm hại, nên bây giờ khôi phục trở lại và cho phát triển lên, nên gọi đó là phục hưng. Nhà Nguyễn tổ chức nhiều khoa thi, khoa thi đầu tiên là năm 1807, khoa thi cuối cùng là năm 1919, đó là Đại khoa, còn thi Hương chấm dứt năm 1918, tổ chức thi liên tục. Nhà Nguyễn không lấy học vị Trạng nguyên, nhưng mà đổi Trạng nguyên thành Đình nguyên, nên ai đó đỗ Đình nguyên dưới thời nhà Nguyễn tức là đã đỗ Trạng nguyên. Có cụ Tổ bên ngoại của tôi là Phan Đình Phùng đã đỗ Đình nguyên, Người nổi tiếng học dốt cũng chính là người đỗ Đình nguyên, vì sao vậy? Đi học mà học đốt quá mà, thầy đánh cho tơi bời, có hôm bị thầy đánh đau quá, Phan Đình Phùng bực mình đứng dậy nói rằng: “tôi sẽ đỗ Đình nguyên đi thôi!” Thầy ôm bụng cười, cả lớp ôm bụng cười. Chẳng dè ông về quyết chí ông học và cuối cùng đỗ Đình nguyên thật. Cho nên đôi khi đòn roi cũng có những giá trị tích cực của đòn roi, thế cũng chẳng phải thường. Tôi cũng có ông thầy dạy chữ, ông nói rằng: “Phải đánh cho vỡ cái bọc ngu ra”. Đấy là ngày xưa hay đánh học trò, chuyện bình thường. Phục hưng Nho học, nhà Nguyễn đã không gọi là hiếu liêm mà đổi là cử nhân, không gọi là sinh đồ nữa mà gọi là tú tài. Cho nên cũng có một số những chấn chỉnh đối với nho học, thi liên tục… liên tục… liên tục như vậy, và cụ thân sinh của tôi là người đỗ khoa thi nho học cuối cùng của Việt nam. Cụ thân sinh của tôi chỉ đỗ thôi, thân sinh của giáo sư Lê Xuân Diệu đã đỗ thủ khoa. Lúc đó thì trường Thanh Hóa và trường Nghệ An cùng thi chung, nhưng mà khi công bố danh sách đỗ thì công bố riêng. Trường Thanh Hóa thì cụ Lê Mạnh Phan là đỗ thủ khoa, còn trường Nghệ An thì cụ Lê Khước là đỗ thủ khoa, còn cụ thân sinh của tôi chỉ có đỗ thôi. Chừng đó cũng đủ để chúng tôi cảm thấy kiêu hãnh, là bố mình đã là người đỗ như vậy. Năm đó cụ thân sinh của tôi đúng 30 tuổi, cụ sinh năm 1888, mất năm 1988 hưởng thọ 100 tuổi tây, 101 tuổi ta, thì đấy là cụ thân sinh của tôi. Nhưng mà quả thật, tôi rất tự hào về cụ, không phải vì cụ giỏi, chỉ một phần thôi, những cái chính là làm sao để có thể truyền đạt những kiến thức uyên thâm cho một đứa bé rất nhỏ như tôi có thể tiếp cận được. Cái đó mới là cái giỏi! Chứ không phải là cụ giỏi, cụ giỏi trong đầu cụ, giỏi hơn khi biết chuyển tải cái giỏi của mình từ trong đầu đi ra cho người khác. Đó là cái năng lực sư phạm! Cụ dạy hóm lắm! Tôi nhớ mãi! Tôi có cái đặc biệt hễ tôi cầm đến quyển sách, không bao giờ tôi ngủ, thế là cầm quyển sách tôi tỉnh như sáo. Nhưng lần ấy không hiểu sao, lần đầu tiên tôi đọc sách mà tôi ngủ gật, cụ lặng lẽ tắt đèn dầu, hồi đó học đèn dầu mà, rồi kéo quyển sách ra làm dấu cho tôi khỏi quên và để cho tôi ngủ. Đến khi tôi ngủ dậy tôi măc cỡ quá, cụ bảo không sao con à, mệt thì con hãy ngủ mấy phút sau đó thì nó tỉnh táo học tốt hơn, nhưng có điều cậu dặn con điều này, tôi thường gọi bố tôi là cậu, cậu dặn con điều này đi học mà ngủ nhiều mất dấu, tôi không hiểu mất dấu là sao, hóa ra chữ ngủ nhất dấu thành ngu. Cụ giỏi thiệt đó! Tôi nghĩ là mất dấu là dấu đọc sách, nhưng không nó chỉ một phần thôi, đi học mất dấu chữ ngủ thành chữ ngu. Cụ giỏi thật! Đặc biệt dạy rất hóm! Nói một câu là nhớ đời. Hàng vạn những trang sách chữ Hán tôi dịch ra là bình thường, nhưng chú giải, cái mà người ta thích nhất ở chú giải trong sách thì có lẽ ít ai ngờ rằng chính cụ thân sinh người hoàn toàn của thế hệ trước lại cho tôi một cái method rất là đặc biệt hiện đại, mà cho đến giờ này mọi người đều thừa nhận, đó là cái cách rất hiện đại, một cái methodology tuyệt vời, và như vậy cho nên tôi có thể sống được là nhờ cái kiến thức của cụ ban cho. Tiếc là tôi không được sống với cụ lâu, bởi vì tôi cuộc đời phiêu bạt đó đây, nếu tôi ở cạnh cụ thì chắc tôi được học nhiều hơn, là như vậy! Quan trọng là cụ có trí nhớ tuyệt vời, giá cụ di chuyển cho tôi một chút thì đỡ biết bao nhiêu, mà tôi không được hưởng cái đó, cái may mắn đó. Đấy là nhà Nguyễn đã phục hưng Nho giáo.

- Nhà Nguyễn đã cho chấn hưng Phật giáo và Đạo giáo. Tại sao phải chấn hưng Phật giáo và Đạo giáo lại chấn hưng? Là bởi vì Phật giáo và Đạo giáo đều phát triển, phát triển mạnh mẽ là khác, nhưng trong thời kỳ đất nước nhiễu nhương, tất cả đều nhiễu nhương kể cả nhà chùa và đền miếu. Nhiều kẻ trốn tránh trách nhiệm xã hội đã chui vào chùa chiền và đền miếu. Nhiều kẻ mượn danh tu hành để rồi làm việc không được phép. Thế thì phải nói rằng sự nhiễu nhương đó là không được phép. Nhà Nguyễn thừa nhận sự phát triển, nhưng nhà Nguyễn cũng muốn chấn chỉnh lại gọi là chấn hưng Phật giáo vào Đạo giáo. Có lẽ ít ai ngờ rằng một cái triều đại mà tôn vinh Nho giáo như vậy, lấy triết lý Nho giáo làm luật để cai trị như vậy. Nhưng hễ đăng quang bao giờ cũng có tổ chức thi 2 lần nữa, 1 lần trong kinh thành, trong Đại nội, 1 lần ở cái chùa Thiên Mụ và 1 lần nữa thì ở 1 cái chùa của tỉnh Quảng Nam, đặc biệt lắm chứ không phải thường đâu. Do vậy là Phật giáo được chấn hưng, trước đó Phật giáo cũng có những điều đáng phải lo lắm! Trời đất ơi, đi tu mà còn không ổn mà. Trời đất ơi, như Thị Kính đi tu rồi Thị Mầu còn vào tán tỉnh mà! Trời đất ơi, tán ghê gớm lắm!

Này thầy tiểu ơi!

Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái gở đi rình của chua

Này thầy tiểu ơi!



Tôi tụng Nam mô A Di Đà Phật! Tụng sao được mà tụng, Thị Mầu đã níu thì thôi, hết nói rồi! Đấy là cái thời nhiễu nhương, mà sau đó thì tất cả được chấn chỉnh trở lại, cho nên Phật giáo dưới triều Nguyễn đặc biệt lắm! Tôi đã chắt lọc trong cái gọi là thư tịch của nhà Nguyễn để dịch tất cả những gì liên quan đến chùa chiền và thấy rất rõ, tư liệu của tôi về cái này hay lắm từ Gia Long cho đến Bảo Đại, tổ chức lễ trong chùa mà họ ghi rất kỹ là làm vỡ mấy cái chén cũng ghi, ai làm vỡ cũng ghi và ai chịu trách nhiệm cũng ghi luôn. Tôi thích đọc những tài liệu cụ thể như vậy!

Bài số 17: Nước VN Thế kỷ XIX Trang /10


tải về 100.12 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương