Tết, Cúm Gà Ở Quê Nhà vn



tải về 299.09 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích299.09 Kb.
#1394
1   2   3   4   5

Cuộc Chiến Dân Chủ
Trần Khải
Những dòng chữ này được viết khi sắp hết tuần lễ thứ nhì của năm 2005. Đất nước tiến vào thêm một năm dưới chế độ cộng sản, một hệ thống chỉ còn vài guồng máy khủng long cuối cùng theo đuổi. Cuộc chiến vì tự do dân chủ thêm một năm, và khởi đầu cũng với nhiều sóng gió và phức tạp hơn.

Trong tuần lễ đầu năm, phóng viên Lan Anh của báo Tuổi Trẻ bị khởi tố vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia." Nguyên khởi câu chuyện chỉ vì chị viết 19 bài báo điều tra về tình hình nâng giá thuốc tây. May mắn, phóng viên Lan Anh được nhiều dư luận bênh vực.

Kế tiếp trong tuần là chuyện trang web tintucvietnam.com bị nhà nước đóng cửa. Không thấy dư luận bênh vực nhiều. Có lẽ vì dư luận thấy mơ hồ hơn, không còn là chuyện cụ thể thấy rõ như chuyện nhà báo Lan Anh, vì tintucvietnam.com đã là một trang web thì tất phải có nhiều trang tin, và biết đâu là rủi có trang nào đăng một vài câu hay một vài đọan văn đụng chạm tới mối tình lãng mạn của chị Hồ Thị Minh Khai thì kể như là hỏng hết… không ai bênh nổi.

Sang đầu tuần thứ nhì của năm 2005, Hội Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) lên án nhà nước Hà Nội bắt giữ, ngược đãi và tra tấn người Thượng… Đây là chuyện bình thường, vấn đề khó chỉ là làm sao cho có đủ người và việc mà lập hồ sơ. Rồi mới nhất là HRW phổ biến tường trình nhân quyền 2004, lên án nhà nước CSVN.

Trong tuần, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng tố cáo CSVN kềm kẹp và đàn áp báo chí… Chuyện này cũng thường thôi, người Việt mình ai cũng biết. Thường tới nổi mà thấy vắng kềm kẹp mới là chuyện lạ. May mắn còn có quốc tế để chúng ta níu áo.

Rồi chuyện công an Lào Cay bắt heo của tín đồ Tin Lành miền núi ăn thịt. Chuyện xảy ra ngày 27-12-2005, nhưng bây giờ thế giới mới biết. Có từng ở Việt Nam, mới biết một con heo giá trị như thế nào, nhất là với đồng bào miền núi. Chuyện thiệt hết nước nói. Chỉ vì nhóm đồng bào này, 40 gia đình người H'Mong, theo đạo Tin Lành. Than ôi, cái nhân duyên của họ theo Tin Lành thì cứ để cho họ theo đi chứ.


Câu chuyện phức tạp còn là, trong tuần thứ nhì đầu năm 2005, phái đòan của Thiền Sư Nhất Hạnh gồm 200 tăng ni cư sĩ về thăm Việt Nam, và sẽ đi 3 miền Nam Trung Bắc trong 3 tháng. Mới nhìn sơ qua thì dễ thấy như là nhà nứơc cố ý trình diễn với quốc tế về mức độ "mở cửa và cởi mở" của chế độ, và thậm chí có vẻ như Hà Nội muốn gây mâu thuẫn trong giới họat động nhân quyền và dân chủ.
Thật sự, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Thật sự, Thầy Nhất Hạnh về chuyến này thuần túy là chuyện đạo, là chuyện hoằng pháp. Và nếu Thầy không về chuyến này thì khó mà dàn dựng một chuyến đi công phu như vậy nữa.

Chuyến đi, tuy có một số viên chức sứ quán CSVN đề nghị, nhưng những nỗ lực của Hòa Thượng Nhất Hạnh tiếp cận, tài trợ một số chư tăng ni quốc nội đã có từ lâu. Hòa Thượng lúc nào cũng bày tỏ tấm lòng hướng về Phật Giáo ở quê nhà, và thầy trong ngôn ngữ vẫn không lộ cách biệt giữa các giáo hội trong nước.

Có vấn đề nên thấy nữa, nhà nước CSVN nhìn phái đòan của Hòa Thượng là "phái đòan quốc tế." Điều này có phần đúng, vì nhiều vị sư và ni cô là người gốc Tây Phương. Nhưng lại có phần không đúng, vì rất nhiều vị trong phái đòan lại là gốc Việt, và trưởng phái đòan lại là Hòa Thựơng Nhất Hạnh. Hòan tòan không có thái độ xem đây là "phái đòan Việt Kiều" để có một cách cư xử như kiểu trứơc giờ.
Theo nhật báo The Californian North County Times, số ngày thứ năm 13-1-2005, có 11 vị sư và 9 ni cô từ Tu Viện Lộc Uyển (Deer Park Monastery) ở San Diego về cùng với Hòa Thượng. Phóng viên Gary Warth của báo này đã phỏng vấn nhà sư Pháp Dung, một vị trong phái đòan trở về. Bản tin cho biết, Thầy Pháp Dung đã từng về VN trong quá khứ, nhưng đây là lần đầu tiên mà thầy và các vị sư khác được phép giảng dạy.

Trứơc khi lên đường, Thầy Pháp Dung nói hôm thứ sáu về các chuyến đi trứơc đó, "Họ hồi đó không cho chúng tôi giảng dạy. Năm 1998, nhóm tăng ni đầu tiên về đã bị cấm giảng dạy. Khi tôi vào VN năm 2000, họ cho chúng tôi giảng dạy chút đỉnh, nhưng họ theo dõi chúng tôi mọi chỗ."

Hòa Thượng Nhất Hạnh đã lưu vong từ năm 1966. Chính phủ CSVN "các năm gần đây có mời Hòa Thựơng về, nhưng với điều kiện không giảng dạy gì cả. Hòa Thượng đã từ chối các lời mời trứơc đó," theo giải thích của Thầy Pháp Dung.

Thầy Pháp Dung nói, Hòa Thượng Nhất Hạnh sẽ ở VN ba tháng, giảng dạy ở 3 miền Nam, Trung, Bắc, "Họ [nhà nước] có một hồ sơ khá tệ hại về các quyền đối với ngừơi có tôn giáo, đối với nghệ sĩ [sáng tác] và đối với những người nói thẳng. Bây giờ thì [qua việc này] cho thấy chính phủ đang thay đổi."

Vấn đề, CSVN thay đổi tới đâu thì không ai biết rõ.
Có chỗ cũng cần ghi nhận, CSVN nhìn phái đòan là "quốc tế" hiển nhiên là thuận lý, vì không thể nhìn phái đòan như "quốc nội" được. Vì nếu xem như phái đoàn mang quốc tịch Việt Nam là chính thì lại phải áp dụng Pháp Lệnh Tôn Giáo, thì rất mực là phiền phức, vì các vị sư gốc Mỹ, Anh, Pháp... sẽ không hình dung trên thế giới có cái pháp lệnh nào kỳ dị như thế.

Thêm nữa, nhà nước CSVN muốn chứng tỏ với Quốc Hội Mỹ, nơi trong tháng 3 sẽ suy tính chuyện có nên trừng phạt CSVN hay không vì bị đưa tên vào danh sách "các nước quan ngại," rằng Hà Nội có mở cửa tôn giáo. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng phái đòan của Hòa Thượng về sẽ làm suy suyển hồ sơ "các nước quan ngại," vì không thể nào có chuyện này bù qua cho chuyện kia được. Tất cả những hồ sơ nhà nước đàn áp tôn giáo hay đàn áp các giáo hội đều có cụ thể ngừơi, việc, và ngày giờ xảy ra. Không thể nào có chuyện đón một "phái đòan tôn giáo quốc tế" mà lại làm suy suyển các hồ sơ khác được. Hãy xem chuyện này như CSVN đón tiếp một phái đoàn Phật Giáo Nhật Bản, Thái Lan, Lào... Và Hà Nội đã chọn thái độ như thế.

Thực tế, Hoa Kỳ chưa hề trừng phạt nước nào trong danh sách “các nước quan ngại” trong quá khứ, còn như năm nay thì chưa rõ, nhưng qua ngôn ngữ ông Đại Sứ Hoa Kỳ và cả một viên chức Thượng Viện Hoa Kỳ trong tuần qua thì "quan hệ Việt-Mỹ sẽ ngày càng tăng trưởng…" Đó là lời của Keith Luse, chuyên gia cao cấp Uûy Ban Đối Ngọai Thựơng Viện Mỹ, nói với báo Tuổi Trẻ hôm 5-1-2005.

Tuy nhiên, có một thực tế là, Hòa Thượng Nhất Hạnh tuổi đã lớn, trên 80 tuổi rồi (hình như 83 tuổi, nhưng báo North County lại ghi là 78 tuổi), và năm nay không về thì tới bao giờ mới về, trong khi các điều kiện đặt ra đều được Hà Nội thỏa mãn, kể cả điều kiện xuất bản 12 cúôn sách của Thầy tại VN, điều trứơc giờ nhà nứơc vẫn cấm. Những người bạn đồng môn của Hòa Thượng đều tuổi lớn rồi, không gặp lại dịp này chưa chắc còn dịp nào gặp nữa. Thêm nữa, hồi năm ngóai, chính quốc hội Liên Aâu (hay một số dân biểu) đã vận động cho Hòa Thựơng về VN, khi biết rằng Hòa Thượng được vào Trung Quốc nhưng lại bị cấm về VN. Cấm dạy Thiền là chuyện quốc tế không bao giờ hiểu nổi.

Chuyện thấy rõ, Hòa Thượng muốn giảng dạy pháp môn Thiền Làng Mai tại VN. Và đó chính là ước muốn tận thâm sâu trong lòng Hòa Thượng. Bởi vì, nhỡ như Hòa Thượng viên tịch sớm, thì mọi liên hệ với VN của dòng Thiền Làng Mai sẽ cực kỳ gian nan, có thể nói là gần như cắt đứt. Cho nên, chuyện Hòa Thượng về VN còn mang tính chiến lược phát triển cho cả dòng Thiền Làng Mai. Trên thực tế, mọi liên hệ giữa Hòa Thượng và quý Thầy trong nước về lâu dài chưa chắc đã suông sẻ, vì các nghi thức mới Hòa Thượng sọan ra và vì Bộ Giới Bổn Tân Tu có quá nhiều sửa đổi. Nhưng đây lại là chuyện giữa các trưởng lão với nhau, không còn là chuyện để người ngoài cửa bàn nữa.

Nhìn chung, tình hình phái đòan Hòa Thựơng về thăm VN hòan tòan không tổn hại gì cho cuộc chiến đòi dân chủ tự do cả. Hai chuyện khác nhau. Dạy Thiền là chuyện nội bộ trong nhà chùa, sau cổng tam quan; chuyện của các nhà sư và của các người tu Thiền. Đạo là đạo, còn đời là đời. Còn chuyện đòi dân chủ tự do là chuyện đời, của những người mong muốn đất nước mình đi đúng hướng phát triển của tòan cầu, và dẹp hết được mọi bất công, đói nghèo.

Điều may mắn của đầu năm 2005 là vẫn còn âm vang Lá Thư Ngỏ Vì Dân Chủ của nhà đấu tranh dân chủ Phương Nam, bút hiệu của kỹ sư Đỗ Nam Hải từ Sài Gòn: trong bản văn ký ngày 10-12-2004, Phương Nam đòi hỏi chính phủ CSVN tổ chức Trưng Cầu Dân Ý toàn dân về câu hỏi duy nhất: Việt Nam nên hay không nên theo chế độ đa đảng? Lá Thư Ngỏ lập tức được hưởng ứng tòan cầu, và ngày 21-12-2004, Hội Phóng Viên Không Biên Giới bản doanh ở Geneva đã ca ngợi lòng can đảm của Phương Nam Đỗ Nam Hải, người bị công an bức bách liên tục nhiều tháng, thậm chí bắt lên xe cứu thương ngồi thẩm cung để hù dọa vì các bài viết kêu gọi dân chủ trước đó anh phổ biến trên Internet.

Lá Thư Ngỏ cũng lập tức được nhiều giới trẻ hưởng ứng, trong đó một số trang web đã mời gọi Trưng Cầu Dân Ý Trên Internet. Tấm lòng của các anh em mời gọi Trưng cầu Dân Ý trên Internet thì đầy nhiệt tình, hăng say… nhưng hiển nhiên là phương pháp thì bất tòan, vì dân mình đâu có đủ nối kết Internet và người có lên mạng thì đâu có được tự do qua tường lửa. Tuy nhiên, chiến thắng dân chủ của Ukraine đã cho phép chúng ta hy vọng rằng khi phong trào dân chủ trang bị đầy đủ cho ngừơi dân ý thức về quyền người, về quyền dân, về nhu cầu đa nguyên đa đảng, thì cuộc chiến không còn khó khăn nữa, vì chính những người đang ra sức kềm kẹp hiện nay sẽ có lúc hàng lọat người quay lại chống cường quyền. Một hiện tượng nữa trong cuộc chiến dân chủ ở Ukraine: bất kể các vị giám mục Chính Thống Giáo ở Đông Ukraine xuất hiện bên cạnh Yanukovich, và cũng bất kể các vị giám mục ở Tây Ukraine tới ban phép lành cho các nhóm dân vác lều ra băng tuyết biểu tình, phong tỏa thủ đô... những lằn ranh giữa đạo và đời cũng rất là rạch ròi, hễ giáo dân tới thì đều được nhà thờ an ủi và hứa hẹn hồng ân Thiên Chúa. Đạo đứng ở cả hai phía, và không bỏ giáo dân nào cả.

Dân chủ tự do là hướng đi tất yếu của con người, để có thể giúp đồng bào mình phát triển hết mọi năng lực và hiểu biết. Trưng Cầu Dân Ý về Đa Đảng của anh Phương Nam là đòi hỏi chính đáng, cần hỗ trợ tòan lực. Và tất cả những cuộc bầu cử tại quê nhà cần phải có quốc tế giám sát. Bởi vì ngay như đa đảng như ở Ukraine, mà đợt đầu bầu cử vẫn bị Thủ Tướng Yanukovich gian lận, huống gì là nước mình chưa có đa đảng.

Một điều quan trọng nữa, trước những cuộc bỏ phiếu quan trọng như thế, cần phải có nhiều tháng vận động, ra báo giải thích cho đồng bào hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là đa đảng… Chính công việc vận động, giải thích này là việc mà các trang web mời gọi Trưng cầu nói trên sẽ có thể chọn làm nhiệm vụ chính, để tiếp cận xa hơn, hiệu qủa hơn.

Cuộc chiến dân chủ thực sự là lâu dài, nhưng từng bứơc một những tiến trình hội nhập quốc tế sẽ giúp cho phong trào dân chủ bén rễ ngày càng chắc. Trong tiến trình đó, không riêng gì kinh tế phải hội nhập, mà tôn giáo cũng phải mở cửa nữa. Đó cũng là từng bước lùi của chủ nghĩa vô thần tòan trị. Và chúng ta đang chứng kiến các bước lùi này.

Phòng Thông Tin PG Quốc Tế: HT Nhất Hạnh Gây Bất Lợi

PARIS -- Chuyến đi của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh có hại gì cho cuộc chiến tự do tôn giáo VN? Bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế về tình hình này đã được đọc trên nhiều đài phát thanh hải ngoại, phổ biến trên các diễn đàn Internet hôm thứ sáu, và nơi đây sẽ ghi lại các điểm như sau.


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.1.2005
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin trả lời chung về chuyến đi Việt Nam của Sư Ông Thích Nhất Hạnh.
Mấy ngày vừa qua, nhiều Báo, Đài quốc tế và thân hữu khắp nơi gọi về Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hỏi ý kiến và yêu cầu bình luận về chuyến viếng thăm Việt Nam trong vòng 3 tháng của Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai. Chúng tôi xin được trả lời chung về thái độ của chúng tôi như sau.
Ngày 11.1.2005, Sư Ông Thích Nhất Hạnh cùng với Tăng thân Làng Mai rời Pháp về Việt Nam trong một chuyến thăm viếng và truyền pháp kéo dài 3 tháng. Chuyến viếng thăm rầm rộ với hàng trăm người trong phái đoàn đang cố tình làm cho thế giới tưởng rằng Nhà cầm quyền Hà Nội thay đổi chính sách tôn giáo. Nhưng trong thực tế, thì cuộc đàn áp khốc liệt nhất đang được thi hành đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người Thượng Tây nguyên, cũng như các tín hữu Tin Lành Mennonite.
Ông Võ Văn Ái đã tuyên bố với báo chí tại Paris rằng : "Đây là món quà hậu hĩ nhân dịp Tết mà Sư Ông Thích Nhất Hạnh trao tặng cho Nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng Sư Ông chẳng giúp đỡ tí gì cho nhân dân Việt Nam trên phương diện cơm áo, nhân quyền, tự do và dân chủ".
Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cực lực phản đối sự đánh giá vu khống của Sư cô Chân Không đối với các Giáo hội không được thừa nhận và đang bị khủng bố tại Việt Nam. Sư cô Chân Không, nhũ danh Cao Ngọc Phượng, là người phụ tá đặc biệt của Sư Ông Thích Nhất Hạnh từ năm 1960 và là người điều khiển và quản lý toàn bộ cơ sở Làng Mai. Trước khi phái đoàn lên máy bay về Việt Nam hôm 11.1.2005, phóng viên hãng thông tấn AFP đã làm cuộc phỏng vấn Sư Ông và Sư cô tại phi trường Charles De Gaulle ở Paris. Bản tin AFP phát hành chiều ngày 11.1.2005 có đoạn viết rằng : "Nhà sư (tức Sư Ông Thích Nhất Hạnh) không là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là Giáo hội đang bị chính quyền cấm không cho hoạt động từ năm 1981, vì Giáo hội này từ khước sự kiểm soát và điều khiển của Đảng Cộng sản. Hơn một năm trước đây, Công an Việt Nam đã mở cuộc đàn áp sâu rộng Giáo hội này, hàng giáo phẩm bị bắt quản chế và hàng trăm ngôi chùa bị phong tỏa. Khi được hỏi vì sao một số phong trào tôn giáo bị cấm đoán tại Việt Nam, Sư cô Chân Không trả lời : "Vì một số các Giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ (sic). Còn chúng tôi, thì chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả".
Tại Hà Nội, theo báo Nhân Dân phát hành ngày 13.1.2005, Sư Ông Nhất Hạnh tuyên bố rằng : "Ông đã từng đấu tranh với những thái độ căng thẳng của chính quyền một số nước phương Tây về "vấn đề tôn giáo ở Việt Nam". Ông kể, ông đã từng nói với một số quan chức Hoa Kỳ rằng : "Người Việt Nam muốn được giải phóng khỏi cái mà người Mỹ gọi là sự giải phóng cho người Việt Nam".
Ý kiến của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế về hai quan điểm nói trên xin được trình bày như sau :
Ngày 30.4.1975, chiến tranh chấm dứt, Nhà nước CHXHCNVN thực hiện cuộc "thống nhất" và thống trị hai miền Nam Bắc. Nếu ngày nay, người Việt Nam nào "muốn được giải phóng khỏi" cảnh sống phản nhân quyền và phi dân chủ hiện tại, thì ước nguyện tha thiết của họ là được "giải phóng khỏi cái mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam gọi là sự giải phóng cho người Việt Nam", chứ sao lại dính dáng đến người Mỹ ở vào thế kỷ XXI này ?
"Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam" mà Sư Ông bênh vực, là một thực tế đau thương và khốc liệt, không thể bình luận khinh suất theo điệu luân lý sơ đẳng của sự lắng nghe và cảm thông "chín bỏ làm mười", khi mà hàng giáo phẩm vị thảm sát, lưu đày, quản chế và hàng nghìn Phật tử bị giam cầm, giết chóc. Thảm nạn đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền đã khiến cho Liên Hiệp Quốc hai lần gửi Đặc sứ cao cấp đến Việt Nam điều tra. Một lần do ông Louis Joinet, Chủ tịch Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ, đến điều tra về chế độ nhà tù và trại cải tạo. Một lần khác là Giáo sư Abdelfattah Amor đến điều tra về đàn áp tôn giáo. Sau cuộc điều tra, hai bản phúc trình về thực tế đàn áp bất công tù nhân chính trị và tôn giáo đã được đọc trước diễn đàn thường niên của Ủy ban Nhân quyền LHQ tại Genève.
Hơn một năm trước đây, hạ tuần tháng 11.2003, Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Âu châu ra hai bản Nghị quyết đồng thời tố cáo CHXHCNVN đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Tháng 9.2004, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam vào danh sách "các quốc gia cần đặc biệt quan tâm", vì đàn áp tôn giáo quy mô, và gia hạn đến 15.3.2005, nếu Việt Nam không thay đổi chính sách tôn giáo thì sẽ áp dụng các biện pháp chế tài theo Đạo luật tự do tôn giáo trên thế giới thông qua tại Quốc hội năm 1998.
Thượng tuần tháng 10.2004, tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu Á ASEM tổ chức ở Hà Nội, 109 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết thư ngỏ yêu cầu Liên hiệp Châu Âu đưa vấn đề đàn áp tôn giáo và nhân quyền ra thảo bàn với Hà Nội, rồi yêu sách trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và tất cả các tù nhân chính trị.
Tất cả những phản ứng quốc tế nói trên là sự phản ảnh từ thực tại Việt Nam và được hậu thuẫn trong tinh thần huynh đệ, tương sinh tương trợ, của thế giới văn minh, nói theo danh từ Phật học của Sư Ông là thi hành sự "tương tức". Mặc nhiên không là "những thái độ căng thẳng của chính quyền một số nước phương Tây" như Sư Ông mập mờ giải thích một cách thiếu "tương tức".
Nếu Sư Ông chịu "lắng nghe để hiểu", bỏ thì giờ đọc kỹ Pháp lệnh tôn giáo vừa thông qua tại Quốc hội Việt Nam hôm 18.6.2004 và áp dụng kể từ ngày 15.11.2004, thì Sư Ông ắt biết ngay cái vũ khí "Hiểu và Thương" của Sư Ông còn có giá trị ở các nước văn minh, dân chủ, nhưng chẳng thay đổi được một sợi lông mày nào trên bộ mặt áp bức và độc đoán của Pháp lệnh. Pháp lệnh được Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, gọi là "chiếc thòng lọng mới thắt vào cổ các tôn giáo". Vì Pháp lệnh ấy chỉ cho phép các giáo hội được Nhà nước và Đảng công nhận, hay dựng nên, mới có quyền sinh hoạt; giáo lý các tôn giáo phải quy phục theo "tinh thần yêu nước" của Đảng ; các nơi thờ tự, nghi lễ do Ðảng và Nhà nước chỉ định ; và rằng "không được lợi dụng tôn giáo để vi phạm luật pháp" là chiếc gươm treo lơ lững chém xuống bất cứ tôn giáo nào phản đối hay góp ý về các chính sách của Đảng và Nhà nước, kể cả góp ý trên lĩnh vực thuần túy tôn giáo.
Còn câu trả lời của Thân tín viên Sư Ông, Sư cô Chân Không Cao Ngọc Phượng trên đây, là sự vu cáo trắng trợn và lăng nhục các Giáo hội không được nhà cầm quyền Cộng sản thừa nhận và bị nhà cầm quyền này đàn áp khốc liệt suốt ba mươi năm qua tại Việt Nam. Các Giáo hội này là những xã hội công dân thực thụ đang còn nghiễm nhiên tồn tại dưới chế độ độc tài toàn trị, sau khi Đảng và Nhà nước dập tắt và tiêu diệt tất cả các đảng phái đối lập.
Đặc biệt trong số các giáo hội thực sự bị đàn áp khốc liệt ấy, là trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Chưa hề có một tài liệu nào được công bố, kể cả những tài liệu vu khống xưa nay của công an cộng sản, cho biết rằng Giáo hội "tàng trữ lá cờ của chế độ cũ". Cuộc vận động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ năm 1975 đến nay thuần túy đòi hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, là những điều chưa hề có trên đất nước. Sự kiện thiếu nhân quyền và dân chủ suốt ba mươi năm qua, đã được chính những đảng viên cao cấp 50, 60 tuổi đảng, như cựu Tướng Trần Độ, các ông Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Lê Hồng Hà, Lê Giản, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Phan Đình Diệu, v.v... xác nhận và không ngừng kêu gọi cải cách. Chứ chẳng riêng gì các nhân sĩ, trí thức hay các nhà lãnh đạo tôn giáo ở miền Nam cũ.
Chuyến viếng thăm và truyền đạo tại Việt Nam của Sư Ông Thích Nhất Hạnh, Sư cô Chân Không Cao Ngọc Phượng và Tăng thân Làng Mai xẩy ra vào thời điểm Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cùng Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, và các Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Thích Viên Định, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý, Thích Hải Tạng, Thích Liễu Minh, Thích Thiện Minh, Đại đức Thích Đồng Thọ, v.v... bị tù đày hay quản chế khắc khe.
Hôm 22.11.2004, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Viên Định và phái đoàn Giáo hội trên đường ra Bình Định thăm Đức Tăng thống trong cơn thập tử nhất sinh tại bệnh viện Quy Nhơn đã bị ngăn chận, bắt bớ và dẫn độ về Saigon. Cấm không cho đi thăm người già lâm bệnh là điều chưa hề xẩy ra trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhất là khi người già ấy ở vào vị thế Tăng thống, Thầy tổ, Pháp huynh của người đi thăm.
Bốn ngày trước đây, hôm 10.1.2005, một ngày trước khi Sư Ông Thích Nhất Hạnh lên đường về Việt Nam, Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đi cứu trợ nạn lũ lụt các tỉnh miền Trung đã bị công an Bình Định chận bắt tại Ngã ba Phú Tài gần cầu Bà Di, khám xét hành lý và "làm việc" tại đồn công an phường trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Hiển nhiên cuộc bắt bớ làm việc này không có trát lệnh hay lý do, cách ăn nói của công an phường và đại diện Mặt trận Tổ quốc rất vô lễ. Mục đích cuộc thẩm vấn cốt tra hỏi lý do Thượng tọa Không Tánh ghé Tu viện Nguyên Thiều gặp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và ngài đã gửi những tài liệu gì ra.
Các cuộc sách nhiễu, đàn áp, lăng nhục như thế xẩy ra thường xuyên từ 30 năm qua đối với chư Tăng, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã không mảy may chấn động "tấm lòng từ" của Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không Cao Ngọc Phượng. Những sự kiện thường xuyên ấy không là những hành động riêng lẻ và sai lạc xẩy ra ở cấp địa phương, mà thể hiện đồng bộ từ một chính sách đàn áp tôn giáo quy mô và có toan tính của Đảng và Nhà cầm quyền trung ương.
Dù rằng trên phương diện tình cảm, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế có thể hiểu và thông cảm chuyến viếng thăm Việt Nam của Sư Ông Thích Nhất Hạnh. Đây cũng là giấc mơ của ba triệu người Việt tị nạn chính trị ở nước ngoài. Ai lại không gắn bó với mảnh đất chôn nhau cắt rún của mình ? Ai lại không mơ ước viếng thăm mồ mả tổ tiên, mừng tuổi cha mẹ, thăm viếng bà con, xóm giềng trong những ngày đầu năm ?
Thế nhưng, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế rất lấy làm tiếc cho chuyến đi của Sư Ông Thích Nhất Hạnh, và không thể không nói lên sự bất mãn, nếu không là chống đối, sự việc Sư Ông Thích Nhất Hạnh cùng Sư Cô Chân Không Cao Ngọc Phượng đang phụ tay với Đảng và Nhà cầm quyền Hà Nội tuyên truyền cho chế độ, nhằm che giấu những sự thực đàn áp các tôn giáo tại Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng.
Chẳng có chút tự do thăm viếng hay truyền đạo gì trong chuyến đi của Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai này. Vì rằng, tất cả các bài thuyết pháp, pháp thoại và nghị trình đi đứng, thăm viếng của Sư Ông đều được gửi trình Bộ Văn hóa và Thông tin cũng như Ban Tôn giáo Chính phủ từ trước để được chấp thuận. Các cuộc tiếp xúc gặp gỡ chỉ xảy ra với Nhà nước, nghĩa là giữa Sư Ông với Ban Tôn giáo Chính phủ hay việc Sư Ông đi đảnh lễ các vị Chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tức Giáo hội Nhà nước do Đảng dựng lên năm 1981. Tuyệt nhiên trong bản chương trình sinh hoạt ba tháng được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, không có một khoản nào cho cuộc thăm viếng hàng Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Thế thì làm sao người Phật tử có thể tin vào lời thuyết giáo của Sư Ông khi Sư Ông phát biểu tại hải ngoại rằng : "Chư Tăng trong Giáo hội Nhà nước hay trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đều là người ANH EM của tôi". Chủ trương và lý thuyết "tương tức" của Sư Ông mất đâu rồi trong hành động thực tiễn của Sư Ông Thích Nhất Hạnh?
Cuộc đón tiếp Sư Ông, Sư Cô và Tăng thân Làng Mai đã được Nhà nước chuẩn bị bằng cách cho một số báo chí Đảng từ giữa tháng 12.2004, rồi mới đây, ngày 11.1.2005, qua tiếng nói của Đài Phát thanh Huế, lên tiếng chửi rủa, vu cáo, bôi nhọ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Văn phòng II Viện Hóa Đạo.
Xem như thế thì chuyến đi của Sư Ông Thích Nhất Hạnh chỉ nhắm vào hai mục tiêu : Đồng lõa với Đảng và Nhà cầm quyền Hà Nội che giấu cuộc đàn áp khốc liệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để Việt Nam có thể thoát ly, vào ngày 15.3.2005 tới đây, các biện pháp chế tài do Đạo luật tự do tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1998 cho phép thi hành đối với các nước bị đặt vào danh sách "các quốc gia cần đặt biệt quan tâm" (CPC). Thứ hai, là phát triển tại Việt Nam Dòng Tiếp Hiện của Sư Ông....(VB cắt bỏ một câu gồm 24 chữ trong bản văn. Toàn văn có trên trang web http://www.queme.net/vie/index.php)

Y Học: Thanh Niên Đau Ngực, Thuốc Mới Giảm Mập
Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô
Bệnh Nhân Trẻ Đau Ngực Liên Hệ Bệnh Tim Mạch
Nghiên cứu gia Robert J. Marsan cùng các cộng sư viên phân tích 1,012 bệnh nhân còn trẻ từ 24 tới 49 tuổi trong thời gian từ June 1999 tới March 2002 than phiền đau ngực.
61% bệnh nhân là phụ nữ trong số này 73% là người Mỹ da đen. 96% bệnh nhân theo dõi những hiện tượng hay triệu chứng bệnh tim mạch trong vòng 30 ngày sau.
Kết quả cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch đối với những bệnh nhân còn trẻ kêu đau ngực là 5.4%. Theo dõi bệnh nhân 30 ngày sau với nguy cơ bệnh tim mạch là 2.2%. Đối với những bệnh nhân không có tiểu sử bệnh lý đau tim, nguy cơ bệnh tim mạch, sau 30 ngày theo dõi, là 1.8%. Những bệnh nhân không có tiểu sử bệnh tim mạch và đo điện tâm đồ thấy bình thường cũng có nguy cơ bệnh tim mạch là 1.3%. Bệnh nhân không có tiểu sử bệnh tim mạch, không có nguy cơ bệnh tim mạch và điện tâm đồ bình thường có nguy cơ bệnh tim mạch 1%. Đối với những bệnh nhân còn trẻ, không có tiểu sử bệnh tim mạch, không có nguy cơ bệnh tim mạch, điện tâm đồ bình thường, đã từng thử nghiệm về tim thâ’y bình thường, nguy cơ bệnh tim mạch rất thấp, 0.14%. Theo dõi 30 ngày thì không thấy có nguy cơ bệnh tim mạch.
Tổng kết quả cho thấy những bệnh nhân trẻ bị đau ngực vẫn còn một tỉ sô’ nhỏ nguy cơ bệnh tim mạch 0.14%, mặc dầu theo dõi 30 ngày sau không thấy có nguy cơ tim mạch. (Academic Emergency Medicine, 12: 26, 2004)
(Bàn thêm: Bệnh nhân còn trẻ kêu đau ngực là một vấn đề cần lưu ý, không những cho các phòng mạch ngoại chẩn mà còn trong phòng cấp cứu nữa. Nguy cơ bệnh tim mạch vẫn có trong những bệnh nhân còn trẻ đau ngực cho nên cần theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng.
Trong bài này, nghiên cứu nhắm và người sống tại Mỹ và người da đen, nhưng không phải bệnh nhân Á Châu nói chung hay người Việt hải ngoại nói riêng.
Một lý luận khác có đặt ra liên hệ bệnh nhân trẻ đau ngực và những tiêu chuẩn đặt ra khi phải vào nhà thương cấp cứu, tức là vấn đề y phí trong vài trường hợp không đúng tiêu chuẩn khi vào phòng cấp cứu.
Theo một vài bác sĩ VN chuyên khoa về Bệnh Tim Mạch hiện đang hành nghề tại Orange County, California, Hoa Kỳ, thì dường như người Việt còn trẻ tại Orange County có nguy cơ bênh tim mạch cao hơn bình thường).
Thuốc Orlistat (Xenica) Giảm Cân Lượng, Giảm Cholesterol, Giảm Nguy Cơ Bệnh Tim Mạch
Hai bác sĩ Brian Hutton và Dean Fergusson tại Đại Học Y Khoa Ottawa, Gia Nã Đại nghiên cứu vai trò của thuốc Orlistat (xenica) trong việc giảm cân lượng cũng như tìm hiểu sự an toàn của thuốc.
Tổng số có 28 thử nghiệm. Trong đó, 17 nghiên cứu bao gồm 10,041 bệnh nhân uống 3 viên Orlistat 120mg/ mỗi ngày, so sánh với những bệnh nhân không uống Orlistat mà chỉ ăn uống kiêng khem. Kết quả cho thấy uống Orlistat giảm cân lượng 5-10%. Ngoài ra Orlistat còn giúp giảm thiểu cholesterol tổng quát, cholesterol xấu và cholesterol tốt trong máu. (Americal Journal of Clinical Nutrition, 80: 1461, 2004)
(Bàn thêm: Orlistat còn gọi là Xenica là một loại phân hóa tố lipase ngăn cản chất mỡ trong đồ ăn không thể hấp thụ qua ruột vào máu. Orlistat còn có tên khoa học là (S)-2-formylamino-4-methyl-pentanoic acid. Rất nhiều thử nghiệm khác trước đây đã hoàn thành trong việc tìm hiểu Orlistat cho biết thuốc có khả năng giảm nguy cơ bệnh tiểu đường [Diabetes Care, 27: 155, 2004], giảm cân lượng, giảm đường trong máu và hạ thấp áp xuâ’t máu [J. Hypertension, 21: 2159, 2003].
Tổng kết quả cho biết Orlistat (Xenical) vừa giảm mập, giảm những nguy cơ như hạ thấp đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiểu đường, bệnh cao máu, hay nói chung, giảm những nguy cơ cho bệnh tim mạch).
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: nmtran@hotmail.com; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/ ; www.KhoaHoc.Net (Sức Khỏe).


tải về 299.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương