Tết, Cúm Gà Ở Quê Nhà vn



tải về 299.09 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích299.09 Kb.
#1394
  1   2   3   4   5
Vb140105

Tết, Cúm Gà Ở Quê Nhà VN
Vi Anh
Bấm vào tờ báo Le Monde của Pháp, ngày 13 tháng 1 năm 2005, tin hàng đầu làm thiên hạ giựt mình: "Bốn cái chết vì cúm gia cầm trong mười lăm ngày ở VN." Báo Le Monde loan tải tin này, lấy từ Hãng Thông Tấn của Pháp AFP đánh đi khắp thế giới. Nguồn tin độc lập của cơ quan truyền thông lớn có đặc phái viên ở VN, tin được. Quay nhìn lại lịch 13 tháng 1 nhằm ngày mồng 4 tháng Chạp Âm lịch, tức còn chưa đầy ba tuần nữa là đến Tết VN rồi. Vấn đề cúm gà lây chết người ở nước nhà muốn hay không muốn trở thành mối lo lớn cho người Việt trong cũng như ngoài nước.

Trong nước, mối lo hao tài, tản mạn vì cúm gà lây sang người là mối lo lớn đã có tiền lệ rõ và kinh nghiệm đau rồi. Năm 2003, cúm gà đã làm chết 24 người và thiệt hại trên 120 triệu con gà-một nguồn lợi lớn của kinh tế nông thôn và nguồn thịt phổ thông của gia đình VN rất cần cho sức khoẻ toàn dân. Bây giờ từ tháng 12 năm 2004, cúm gà đã tái phát. Trong hai tuần có 4 người chết quả là một mối lo lớn. Cúm gà tái phát lại chẳng những tại tỉnh Hậu Giang, Tây Đô của Nam Phần, mà ở một vài tỉnh Miền Bắc nữa. Ngày 10 tháng 1, một thiếu nữ 18 tuổi chết vì bị cúm gà lây sang người, là người chết thứ tư . Nhiều người tin sẽ dich cúm gà lây chết người sẽ tái phát trong năm nay. Trước đó có một thiếu niên 16 tuổi và tiếp theo hai trẻ em từ 6 đến 9 tuổi cũng chết vì cúm gà. Theo quan sát quốc tế số ngườøi chết và mắc bịnh cúm gà kỳ này có lẽ cao hơn con số của nhà cầm quyền CS công bố. Vì thử nghiệm của y tế VN còn thiếu máy móc và chậm. Tuy vậy nguy cơ xảy ra dịch cúm gà đã thành sự thật. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo VN. Thủ Tướng của CS Hà nội đã ra lịnh cấm chở gà tại những vùng bị nhiễm H5N1 và chỉ thị cho chánh quyền địa phương tăng cường phòng chống.

Lịnh cấm này là chuyện chẳng đặng đừng nhà cầm quyền phải làm, trong việc phòng chống. Nhưng ảnh hưởng rất lớn cho nhân dân VN trong dịp giáp Tết. Gà là món ăn tiện, vừa túi tiền của người bình dân VN. Chính vì đặc điểm đó nên người ta e ngại những biện pháp ngăn chận, phòng chống, như cấm chuyên chở, giết gà bị lây nhiễm, của nhà cầm quyền không được thi hành chặt chẽ. Tổ chức Y tế luôn luôn dè dặt với lời tuyên bố của nhà cầm quyền CS Hà nội đã diệt dứt cúm gà trong dịch cúm gà năm 2004. Và dè dặt đó có lý. Năm 2004 Thái Lan gần VN cũng bị cúm gà 12 người chết nhưng năm 2005 không thấy tái phát, như ở VN. Cường độ và nhịp độ báo động đỏ, 4 người chết trong 2 tuần.

Ngoài nước, người Việt Hải Ngoại nhìn về nước nhà với lòng đầy thương cảm cho đồng bào mình nghèo lại mắc cái eo. Một năm 365 ngày, làm việc bán thân mẹo dậu, có ba ngày tư, ngày tết. Thế mà Tết nhứt đến nơi mà không được an hưởng. Dịch bịnh đe dọa Gà vịt thiếu thốn. Nhưng thương người thì cũng phải thương mình. Năm nay hàng không dân sự Mỹ đã mở đường bay thẳng về Saigon. Sẽ có người Việt Hải ngoại, nhứt là người Mỹ gốc Việt, đi VN trong dịp Tết để thăm mồ mả tổ tiên, viếng bà con cô bác, ăn Tết VN theo cổ lệ Ông Bà để lại. Đó là vấn đề cần phân tích trong bối cảnh dịch bịnh cúm gà có thể tái phát ở nước nhà.

Ai cũng biết nềân y tế của các nước người Việt định cư đông, rất tiền tiến. Môi trường sinh thái cũng vậy trong lành hơn ở nước nhà VN. Một người đã lâu năm với một cơ thể gần như được tiệt trùng như thế, sống trong một môi trường trong lành như thế, sức đề kháng đối với vi trùng ít được vận dụng nên dễ bị lây nhiễm khi đến một môi trường khác nhiều vi trùng và nhiều độc tố như ở VN. Vì sức đề kháng trong cơ thể đã yếu hơn người trong nước, thế nên đi VN trong hoàn cảnh cúm gà có thể thành dịch, nguy cơ bị lây nhiễm của người Việt Hải ngoại cao hơn người trong nước.

Không lẽ về VN cứ ru rú trong phòng lạnh với cô đào trẻ mà rẻ tiền. Ắt phải đi đây đó, ăn uống ai dám bảo đảm là gà vịt trong tiệm không phải là gà vịt ở vùng bị cúm đem ra, qua lọt trạm nhờ thủ tục "đầu tiên" với cán bộ và công an CS. Thú quí hiếm luật lệ và quốc tế cấm mà còn chở được cả xe, cả bao, thì nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ gà vịt. Con đến nhà bè bạn chơi. Gia chủ quí khách đến nhà không gà thì qué, chẳng lẽ không ăn, thì còn gì là tình nghĩa, lễ phép. Mà người Việt nông thôn còn có thói quen tin gà vịt bị toi, bị cúm, nấu bỏ cây đinh sét vào hay muối sả ớt-là ăn được, không sao cả.

Mà ngả bịnh ở VN thì người Viễt Hải ngoại gặp nhiều rắc rối lắêm. Bây giờ CS Hà nội đã cấm mang thuốc ngoại quốc về VN. Rủi bị bịnh hoạn, đi nằm nhà thương người Việt Hải ngoại phải trả theo giá ngoại kiều. Dân giàu đi làm ăn thì không nói gì, chớ lớp người lớn tuổi trên 65, lợi tức hưu trí hay hưởng trợ cấp xã hội, túi tiền không chịu nổi. Thêm vào đó, Medicare và Medcaid, ở Cali gọi là MediCal, không đài thọ tiền thấy tiền thuốc như ở Mỹ, khi trị bịnh ở VN. Đó là chưa nói những phiền phức phải chịu khi bị cách ly khi trở về Mỹ nếu có triệu chứng khả nghi của bịnh cúm gà đối với người trở về từ vùng bị cúm.
Nan giải. Cẩn tắc vô ưu. Người lo xa sẽ tránh được buồn gần.

Tịch Thu Khối Tiền Giả Tương Đương 1 Triệu Đô

HANOI -- Nhà nước Việt Nam đã tịch thu một lượng tiền giả tương đương với 1 triệu đôla, theo tin VOA.


Nhà chức trách tại Việt Nam đã tịch thu một lượng tiền giả tương đương với 1 triệu đô-la.
Hãng AP thuật lại tin của báo An Ninh Thủ Đô trích thuật lời thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy nói rằng để đối phó với những kẻ làm bạc giả, Việt Nam sẽ tiếp tục phát hành các giấy bạc làm bằng polymer, khó làm giả hơn, để dần dà thay thế giấy bạc làm bằng giấy thường.
Ông Thúy cho biết ngân hàng sẽ không phát hành thêm các loại giấy bạc 50 ngàn và 100 ngàn nữa mà sẽ thay thế các loại tiền này bằng loại polymer.
Làm bạc giả có thể bị án tử hình ở Việt Nam và trong năm vừa qua, nhiều người đã bị kết án tử hình.

Tự Hào Là Người Việt Nam
Nguyễn Sáng (VNN)
Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ trước cha mẹ tôi phải chạy gần hết của cải trong nhà để cho tôi được Đảng và Nhà nước cử sang nước CHDC Đức anh em để lao động và học tập, trau dồi kiến thức để sau này về Tổ quốc góp phần xây dựng và bảo vệ nước VN XHCN. Hồi đó tôi cũng như những thanh niên VN khác vẫn còn bừng bừng khí thế, say sưa trong hào quang chiến thắng, tự hào là người VN vì đã đánh bại ba đế quốc lớn, sừng sỏ nhất thế giới là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ. Cứ theo đà này, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng sẽ đưa nước ta từ thắng lợi này sang thắng lợi khác thì theo như Đảng ta nhận đỵnh (thời điểm 75-76) chúng ta trong 10 năm sẽ phát triển vượt Liên xô và sau 20 năm sẽ vượt Nhật.
Khi sang đến nước bạn, những tưởng bạn bè Đức tiếp đón long trọng những người bạn VN anh hùng với tấm lòng bốn phương vô sản đều là anh em đòng chí vì chúng ta đã hoàn thành sứ mạng lịch sử bảo vệ oanh liệt nước VN và cả phe XHCN. Nào ngờ mọi cuộc đón tiếp đều ở mức độ xã giao bình thường, không ca tụng không tung hứng.
Từ đấy tôi bắt đầu cụt hứng và khi có chút tiếng Đức cơ bản, tôi bắt đầu quan tâm đến những vấn đề xã hội của Thiên đường XHCN này. Qua các tài liệu và bạn bè Đức tôi được biết trong lòng xã hội Đức còn vô số những vấn đề mâu thuẩn, bê bối, người dân có cả kho truyện tiếu lâm nói về chế độ XHCN, nói về chính phủ, về lãnh đạo, ông Erich Honnecker, về bầu cử... Dần dần tôi được biết chả thấy ba dòng thác cách mạng đâu mà chỉ thấy những cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary, của mùa Xuân Praha, của nhân dân Đông Đức, của công đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Những cuộc nổi dậy này đã bị đàn áp ít nhiều đẫm máu. Bản thân người dân Đông Đức thấy đồng D-mark thì thèm nhỏ rãi, mua được bánh xà phòng thơm trong Intershop là chỉ có trong giấc mơ. Đến đây tôi bắt đầu ngờ vực tính ưu việt của CNXH mà nếu tôi vẫn ở VN thì chắc chắn là vẫn còn mơ hồ.
Trong thập niên 80, VN đưa ồ ạt người sang CHDC Đức làm lao động thuê, nhiều đến nỗi có người nói vui là bất cứ một làng nào có dân số từ 100 người và 10 con bò trở lên là sẽ có mặt người lao động VN tại đó, đông đến nỗi tôi không muốn ra đường để làm đông thêm nữa. Theo chân với những người lao động này là các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu đi cùng như : buôn lậu, trộm cắp, sát phạt, trấn lột nhau, mua hết những hàng hóa khan hiếm ở các cửa hàng, từ đó người Đức bắt đầu khinh ghét người VN.
Thời gian này tôi được về thăm gia đình ở VN, sau mấy năm xa nhà, xa quê hương, cả chặng đường bay hồi hộp, nao nức sắp được gặp bố mẹ gia đình làng xóm quê hương. Xuống đến sân bay, mấy đồng chí công an, hải quan gầy gò đen đủi mặt khó đăm đăm hành cả tiếng đồng hồ, khi mời các anh hút tạm cây thuốc lá thì mới được cho ra. Gặp bố mẹ rơi nước mắt vì chỉ mới mấy năm mà bố mẹ già đi nhiều quá, khắc khổ quá, dọc đường về làng quê tiêu điều, trâu bò vêu vao trên đường quốc lộ, nước mắt tôi lưng tròng thương bố mẹ quá, thương quê hương quá.
Về đến nhà gia đình mừng mừng tủi tủi, con chó chắc đói quá, đứng không vững phải tựa hông vào chân cột nhà mới sủa to được mấy tiếng mừng người đi xa về. Thắm thoát đã hết thời gian thăm nhà tôi lại sang Đức làm nốt nhiệm vụ.
Cuối khóa học cũng là lúc Đại Hội Đoàn toàn Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau mấy ngày tham luận, báo cáo, kiểm điểm, khen thưởng, học tập nghị quyết và thể thao, buổi cuối người bí thư chi bộ mang về cho mỗi đoàn viên một bản kiểm điểm cá nhân, trong đó mỗi người tự nêu ưu khuyết điểm của mình trong thời gian qua và phương hướng rèn luyện trong thời gian tới. Lần này ngoại lệ có thêm một câu hỏi cuối cùng là : Đồng chí có tự hào là người VN không ? Đồng chí bí thư chi bộ giải thích thêm là cứ nói thẳng nói thật những ý nghĩ của mình, lãnh đạo sẽ không truy cứu trách nhiệm, đây chỉ là câu hỏi phụ thôi. Tôi thật thà làm đúng những điều trăn trở bấy lâu của tôi và đã gạch vào ô không rồi đem nộp lại. Tưởng như vậy là xong nào ngờ buổi chiều họp tổ đồng chí bí thư chi bộ răn đe rằng trong mấy trăm đoàn viên thì chỉ có một đoàn viên trong tổ ta trả lời là không tự hào là người VN, tổ chức sẽ xem xét sau. Tôi lạnh cột sống nghĩ rằng chắc là mình sẽ bị kỷ luật đây. Sợ quá từ đó tôi im thin thít, không dám nói gì nữa. Cũng may là mọi việc dừng lại ở đó và tôi không bị kỷ luật. Chắc cũng có nhiều người chửi tôi là ngu, ăn cháo đá bát, là không hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc ta nhưng tôi cũng chấp nhận vì đó là ý nghĩ của tôi (và chắc còn của một số người nữa) trong thời điểm đó, trong hoàn cảnh đó.
Không tự hào tức là xấu hổ là người VN. Đúng tôi đã xấu hổ. Không xấu hổ làm sao được khi trên các phương tiện giao thông công cộng có đến 2/3 hành khách là những người đồng hương tôi, nói năng oang oang, cử chỉ mất lịch sự, trên tầu nằm ngủ dài trên ghế, gác cả giầy dép lên chổ ngồi, mồm há to ra ngáy khò khò.. không ý tứ, để ý gì đến hành khách đi cùng.
Không xấu hổ làm sao được khi các đồng hương tôi mang chăn len ra ngủ xếp hàng trước cửa hàng xe máy, xe đạp từ hồi tối hôm trước để hy vọng ngày mai cửa hàng có thể có một vài chiếc xe bán ra thì mình là một trong những người may mắn được mua còn những người ngủ sau mình thì phải về tay không.
Không xấu hổ thì tại sao khi những người nước ngoài hỏi : anh là người nước nào ? thì không riêng gì tôi mà nhiều người đều trả lời là người Nhật, người Hàn quốc hoặc người Trung quốc.
Không xấu hổ làm sao được khi sau này người VN ta ở Đức lập ra các băng đảng mafia để trấn lột nhau, để chia thị trường buôn thuốc lá lậu? Năm 1996, cảnh sát đã phát hiện ra xác của 5 thanh niên VN bị xử bắn trong một căn hộ ở Berlin. Đây là vụ thanh toán nhau giữa các băng nhóm mafia và chỉ là phần nổi của núi băng. Đài truyên hình Đức đưa tin đây là tội ác dã man nhất xảy ra ở Đức từ sau thế chiến thứ 2. Chưa thấy một cộng đồng nước ngoài nào lại xử nhau như cộng đồng người VN ở đây.
Không xấu hổ làm sao được khi nước nhà còn biết bao nhức nhối, đau lòng, khi đạo đức xã hội suy đồi, xuống cấp trầm trọng, tham nhũng lộng hành, ăn chơi trác táng trụy lạc, lãng phí trong khi đại bộ phận dân chúng vẫ đói khổ. Có xã hội nào mà chức to ăn to, chức nhỏ ăn nhỏ, chia bè kéo phái công khai mua bán chức quyền bằng cấp. Tổ trưởng tổ chống buôn lậu lại là trùm buôn lậu (Phùng Long Thất). Đội trưởng đội chống buôn ma túy thì là trùm buôn ma túy (Vũ Xuân Trường). Ngành công an để trấn áp tội phạm thì cấu kết với xã hội đen để ăn chia (Vụ Năm Cam). Trong ngành tòa án thì nếu có đủ tiền thì sẽ chạy được tội. Ngành y tế và giáo dục là hai ngành mà VN trước đây tự hào nhất là không mất tiền, được nhà nước bảo trợ hết thì bây giờ bê bối nhất, nhiều gia đình không đủ tiền cho con đi học hoặc không đủ tiền trả viện phí.
Không xấu hổ làm sao được khi tôi là người Việt Nam 100% mang hộ chiếu của Bộ ngoại giao VN cấp vẫn còn hạn mà về nước lại phải lên sứ quán xin (mua) thị thực để được về nước, có khác gì trước khi về nhà ta phải qua ông trưởng thôn để xin phép : Bác cho tôi về nhà tôi.
Không xấu hổ làm sao được khi xã hội thì tối tăm tương lai thì mù mịt mà người VN ta hoặc là cố tình hoặc là ngu dốt không biết vẫn làm ngơ, nhất là thanh niên VN, trí thức trẻ; ở đâu, làm gì mà không lên tiếng, không trăn trở với vận mệnh của đất nước. Ta có đáng xấu hổ với tổ tiên của ta không? Người thanh niên trẻ Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt giữa đường vì trăn trở cách đánh giặc bảo vệ nước mà lính dọn đường cho vua đi lấy giáo đâm thủng đùi vẫn mãi mê suy nghĩ vẫn không biết, cảm kích vì ý chí của người thanh niên, vua đã trọng dụng và ông sau này đã trở thành tướng tài của nhà Trần. Bây giờ thì chỉ việc công an dẹp đường cho đày tớ của dân đi mà không chạy nhanh cũng đủ để ra tòa với tội danh 'chống lại người thi hành công vụ ' chưa kể dám trăn trở với việc ta mất đất mất biển cho Tàu.
Không xấu hổ làm sao được khi thanh niên VN ta vẫn còn mãi đua xe máy, mãi ăn chơi sành điệu, du lịch giao lưu, mãi làm giàu theo lời Đảng gọi, nhiều người thì chạy trốn thực tế bằng cách hút hít. Thật xấu hổ khi thanh niên, trí thức trẻ không dám gánh vác trách nhiệm đấu tranh đòi dân chủ, cải tổ xã hội hiện nay mà để cho các bậc cha chú thuộc tuổi ' thất thập cổ lai hi ' như các ông Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Dũng Tiến, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu ... đi đòi dân chủ cho chúng ta và phải chịu đọa đày, cầm tù. Tuổi của các ông đáng lẽ phải được ngã lưng ở salon đọc báo, vui với cháu chắt nội ngoại, xem con cháu điều hành quản lý đất nước.
Giới trẻ hiện nay cần học lại các bài "Tuyên ngôn độc lập" của Lý Thường Kiệt, "Hịch Tướng Sĩ" của Trần Quốc Tuấn và "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi.
Trên đây là một số lý do làm tôi mất lòng tự hào là người Việt Nam trong mấy thập niên qua. Nhưng trong vài năm gần đây, từ ngày các nhà lão thành cách mạng, những nhà trí thức có tâm huyết với đất nước đã bất chấp những thiệt thòi cho bản thân, gia đình, không chùn bước trước đàn áp giam tù, anh dũng lên tiếng đòi tự do dân chủ cho xã hội.
Nhất là từ ngày những trí thức trẻ tuổi như các anh Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình ... dám lên tiếng đấu tranh cho tự do dân chủ, cho sự vẹn toàn của đất nước, thẳng thắn trình bày những trăn trở của mình với những người lãnh đạo đất nước, không hề suy tính thiệt hơn về kinh tế, không sợ bị bôi nhọ danh dự, không sợ bị trù dập và không nghĩ đến cả sinh mạng của mình. Từ đó tôi cảm giác trong tôi có cái gì đó đang được ấp ủ, âm ỉ, đang chuẩn bị được hình thành và đang sắp cháy thành một ngọn lửa. Ngọn lửa này tôi tin rằng sẽ là ngọn lửa của niềm tự hào dân tộc mà trước đây nó bị tắt rụi trong tôi. Hiện tại trong tôi vẫn còn nhen nhóm chưa bùng lên thành ngọn lửa, nên nếu không được che chắn, nâng đỡ, thổi lên thì rất dễ bị tắt nên tôi hy vọng càng ngày càng nhiều thanh niên, trí thức VN tham gia vào việc gánh vác vận mệnh đất nước, trách nhiệm đấu tranh cho tự do dân chủ để thanh niên ta không phải xấu hổ với tổ tiên, với những người đã khuất, để lịch sử không phỉ nhổ chúng ta là một thế hệ thanh niên bạc nhược, coi việc ăn chơi phè phỡn, trác táng và kiếm tiền hơn cả việc cứu xã hội thoát khỏi lầm than áp bức, và sau cùng là để điều ấp ủ trong tôi cháy bùng thành ngọn lửa, ngọn lửa của lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống oai hùng của dân tộc ta, tự hào về thế hệ trẻ hiện nay biết noi gương cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Việt Nam: Vụ Án Tuổi Trẻ - Lan Anh
Phạm Trần
Phe cánh nào đứng sau vụ truy tố: Tham nhũng hay Phe đảng?
Hoa Thịnh Đốn.- Việt Nam mở đầu năm 2005 bằng một xì-căng-đan Báo chí có nhiều uẩn khúc: Bộ Công an đã khởi tố một Nhà báo của báo Tuổi Trẻ về tội “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước” chỉ vì nhà báo này biết quá nhiều chuyện mờ ám của ngành Y tế, thay vì Công an điều tra xem những kẻ nào trong guồng máy Nhà nước, đặc biệt ở hai Bộ Kế họach-Đầu tư và Y tế đã cấu kết với con buôn nước ngoài tăng giá thuốc làm khổ dân trong suốt 3 năm (2002 –2004).
Câu chuyện bắt đầu như thế này : Trong suốt 2 năm 2003 và 2004, báo Tuổi Trẻ, dẫn đầu bởi phóng viên Nguyễn Thị Lan Anh, bút hiệu Lan Anh làm việc ở Hà Nội, đã liên tục đăng nhiều bài báo, riêng Lan Anh đã viết 19 tin và bài về tình trạng thao túng thị trường thuốc của Công ty Zuellig Pharma VN mà Bộ Y tế và Nhà nước không làm sao ngăn chặn được. Dân kêu, nhiều người phải nhịn ăn mua thuốc bằng giá cắt cổ. Đại biểu Quốc hội than trước diễn đàn Quốc hội và đòi Bộ Y tế điều tra cũng vô ích.
Nhưng Zuellig Pharma VN của ai ? Lan Anh cho biết :”“ Công ty Zuellig Pharma VN là chi nhánh của Công ty Zuellig khu vực có trụ sở tại Singapore. Bắt đầu hoạt động tại VN từ (tháng 9) 2001, có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, Gia Lâm (Hà Nội) và chi nhánh tại TP.HCM, vốn đầu tư khoảng 2,5 triệu USD (bằng 3% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược ở VN).”
“Bộ Y tế đánh giá việc cho phép Zuellig Pharma VN là công ty nước ngoài duy nhất được trực tiếp phân phối dược phẩm tại VN đã tạo nên thế độc quyền của công ty trong phân phối các sản phẩm và thâu tóm nguồn hàng từ nước ngoài, áp đặt giá thuốc trước khi vào VN.”
“Trên thực tế, Zuellig hiện là nhà phân phối duy nhất vào VN của 27 tập đoàn dược phẩm nước ngoài. Trong số 4.400 thuốc nước ngoài thuộc 900 hoạt chất được cấp số đăng ký tại VN, số hoạt chất do Zuellig phân phối gồm 180, trong số này có 97 hoạt chất chỉ có 1 số đăng ký, 18 hoạt chất có trên 5 số đăng ký nhưng... chỉ có Zuellig phân phối.” (Tuổi Trẻ, 10-5-2004)
Theo như thoả thuận với chính phủ Việt Nam thì công ty Zuellig “chỉ được nhập khẩu ủy thác và phân phối thuốc trong vòng ba năm và thời hạn đó sẽ hết vào 5-9 tới (2004)” và sau đó phải “chuyển hoạt động của công ty sang sản xuất dược phẩm tại VN.”
Trong công văn ngày 6-5 (2004) gửi Bộ Kế hoạch-đầu tư về việc Công ty Zuellig Pharma VN xin điều chỉnh và bổ sung giấy phép đầu tư để thành lập chi nhánh tại tỉnh Đồng Nai, Bộ Y tế kết luận :” Bộ Y tế nhận thấy nội dung hoạt động vẫn là nhập khẩu ủy thác và phân phối dược phẩm, không thấy thể hiện nội dung kịp thời đầu tư để chuyển hoạt động của công ty sang sản xuất dược phẩm tại VN.”
Vì vậy hoạt động của công ty Zuellig đã không được gia hạn từ ngày 5-9-2004.

THẮC MẮC –ĐẦU MỐI


Nhưng tại sao Bộ Y tế lại dành độc quyền phân phối thuốc cho một công ty nước ngoài để họ tự do thao túng thị trường và bóp cổ người dân đau yếu ? Và ai đã có quyết định không trừng phạt Zuellig khi công ty này không giữ lời hứa ? Và tại sao Bộ Y tế do Bà Trần Thị Trung Chiến làm Bộ trưởng cũng không ngăn chận được việc công ty Zuelling tăng giá thuốc vô tội vạ trong thời gian phân phối độc quyền ở Việt nam?
Lan Anh viết trong số báo Tuổi Trẻ ngày 27-3-2004: ”Theo Bộ Y tế, khảo sát xung quanh việc phân phối thuốc của Công ty Zuellig Pharma tại VN cho thấy: hằng năm Zuellig đều tăng giá thuốc từ 2-12% tùy loại, một số mặt hàng tăng 30-60% dẫn đến giá thuốc rất cao. Là nhà phân phối duy nhất vào VN cho 27 hãng dược phẩm lớn như Glaxo - SmithKline, Novartis, Bayer..., nhưng qua thanh tra gần 500 mặt hàng nhập khẩu tăng giá trong thời gian qua, có 157 thuốc do Zuellig phân phối.”
“Ngoài các nguyên nhân tỉ giá ngoại tệ tăng, thuế nhập khẩu tăng, thì nguyên nhân cơ bản là do sự độc quyền của Zuellig, trong khi các thuốc do Zuellig phân phối đều là các thuốc chuyên khoa khó thay thế.”
Để trả lời cho những nghi vấn “hợp tác” khó hiểu giữa công ty Zuellig và cấp lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Lan Anh giải thích trong số báo ngày 5-4-2004 : “ Cục Quản lý dược đã có công văn thông báo “thời hạn chót” cho hoạt động trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu vào VN của Công ty Zuellig Pharma VN là 5-9-2004. Nhưng tại sao Công ty Zuellig Pharma, một Công ty phân phối dược phẩm như nhiều Công ty khác tại VN, trở thành Công ty duy nhất được hưởng đặc quyền “trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu”, từ đó có cơ hội làm mưa làm gió trên thị trường tân dược?”
“Chúng ta đã mắc lừa.”
“Đây là lời thú nhận chua chát của một cựu quan chức Bộ Y tế khi trao đổi với Tuổi Trẻ về “sự kiện Zuellig”. Theo ông này, thời điểm trước khi Zuellig vào VN, giá thuốc tuy có tăng, có giảm nhưng chưa bao giờ xuất hiện những “cơn sốt tân dược” như năm 2003 vừa qua”.
Lan Anh viết tiếp : “ Khi đó, các công ty nước ngoài vào VN chỉ được mở văn phòng đại diện, không được trực tiếp sản xuất, kinh doanh. Hoạt động xuất nhập khẩu thuốc hoàn toàn do các doanh nghiệp trong nước đảm nhận. Các nhà sản xuất trên thế giới thông qua văn phòng của mình tại VN ký hợp đồng nhập khẩu và phân phối thuốc.”
“Tình thế đã trở nên khác hẳn khi Zuellig trở thành công ty đầu tiên và duy nhất được trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu tại VN. Lần lượt 27 nhà sản xuất nước ngoài, trong đó có nhiều công ty hàng đầu thế giới, đã quay sang... “chọn mặt gửi Zuellig” là nhà phân phối duy nhất tại VN....”
Lan Anh đi sâu vào sào huyệt của gian trá : “ Lật lại hồ sơ vụ việc, những năm 1995-1996, Zuellig đã từng đề nghị một dự án liên doanh với Tổng công ty Dược VN trong lĩnh vực phân phối dược phẩm. Nhưng xem xét Luật đầu tư nước ngoài, Bộ Y tế thấy chỉ có hai hình thức liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Còn trong lĩnh vực phân phối, chỉ có thể hợp đồng, hợp tác kinh doanh chứ chưa thể đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh. Vì thế dự án đã không được thông qua.”
“Đùng một cái, vào khoảng năm 2000-2001, Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội đã cấp cho Zuellig giấy phép đầu tư vào lĩnh vực phân phối dược phẩm. Nói về giấy phép này, vẫn cựu quan chức Bộ Y tế nói trên nhận định: “Đây là giấy phép hoàn toàn sai luật, không có căn cứ”. Bộ Y tế - cơ quan chức năng trong lĩnh vực dược - ngã ngửa.”
“Kiểm điểm lại, người ta đã thấy ban quản lý và Zuellig đã “lách luật” thật ngoạn mục: đây là dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD (vốn của Zuellig đầu tư tại VN trên 2,5 triệu USD) và ban quản lý nói trên được quyền cấp phép. Tuy nhiên, do đầu tư vào lĩnh vực “nhạy cảm” là y tế, lẽ ra phải có ý kiến của bộ chức năng. Nhưng cả Zuellig và Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội đã “phớt lờ” qui định này...”
“Không chỉ độc quyền làm tăng giá thuốc, trong đợt thanh tra giá thuốc (cũng vừa kết thúc trong tháng ba (2004)), đoàn thanh tra liên ngành phát hiện Zuellig đã bán hàng cho những đối tượng không được phép, thông qua một hợp đồng với Công ty dược liệu T.Ư 2.”
“Trong đó, bán cho ai, tại đâu và giá bán hoàn toàn do Zuellig quyết định, Công ty Dược liệu T.Ư 2 chỉ xuất hóa đơn và hưởng phí. Thế nhưng, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều lãnh đạo ngành y tế đều không thể chỉ ra được cách thức xử lý vụ việc này, bởi trên giấy tờ thì chính Công ty Dược liệu T.Ư 2 bán hàng cho bệnh viện chứ không phải Zuellig.”
Như thế rõ ràng là có phải có “bàn tay lông lá” của phía người Việt Nam trong Công ty Dược liệu T.Ư (Trung ương) 2 và Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội liên đới trong vụ này.
Nhưng Công ty Dược liệu T.Ư 2 là của ai ? Một người dân tên Quốc Duy ở Quân Tân Bình, TpHCM đã tiết lộ trên báo Tuổi Trẻ ngày 7-4-2007 : “Tại sao Bộ Y tế lại im lặng? Tôi không thể không đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc để một công ty nước ngoài lách luật một cách dễ dàng trong lĩnh vực mà Bộ Y tế phải quản lý. Những câu hỏi đó là:
1. “Tại sao khi Zuellig và Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội đã phớt lờ qui định khi đầu tư vào lĩnh vực “nhạy cảm” là y tế phải có ý kiến của Bộ Y tế, thì với chức trách và quyền hạn của mình, bộ lại không hề lên tiếng phản đối, thậm chí đề nghị đình chỉ giấy phép? Tại sao Bộ lại im lặng? Sự im lặng của Bộ đã biến Zuellig Pharma trở thành một công ty phân phối thuốc độc quyền với thị phần lớn nhất VN và hậu quả của nó là ba lần tăng giá thuốc trong một năm. Dư luận cần câu trả lời của bộ về sự im lặng trong suốt ba năm của mình.”
2. “Công ty Dược liệu T.Ư 2 là một đơn vị kinh doanh do bộ quản lý. Thế nhưng không biết là “vô tình hay hữu ý” một công ty dược trong nước đã trở thành “tấm lá chắn” vững chắc cho việc một công ty phân phối dược phẩm nước ngoài thao túng thị trường thuốc trong một thời gian dài. Cái khoảng trống của pháp luật VN mà Zuellig tìm được để lách không phải là không có cách để lấp.”
“Vậy mà sau khi để xảy ra tình trạng tăng giá thuốc, dư luận lên tiếng thì bộ mới đề ra những biện pháp nửa vời như niêm yết giá bán lẻ, nhập khẩu thuốc song song. Trách nhiệm và khả năng quản lý của Bộ cần phải được xem xét lại.”
Ấy thế mà Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại ngậm miệng như thóc ngâm. Viện Kiểm sát Nhân dân của cả thành phố Hà Nội lẫn Trung ương cũng không dám hé răng khởi xướng điều tra những lời than của nhân dân. Cũng không thấy ai nói đến khía cạnh tham nhũng và lạm dụng chức quyền để trục lợi của các quan chức trong vụ này, mặc dù tham nhũng đang là “quốc nạn” ở Việt Nam.
Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội thuộc Thành ủy thành phố Hà Nội và Ủy Ban nhân dân thành phố trách nhiệm. Vậy vai trò của Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Thành ủy trong vụ này thế nào ? Chẳng nhẽ Bộ trưởng Trần Thị Trung Chiến lại chẳng hay biết gì công việc “làm ăn” của Công ty Dược liệu TƯ 2 của Bộ Y tế ?
Rõ ràng là chuyện không minh bạch mà chẳng ai làm gì để trong sạch hoá guồng máy mới là điều lạ!
Phan Văn Khải, Thủ tướng chính phủ đã than với báo chí trong cuộc họp báo cuối năm (30-12-2004) tại Sài Gòn : "Tiêu cực, nhũng nhiễu, tham nhũng, chúng ta nói rất nhiều, nhưng không làm được nhiều để ngăn chặn...Báo chí với Chính phủ phải tuyên chiến với tệ nạn này".
Nhưng cả phóng viên Lan Anh lẫn tờ Tuổi Trẻ và những báo khác lên tiếng về vụ Zuellig cũng không dám có nghi vấn về tham nhũng trong cuộc điều tra tăng giá thuốc của công ty Zuellig.
Lan Anh chỉ dám viết :“Zuellig (đã) tìm được “khoảng trống” của pháp luật VN để “lách” và khối bệnh viện cũng đã phải mua thuốc giá đắt của Zuellig”.
Nhưng Zuellig là người nước ngoài thì làm sao mà biết cách lách luật Việt Nam, nếu không có bàn tay của các hợp-tác-viên Việt Nam ?
Vì vậy, để vuốt mặt, theo Lan Anh “ Mới đây (trước tháng 4/2004), Bộ Y tế đã có văn bản gửi Phó thủ tướng (Phạm Gia) Khiêm nêu rõ: chưa nên cho phép công ty nước ngoài đầu tư vào dịch vụ phân phối thuốc trong nước, vì có thể phá vỡ toàn bộ hệ thống phân phối thuốc trong nước hiện tại và chi phối thị trường vì mục đích lợi nhuận, không đáp ứng được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho đại bộ phận dân chúng.”
Lan Anh kết luận : “ Vậy là, mãi đến tận bây giờ Bộ Y tế mới chịu nói rõ ràng điều đó. Còn người dân, chỉ một năm qua họ đã chịu ba lần tăng giá thuốc. Chúng ta đã “mắc lừa”, nhưng liệu có ai biết mình bị lừa mà vẫn im lặng? Rất cần phải xem xét lại điều đó.”

NGUYÊN NHÂN BỊ TRU TỐ


Nhưng tại sao Lan Anh lại bị truy tố ?
Nguyên do vì một bản tin ngày 20/5/2004, báo Tuổi trẻ có đăng một mẩu tin ngắn của phóng viên Lan Anh: Đề nghị thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma nguyên văn:
"Lại thêm một văn bản của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động của Công ty Zuellig Pharma VN: hôm qua 19/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch-đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN. Bộ Y tế cho biết việc kiểm tra Công ty Zuellig lần này không đơn thuần về lĩnh vực dược, mà bao gồm cả giấy phép đầu tư của Công ty Zullig tại VN và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của Zuellig sau ba năm được phép trực tiếp phân phối thuốc nhập khẩu tại VN".
Thống tín viên Liên Châu của báo Thanh Niên viết : “Vì mẩu tin đó, gần 8 tháng sau, ngày 5/1/2005, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố phóng viên Lan Anh về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước", đồng thời ra lệnh cấm phóng viên Lan Anh đi khỏi nơi cư trú. Theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan điều tra xác định công văn của Bộ Y tế được dẫn trong mẩu tin nói trên là thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước trong ngành y tế. Báo này cũng cho rằng những nội dung trong công văn của Bộ Y tế gửi Chính phủ thực chất không có gì mới so với những điều đã được chính các quan chức của Bộ Y tế phát ngôn công khai với báo chí. “
“Trong mấy ngày qua, dư luận không đồng tình với quyết định khởi tố nói trên đối với phóng viên Lan Anh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, phóng viên Lan Anh là một trong những nhà báo kiên trì đấu tranh thực hiện chủ trương của Chính phủ thực hiện bình ổn giá thuốc để giảm thiểu gánh nặng cho người nghèo. Những bài báo và tin tức liên quan đến y dược của phóng viên này đăng trên báo Tuổi Trẻ đều thể hiện nhất quán tinh thần đó. Ngay cả việc đưa công văn nói trên của Bộ Y tế lên báo cũng chỉ nhằm mục đích thúc đẩy việc bình ổn giá thuốc chứ hoàn toàn không có mục đích nào khác. Hành động nói trên của phóng viên Lan Anh, cũng như các phóng viên khác, rất cần được sự hỗ trợ, hậu thuẫn của các cơ quan bảo vệ pháp luật. “
Báo Doanh nhân Việt Nam ở Sài Gòn phản ứng trong số báo ngày 12-1-2005: “
“Vậy là lý ra phải được tưởng thưởng vì đã có công vạch mặt chỉ tên một tội ác mà nạn nhân là những đồng bào nghèo khổ của mình, nhà báo Lan Anh lại chuẩn bị ra tòa thay cho những kẻ sau khi làm giàu trên mạng sống dân nghèo thì vẫn ăn trên ngồi trốc, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Dư luận đang phẫn nộ tự hỏi: Phải chăng đây là cách tạo nên một tiền lệ xấu từ “con dấu mật” có khả năng phong tỏa sự giám sát của công luận? “
Tờ báo trích lời Luật sư Trần Vũ Hải - Công ty Luật Hà Nội: ”Trên thực tế có nhiều tài liệu được đánh dấu mật nhưng không thể coi là tài liệu mật vì không đáp ứng điều kiện của những quy định pháp luật về bí mật. Có nhiều lý do cho thực trạng này như do thói quen (mọi tài liệu của Nhà nước đều là tài liệu mật) hoặc do tâm lý ngại công khai những tin tức mà lẽ ra người dân phải được biết.”
“Trong vụ việc của phóng viên Lan Anh, nội dung tin tức (Bộ Y tế đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch -Đầu tư thanh tra toàn diện một công ty về dược có vốn đầu tư nước ngoài) là một nội dung đã được một số quan chức Bộ Y tế thông báo trước cho báo chí, không thể coi là một nội dung mật, mặt khác đối chiếu với những quy định về bí mật, nội dung tin này cũng không được xếp vào danh mục bí mật ngành y tế.”
“Điều 8 khoản 4 BLHS quy định “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Giả thiết rằng công văn ngày 19-5-2004 của Bộ Y tế là tài liệu mật nhưng nếu chúng ta hỏi bất kỳ người dân nào nếu nội dung công văn đó (đề nghị thanh tra một công ty về dược đang bị dư luận lên tiếng vì bán giá cao) được tiết lộ, thì họ có coi là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội không? Câu trả lời chắc chắn là không. Nói cách khác, nếu như công văn đó là tài liệu mật thật, cơ quan có thẩm quyền có thể xử lý sự việc bằng phương thức khác, không nên truy cứu trách nhiệm phóng viên Lan Anh, để tránh những hiểu lầm không đáng có rằng có hiện tượng trù dập những nhà báo mạnh dạn đấu tranh vì lẽ công bằng như phóng viên Lan Anh.”
Đối với trường hợp Lan Anh, đáng lẽ phải được tuyên dương vì dám can đảm “nghe theo” lời của Thủ tướng Phan văn Khải chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của người dân thì lại bị Công an trù dập.

HỘI NHÀ BÁO


Ông Đinh Phong - phó chủ tịch Hội Nhà báo VN - đã phản ứng trên Tuổi Trẻ ngày 12-1-2005:
“Điều đầu tiên phải xem xét việc đăng thông tin đó có gây nên hỗn loạn thị trường hay tiếp sức cho bọn tiêu cực gây tổn thất cho người tiêu dùng hay không. Tôi thấy đây là một thông tin tích cực của ngành y tế, đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp thanh tra, kiểm tra để làm rõ hoạt động vi phạm của Công ty Zuellig Pharma. Phóng viên Lan Anh thông tin một việc tích cực, không vụ lợi, không gây thiệt hại cho Nhà nước sao lại phải làm ầm ĩ như vậy? Hơn nữa, phóng viên này chỉ tóm tắt thông tin mà một số báo đồng nghiệp cũng đã làm như vậy sao gọi là “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”?
“Vấn đề nữa đặt ra: văn bản đó có phải là “tài liệu bí mật” không? Hội Nhà báo VN, trong đó có tôi, đã được tham gia góp ý cho dự thảo về danh mục bí mật nhà nước độ “mật” của ngành y tế thì hoàn toàn không thấy ghi công văn trình Thủ tướng Chính phủ mà phóng viên Lan Anh thông tin thuộc danh mục bí mật nào cả. Nếu công văn này ngành y tế đóng dấu “mật” nhưng không nằm trong danh mục bí mật của ngành do Bộ Công an qui định thì cũng nên thận trọng xem xét. Hơn nữa, thời gian báo đăng tin đó (tháng 5-2004) mà mãi đến tháng 9-2004 Bộ Công an mới ban hành quyết định về danh mục bí mật nhà nước độ “mật” của ngành y tế. “Bắt giò” không đúng thời điểm thì không được! “
“Tôi không vui khi Bộ Công an lại khởi tố một phóng viên mà lý lẽ chưa thật vững. Đông đảo phóng viên đang cùng ngành y tế làm rõ những kẻ kiếm lời trên bệnh tật của người dân. Đó là điều cần được động viên khen thưởng, cần giúp cho phóng viên hoạt động nghề nghiệp và làm tốt hơn. Nếu có sai sót thì trao đổi, rút kinh nghiệm để công cuộc chống tiêu cực được tốt hơn.”

DƯỚI MẮT CÔNG AN


Nhìn sự việc bằng con mắt của người làm báo thì như thế, nhưng Công an Việt Nam thì lại nghĩ khác. Họ đã bất chấp cả tính thời gian của sự việc để “áp dụng luật mới cho việc cũ” và bằng lý luận luật pháp theo ý muốn của mình nên đã truy tố Lan Anh cho “bõ ghét” vì đã dám làm mất mặt ngành Y tế và nhiều viên chức Nhà nước ? Hay là họ muốn nhắm vào tờ Tuổi Trẻ, nơi đã xẩy ra nhiều vụ “giật gân” làm hoa mắt cả đảng và nhà nước khiến cho hai đời Tổng biên Tập mất việc. Lần đầu là Bà Kim Hạnh vì đã “lỡ dại” cho đăng tin Hồ Chí Minh có vợ và lần sau là Lê Văn Nuôi vì đã tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến, kết quả là Hồ Chí Minh và Phan Văn Khải không nổi tiếng bằng Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton (khi ông Clinton còn làm Tổng thống).
Trao đổi với báo Pháp Luật TPHCM, một cán bộ có thẩm quyền của VKSND tối cao cho rằng: “Cơ quan điều tra đã xác định là sau khi có được tài liệu, Lan Anh còn chuyển cho một PV báo Nhân Dân để ngày sau đó, tờ báo này cũng đăng tải tin giống như Tuổi Trẻ.”

“Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, người ký quyết định khởi tố bị can, cho biết PV Lan Anh đã phối hợp với một cán bộ phòng hành chính Bộ Y tế để “lấy cắp tài liệu”. “Công văn có 15 bản, đóng dấu mật. Anh cán bộ lấy photo rồi đưa Lan Anh”. Ông Hồng còn cho biết cơ quan điều tra đã xác minh được việc Lan Anh chi tiền cho nguồn ở Bộ Y tế. Lần đó cô đưa cho anh cán bộ 350 ngàn đồng, trong khi những lần trước chỉ 200 ngàn.”


Như vậy tại sao lại không trừng phạt “cán bộ” kia mà lại hành Lan Anh ?
Vụ báo Tuổi Trẻ và Lan Anh sở dĩ xẩy ra chẳng qua cũng chỉ vì người làm báo ở Việt Nam vẫn còn nhẹ dạ tin theo những lời “khuyến khích đường mật” của cấp chính quyền trong cuộc chiến chống tiêu cực và tham nhũng.
Họ quên rằng dù trong hoàn cảnh phấn khởi nghề nghiệp đến đâu chăng nữa nếu họ vứt dây thì sẽ động đến rừng nên cứ tà tà là thượng sách. Hãy theo gương Lan Anh, năng nổ quá sẽ có ngày gặp nạn. -/-
Phạm Trần (1-2005)


tải về 299.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương