TS. NguyÔn Lai Thµnh


KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CECROPIN B KẾT HỢP VỚI KHÁNG SINH



tải về 329.51 Kb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích329.51 Kb.
#104
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CECROPIN B KẾT HỢP VỚI KHÁNG SINH


Những thăm dò về khả năng tiêu diệt vi khuẩn của chất kháng sinh và của peptide kháng khuẩn cecropin B ở các thử nghiệm trên đã xác định được nồng độ ức chế tối thiểu với cecropin và nồng độ kháng cũng như nồng độ ức chế tối thiểu đối với kháng sinh ampicilin và puromycin của 7 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Trong điều trị bệnh thực tế, các bác sĩ thường sử dụng phối hợp thuốc kháng sinh nhằm tăng hiệu quả kháng khuẩn đồng thời giảm lượng kháng sinh sử dụng, giảm tác động bất lợi cho cơ thể. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử nghiệm phối hợp cecrpin và kháng sinh ở một số nồng độ khác nhau nhằm tìm được ngưỡng tối thiểu của cecropin và kháng sinh đủ đảm bảo khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu có kết quả tốt thì khả năng ứng dụng không chỉ ở mặt tăng khả năng kháng khuẩn mà còn giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn mà chất kháng sinh gây nên đối với cơ thể vật chủ.

Kết quả thăm dò ban đầu cho thấy, hai chủng vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh là Vibrio cholerae Moraxella catarrhalis. Cả bảy chủng vi khuẩn thử nghiệm đều nhạy cảm với cecropin B tuy nhiên ở nồng độ khác nhau trong đó chỉ có Escherichia coli ở nồng độ thấp là 30 µM/ml cecropin B còn lại đều ở mức cao hơn là 40 µM/ml cecropin B.

Từ những kết quả trên, chúng tôi tiến hành thử nghiệm kết hợp cecropin và kháng sinh với những nồng độ thấp hơn nồng độ tối thiểu khi sử dụng từng loại riêng rẽ.

3.3.1. Cecropin B gây nhạy cảm với kháng sinh ở chủng vi khuẩn kháng thuốc


Đầu tiên chúng tôi tiến hành thử nghiệm phối hợp cecropin B với kháng sinh ở nồng độ mà hai chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là Vibrio cholerae Moraxella catarrhalis bắt đầu có tính kháng. Đó là nồng độ cecropin 30 µM/ml kết hợp với ampicillin 0,1 mg/ml.

Kết quả thu được hết sức khả quan cả hai chủng vi khuẩn đều có biểu hiện nhạy cảm với ampicillin 0,1 mg/ml khi phối hợp với cecropin nồng độ 30 µM/ml thể hiện ở vòng kháng khuẩn rõ nét (Hình 9). Kết quả này cho thấy hiệu quả rõ ràng của việc sử dụng cecropin B kết hợp với chất kháng sinh trong khi sử dụng một mình chất kháng sinh hoặc chỉ cecropin với nồng độ tương ứng này thì chưa tạo vòng kháng khuẩn.




Vibrio cholerae

Moraxella catarrhalis

Hình 9. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của peptitde cecropin B kết hợp với chất kháng sinh ampicillin với hai chủng VSV Vibrio cholerae và Moraxella catarrhalis



(1): Đối chứng, (2): Ampicillin 0,1 mg/ml, (3): Cecropin B 30 µM/ml,

(4): Cecropin B 30 µM/ml + Ampicillin 0,1 mg/ml

Để thăm dò nồng độ diệt khuẩn tối thiểu khi kết hợp cecropin B với chất kháng sinh, chúng tôi thay đổi nồng độ chất kháng sinh và thay đổi nồng độ cecropin B. Kết quả là khi giảm nồng độ chất kháng sinh, cũng như khi giảm nồng độ cecropin B thì không tạo được vòng kháng khuẩn (Hình 10). Như vậy nồng độ diệt khuẩn tối thiểu khi sử dụng kết hợp cecropin B và chất kháng sinh đối với hai chủng kháng kháng sinh Vibrio cholerae Moraxella catarrhalis là Cecropin B 30 µM/ml + Ampicillin 0,1 mg/ml.



Hình 10. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của peptitde cecropin B kết hợp với chất kháng sinh ampicillin với chủng vi khuẩn Vibrio cholerae



(1): Đối chứng, (2): Ampicillin 0,1 mg/ml, (3): Cecropin B 30 µM/ml,

(4): Cecropin B 20 µM/ml + Ampicillin 0,1 mg/ml

3.3.2. Cecropin B làm tăng mức độ nhạy cảm kháng sinh ở chủng vi khuẩn không kháng thuốc


Tiếp theo chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 5 chủng vi khuẩn không kháng kháng sinh. Với các chủng này chúng tôi thử nghiệm chất kháng sinh, cecropin B, kết hợp cecropin B với chất kháng sinh rồi so sánh kích thước vòng kháng khuẩn thu được. Kích thước của vòng kháng khuẩn sẽ cho thấy hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn của từng loại chất kháng sinh, cecropin B và việc sử dụng kết hợp cả cecropin B với chất kháng sinh.

Bằng phương pháp đục lỗ, chúng tôi kiểm tra tính kháng khuẩn của chất kháng sinh ampicillin 0,1 mg/ml, puromycine 0,1 mg/ml, Cecropin B 40 µM/ml và phối hợp cecropin B 40 µM/ml với cả hai chất kháng sinh ampicillin 0,1 mg/ml và puromycine 0,1 mg/ml. Mỗi dung dịch thử nghiệm được cho vào 1 lỗ trên đĩa thạch đã được nuôi vi khuẩn, với 50 µl dịch thử nghiệm / 1 lỗ.

Kết quả thu được là đường kính vòng kháng khuẩn của chất kháng sinh và cecropin B khi sử dụng riêng rẽ cho vòng kháng khuẩn với kích thước bé. Còn khi sử dụng kết hợp chất kháng sinh với cecropin B thì cho vòng kháng khuẩn với đường kính lớn hơn khá nhiều khi sử dụng chúng một cách riêng rẽ (Hình 11). Ở chủng vi khuẩn Escherichia coli, lỗ đục thử nghiệm cecropin B cho đường kính vòng kháng khuẩn là 11 mm, lỗ đục thử nghiệm kháng sinh ampicillin và puromycine có đường kính lần lượt là 14 và 15 mm, còn lỗ thử nghiệm kết hợp cecropin B với hai kháng sinh trên cho đường kính vòng kháng khuẩn lên tới 18 mm (Bảng 6).

Như vậy một lần nữa ta lại thấy được hiệu quả của việc sử dụng kết hợp cecropin B với chất kháng sinh.




Escherichia coli

Hình 11. Kết quả kiểm tra tính kháng khuẩn của hỗn hợp peptitde cecropin B và chất kháng sinh trên hai chủng vi khuẩn Salmonella typhi và Escherichia coli



(1): Đối chứng, (2): Cecropin B 40 µM/ml, (3): Ampicillin 0,1 mg/ml,

(4): Puromycine 0,1 mg/ml, (5): Cecropin B 40 µM/ml + Ampicillin 0,1 mg/ml + Puromycine 0,1 mg/ml

Bảng 6. Đường kính vòng kháng khuẩn của thí nghiệm



(Đơn vị đo: mm; Đường kính lỗ đục: 7 mm)

Dịch thử nghiệm

Chủng vi khuẩn



Đối chứng

CB 40 µM/ml

Ampi 0,1 mg/ml

Puro 0,1 mg/ml

CB 40 µM/ml + Ampi 0,1 mg/ml + Puro 0,1 mg/ml

Escherichia coli

0

11

14

15

18

Shigella flexneri

0

13

17

19

24

Salmonella typhi

0

11

14

16

19

Klebsiella sp.

0

11

14

15

18

Bacillus subtilis

0

11

14

16

19

(CB: Cecropin B, Ampi: Ampicillin, Puro: Puromycine)

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 329.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương