TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa


Thêm ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn từ 01/8/2011



tải về 0.64 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.64 Mb.
#6468
1   2   3   4   5   6   7   8

Thêm ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn từ 01/8/2011


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ Tài chính đã cụ thể hóa một số chính sách tài chính để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Bắt đầu từ ngày 1/8, nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì tiền thuê đất được tính bằng đơn giá thuê đất (theo tỉ lệ %) thấp nhất do UBND tỉnh quy định phù hợp với quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; đồng thời nhà đầu tư được hỗ trợ một lần ngay từ thời điểm hoàn thành xây dựng cơ bản.

Diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2010/NĐ-CP là diện tích đất được chuyển mục đích sử dụng đất để dùng vào dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Chương II Nghị định số 61/2010/NĐ-CP cũng được thực hiện kể từ ngày 1/8/2011./.



GÓC SINH VIÊN

TÊN KHÓA LUẬN CỦA SINH VIÊN KHÓA 7 VÀ 8 BỘ MÔN

QLNN VỀ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

STT

KHÓA

TÊN ĐỀ TÀI

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

1

KH7D

Giải pháp phát triển làng nghề sản xuất rượu truyền thống xã Vân Hà, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang

Diêm Đăng Quỳnh

2

KH7E

QLNN đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay

Hoàng Thị Bình Minh

3

KH7D

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương

Nguyễn Thị Linh

4

KH7A

Thực trạng và giải pháp cung cấp nước sạch đối với các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện tứ kì tỉnh Hải Dương

Nguyễn Thị Xiêm

5

KH7B

Giải pháp phát triển nông – lâm nghiệp đẩy nhanh quá trình giảm nghèo tại xã trung sơn, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Đinh Thị Phương Thảo

6

KH7B

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại thành phố hà nội

Đinh Thị Mơ

7

KH8B

Gải pháp phát triển làng nghề truyền thống lụa tơ tằm vạn phúc, hà đông, Hà Nội

Nguyễn Quang Cường

8

KH8A

QLNN đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng cao dân tộc thiểu số tỉnh tuyên quang

Đỗ Thị Hương Giang

9

KH8C

Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn huyện lục yên, tỉnh yên bái ( Thực trạng và giải pháp)

Hoàng Thị Thoa

10

KH8D

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại Huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Nguyễn Thị Huyền

11

KH8E

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế ở huyện yên thế tỉnh Bắc giang

Nguyễn Thị Mến

12

KH8G

Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Hoàng hóa, tỉnh thanh hóa

Nguyễn Thị Huyền Trang

13

KH8D

Phương pháp, giải pháp QLNN về bảo vệ môi trường đô thị thành phố thanh hóa

Nguyễn Thị Yến

14

KH8B

Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn mới tại xã xuân hóa, thị xã bắc cạn, tỉnh bắc cạn

Hoàng Đình Đạt

15

KH8D

QLNN đối với công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Cạn thực trạng và giải pháp

Trần Thị Huyền Trang

GỢI Ý CHỦ ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN KH9

LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN


TT

Tên đề tài

Gợi ý hướng nghiên cứu

1

Quản lý quá trình đô thị hóa ở ven đô

Các khu vực mới sáp nhập vào đô thị đang diễn ra quá trình hình thành bộ mặt đô thị tiêu biểu nhất, chúng ta đang và sẽ quản lý các khu vực này như thế nào, nông thôn hóa thành thị hay thành thị hóa nông thôn?

2

ảnh hưởng của đô thị hóa đối với khu vực ven đô


Trong cơn lốc đô thị hóa hiện nay, việc mở rộng đất đô thị là điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, người dân làm gì khi bị thu hồi đất? Quy hoạch như thế nào? Xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng? Văn hóa? để tương xứng với đô thị. Nhà nước sẽ phải làm gì?

3

Các giảI pháp nâng cao tính khả thi của đồ án quy hoạch xây dựng


Trong quản lý quy hoạch xây dựng, khâu lập đồ án quy hoạch là quan trọng. Có nhiều cách tiếp cận, song cần tìm ra giải pháp phù hợp để đảm bảo đồ án quy hoạch có chất lượng.

4

Sự tham gia cộng đồng trong quy hoạch đô thị.


Với nhu cầu phát triển của đô thị hiện nay, Nhà nước không thể một mình quản lý . Cộng đồng là đối tác có nhiều tiềm năng: nguồn lực, tài chính…

5

Quản lý quy hoạch đô thị và bảo vệ lợi ích của cộng đồng

Chất lượng các đồ án quy hoạch phải chăng có vấn đề do hiệu quả giám sát lập quy hoạch, hay thực hiện, như giám sát việc đảm bảo quyền lợi của người bị ảnh hưởng bởi các đồ án quy hoạch? Cần điều chỉnh gì trong quy định và tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu bảo vệ quyền lợi người dân?

6

Cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng đô thị

Trật tự xây dựng ở đô thị có mối quan hệ như thế nào đến quá trình cấp phép xây dựng và thực thi giám sát thực hiện ở đô thị? Mối quan hệ này có thể điều chỉnh tốt hơn không?

7

Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước cấp phép xây dựng


Làm thế nào để hạn chế tình trạng xây dựng không phép, trái phép?

Nhà nước sẽ quản lý để việc cấp phép hiệu quả, đảm bảo công trình đô thị xây dựng đúng theo quy hoạch?



8

Lựa chọn các mô hình quản lý các khu đô thị mới

Các khu đô thị mới đang hình thành nhiều mô hình tự quản. Trong bối cảnh phát triển mới, vai trò Nhà nước thay đổi như thế nào, cần chuyển giao những gì để vẫn đạt được mục tiêu quản lý phát triển đô thị?

9

Giải pháp quản lý xây dựng và vận hành các khu đô thị mới.

Các vấn đề đặt ra trong xây dựng và vận hành các khu đô thị mới. Giải pháp quản lý xây dựng và vận hành các khu đô thị mới.

10

Giải pháp nào cho quản lý hiệu quả đất công cộng ở đô thị?

Đất công cộng là đối tượng dễ bị lấn chiếm nhất. Nhà nước đã và đang giải quyết vấn đề này như thế nào? Có thể làm tốt hơn không?

11

Giải pháp giảm bớt khiếu kiện trong thu hồi và đền bù thiệt hại về đất đai khi phát triển đô thị

Thu hồi và đền bù đất chiếm trên 70% khiếu kiện vượt cấp. Phải chăng có những cách tiếp cận tốt hơn giải quyết tình trạng trên?

12

Đền bù, thu hồi và giải phóng mặt bằng” trong các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị

Giải phóng mặt bằng, đền bù, thu hồi đất” là khâu trọng yếu, then chốt nhưng đã và đang được triển khai rất chậm, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án và gây tổn thất không nhỏ đến phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia. NN cần phải làm gì để đẩy nhanh tiến độ triển khai các công tác này đồng thời khắc phục được tình trạng bất cập nói trên

13

Nhà ở cho người thu nhập thấp và/hoặc sinh viên ở các đô thị lớn

Đô thị lớn ít khi đáp ứng nhà ở cho người thu nhập thấp, nhất là sinh viên. Các chính sách và giải pháp hiện nay đã làm thành công vấn đề này chưa? Nhà nước quản lý vấn đề này như thế nào?

14

Quản lý nhà ở do dân tự xây tại đô thị


Nhà ở dân tư xây chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80%) quỹ nhà ở đô thị. Nhà nước phải quản lý và phát triển như thế nào? nên hạn chế hay loại bỏ hay duy trì ở tỷ lệ như thế nào ?

15

Quản lý nhà ở xã hội

Hơn 30% người dân đô thị là người nghèo thuộc đối tượng cần trợ cấp nhà ở xã hội. Nhà nước quản lý như thế nào để tạo lập quỹ nhà, phân phối đến đúng đối tượng, giá cả phù hợp và tránh trở thành những khu ổ chuột mới.

16

Quản lý nhà nước về nhà ở tái định cư đô thị


Số lượng các dự án xây dựng phải đền bù, giải tỏa ở đô thị là rất lớn. Nhà nước quản lý việc quy hoạch, xây dựng như thế nào để tạo điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ, đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập… và đảm bảo khu vực tái định cư không bị ‘bỏ quên”.

17

Quản lý nhà ở do dân tự xây tại đô thị


Nhà ở dân tư xây chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 80%) quỹ nhà ở đô thị. Nhà nước phải quản lý và phát triển như thế nào? nên hạn chế hay loại bỏ hay duy trì ở tỷ lệ như thế nào ?

18

Quản lý các nguồn lực tham gia chống tắc nghẽn giao thông ở đô thị lớn

Thanh niên tình nguyện, dân phòng, công an địa phương và cảnh sát giao thông cùng đang tham gia hỗ trợ chống tắc nghẽn. Cách thức tổ chức hiện nay dường như theo phong trào. Nhà nước sẽ tiếp tục huy động và quản lý các nguồn lực này như thế nào?

19

Các cách tiếp cận về quản lý giao thông ở đô thị lớn

Hành vi tham gia giao thông, kiểm soát phương tiện giao thông, hay quản lý điều hành là chìa khóa cho các giải pháp hạn chế tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn hiện nay?

20

Quản lý “Chất thải rắn đô thị” tại các thành phố lớn trực thuộc TW

- Chất thải rắn là một dạng chất thải phổ biến đang có mối nguy cơ lớn ảnh hưởng, đe doạ đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư, nhất là các đô thị lớn. Cần phải giải quyết, khắc phục và quản lý tốt đối với dạng chất thải này để đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư đô thị như thế nào?

21

Quản lý chợ cóc (hoặc bán hàng rong) trong đô thị.

Trong đô thị hiện đại có nên tồn tại chợ hay siêu thị và trung tâm thương mại sẽ thay thế? Chợ có phải văn hóa truyền thống? Cần gìn giữ?

Nhà nước quản lý gì? để vừa đảm bảo tính văn hóa, mỹ quan, trật tự đô thị và đáp ứng tiện nghi cho người dân.



22

Xã hội hóa dịch vụ cấp nước tại đô thị

Thực trạng cấp nước yếu kém cả về chất lượng và số lượng: cung cấp không hiệu quả, bù lỗ rất lớn. Tình trạng thất thoát, thất thu cao. Sự tham gia của các thành phần khác? Ai sẽ tham gia? Tham gia như thế nào để đạt hiệu quả?

23

Một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện QLNN đối với "Không gian xanh công cộng" trên địa bàn TP.Hà Nội

Trước những sức ép của quá trình ĐTH nhanh, không gian xanh công cộng ở đô thị này đang bị chiếm dụng và chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. - NN và Chính quyền TP cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của các không gian này để đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng dân cư đô thị trong cuộc sống đương đại ngày nay

24

Bảo vệ môi trường đô thị - vai trò của nhà nước trong huy động sức mạnh cộng đồng

Việc khai thác sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm gây ô nhiễm ở đô thị như thế nào? Cộng đồng sẽ tham gia như thế nào cho có hiệu quả? Nhà nước cần phải điều chỉnh vai trò và điều phối như thế nào?

II. DANH MỤC ĐỀ TÀI NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN

TT

Tên đề tài

Gợi ý hướng nghiên cứu

1

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu NN và cơ cấu kinh tế nông thôn tại một địa phương

Các yếu tố tác động và thực trạng cơ cấu kinh tế tại địa bàn, các yếu tố cần vận dụng vào để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu? Giải pháp chuyển dịch?

2

Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn nông thôn.

Đánh giá hiện trạng thực hiện chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn?

Tổng kết những bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình, giải pháp đã cho hiệu quả



3

Giải pháp đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất canh tác trong SXNN ở một địa phương

Thực trạng và khó khăn đặt ra trong quá trình tích tụ, tập trung đất SXNN tại địa bàn. Giải pháp thúc đẩy tích tụ, tập trung đất SXNN.

9

Tích tụ đất đai và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững

Đất đai đang được cơ cấu lại và tích tụ trong kinh tế thị trường, tốt, xấu đan xen nhưng cũng là cách tiếp cận của từng đối tượng. Nhà nước đã đang và sẽ có thể làm gì để hạn chế tính tiêu cực của quá trình này hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cả về tự nhiên, kinh tế và xã hội?

4

Giải pháp phát triển làng nghề tại một địa phương

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phát triển làng nghề, Thực trạng và giải pháp đặt ra trong phát triển làng nghề tại địa phương

5

Tín dụng nông nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

Tín dụng là một trong những cách nhanh nhất trực tiếp hỗ trợ nông dân, nhưng không dễ tổ chức thực hiện cho đúng đối tượng. Cần phải làm thế nào để các chính sách tín dụng phát huy hiệu quả?

6

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam.Thực trạng và giải pháp.

Biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhà nước ta phải có những biện pháp quản lý gì để ứng phó?

7

Nông thôn Việt Nam trước thách thức biến đổi khí hậu

Là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, 11% dân số có thể phải chuyển nghề do nước biển dâng. Tổ chức định cư và sản xuất ở các khu vực ven biển và khu vực trũng sẽ làm những gì để đối phó với vấn đề trên?

8

Nông nghiệp Việt Nam và hội nhập

Chính sách bảo hộ của VN là có thời hạn đối với các sf nông nghiệp khi cam kết gia nhâp WTO, quá trình chuẩn bị cho sự hội nhập hòan tòan đặt ra những yêu cầu gì và lộ trình nào cho các cơ quan/hội ngành nghề, doanh nghiệp, và chính quyền địa phương?

10

Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn (xã, huyện, tỉnh)

- Lý luận chung về đói nghèo.

- Thực trạng đói nghèo ở nông thôn.

- Nguyên nhân và giải pháp


11

QLNN về kinh tế trang trại

- Lý luận về kinh tế trang trại.

- Thực trạng phát triển kinh tế trang trại.

- Giải pháp QLNN nhằm phát triển kinh tế trang trại.


12

Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn mới

Vận dụng tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào quy hoạch và xây dựng trên thực tế như thế nào? Các giải pháp xây dựng và thực hiện quy hoạch điểm dân cư nông thôn.

13

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX nông nghiệp hàng hóa

Những vấn đề mới đặt ra hiện nay trong quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp – nguồn lực sản xuất và định cư ở nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn.

SINH VIÊN VIẾT VỀ BUỔI GIAO LƯU NHÂN KỶ NIỆM NGÀY 20-10

Chương trình chào mừng ngày 20/10/2011 và giao lưu gặp mặt sinh viên chuyên ngành quản lý đô thị đã kết thúc tốt đẹp. Buổi giao lưu như một sợi dây nối các thành viên trong tập thể lớp đoàn kết hơn, gắn bó hơn và có trách nhiệm với lớp hơn. Bên cạnh ý nghĩa chào mừng ngày 20 - 10, chúng em đã được giải đáp những thắc mắc về ngành học, về chương trình học và được giao lưu với các thầy cô giáo trong khoa. Những câu hỏi của các bạn cho thấy sự lo lắng, những khúc mắc của đa số những sinh viên năm đầu. Vì thời gian có hạn, chưa thể giải đáp được hết những băn khoăn của tất cả các bạn sinh viên nhưng cũng phần nào khiến chúng em yên tâm về sự lựa chọn chuyên ngành của mình.

Thay mặt lớp em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Sỹ Kim - Trưởng bộ môn, thầy Nguyễn Ngọc Hiếu phó trưởng bộ môn, cô Thiều Thu Hương và tất cả các thầy cô giáo trong Khoa chuyên môn đã hướng dẫn, giúp đỡ lớp tổ chức thành công buổi giao lưu, gặp mặt. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt để không phụ sự tin tưởng của các thầy cô, để xứng đáng với sự nhiệt huyết của các thầy cô giành cho chúng em. Hy vọng sẽ có nhiều buổi giao lưu, gặp mặt, tọa đàm giữa Thầy, Cô với sinh viên chuyên ngành nhiều hơn để chúng em hiểu hơn về ngành học, yêu thích và gắn bó với bộ môn mình đã chọn. Đây cũng là lần đầu tiên các bạn trong lớp tham gia nhiệt tình hăng hái để tổ chức một buổi giao lưu thành công, qua đây chắc chắn sẽ để lại những kỷ niệm đáng nhớ đối với mỗi sinh viên. Vì một tập thể vững mạnh, cán bộ lớp và các thành viên sẽ luôn cố gắng nhiều hơn, chuẩn bị cho mình một nền tảng tốt khi bước vào học chuyên ngành.

Chúc Thầy, Cô và các bạn mạnh khỏe và thành đạt!



Một số hình ảnh







1 Xem trong cuốn Collaborative Planning (Healey, 1997)

i


ii


iii


iv


v


vi


vii


viii


ix



x


xi


xii


xiii


xiv


xv


xvi


xvii


xviii


xix


xx


xxi



tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương