TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa



tải về 0.64 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.64 Mb.
#6468
1   2   3   4   5   6   7   8

6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị:

Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.xvi

Tuy nhiên, tại một số nước, ngoài những đặc điểm như chức năng đô thị, quy mô dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hạ tầng cơ sở và mật độ dân số, còn một số đặc điểm khác cũng được xem xét như những điểm khác biệt đô thị và nông thôn nhưxvii:


  • Mật độ xây dựng,

  • Tỷ lệ tầng cao trung bình,

  • Khoảng cách giữa các nhà,

  • Chỉ số tiêu dùng,

  • Trình độ văn hóa và nghề nghiệp… của dân cư.

Có những nước phân biệt đô thị là nơi có quy mô dân số có “ít nhất 1.000 hay 2.000 người trở lên, có ít nhất 75% lao động phi nông nghiệp, và khoảng cách giữa các nhà không xa quá 20m”xviii.

Do mức độ phát triển khác nhau giữa các vùng miền của các điểm dân cư đô thị nên theo quy định của Việt nam thì những đặc điểm phân biệt ở trên có thể xem xét đối với “Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương.”xix

Những đặc điểm khác mang tính chất đặc thù cũng được tính tới trong quá trình ra quyết định công nhận hoặc nâng cấp hạng đô thị ở Việt Nam, vì thế “Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đô thị.”xx Theo đó, đô thị có tính chất đặc thù là những đô thị có những giá trị đặc biệt về di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế.xxi
Tài liệu tham khảo

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 1,

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6, 1

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 2

Giáo trình trung cấp, Quản lý nhà nước về Đô thị, Chương 1

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6, 2

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 3, 2

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 2

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6,3

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 14, 3

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 2

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6,4

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 2

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6,5

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều14,5

Thông tư 34//2009/TT-BXD ngày 30/09/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về Phân loại đô thị, Điều 2

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 6, 6

Giáo trình trung cấp, Quản lý nhà nước về Đô thị, Chương 1

Giáo trình trung cấp, Quản lý nhà nước về Đô thị, Chương 1

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 15

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 16

Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/ 2009 về việc Phân loại đô thị, Điều 3, 5



QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ThS. Trịnh Ngọc Thu

Bộ môn QLNN về đô thị và nông thôn



Bài viết này đề cập đến một số vấn đề lý luận về thị trường bất động sản và QLNN đối với thị trường bất động sản, trên cơ sở đó có đưa ra một số đánh giá tổng quan về thực tiễn QLNN đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời cũng có đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với thị trường bất động sản trong thời gian tới, nhằm đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay

Đặt vấn đề

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, kể cả với nền kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam.

Qua hai mươi năm đổi mới, thị trường bất động sản Việt Nam đã hình thành và phát triển với tốc độ nhanh, nhiều dự án nhà ở, công trình dịch vụ, thương mại, sản xuất kinh doanh đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng đạt hiệu quả cao, nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ, kiến trúc và quy hoạch đẹp đã làm thay đổi bộ mặt, cảnh quan đô thị. Thị trường bất động sản đã góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, tạo khả năng thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Trong quá trình phát triển thị trường bất động sản, hệ thống các văn bản pháp quy được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày một hoàn thiện như: Luật Dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đất đai; Luật Xây dựng; Luật quy hoạch đô thị; Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản … Thông qua thực tế vận hành thị trường bất động sản, công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản được hình thành, từng bước hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của thị trường bất động sản còn bộc lộ nhiều khuyết tật, hiệu quả còn hạn chế. Thị trường bất động sản quá “nóng” dẫn tới “sốt”, hoặc quá “lạnh “ dẫn đến “đóng băng” đều ảnh hưởng không tốt đến đầu tư phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Việc sử dụng không hiệu quả tiềm năng của đất, giao và cho thuê đất không đúng thẩm quyền, không đúng mục đích hoặc chưa tính hết giá trị tài sản bất động sản còn xảy ra thường xuyên không những ở cấp xã, huyện mà ở cả cấp tỉnh … Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý nhưng lại không huy động được giá trị to lớn của đất mà lại phải chi phí rất nhiều tiền đền bù khi tiến hành thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và công trình quốc gia (nhiều nơi tiền đền bù gấp 9 – 10 lần tiền làm đường, có trường hợp chiếm trên 50% tổng mức đầu tư).

Trong quản lý và điều tiết thị trường bất động sản vẫn xảy ra tình trạng giá cả biến động mạnh vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước, ảnh hưởng tới đầu tư phát triển, tác động không tốt đến đời sống tâm lý của nhân dân nhất là các đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp. Tình trạng “sốt” nhà đất, đầu cơ bất động sản khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là các đô thị lớn làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư, gây mất ổn định đời sống xã hội, làm tăng khoảng giàu nghèo và nảy sinh các vấn đề xã hội như tham nhũng, lừa đảo, hối lộ, sách nhiễu. Hoạt động thị trường bất động sản thiếu công khai, minh bạch, nhiều tiêu cực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo tâm lý không tin tưởng của nhân dân đối với các quy định của hệ thống pháp luật. Công tác quản lý nhà nước còn yếu kém dẫn đến lãng phí, thất thoát, xây dựng tự phát tràn lan phá vỡ quy hoạch, phát sinh tiêu cực trên nhiều mặt, nhất là công tác lập và quản lý quy hoạch, quản lý và điều hành quyền sử dụng đất. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp đối với các mặt hoạt động của thị trường bất động sản, đặc biệt là hoạt động giao dịch bị thả nổi, dẫn đến vi phạm kỷ cương, pháp luật và hậu quả tất yếu là sự thất thu ngân sách nhà nước. Mô hình tổ chức quản lý và năng lực của cán bộ trong lĩnh vực bất động sản và thị trường bất động sản còn quá bất cập trước yêu cầu bức xúc của thực tiễn.

Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý thị trường bất động sản hiện nay, hướng tới mục tiêu: Tăng khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển hàng hoá bất động sản; khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả bất động sản nhà, đất; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực từ đất đai và nhà cửa để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai. Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung – cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai. Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản, vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất nhằm ổn định thị trường góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị, nông thôn bền vững.

1. Cơ sở lý luận về thị trường bất động sản và quản lý nhà nước về thị trường bất động sản

1.1. Khái quát chung về thị trường bất động sản

* Bất động sản

Bất động sản là tài sản quốc gia, là nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản quốc gia, người ta có thể phân chia tài sản quốc gia theo nhiều tiêu thức khác nhau do nhu cầu quản lý, sử dụng. Tất cả các nước đều phân chia tài sản quốc gia thành 2 loại: “bất động sản” và “động sản”, hình thức phân chia này đã có cách đây hàng nghìn năm, việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại và được ghi trong Bộ Luật La Mã.

Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về bất động sản. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất

Ở Việt Nam, theo Điều 174 - Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a. Đất đai;

b. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d. Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng và được quy định cụ thể bằng pháp luật của mỗi nước. Việt Nam, quy định về bất động sản là khái niệm mở và cũng như nhiều nước trên thế giới đều thống nhất quan niệm:

Bất động sản là tài sản gắn liền với đất đai không thể di dời, tháo dỡ được”.

Bất động sản có những đặc điểm khác biệt so với những hàng hoá khác như: tính cố định, tính tăng giá trị, tính cá biệt, tính khan hiếm (đất đai), tính bền lâu, tính chịu ảnh hưởng lẫn nhau … và giá trị phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng.

Bất động sản được phân chia thành nhiều loại, với đặc điểm và yêu cầu sử dụng rất khác nhau. Trong quá trình quản lý cần phân loại bất động sản theo đặc điểm hình thành và khả năng tham gia thị trường của từng loại để đảm bảo cho việc xây dựng chính sách quản lý và phát triển thị trường bất động sản phù hợp với tình hình thực tế.



* Thị trường bất động sản.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường bất động sản, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu khái quát về thị trường bất động sản như sau:

Thị trường bất động sản, là quá trình giao dịch hàng hoá bất động sản giữa các bên có liên quan, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn … giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh đối với thị trường bất động sản”.

1.2. Nội dung quản lý nhà nước về thị trường bất động sản

Thứ nhất, tạo khung pháp lý thích ứng với các nguyên tắc thị trường

Thứ hai, xây dựng một hệ thống quản lý bất động sản hiệu quả và đáng tin cậy nhằm xác định rõ ai là người được hưởng các quyền, những quyền được cho phép và ranh giới của bất động sản.

Thứ ba, thiết lập hệ thống thông tin công khai, minh bạch có khả năng tiếp cận với mọi đối tượng. Các thông tin cơ bản về thị trường bất động sản gồm:

- Thông tin về quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất do các cấp chính quyền đảm nhận có sự tham gia bắt buộc của cộng đồng dân cư. Quy hoạch sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ có tính pháp lý bắt buộc và không thể tuỳ tiện thay đổi. Mục đích sử dụng các loại đất như đất công nghiệp, đất dịch vụ, đất ở, đất nông, lâm nghiệp … được xác định trong quy hoạch.

- Thông tin về địa chính, địa bạ và đăng ký bất động sản. Mọi bất động sản phải đăng ký và lập thành địa bạ, việc lập bản đồ địa chính, địa bạ do các cơ quan có chức năng đảm nhiệm; hồ sơ địa bạ được lưu giữ tại cơ quan tư pháp.

- Các thông tin về giá trong thị trường bất động sản rất quan trọng, song rất phức tạp, người tiêu dùng cần có sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn, tư vấn. Thông tin về giá được cung cấp cho khách hàng thông qua nhiều hình thức, giá được điều chỉnh thường xuyên theo các năm dựa vào hệ thống điều chỉnh được tính toán trên cơ sở thông tin giao dịch của thị trường. Mọi bên tham gia thị trường đều có quyền tiếp cận để tham khảo. Giá cụ thể của từng hợp đồng trên thị trường bất động sản vẫn do hai bên mua bán thoả thuận và quyết định.



Thứ tư, tạo điều kiện để thị trường bất động sản quyết định giá cả theo nguyên tắc cạnh tranh.

Đối với thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả, giá cả được hình thành trên cơ sở cung - cầu và theo nguyên tắc cạnh tranh, không độc quyền.



Thứ năm, tạo sự đồng bộ với sự phát triển của các thị trường khác trong nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính.

Hiệu quả hoạt động của thị trường bất động sản gắn liền với sự phát triển của các thị trường khác trong nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính. Một thị trường tài chính có hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của thị trường bất động sản về cả hai mặt cung - cầu. Các yếu tố của thị trường này bao gồm: tài chính cho đầu tư bất động sản, sử dụng bất động sản để thế chấp, phát triển giao dịch có đảm bảo, cơ chế quản lý rủi ro và bảo hiểm, chứng khoán bất động sản …



Thứ sáu, tạo điều kiện sử dụng các loại chuyên gia thị trường bất động sản.

Một mạng lưới các chuyên gia có khả năng hỗ trợ thị trường bất động sản là rất cần thiết để bảo đảm cho người dân hiểu rõ các quyền và trách nhiệm của họ cũng như cách thức giao dịch bất động sản hợp pháp.



Thứ bảy, thực hiện điều tiết thị trường.

Ở mỗi quốc gia ngoài việc tạo những điều kiện cần thiết để thị trường bất động sản phát huy hiệu quả, Nhà nước đều thực hiện những chính sách và công cụ điều tiết cụ thể nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường thông qua việc trợ giá, trợ cấp, ưu đãi tín dụng, thu thuế, phí, lệ phí … Sự can thiệp trực tiếp này trở nên quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu về bất động sản, có liên quan đến quyền và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập do mua, bán bất động sản đem lại. Tuy nhiên, sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào thị trường bất động sản cần thận trọng sao cho thị trường không bị bóp méo, kém hoàn hảo hơn.

Để thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả, Nhà nước phải tạo được các điều kiện cần thiết để thị trường thể hiện vai trò trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai và đáp ứng các nhu cầu về bất động sản hàng hoá với giá cả hợp lý, chi phí giao dịch thấp, đồng thời Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho các đối tượng tham gia thị trường bất động sản, đặc biệt là những đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo nhằm bảo đảm công bằng xã hội. [1]

1.3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản

Theo Nghị định Số: 153/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản có quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản cụ thể như sau:



*Trách nhiệm của các Bộ, ngành

- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản, bao gồm:

+ Soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bất động sản;

+ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược và chính sách phát triển thị trường bất động sản;

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản;

+ Quản lý việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản;

+ Ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản; ban hành mẫu chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản; hướng dẫn quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và hành nghề môi giới, định giá bất động sản, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản;

+ Thành lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin về thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản;

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản;

+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh bất động sản và quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo pháp luật;

+ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động kinh doanh bất động sản trên phạm vi cả nước.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý các loại đất tham gia thị trường bất động sản, ban hành quy định cụ thể về quyền sử dụng các loại đất được đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

- Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế, phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính khác áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản; hướng dẫn về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp định giá bất động sản.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm nghiên cứu ban hành cơ chế hỗ trợ về tín dụng, hướng dẫn việc thanh toán trong các giao dịch kinh doanh bất động sản thông qua ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các bên tham gia giao dịch.

- Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản.

*Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn do mình quản lý.

- Cho phép đầu tư, chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản theo thẩm quyền.

- Trực tiếp đầu tư, hỗ trợ đầu tư hoặc có chính sách khuyến khích đầu tư đối với các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo và tổ chức việc cấp, thu hồi chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản; quy định cơ quan cấp chứng chỉ môi giới, định giá bất động sản bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn giản thủ tục và không phiền hà cho người xin cấp chứng chỉ.

- Quản lý hành nghề môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý hoạt động của sàn giao dịch bất động sản và các dịch vụ bất động sản khác trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bất động sản, tổ chức hệ thống thông tin về thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về hoạt động kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình hoạt động và quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản tại địa phương. [2]

2. Một số nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản ở Việt Nam:

a. Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, nó đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Do đó, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này còn đang trong giai đoạn hình thành và có những biến đổi quan trọng. Luật Đất đai 1993 được ban hành và bổ sung, sửa đổi năm 1998 (lần 1), sửa đổi, bổ sung năm 2001 (lần 2). Qua hai lần sửa đổi, bổ sung vấn đề tiền sử dụng đất và thẩm quyền giao đất đã được quy định cụ thể. Như vậy, Luật Đất đai đã đề cấp đến các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường bất động sản như:

- Lần đầu tiên quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp;

- Người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất;

- Tổ chức cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất;

Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 đã đề cập đến quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Những quy định pháp luật nêu trên có liên quan đến đất đai, nhà ở đã thực sự tạo điều kiện cho thị trường bất động sản có bước phát triển mới. Nhờ vậy, thị trường bất động sản chính thức đã có cơ sở pháp lý hình thành và đi vào hoạt động. Bước đầu thị trường bất động sản đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều bất cập cả về hệ thống cơ chế chính sách cũng như việc quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

b. Thị trường bất động sản mang nặng tính tự phát. Tính tự phát thể hiện tập trung ở quan hệ cung - cầu về bất động sản, các quan hệ chuyển nhượng, mua bán, kinh doanh bất động sản diễn ra thiếu sự quản lý và điều tiết một cách chặt chẽ, hữu hiệu của các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do trong một thời gian dài chúng ta chưa nhận thức được một cách đầy đủ vị trí, vai trò củ thị trường bất động sản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, nên chưa chính thức thừa nhận thị trường bất động sản, từ đó chưa có chủ trương, chính sách và các biện pháp cụ thể, phù hợp để định hướng và tạo điều kiện cho các quan hệ bất động sản vừa vận động theo quy luật của thị trường, động thời vận động theo định hướng của Nhà nước. Trong khi đó nhu cầu chuyển nhượng, mua bán bất động sản lại là một nhu cầu thực tế, thiết yếu và có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, hầu hết các quan hệ chuyển nhượng, mua bán bất động sản những năm qua đã phải vận động trong một thị trường không chính thức.

c. Thị trường bất động sản trong những năm qua biến động bất thường gây những thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế và cho xã hội. Đó là, những cơn “sốt” nhà, đất đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội. Việc mua bán bất động sản nhà, đất diễn ra sôi động, người mua trong nhiều trường hợp không cần mặc cả, không quan tâm tới vấn đề hợp lệ của giấy tờ bất động sản. Chỉ tính riêng năm 2002, giá bất động sản nhà đất ở Hà Nội đã tăng 40%. Việc diễn ra các cơn sốt bất động sản nhà đất tăng vọt như vậy không phải hoàn toàn do nhu cầu sử dụng của dân cư tăng nhanh đột biến mà chủ yếu là do tác động bởi các hoạt động đầu cơ bất động sản gây nên. Phần lớn người đi mua bất động sản nhà đất không phải để phục vụ nhu cầu ở, làm mặt bằng sản xuất kinh doanh mà để kiếm lời khi giá bất động sản lên cao hoặc để giữ tiền do tâm lý sợ tiền mất giá. Mặt khác, những thông tin ảo do các môi giới và một số người đầu cơ bất động sản tung ra nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để thu lợi gây tác động lớn đến giá bất động sản.

d. Phần lớn các hoạt động chuyển nhượng, mua bán bất động sản trên thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Việc chuyển nhượng, mua bán bất động sản ở Hà Nội những năm qua chủ yếu được thực hiện theo phương thức trao tay. Các bên mua bán phần nhiều không làm thủ tục pháp lý và không thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ) với nhà nước. Hoạt động môi giới bất động sản của tư nhân phát triển tràn lan và rất lôn xộn. Các “văn phòng, trung tâm” kinh doanh bất động sản mọc lên ở khắp mọi nơi, phần lớn không đăng ký kinh doanh và không nộp thuế cho Nhà nước. Ước tính có tới 70 - 80% giao dịch trên thị trường bất động sản diễn ra dưới dạng các quan hệ “ngầm” với phương thức mua bán trao tay. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là sự buông lỏng quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản:

- Do chưa chú ý đúng mức tới thị trường bất động sản và chưa thừa nhận thị trường bất động sản nên Nhà nước chưa có khung pháp lý rõ ràng cho thị trường này. Do đó, các cơ quan nhà nước hầu như không quản lý được các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường bất động sản.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa được coi trọng và chưa được tổ chức thực hiện tốt. Trong khi nhu cầu sử dụng đất đai để xây dựng nhà ở và làm mặt bằng sản xuất kinh doanh tăng nhanh, cùng với tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá làm cho nhu cầu sử dụng đất vượt quá cung.

- Việc quản lý thị trường tiền tệ, tín dụng còn có những bất cập, trong đó đáng chú ý là một số các ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa quản lý và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản tiền vay của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nên một số doanh nghiệp đã sử dụng tiền vay đầu tư để đầu cơ bất động sản để kiếm lời.

e. Đánh giá từ những tồn tại, hạn chế của việc quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản đã gây nên một số hậu quả rõ nét sau:

- Gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước;

- Hình thành thị trường ngầm, thị trường phi chính quy;

- Nạn đầu cơ ngày càng tăng;

- Giao dịch bất động sản phức tạp, khó kiểm soát;

- Có nhiều tranh chấp, khiếu kiện;

- Xuất hiện thêm nạn quan liêu, tham nhũng. [1]



3. Phương hướng hoàn thiện QLNN về thị trường bất động sản:

3.1 Định hướng phát triển thị trường bất động sản.

Từ những vấn đề thực tiễn, phù hợp với những quan điểm và chủ trương của Đảng, định hướng phát triển thị trường bất động sản Việt Nam thời gian tới cần được xây dựng theo những nội dung sau:

- Hình thành thị trường bất động sản thông thoáng

- Khắc phục cơ chế quản lý và sử dụng đất đai theo cơ chế “xin - cho”

- Hình thành và phát triển lực lượng kinh doanh bất động sản theo nguyên tắc cạnh tranh.

- Tăng cường năng lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản, bảo đảm cho ngân sách nhà nước thu được những khoản đầu tư của Nhà nước vào phát triển cơ sở hạ tầng cho những hàng hoá bất động sản; đồng thời có cơ chế hỗ trợ phù hợp về đất đai, nhà ở đối với những đối tượng chính sách.

Với những định hướng trên, việc phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới cần hướng vào một số nội dung chủ yếu sau đây:

* Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý.

* Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý.

* Đổi mới chính sách phát triển thị trường bất động sản.



3.2 Một số giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản.

- Đổi mới nhận thức về phát triển và quản lý thị trường bất động sản

- Tập trung xây dựng mới các cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Hoàn thiện công tác lập quy hoạch và kiểm soát phát triển theo quy hoạch

- Phát triển hệ thống tài chính bất động sản

- Hoàn thiện, ban hành các chính sách tài chính bất động sản phù hợp với yêu cầu của thực tiễn

- Phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán bất động sản

- Tổ chức hệ thống đăng ký và theo dõi biến động về bất động sản

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

- Đào tạo nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia thị trường

Với một hệ thống giải pháp đồng bộ, hy vọng rằng trong thời gian tới thị trường bất động sản Việt Nam sẽ có những bước phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững góp phần thực hiện tốt vai trò thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng được tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay



Tài liệu tham khảo

  • Phạm Tuyết Ly, “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản tại thành phố Hà nội”, Luận văn thạc sỹ, Chuyên nghành quản lý hành chính công, Hà nội 2009;

  • Nghị định số: 153/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2007

  • Trúc Dân, “Bốn nguyên nhân gây loạn thị trường bất động sản”, Trang báo điện tử của VnMedia số ra ngày 19/7/2011

  • TS. Phạm Sỹ Liêm, “Tập bài giảng chuyên đề IX: Thị trường đất đô thị”, Hà nội 2010

  • Hữu Lực, “Bộ xây dựng đề nghị xóa bỏ hình thức phân lô bán nền”, Trang báo điện tử của thongtinduan.vn số ra ngày 17/5/2011

  • Tham khảo thêm nguồn tư liệu của Bộ Tài chính, Tổng hội XD Việt Nam, Cục Quản lý nhà- Bộ Xây dựng

GIỚI THIỆU MÔN HỌC MỚI:

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
TRONG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ


TS. Nguyễn Việt Hùng

Bộ môn QLNN về Đô thị và Nông thôn



Tóm tắt:

Trong những năm gần đây, Chính quyền điện tử đã và đang khai thác, sử dụng Internet và Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) để nâng cao tính hiệu quả của công tác qui hoạch và quản lý đô thi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng dân cư sinh sống. Sự kết hợp giữa khả năng truy cập Internet và các bản đồ chuyên đề tạo nền tảng cho chính quyền địa phương cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên Học viện Hành chính “Ứng dụng GIS trong giảng dạy quản lý đô thị” nhằm cung cấp kiến thức tổng quan về GIS, cũng như những ứng dụng của GIS trong qui hoạch đô thị, giúp ích cho công việc tương lai của các cử nhân hành chính chuyên ngành đô thị.

1. Mở đầu

Việc ứng dụng GIS trong quản lý đô thị đã được triển khai và áp dụng tại một số đô thị như Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Nam Định, Tp. Cần Thơ bước đầu mang lại nhiều lợi ích, giải quyết nhiều bài toán phức tạp trong công tác quản lý địa chính, đền bù, cây xanh, hạ tầng, chiếu sáng đô thị…Ví dụ minh họa: UBND quận Gò Vấp (Tp.HCM) áp dụng GIS trong quản lý nhà và hộ gia đình, nhờ đó tính toán chính xác diện tích đất cần giải tỏa, số tiền đền bù một cách nhanh chóng; UBND Tp.Nam Định cũng đã triển khai GIS trong xây dựng bản đồ đánh giá đất theo loại đường, bản đồ quản lý số nhà, sử dụng thông tin nhà đất để bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, cung cấp thông tin nhà đất và qui hoạch, quản lý hồ sơ sử dụng đất.

Tuy nhiên, công nghệ GIS chưa được áp dụng rộng rãi trong phát triển đô thị bởi hàng loạt những khó khăn như cần phải xây dựng một cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS chuẩn quốc gia về đô thị, chuẩn thông tin lưu trữ về qui hoạch, công trình kiến trúc, hạ tầng...

Bên cạnh đó, việc áp dụng GIS cần phải có sự liên kết liên ngành giữa “5 nhà”. Đó là các nhà lập chính sách, nhà giáo, nhà qui hoạch, nhà quản lý đô thị và nhà lập trình phần mềm. Vai trò của lồng ghép công tác nghiên cứu, giảng dạy GIS trong các trường đại học chuyên ngành kiến trúc - xây dựng - quản lý hành chính công nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công cụ GIS trong phát triển đô thị.



2. Hiệu quả của sử dụng GIS trong quản lý đô thị

Ngày nay, công nghệ GIS đã được nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và đánh giá cho các đồ án qui hoạch về đô thị. GIS cung cấp các công cụ (tool) cần thiết cho các nhà qui hoạch, nhà quản lý, nhà lập chính sách để phân tích, xử lý các thuộc tích không gian như: thửa (parcel), vùng (zoning), sử dụng đất (land use), vị trí lô đất (address), mạng lưới đường giao thông (transportation network) và thị trường nhà ở (housing stock). GIS đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ quá trình ra quyết định nhằm chuyển tải định hướng tầm nhìn trong tương lai thành kế hoạch hành động cho hôm nay.

Để giải quyết các thách thức trong công tác quản lý đô thị cũng như việc cắt giảm ngân sách trong khi vẫn đảm bảo cung cấp các dịch vụ công thì công nghệ thông tin, đặc biệt là GIS được sử dụng nhằm cung cấp các lợi ích cho chính quyền địa phương:

○ Nâng cao hiệu quả.

○ Tạo ra doanh thu

○ Cải thiện độ chính xác

○ Tự động hóa công việc

○ Tăng cường tiếp cận tới chính quyền

○ Thúc đẩy liên kết giữa các cơ quan

○ Tiết kiệm thời gian

○ Hỗ trợ ra quyết định

○ Quản lý tài nguyên

○ Tiết kiệm tiền bạc

○ Tăng cường tham gia cộng đồng

Ngoài ra, chính quyền điện tử (E-government) còn khai thác sử dụng Internet và GIS nhằm hỗ trợ việc chia sẻ tài nguyên, dịch vụ như: cung cấp các bản đồ số hóa, quyền truy cập thông tin, đăng ký - kê khai. Các loại hình thức ứng dụng cho chính quyền điện tử đang được phát triển rộng rãi là: Chính quyền - Doanh nghiệp; Chính quyền - Công dân; Chính quyền - Chính quyền.

● Chính quyền - Doanh nghiệp: ứng dụng chủ yếu liên quan đến phát triển kinh tế, cấp giấy phép chứng nhận sử dụng đất, giấy phép xây dựng.

● Chính quyền - Công dân: cung cấp thông tin về các dịch vụ công, sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước liên quan đến quản lý đất đai.

● Chính quyền - Chính quyền: nâng cao chất lượng, khối lượng công việc cũng như tốc độ xử lý thông tin trong các cấp của chính quyền. Truy cập thông tin nhanh chóng, tiện lợi giúp cho chính quyền sử dụng tài nguyên hiệu quả, tránh chồng chéo và cho phép các cơ quan liên quan phối hợp xử lý các vấn đề qui hoạch ở cấp vĩ mô hoặc nhanh chóng ứng phó với những tình huống khẩn cấp.



3. Ứng dụng GIS trong giảng dạy quản lý đô thị

Trong định hướng phát triển của Bộ môn đô thị và Nông thôn, môn học: “Ứng dụng GIS trong quản lý đô thị” được thiết kế, giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành đô thị, với thời lượng là 2 đơn vị học trình nhằm cung cấp cho sinh viên:



    - Mảng kiến thức: tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và Việt Nam trong quản lý đô thị, nền tảng và nguyên tắc tổ chức dữ liệu trên nền WEB, GIS, công nghệ ONLAP và nguyên tắc khai thác cơ sở dữ liệu này phục vụ quản lý đô thị.

    - Mảng kỹ năng: tiếp cận khai thác một số phần mềm sử dụng công nghệ GIS.

    - Mảng thái độ: trật tự và nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu trung thực, khách quan và chính xác.

Cấu trúc môn học

Môn học được thiết kế thành 4 chương lớn



Thời lượng cho các chương như sau:

Chương

Thời lượng (45’/tiết)

Chương 1 – Khái niệm cơ bản về GIS

02 tiết

Chương 2 – Cấu trúc thành phần GIS trong tích hợp thông tin quản lý đô thị

07 tiết

Chương 3 – Thể chế và pháp luật quản lý khai thác GIS

05 tiết

Chương 4 – Ứng dụng cơ bản GIS trong qui hoạch và quản lý đô thị

16 tiết

Mô tả chi tiết các chương

Chương 1 – Khái niệm cơ bản về GIS

1

Tên chương chuẩn

TỔNG QUAN VỀ GIS

2

Phân bổ giờ học

  • Giảng lý thuyết: 2h

  • Tự học:

3

Kiến thức đòi hỏi

Sinh viên đã hoàn thành chương trình tin học đại cương, sử dụng internet, tin học ứng dụng và lý luận chung về quản lý đô thị.

4

Kết quả sau học tập

  • Lược sử quán trình hình thành và phát triển GIS trên thế giới

  • Lược sử quán trình hình thành và phát triển GIS ở Việt Nam

  • Các thành phần của GIS




5

Mô tả

Cung cấp khái niệm cơ bản về GIS, máy tính và các phần mềm ứng dụng trong GIS. Qua môn này, người học có thể hiểu về quá trình phát triển GIS biết được các khả năng ứng dụng và phân tích GIS… Môn học truyền tải kiến thức cập nhật nhất về lĩnh vực Hệ thông tin địa lý cũng như giúp sinh viên hình dung về những ứng dụng của GIS trong qui hoạch đô thị.

6

Tài liệu học tập / giảng dạy

Sách giáo khoa:

  • Phạm Văn Vọng, hệ thống thông tin địa lý, NXB Khoa học kỹ thuật, 1999;

Hệ thống thông tin điạ lý GIS (www.vncold.com);

Chương 2 – Nguyên tắc xây dựng GIS

1

Tên chương chuẩn

Cấu trúc thành phần GIS trong tích hợp thông tin quản lý đô thị

2

Phân bổ giờ học

  • Giảng lý thuyết: 3h

  • Hướng dẫn thực hành: 4h

  • Tự học: 30h

3

Kiến thức đòi hỏi

Sinh viên đã hoàn thành chương trình tin học đại cương, sử dụng internet, tin học ứng dụng và lý luận chung về quản lý đô thị.

4

Kết quả sau học tập

  • Hiểu các khái niệm về hệ qui chiếu của tọa độ địa lý không gian.

  • Sự khác biệt giữa dữ liệu rờ rạc và liên tục (Vector là gì? Raster là gì?)

  • Có khả năng dùng MS Access để thực hiện một số công việc như:

  • Tạo bảng dữ liệu thuộc tính

  • Nhập dữ liệu GIS dưới các định dạng khác

  • Có khả năng tích hợp các thông tin quản lý đô thị về các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

  • Có khả năng thao tác, sử dụng GIS trong quản lý hạ tầng đô thị.

  • Có khả năng layout kết quả trên WEB

5

Mô tả

Hướng dẫn sinh viên thao tác kỹ năng sử dụng phần mềm GIS trong xây dựng bảng biểu thuộc tính dựa trên số liệu dưới các định dạng Microsoft Excel; tạo bảng dữ liệu MS Access. Ngoài ra người học được yêu cầu tìm hiểu và trình bày về các công cụ, giải pháp trong quản lý và qui hoạch đô thị.

Chương 3 – Thể chế và pháp luật quản lý khai thác GIS

1

Tên chương chuẩn

TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ỨNG DỤNG GIS

2

Phân bổ giờ học

  • Giảng lý thuyết: 05 h

  • Tự học: 10h

3

Kiến thức đòi hỏi

Sinh viên đã hoàn thành chương trình tin học đại cương, sử dụng internet, tin học ứng dụng và lý luận chung về quản lý đô thị.

4

Kết quả sau học tập

  • Hiểu biết hệ thống văn bản qui phạm về đô thị ở TW và địa phương

  • Nắm rõ thể chế và pháp luật ứng dụng GIS trong qui hoạch đô thị

Nắm rõ cơ chế giám sát và bảo mật hệ thống trên nền WEB GIS

5

Mô tả

Đề cập đến những văn bản qui phạm trong sử dụng Internet nói chung và nền tảng của công nghệ web GIS trên Internet ngày nay. Người học sẽ hiểu trang web GIS khác gì một trang tài liệu (file) thông thường; tại sao cần môi trường Internet để lưu trữ trang web GIS; cách thức quản lý về pháp luật việc đưa các thông tin: hình ảnh, âm thanh, video lên trang web GIS.

Chương 4 – Ứng dụng GIS trong qui hoạch và quản lý đô thị

1

Tên chương chuẩn

THỰC HÀNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

2

Phân bổ giờ học

  • Giảng lý thuyết: 04h

  • Hướng dẫn thực hành: 12h

  • Tự học: 40h

3

Kiến thức đòi hỏi

Sinh viên đã hoàn thành chương trình tin học đại cương, sử dụng internet, tin học ứng dụng và lý luận chung về quản lý đô thị.

4

Kết quả sau học tập

  • Có khả năng thiết lập các bản đồ chuyên đề trong ARCGIS.

  • Có khả năng thao tác, sử dụng công cụ ARCGIS trong quản lý, qui hoạch đô thị.

  • Có khả năng layout kết quả tổng hợp thuộc tính.

5

Mô tả

Hướng dẫn thiết lập bản đồ chuyên đề, bản đồ phân tích với các nội dung định hướng qui hoạch phát triển vùng trọng điểm.

    4. Kết luận

Trong môn học “Ứng dụng GIS trong quản lý đô thị”, sinh viên sẽ được giới thiệu những khái niệm cơ bản về GIS, quá trình xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị; nguyên tắc và công nghệ xử lý phân tích dữ liệu ONLAP và công nghệ chia sẻ trên nền mạng diện rộng WEB; thủ tục và quy trình quản lý hệ thống thông tin trên nền tảng GIS; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật.

Sinh viên cũng được giới thiệu về một số ứng dụng căn bản của GIS trong khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng công nghệ GIS đang được ứng dụng phổ biến trong quy hoạch và quản lý đô thị và thực trạng quản lý hệ thống này ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Kết thúc môn học, sinh viên có thể sử dụng một số công cụ GIS giúp ích cho hoàn thành luận văn tốt nghiệp và định hướng công việc trong tương lai.




    Tài liệu tham khảo

  1. Ứng dụng GIS trong phát triển đô thị: 10 năm chưa được chuẩn hóa (www.digitgis.hcmut.edu.vn/giscn/gisforedetail.php?matt=11)

  2. GIS solutions for Urban and Regional Planning

    (www.esri.com/library/brochures/pdfs/gis-sols-for-urban-planning.pdf)

  1. Chương trình đào tạo kết hợp với dự án “Nâng cao năng lực qui hoạch và quản lý môi trường đô thị” (Bộ Xây dựng)

    (www.geoviet.vn/GIS_for_UEPM.pdf

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

ThS. Nguyễn Viết Định

Bộ môm QLNN về Đô thị và Nông thôn



Tóm tắt: Đô thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, trong khi đó tại các thành phố, khu công nghiệp môi trường đang xuống cấp và suy thoái đi rất nhanh. Vì vậy quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là việc quản lý CTR tại các đô thị đang là vấn đề cấp bách. CTR tại các đô thị, khu công nghiệp chưa được thu gom triệt để và xử lý có hiệu quả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, các dịch bệnh …, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mỹ quan đô thị, và phát triển bền vững.

Đặt vấn đề.

Tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, đang đặt ra nhiều vấn đề về môi trường nảy sinh và thực sự là mối lo của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển đó, tình trạng xuống cấp về môi trường đang ngày càng rõ nét. Tại các thành phố, khu công nghiệp môi trường đang xuống cấp và suy thoái đi rất nhanh, trở thành nguy cơ đe dọa cuộc sống không chỉ đối với người lao động trực tiếp mà còn đối với những khu vực lân cận. Vì vậy quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là việc quản lý chất thải rắn (CTR)tại các đô thị đang là vấn đề cấp bách. CTR tại các đô thị, khu công nghiệp chưa được thu gom triệt để và xử lý có hiệu quả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, các dịch bệnh …, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mỹ quan đô thị, và phát triển bền vững.

Hiện nay ở Việt Nam có 756 đô thị (trong đó có 2 đô thị đặc biệt trực thuộc Trung Ương, 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương, 5 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, 14 đô thị loại 2, 45 đô thị loại 3, 40 đô thị loại 4 và 647 thị trấn), công tác quản lý chất thải đã được quan tâm đầu tư nhưng hoạt động chưa được hiệu quả, khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyên và xử lý chỉ vào khoảng 65-75%. Như vậy còn một lượng CTR lớn thải bỏ ra chưa được quản lý. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị trong thời gian tới chính quyền đô thị cần có những cách thức, giải pháp quản lý CTR hữu hiệu hơn.

1. Lượng chất thải rắn phát sinh

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các KCN; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ. Thống kê cho thấy, năm 2004, lượng CTR đô thị bình quân khoảng 0,9 - 1,2 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,5 - 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên 1,45 kg/người/ngày ở khu vực đô thị và 0,4 kg/người/ngày tại khu vực nông thôn



Bảng 1. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Loại CTR

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

CTR đô thị

tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR công nghiệp

tấn/năm

2.638.400

4.786.000

CTR y tế

tấn/năm

21.500

179.000

CTR nông thôn

tấn/năm

6.400.000

9.078.000

CTR làng nghề

tấn/năm

774.000

1.023.000

TỔNG CỘNG

tấn/năm

15.459.900

27.868.000

Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150 - 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181%... (Bảng 1) và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm (Biểu đồ 1), đặc biệt là CTR đô thị và công nghiệp (Biểu đồ 2).

Bảng 6.2. Tổng hợp về khối lượng CTR công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh năm 2009



Tỉnh/Tp.

Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/năm)

Tỉnh/Tp.

Khối lượng CTR công nghiệp (tấn/năm)

Hồ Chí Minh

2.737.500

Bình Dương

383.980

Lai Châu

314

Tiền Giang

30.634

Cao Bằng

57.634

An Giang

43.205

Điện Biên

33.500

Vĩnh Long

2.008

Sơn La

210

Bạc Liêu

6.160

Thanh Hóa

48.000

Bình Phước

8.781

Nam Định

1.349

Long An

40.356

Nghệ An

1.876

Sóc Trăng

57.408

Quảng Bình

78.767

Cà Mau

60.219







Tiền Giang

30.634

Biểu đồ 1. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế của nước ta


và dự báo tình hình thời gian tới







Biểu đồ 2. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi thời gian tới

Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc năm 2008 khoảng 35.100 tấn/ngày, CTR sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị, tỷ lệ này có thể lên đến 90%). Kết quả nghiên cứu về lượng phát sinh CTR ở các đô thị cho thấy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10 - 16% mỗi năm.





Biều đồ 3. Lượng CTR đô thị phát sinh qua các năm tại một số địa phương

Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh hàng năm tại các đô thị lớn như Tp. Hồ Chí Minh, thành phố Hà nội tăng khá nhanh, nhưng tại một số đô thị nhỏ như Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định,.. thì tăng không nhiều do các đô thị này có tốc độ đô thị hóa không cao.



2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại các đô thị ở Việt nam

Công tác quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng tại các đô thị ở Việt nam những năm gần đây đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền đô thị và sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý CTR chưa đặt được các yêu cầu của chính quyền đô thị và cộng đồng dân cư.



a. Giảm thiểu phát sinh chất thải rắn

Việc ý thức giảm thiểu CTR sản xuất và sinh hoạt trong các hoạt động của con người tại các đô thị của Việt nam hầu như chưa được quan tâm và chú trọng. Chưa có chính các sách khuyến khích và chế tài bắt buộc giảm thiểu CTR hoạt. Hiện nay tại việc sử dụng túi, bao bì dùng lại nhiều lần đã được một số siêu thị lớn tại các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh áp dụng, những chỉ được áp dụng trong phạm vi hẹp, cũng như người sử dụng chưa có trách nhiệm, ý thức cao đối với hành động này.

Đối với CTR công nghiệp, trong quá trình sản xuất công tác phòng ngừa, giảm thiểu CTR cũng đã được triển khai, những chưa được phố biến rộng rãi, mới chỉ được thực hiện trong vài năm trở lại đây, thông qua theo phương thức sản xuất sạch hơn. Theo thông kê của Trung tâm sản xuất sạch Việt nam, tính đến hết năm 2008, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp công nghiệp đã áp dụng sản xuất sạch hơn. Con số này là quá nhỏ so với khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

b. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn

Công tác phân loại CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt tại nguồn ở nước ta chưa được phố biến và chỉ dừng lại ở các dự án thí điểm đối với CTR sinh hoạt ở mộ số thành phố lớn. Thời gian qua, có hai dự án lớn về 3R đã được triển khai tích cực ở TP hà nội và TP Hồ Chí Minh từ nguồn vốn quốc tế và cả ngân sách nhà nước. Các dự án này đều đang ở dạng thí điểm với quy mô nhỏ những đã được những kết quả tốt. Trong thời gian tới cần được triển khai nhân rộng trên quy mô toàn thành phố và các đô thị khác trên cả nước.

Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng tại các khu xử lý chất thải còn yếu kém, sự quản lý không đồng bộ, nhiều chương trình, dự án, CTR đã được phân loại, nhưng lại được thu gom và xử lý chung, dẫn đến hiệu quả thực hiện dự án không cao.

Hiện nay, một lượng đáng kể CTR có thể tái chế được, đã được các hộ gia đình, cơ sở sản xuất và những người nhặt rác phân loại để bán cho cơ sở tái chế. Sự phân loại tự phát CTR có thể tái chế được thực hiện liên tục trên đường đi của rác từ nơi phát sinh đến điểm tập kết và cuối cùng là các khu xử lý, chôn lấp chất thải.



c. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn

Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các đô thị trung bình ở mức 81%, như vậy còn một lượng rất lớn CTR không được thu gom, vận chuyển sẽ gây ô nhiễm môi trường.



Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tăng dần theo cấp loại đô thị. Thấp nhất là đô thị loại IV với tỷ lệ thu gom trung bình đạt 65%, cao nhất là thành phố Hà Nội tỷ lệ thu gom đạt được là 98%. Hình 1




Hình . Phần trăm số đô thị theo tỷ lệ thu gom



tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương