TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa



tải về 0.64 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.64 Mb.
#6468
1   2   3   4   5   6   7   8

1.Đặt vấn đề


Lý do thông thường để một khu vực được đề xuất cải tạo là nó không còn thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cư dân hoặc chủ thể nắm quyền quản lý khu vực đó. Biểu hiện chín muồi của việc cải tạo sự xuống cấp toàn diện của các công trình và hạ tầng cơ sở, sự kém hiệu quả về sử dụng không gian, lạc hậu về mục đích sử dụng, không đảm bảo tính năng cơ bản hoặc xuống cấp về môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể sửa chữa bằng các biện pháp cải tạo nhỏ.

Tuy nhiên, việc ra quyết định cải tạo không đơn giản là những dấu hiệu, mà còn là một quyết tâm cao về chính trị, tài lực dồi dào để tiến hành, và thời cơ chín muồi về nhiều khía cạnh khác. Nếu như những gì cũ kỹ, cũ nát, hay không hiệu quả về kinh tế và xã hội là lý do của việc cải tạo thì những ràng buộc về mặt xã hội lại đem đến vô số phương án thay đổi khác nhau, trình tự khác nhau, đại diện cho các cách nhìn đa chiều về việc khai thác những giá trị của không gian đô thị theo cách mới. Quyết định cải tạo chỉ được tiến hành khi hội độ ‘chín’ về mặt kỹ thuật, kinh tế, và xã hội. Tuy nhiên, độ chín về kinh tế và xã hội có thể không trùng nhau với độ chín về kỹ thuật và điều này ảnh hưởng đến quy mô, thời điểm và cách thức. Nói cách khác, cơ hội để tiến hành các dự án cải tạo lớn - khi hội đủ những yếu tố trên thường không nhiều.

Đặc điểm nổi bật trong quy hoạch cải tạo là phải dung hòa sự thay đổi giữa mới và cũ; khi sự tồn tại của các chủ thể/vật thể cũ tác động đến sự thỏa mãn các nhu cầu mới trên các phương diện như vật thể-môi trường (tự nhiên) và kinh tế-xã hội (xã hội). Dự án cải tạo tác động đa chiều và đa dạng tới các chủ thể khác nhau (plural) vốn không có cùng hệ giá trị (different value systems) là nguồn gốc dẫn đến những khác biệt về lợi ích. Các nhóm lợi ích bản thân nó (interest groups) lại có vị thế không bình đẳng về ảnh hưởng đến phương án cải tạo. Những khác biệt của dự án có thể làm phát sinh nhiều khía cạnh được - mất làm cho mỗi nhóm lợi ích có thể ủng hộ và theo đuổi các mục tiêu khác nhau - đôi khi khó dung hòa và thậm chí chống đối phương án.

Những lời giải cho các vấn đề như vậy ở mỗi quốc gia là khác nhau và bài viết này trao đổi một số kinh nghiệm và triết lý trong quy hoạch cải tạo với trong bối cảnh xã hội đa dạng đa chủ thể đa chiều và đa quy mô.


2.Triết lý về hợp lý và hòa hợp - phương Tây


Trường phái Tây phương với tư tưởng triết học của Harbemas (triết gia Đức, 1929) lấy sự hợp lý là phải cho phép sự trao đổi rộng rãi và tự than quá trình này sẽ giúp chọn ra sự tối ưu (communicative rationality). Điều kiện để có sự hợp lý này là phải dân chủ trong bàn thảo và ra quyết định. Khi đó, tính pháp chế và tiến bộ xã hội mới thực hiện được do người dân thỏa mãn sự hiểu biết, tự giáo dục để tuân thủ. Triết lý này là nền tảng của trường phái quy hoạch tham gia (collaborative planning1) được sử dụng rộng rãi ngày nay trong tiếp cận quy hoạch cải tạo.

Các mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình cải tạo được đem ra mổ xẻ công khai và phản ánh ngay từ ‘đầu bài’ quy hoạch để phương án cải tạo có thể đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Giải quyết được vấn đề này, quy hoạch về cơ bản sẽ là đồng thuận (consensus) và giải quyết các bài toán quy hoạch sẽ giảm thiểu được mâu thuẫn sau khi phê duyệt phương án.

Cách thức giải quyết đa chiều (plural) và từ dưới lên (bottom-up) đại diện cho trường phái dân chủ tư sản - Âu - Mỹ trong quy hoạch cải tạo và trở thành mẫu hình nhân bản (replicate) tới nhiều quốc gia phát triển, có ảnh hưởng tới hệ thống lý luận về quy hoạch các quốc gia khác, bao gồm cả nhiều nước châu Á, Mỹ la tinh, và một số quốc gia đang phát triển khác.

Mô hình quy hoạch cải tạo có sự tham gia chặt chẽ của các tổ chức tài chính, tư vấn, chính quyền địa phương và cộng đồng. Đơn vị cải tạo có thể ở nhiều quy mô khác nhau, xong thường được cải tạo ở quy mô đơn vị ở láng giềng (neighbourhood) khu vực cộng đồng có liên kết chặt chẽ về lợi ích trong sử dụng không gian sau cải tạo). Hình thức tổ chức thực hiện quy hoạch cải tạo theo cách tiếp cận tham gia như vậy khá đa dạng với nhiều hình thức và quy mô khác nhau.

Trong mô hình này, chính quyền đóng vai trò hỗ trợ sự phát triển, tính xã hội, và sử dụng quyền lực có tính kiềm chế - chỉ sử dụng khi cần thiết để kích thích vai trò sáng tạo từ cộng đồng.

3.Triết lý áp đặt và sử dụng quyền lực nhà nước thu hồi diện rộng - phong kiến và phương Đông


Triết lý đồng thuận có nhiều lợi ích nhưng không thể áp dụng trong nhiều trường hợp như mở đường hay xây dựng những công trình quan trọng ở các vị trí không thể thay đổi. Quy hoạch cải tạo sử dụng phương án di dời, thu hồi và tái định cư là việc làm cần thiết, xong cách thức triển khai ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau.

Đối với các dự án lớn có phạm vi di dời và tác động sâu rộng lên nền kinh tế và kéo dài, các mô hình áp đặt hay sử dụng quyền lực cũng được áp dụng. Quy mô dự án lớn thường đi kèm với nhiều khó khăn về tài chính, rào cản chính trị, và sự đồng thuận xã hội. Do đó, thời cơ để tiến hành những dự án cải tạo lớn không nhiều bởi phải hội đủ những yếu tố cần thiết về tài chính, kỹ thuật, quyết tâm chính trị - nói chung là độ ‘chín’ về nhiều mặt của các giá trị cũ đã xuống đến mức dễ tạo sự đồng thuận xã hội khi tiến hành cải tạo quy mô lớn.

Việc cải tạo thành công bậc nhất giai đoạn Phong kiến/cách mạng công nghiệp ở phương Tây có lẽ là quy hoạch cải tạo Paris do Haussman tiến hành vào giữa thế kỷ 19 (1852) kéo dài hàng chục năm (1852-1870). Đại đồ án đã tiến hành di dời phần lớn khu vực trung tâm, cải tạo triệt để (phá dỡ 20’000 căn nhà và xây mới 40’000 căn, hệ thống thoát nước và giao thông hoàn toàn mới rộng rãi) là ví dụ điển hình cho cách thức làm triệt để và quy mô. Tuy nhiên, những dự án như vậy chỉ tiến hành được khi hội đủ yếu tố môi trường vật thể - xuống cấp công trình và dịch bệnh (dẫn đến cái chết 20’000 người trên tổng số 650’000 năm 1832), kinh tế xã hội - đồng thuận về chính trị và nguồn tài chính dồi dào. Thành công của Haussman là bộ mặt đô thị hoàn toàn mới ở trung tâm Paris, không lạc hậu hàng thế kỷ; nhưng tham vọng của Haussman quá lớn khi mở rộng phạm vi cải tạo ra bên ngoài trung tâm nên cũng dẫn đến nhiều vấn đề. Sau hai mươi năm cải tạo, dự án ngốn quá nhiều tiền và thời gian dẫn đến các định chế tài chính phá sản, sự đồng thuận không còn và phải hủy bỏ.

Nếu như thời phong kiến đó là sự tập quyền của quốc gia và vật lực thì tiếp cận áp đặt từ trên xuống cũng là đặc trưng của các nước chủ nghĩa xã hội và các quốc gia có điều kiện làm việc này trong những giai đoạn nhất định. Ở phương Tây, cách tiếp cận từ trên xuống trong cơ hội ‘ngàn vàng’ cũng đến vào sau thế chiến lần thứ I và thế chiến II ở châu Âu. những năm 40 - 50, hàng loạt trung tâm các đô thị ở châu Âu được xây dựng lại sau chiến tranh, đặc biệt là Tây Đức. Các nước đông Âu như Ba Lan và Liên Bang Xô Viết có nền kinh tế tập trung thường sử dụng cách tiếp cận này. Gần đây, CHLB Đức đã tiến hành xây dựng lại Berlin sau khi thống nhất mà không gặp nhiều cản trở.

Trong khi đó, từ thập niên 1990 cho đến nay, các đô thị Trung Quốc cũng bước vào giai đoạn củng cố nhưng ít gặp khó khăn giải quyết vấn đề đồng thuận bởi hệ thống chính trị có quyền lực tuyệt đối. Những dự án cải tạo đô thị có quy mô lớn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đặc biệt là vào thời kỳ trước Olympic mùa hè 2008 với các siêu dự án chỉnh trang toàn diện Bắc Kinh.

Tuy nhiên, cần chú ý là điều kiện để áp dụng cách làm triệt để ở Trung Quốc là đất đô thị là của Nhà nước (từ luật năm 1990), người dân và doanh nghiệp chỉ có quyền thuê và chuyển nhượng quyền thuê (thường là 50 năm - tối đa 70 năm) chứ không sử dụng lâu dài như ở Việt Nam. Các dự án phát triển đều do nhà nước thu hồi đất để đấu thầu cải tạo (Li Ping, 2002).

Với việc giới kỹ trị ít bị cản trở bởi lực lượng chính trị hoặc quyền tài sản của cá nhân ở Trung Quốc dẫn tới các kế hoạch cải tạo được thông qua dễ dàng hơn và nhanh hơn. Quá trình tổ chức thực hiện cũng cho kết quả sớm. Những thành phố như Quảng Châu hay trung tâm Bắc Kinh cũ đã tiến hành cải tạo di dời toàn bộ ở phạm vi lớn mà không cần có những lý do đại dịch, cải tạo sau khi thống nhất, hay khôi phục sau chiến tranh.

Quyết tâm chính trị ở Trung Quốc còn được hỗ trợ bởi lực lượng thị trường đất đang lên, phông văn hóa tuân thủ cấp ‘trên’, làn sóng đổi mới sau thời gian dài dồn nén thời chủ nghĩa xã hội cũ là những yếu tố đảm bảo quan trọng để các bên tham gia tin tưởng và quyết tâm xây dựng cải tạo những dự án lớn, kéo dài và tốn kém.




tải về 0.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương